Trước tình hình đó, luận văn: “ Thiết kế bãi chôn lấp hợp vệ sinh ở huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An qui hoạch đến năm 2020” đã hình thành nhằm góp phần bảo vệ môi trường giải quyết tình tr
Trang 1KHOA: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
& CN SINH HỌC
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên : Ngô Xuân Quang MSSV : 08B1080056
Ngành : Kỹ thuật Môi Trường Lớp : 08HMT1
1 Đầu đề đồ án tốt nghiệp: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp hợp vệ sinh ở huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An quy hoạch đến năm 2020
2 Nhiệm vụ ( yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu):
Tổng quan
Xác định đặc điểm tự nhiên-xã hội của huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long
An và quy hoạch của huyện
Tính toán thiết kế và dự toán kinh phí đầu tư
Thể hiện các công trình đơn vị trên bản vẽ A3
3 Ngày giao đồ án tốt nghiệp: 19/04/2010
4 Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 12/07/2010
5 Họ tên người hướng dẫn: Phần hướng dẫn:
Th.s Võ Hồng Thi
Nội dung và yêu cầu đồ án tốt nghiệp đã được thông qua bộ môn
Ngày tháng 07 năm 2010
CHỦ NGHIỆM BỘ MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN
Người duyệt (chấm sơ bộ):………
Đơn vị:………
Ngày bảo vệ:………
Điểm tổng kết:………
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý Thầy Cô trường Đại HọcKỹ Thuật Công Nghệ Tp Hồ Chí Minh, những người đã dìu dắt em tận tình, đãtruyền đạt cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian
em học tập tại trường
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến tất cả các Thầy, Cô Khoa Môi Trườngvà Công Nghệ Sinh Học đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thểhoàn thành tốt đồ án
Em xin chân thành cảm ơn cô Võ Hồng Thi đã hướng dẫn và chỉ bảo tậntình trong suốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp
Tôi xin cảm ơn gia đình, những người thân đã cho tôi những điều kiện tốtnhất để học tập trong suốt thời gian qua
Ngoài ra tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những người bạn của tôi, nhữngngười đã gắn bó, cùng học tập và giúp đỡ tôi trong những năm qua cũng nhưtrong quá trình thực hiện đồ án này
Tp Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2010
Sinh viên Ngô Xuân Quang
Trang 4MỤC LỤC
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3 Nội dung nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 3
1.5 Cơ sở tính toán 3
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
CHƯƠNG II 4
2.1 Đặc điểm tự nhiên 4
2.1.1 Vị trí địa lý 4
2.1.2 Địa hình 4
2.1.3 Khí hậu 5
2.1.4 Diện tích tự nhiên và phân vùng địa giới hành chính 6
2.1.5 Chế độ thuỷ văn 6
2.1.6 Địa chất 7
2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An 8
2.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế 8
2.2.2 Tình hình dân số và đô thị hoá 9
2.2.3 Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng 10
CHƯƠNG III 12
3.1 Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt 12
3.1.1 Chất thải rắn 12
3.1.2 Chất thải rắn sinh hoạt 12
3.1.3 Nguồn gốc và thành phần của chất thải rắn sinh hoạt 12
Trang 53.1.4.1 Tính chất vật lý 13
3.1.4.2 Tính chất hoá học 13
3.1.4.3 Tính chất sinh học 14
3.2 Aûnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường 15
3.2.1 Aûnh hưởng đến môi trường nước 15
3.2.2 Aûnh hưởng đến môi trường đất 16
3.2.3 Aûnh hưởng đến môi trường không khí 17
