1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu Cây cổ yếm lợi thủy thông kinh docx

5 329 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 669,15 KB

Nội dung

Cây cổ yếm lợi thủy thông kinh 7) Cây cổ yếm còn nhiều tên gọi khác như cây sau sau, cây lau thau, sau trắng…, tên khoa học Liquidambar formosana Hance, thuộc họ Sau sau (Altingiaceae). Là loại cây tại Trung Quốc và cả ở Việt Nam. Ở nước ta cây cổ yếm thấy nhiều trên nương rẫy, mọc phổ biến trên các rừng thưa và Savan cây gỗ tại Bắc bộ, Trung bộ. Vào mùa khô lá cây thường chuyển màu, rụng lá. Quả được thu hái vào mùa đông, phơi khô để sử dụng. Cây cổ yếm cao to với độ cao khoảng 20 – 25m, khi tới 30m. Bộ phận được sử dụng làm thuốc gồm quả, lá, nhựa và rễ. Ở Trung Quốc quả gọi tên là Lộ lộ thông; nhựa gọi là Phong hương chí, lá gọi là Phong hương diệp, còn rễ gọi là Phong hương căn. Đông y cho rằng quả vị đắng, tính bình, mùi thơm, công hiệu khu phong hoạt lạc, lợi thủy thông kinh. Chủ trị các chứng như phong thấp, đau nhức xương khớp, tâm vị chướng đau, thủy thũng đầy chướng, đái khó, kinh nguyệt không đều, thiếu sữa Lá vị đắng tính bình, công hiệu thanh nhiệt, giải độc, thu liễm, chỉ huyết. Chủ trị viêm ruột, lỵ, đau vùng thượng vị, thổ huyết, chảy máu cam; sử dụng ngoài da trị mẩn ngứa, eczema… Nhựa vị ngọt, cay, tính ấm, công hiệu thông khiếu, khai uất, khư đàm, song còn tác dụng hoạt huyết giảm đau, chỉ huyết, sinh cơ. Công dụng trị trúng phong ho đàm, kinh giản, thổ huyết, nôn ra máu, khạc ra máu, chảy máu cam, vết thương chảy máu, đòn đánh, ngã tổn thương, song nhựa còn dùng làm thuốc uống trong để làm sạch mủ mụn nhọt, khỏi đau răng. Rễ vị đắng, tính ấm, công hiệu khử thấp, chỉ thống. Chủ trị thấp khớp và đau răng. Liều sử dụng thông thường đối với quả từ 3 – 10g mỗi ngày, lá và rễ mỗi ngày từ 15 – 30g dưới dạng thuốc sắc. Còn nhựa sử dụng từ 1,5 – 3g giã nát thành bột và chiên với nước. Để tham khảo và thể ứng dụng, dưới đây xin giới thiệu một vài phương thuốc tiêu biểu trị bệnh từ cây cổ yếm. * Trị vết chém chảy máu: Lấy nhựa cây cổ yếm bôi vào vết thương ngày 2 lần. * Trị đau răng, sâu răng: Lấy nhựa cổ yếm đốt cháy tán bột xỉa vào nơi răng đau, sâu. * Chữa lở ngứa khó khỏi, mày đay, nổi mẩn: Dùng lá hay vỏ cây cổ yếm nấu nước rửa tắm nhiều lần, ngày 1 – 2 lần. * Trị phong thấp (lưng gối đau trệt, tay chân co quắp, toàn than tê buốt): Dùng quả cổ yếm 20g sắc uống, hoặc gia thêm hoa thông hay lõi thông (tùng tiết) 20g cùng sắc uống. Không sử dụng phương này cho phụ nữ đang mang thai. * Chữa mụn nhọt, sưng lở (bao gồm cả bị thương, đau nhức, hay chảy máu, phong thấp sưng đau): Dùng nhựa cổ yếm 40g, nhựa thông 40g, sáp ong 10g, dầu vừng 10g. Tất cả được đun lên rồi quấy loãng ra. Bắc xuống để nguội, dùng xẻng đánh đều, rồi bệt lên trên giấy mà dán vào chỗ đau. Ngày thay 1 lần, sau khi rửa sạch lau khô. . Cây cổ yếm lợi thủy thông kinh 7) Cây cổ yếm còn nhiều tên gọi khác như cây sau sau, cây lau thau, sau trắng…, tên. trị bệnh từ cây cổ yếm. * Trị vết chém chảy máu: Lấy nhựa cây cổ yếm bôi vào vết thương ngày 2 lần. * Trị đau răng, sâu răng: Lấy nhựa cổ yếm đốt cháy

Ngày đăng: 18/02/2014, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w