3.2.4 Aûnh hưởng đến cảnh quan và sức khỏe con người 18
3.3 Tổng quan về các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt 18
3.3.1 Xử lý sơ bộ Chất thải rắn 18
3.3.2 Làm khô và khử nước 19
3.3.3 Xử lý bằng công nghệ ép kiện 20
3.3.4 Xử lý CTR bằng phương pháp ủ sinh học 21
3.3.5 Xử lý CTR bằng phương pháp đốt 21
3.3.6 Bãi chôn lấp hợp vệ sinh 21
3.3.6.1 Khái niệm 21
3.3.6.2 Điều kiện chôn lấp các loại chất thải rắn tại bãi chôn lấp 22
3.3.6.3 Phân loại bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh 23
3.3.6.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường từ sự hình thành bãi chôn lấp 25 CHƯƠNG IV 32
4.1 Nguồn gốc phát sinh và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An 32
4.2 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 33
Trang 64.3 Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt Huyện Cần Giuộc,
Tỉnh Long An
35 4.4 Dự đóan khối lượng CTR sinh hoạt huyện Cần Giuộc đến năm 2020 39
4.4.1 Dự đoán dân số 40
4.4.2 Dự đoán khối lượng CTRSH huyện Cần Giuộc đến năm 2020 41
CHƯƠNG V 43
5.1 Lựa chọn địa điểm 43
5.1.1 Các nguyên tắc và tiêu chí lựa chọn địa điểm xây dựng khu xử lý 44
5.1.1.1 Quy mô diện tích bãi chôn lấp 43
5.1.1.2 Vị trí bãi chôn lấp 44
5.1.1.3 Địa chất công trình và thủy văn 47
5.1.1.4 Khía cạnh môi trường 47
5.1.2 Phân tích lựa chọn địa điểm xây dựng BCL hợp vệ sinh cho huyện 50
5.2 Thiết kế bãi chôn lấp 50
5.2.1 Lựa chọn quy mô công suất bãi chôn lấp 50
5.2.2 Chọn phương pháp chôn lấp 50
5.2.3 Tính toán diện tích các ô chôn lấp 52
5.2.3.1 Tính toán diện tích đất cần thiết để chôn lấp 52
5.2.3.2 Tính toán diện tích các ô chôn lấp 54
5.2.4 Lớp Lót Đáy 55
5.2.5 Lớp phủ đỉnh 57
5.2.6 Hệ thống thu gom, thoát nước mặt 58
5.2.7 Hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác 58
5.2.7.1 Lưu lượng nước rỉ rác từ BCL 58
Trang 75.2.7.3 Thành phần nước rỉ rác 62
5.2.7.4 Hệ thống xử lý nước rỉ rác 64
5.2.8 Phương án xử lý nước rò rỉ 66
5.2.9 Thiết kế hệ thống xử lý nước thải theo phương án 68
5.2.9.1 Hố thu gom 68
5.2.9.2 Bể trộn đứng 68
5.2.9.3 Bể phản ứng xoáy hình trụ kết hợp với bể lắng đứng 69
5.2.9.4 Tháp khử NH3 73
5.2.9.5 Bể điều hoà 75
5.2.9.6 Bể trung hòa 78
5.2.9.7 Bể UASB 80
5.2.9.8 Bể Aerotank 89
5.2.9.9 Bể Nitrate Hóa……… 98
5.2.9.10 Bể khử Nitrate 100
5.2.9.11 Bể lắng II 101
5.2.9.12 Bể phản ứng oxi hóa bằng Fenton(H2SO4, H2O2 và FeSO4) 106
5.2.9.13 Bể nén bùn trọng lực 106
5.2.10 Hệ thống thu gom và xử lý khí sinh học từ BCL 106
5.2.10.1 Các sản phẩm khí 106
5.2.10.2 Cơ chế hình thành các khí trong bãi chôn lấp 107
5.2.10.3 Tính toán lượng khí sinh ra từ bãi chôn lấp 108
5.2.10.4 Hệ thống thu khí và xử lý khí 109
5.3 Bố trí mặt bằng của BCL 110
5.4 Vận hành bãi chôn lấp 111
5.4.1 Giai đoạn hoạt động của bãi chôn lấp 111
5.4.2 Giai đoạn đóng bãi chôn lấp 113
Trang 85.4.3 Quan trắc môi trường bãi chôn lấp 114
5.3.4 Tái sử dụng diện tích bãi chôn lấp 117
5.5 Dự trù kinh tế Bãi Chôn Lấp 117
CHƯƠNG VI 120
DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế huyện Cần Giuộc giai đoạn 2001- 2005 8
Bảng 4.1: Thành phần vật lý của rác thải sinh hoạt tại huyện Cần Giuộc 33
Bảng 4.2: Kết quả phân tích thành phần rác tại bãi rác Lợi Bình Nhơn 34
Bảng 4.3: Dân số huyện Cần Giuộc đến năm 2020 ứng với r=2% 40
Bảng 4.4: Dự báo khối lượng chất thải rắn đến năm 2020 42
Bảng 5.1: Phân loại quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị 44
Bảng 5.2: Quy định khoảng cách tối thiểu khi lựa chọn bãi chôn lấp 46
Bảng 5.3: Số liệu về thành phần của nước rò rỉ trong bãi rác 63
Bảng 5.4: Giá trị của hằng số thực nghiệm a,b 72
Bảng 5.5: Các thông số tính toán bể Aerotank 90
Bảng 5.6: Kinh phí dự kiến xây dựng một module rác có diện tích 1,25ha 117
Bảng 5.7: Kinh phí xây dựng cơ bản cho BCL 118
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Quy trình thu gom rác huyện Cần Giuộc 36
Hình 5.1: Vị trí bản đồ xây dựng bãi chôn lấp 48
Hình 5.2: Các phương pháp chôn lấp 51
Hình 5.3 Lớp lót đáy 56
Hình 5.4 Lớp phủ đỉnh 57
Hình 5.5 Sơ đồ hệ thống xử lý nước rỉ rác 67
Trang 10DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCL : Bãi chôn lấp
CTR : Chất thải rắn
CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt
BOD : Nhu cầu oxy sinh học
COD : Nhu cầu oxy hóa học
SS : Chất rắn lơ lửng
MLSS : Nồng độ bùn hoạt tính lơ lửng
MLVSS : Nồng độ bùn hoạt tính bay hơi
QCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TCXD : Tiêu chuẩn Xây dựng
XLNT : Xử lý nước thải
CEFINEA : Viện Môi trường và Tài nguyên
Trang 11CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, với tốc độ đô thị hoá ngày càng tăngvà sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch … kéo theomức sống của người dân ngày càng cao đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, nangiải trong công tác bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng dân cư Lượng chấtthải phát sinh từ những hoạt động sinh hoạt của người dân ngày một nhiều hơn,
đa dạng hơn về thành phần và độc hại hơn về tính chất
Cách quản lý và xử lý CTRSH tại hầu hết các thị xã, thị tứ thuộc các tỉnh ởnước ta hiện nay đều chưa đáp ứng được các yêu cầu vệ sinh và bảo vệ môitrường Hiện nay CTR ở các tỉnh và huyện thì chủ yếu là thu gom, sau đó đượcchôn lấp một cách sơ sài, phát sinh nhiều vấn đề môi trường Huyện Cần Giuộccủa tỉnh Long An vấn đề CTR cũng là vấn đề mà các nhà quản lý môi trường rấtquan tâm
Một trong những phương pháp xử lý chất thải rắn được coi là kinh tế nhấtcả về chi phí đầu tư cũng như chi phí vận hành là xử lý CTR theo phương phápchôn lấp hợp vệ sinh Đây là phương pháp xử lý chất thải rắn phổ biến ở các quốcgia đang phát triển và thậm chí đối với nhiều quốc gia phát triển Tuy nhiên ởViệt Nam hiện nay nhiều BCL vẫn chưa được thiết kế và xây dựng theo đúng yêucầu của một bãi chôn lấp hợp vệ sinh Các bãi này đều không kiểm soát được khíđộc, mùi hôi và nước rỉ rác là nguồn lây ô nhiễm tiềm tàng cho môi trường đất,nước và không khí, do vậy chưa thể coi là bãi chôn lấp hợp vệ sinh
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hóa vàcông nghiệp hóa diễn ra rất nhanh trên mọi miền tổ quốc Trong xu thế chung đóthì tỉnh Long An là tỉnh gần thành phố Hồ Chí Minh nên vấn đề càng trở nênnóng bỏng hơn, bên cạnh đó nhiều khu đô thị mới ra đời, tốc độ gia tăng dân số
Trang 12nhanh dẫn đến lượng rác phát sinh cũng tăng cao, đòi hỏi phải có biện pháp thugom và xử lý theo tiêu chuẩn môi trường thay vì đổ lộ thiên như hiện nay Ởhuyện Cần Giuộc, hiện tại công tác xử lý CTR được thực hiện theo một trongnhững cách thô sơ nhất là đổ đống lộ thiên Một cố gắng lớn nhất được áp dụngtại bãi đổ rác là việc phun rải định kỳ và thường xuyên hỗn hợp hoá chất chốngruồi bọ Do đó bãi rác này đã gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt và môitrường không khí rất lớn cho khu vực xung quanh bãi chôn lấp Vì vậy việc thiếtkế, xây dựng bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh cho huyện Cần Giuộc là một việc
làm hết sức cần thiết và cấp bách Trước tình hình đó, luận văn: “ Thiết kế bãi
chôn lấp hợp vệ sinh ở huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An qui hoạch đến năm 2020” đã hình thành nhằm góp phần bảo vệ môi trường giải quyết tình trạng chất
thải rắn không được xử lý đúng cách gây ô nhiễm môi trường như hiện nay
1.2 Mục tiêu của đề tài
Thiết kế bãi chôn lấp hợp vệ sinh tại huyện Cần Giộc, Tỉnh Long An
1.3 Nội dung nghiên cứu
Nội dung luận văn thiết kế bãi chôn lấp:
Tìm hiểu về quy trình, thu gom vận chuyển và chôn lấp ở huyệnCần Giuộc, tỉnh Long An
Tìm hiểu về các điều kiện tự nhiên-xã hội của huyện Cần Giuộc
Các văn bản pháp quy như quy hoạch của tỉnh Long An cũng nhưhuyện Cần Giuộc
Lựa chọn vị trí bãi chôn lấp
Phân tích số liệu tính toán thiết kế
Xác định lượng rác chôn lấp
Xác định diện tích bãi chôn lấp
Tính toán mạng lưới thu khí và xử lý khí
Trang 13 Tính toán lượng phát sinh và hệ thống xử lý nước rỉ rác
Tính toán các công trình phụ như: đường nội bộ, vành đai xanh, nhàchứa vật liệu phủ, trạm điều hành…
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan tới quá trình thu gom, vậnchuyển và xử lý CTRSH bằng phương pháp xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinhtrên địa bàn huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
1.5 Cơ sở tính toán
Tiêu chuẩn thiết kế và xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh
Thành phần và tính chất rác thải
Các số liệu thống kêvề tình hình kinh tế, xã hội huyện Cần Giuộc,tỉnh Long An
Hiện trạng rác thải hiện nay tại huyện Cần Giuộc Quy hoạch chungcủa tỉnh Long An cũng như của huyện Cần Giuộc
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Góp phần bảo vệ môi trường và giải quyết vấn đề rác thải tại huyệnCần Giuộc
Góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng dân cư trong vấn đề chấtthải rắn
Khi BCL đi vào hoạt động nó sẽ nơi mà sinh viên, các nhà nghiêncứu tham quan…
Trang 14CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI
HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN
2.1 Đặc điểm tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Cần Giuộc cách thị xã Tân An khoảng 30 km theo đường chim bayvà có vị trí tương đối như sau:
106o 33’ đến 106o 44’ kinh độ Đông
10o30’ đến 10o40’ vĩ độ Bắc
Phía Tây giáp huyện Bến Lức và Cần Đước
Phía Nam và Tây Nam giáp huyện Cần Đước
Phía Đông giáp với huyện Nhà Bè và Cần Giờ- Tp HCM
Phía Bắc giáp với huyện Bình Chánh- Tp Hồ Chí Minh
Huyện Cần Giuộc có vị trí địa lý khá thuận lợi phát triển kinh tế- xã hội:
Cần Giuộc nằm ở vành đai vòng ngoài của vùng phát triển kinh tế trọngđiểm phía Nam đang được chính phủ quan tâm đầu tư phát triển kinh tế- xãhội, cơ sở hạ tầng…
Cần Giuộc là huyện thuộc vùng thượngï của tỉnh Long An, nối quận Tp.HCM bằng Quốc lộ 50 với chiều dài 12 km, nối với Quốc lộ 1A quađường tỉnh 835, nối các huyện khác bằng các hương lộ, tỉnh lộ…
8-2.1.2 Địa hình
Địa hình huyện Cần Giuộc thuộc địa hình đồng bằng Cao độ chênh lệchbiến động từ 0,45 m đến 1,2 m (tính từ mặt nước biển trung bình chuẩn của MũiNai, Hà Tiên) Chênh lệch độ cao giữa địa hình cao và thấp khoảng từ 30 – 40
cm Ít chịu tác động ảnh hưởng của triều từ các sông rạch trong vùng, nhất là
Trang 15Địa hình huyện Cần Giuộc mang đặc điểm chung của đồng bằng sông CửuLong Nơi đây địa hình được bồi đắp liên tục và đều đặn dẫn tới sự hình thànhđồng bằng có bề mặt bằng phẳng và nằm ngang Độ cao tuyệt đối biến đổi từ 0,5
- 2 m (hệ Mũi Nai) và trung bình là 1 - 1,6 m
Hầu hết phần diện tích đất ở hiện hữu không bị ngập úng, rải rác có nhữngđiểm trũng dọc theo hai bên bờ sông rạch bị ngập nước vào mùa mưa Nhìn chungđịa hình huyện tương đối cao,ít bị tác động khi triều cường hoặc khi lũ Đồng ThápMười tràn về
2.1.3 Khí hậu
Huyện Cần Giuộc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Thời tiếtchia làm hai mùa rõ rệt
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11
- Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
a Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm là 26,40C
- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,50C (tháng 5)
- Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 240C (tháng 1)
- Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng lạnh nhất và tháng nóng nhất là là4,50C
- Số giờ nắng trung bình đo được tại trạm quan trắc đạt từ 6,8 - 7,5 giờ/ngày
b Độ ẩm không khí
Độ ẩm trung bình năm là 72,9% và có sự biến đổi theo mùa khá rõ, chênhlệch độ ẩm theo mùa khoảng 6%
- Độ ẩûm cao nhất vào mùa mưa (80 - 94%)
- Thấp nhất vào các tháng mùa khô (74 - 87%)
Trang 16c Chế độ gió
Về mùa khô, hướng gió thường xuyên là gió Đông Bắc với tần suất từ 60 70% trong khoảng từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Mùa mưa hướng gió thịnh hành là gió Tây Nam Tốc độ gió trung bình các tháng khoảng 1,5 - 2,5 m/s Mạnh nhất là vào tháng 3 (2,53 m/s) và nhỏ nhất là tháng 11 (1,5m/s)
-d Lượng mưa
Lượng mưa trung bình năm tại huyện Cần Giuộc là 1541 mm Lượng mưaphân bố không đều và giảm dần trong các tháng của năm
Như trong năm:
Tháng có mưa nhiều nhất là tháng 10 với lượng mưa 393 mm
Tháng ít mưa nhất là tháng 3 với lượng mưa 2,3 mm và các tháng 1,2 là cáctháng không có mưa
e Độ bốc hơi
Lượng bốc hơi phân bố theo 2 mùa, mùa khô và mùa mưa khá rõ rệt.Lượng bốc hơi trong mùa khô rất cao, ngược lại với mùa mưa ít biến động theokhông gian Lượng bốc hơi trung bình năm là 65 – 70% lượng mưa hàng năm
2.1.4 Diện tích tự nhiên và phân vùng địa giới hành chính.
Huyện Cần Giuộc có diện tích tự nhiên là 210,0061 km2, dân số trung bìnhtoàn huyện tính đến cuối năm 2006 là 124.000 người với mật độ dân số tương đốicao, đứng thứ 3 toàn tỉnh là 795 người/km2
2.1.5 Chế độ thuỷ văn
Nước mặt:
Huyện Cần Giuộc có hệ thống sông rạch khá chằng chịt nên tài nguyên nướcmặt khá dồi dào, hệ thống sông Cần Giuộc và sông Nhà Bè đóng vai trò chủ yếutrong việc vận chuyển hàng hoá, thoát nước chống ngập úng, phát triển thuỷ sản
Trang 17Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng bởi chế độ thuỷ triều từ biển Đông nên độ mặn khácao, gây ảnh hưởng không tốt đến sinh hoạt và hoạt động sản xuất của người dân.Hiện nay do ảnh hưởng chất thải từ các khu dân cư, khu công nghiệp, các vùnglân cận nên chất lượng nước sông Cần Giuộc trong thời gian gần đây chưa đạt quychuẩn cho phép
b Nước ngầm:
Kết quả khảo sát của Liên Đoàn Địa Chất - Thủy Văn phía Nam cho thấynguồn nước ngầm trong huyện Cần Giuộc khá hiếm, nhất là các huyện thuộcvùng hạ(Tân Tập, Phước Vĩnh Đông, Phước Vĩnh Tây, Long Hậu) Phần lớn cácxã vùng hạ, ở độ sâu trung bình khoảng 350 - 400 m vẫn không có nguồn nướctốt Các xã vùng thượng gần với huyện Bến Lức và Bình Chánh thì chất lượngnguồn nước ngầm có khá hơn vùng hạ, trữ lượng ít Tài nguyên nước ngầm huyệnCần Giuộc chủ yếu khai thác với lưu lượngkhoảng 37.000 m3/ngày, khai thácbằng các giếng khoan đường kính nhỏ kết hợp với cấp nước tập trung, quy mômỗi giếng khoan khoảng 100- 130 m3/ ngày
Theo kết quả điều tra khảo sát, huyện Cần Giuộc có tổng số giếng là 2.000giếng, với mật độ trung bình 15 ha/giếng, cao nhất là 2 ha/giếng, độ sâu từ 180-300m, tập trung nhiều nhất ở các xã vùng thượng như Trường Bình, Phước Hậu,Mỹ Lộc…dùng để cấp nước phục vụ nông nghiệp
2.1.6 Địa chất
Khi đặt ra phương án bãi chôn lấp CTR loại nửa chìm nửa nổi thì cần quantâm đến một số các thông số như: loại trầm tích, độ chặt và tinh thấm của đất.Dựa vào tài liệu địa chất - trầm tích của vùng dự án, đối với trầm tíchpleistosene(là trầm tích có thành phần cơ giới chủ yếu là sét chiếm 75%) thíchhợp cho việc xây dựng bãi chôn lấp CTR hơn cả, độ chặt khá lớn, dung trọng(Bb
d) dao động khoảng 1,4 - 1,6g/cm3, độ thấm nước kém (0,2 - 0,4 cm/giờ) và
Trang 18trong trường hợp được đầm nén thì dung trọng có thể lên đến 2g/cm3 và độ thấmxuống khá thấp (0,1cm/giờ).
2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An
2.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng chuyển dịch theo hướng công nghiệphoá Tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp là 20%, công nghiệp- xây dựng13%, thương mại dịch vụ 13% Cơ cấu kinh tế của huyện Cần Giuộc phát triểnđúng hướng so với mục tiêu kế hoạch đề ra, cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế huyện Cần Giuộc giai đoạn 2001- 2005
Khu vực Tỷ lệ (%) Mục tiêu (%)
Nguồn: Phòng hạ tầng kinh tế- UBND huyện Cần Giuộc
Sản xuất công nghiệp:
Ngành công nghiệp và xây dựng của huyện Cần Giuộc từng bước phát triểnvà đạt được những thành tựu đáng kể Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm giaiđoạn 2001- 2005 là 16%/năm Toàn huyện có khoảng 2.000 doanh nghiệp thamgia kinh doanh, sản xuất Vốn xây dựng cơ bản được đầu tư là 804 tỷ đồng, tăngbình quân 10%/năm Kết cấu hạ tầng được đầu tư nâng cấp hoàn thiện theo quyhoạch đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội
Hiện tại sản xuất công nghiệp tại huyện có 7 ngành chính như sau:
- Ngành cơ khí
- Ngành lương thực thực phẩm
- Ngành chế biến gỗ
- Ngành văn hoá phẩm
- Ngành dệt, may mặc
Trang 19Sản xuất nông - lâm thuỷ sản:
Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vậtnuôi hợp lý, ứng dụng thành công tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nôngnghiệp
Thương mại và dịch vụ
Tốc độ tăng trưởng của ngành thương mai và dịch vụ giai đoạn 2001- 2005là 13%, giá trị sản xuất của ngành tăng trưởng đều trong vài năm trở lại đây,khoảng 20% năm, doanh thu khoảng 850 tỷ đồng Lĩnh vực kinh doanh phát triểnmạnh trong những năm qua, số cơ sở kinh doanh trên lĩnh vực thương mại tăngmạnh vào năm 2006, không có cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện CầnGiuộc Huyện đã đầu tư nâng cấp chợ trung tâm thị trấn, chợ Phước Vĩnh Tây vàmột số chợ nông thôn
2.2.2 Tình hình dân số và đô thị hoá
Huyện Cần Giuộc nằm gần trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hộikhoa học kỹ thuật và chỉ đạo an ninh quốc phòng của tỉnh Long An Do tình hìnhphát triển công nghiệp và kinh tế trên địa bàn tăng cao trong những năm gần đâynên đã dẫn đến sự gia tăng số lượng lao động nhập cư trên địa bàn cùng với sựgia tăng dân số tự nhiên đã dẫn đến sự biến động dân số trên địa bàn Điều nàyảnh hưởng trực tiếp đến lượng rác sinh hoạt trên địa bàn cần phải thu gom xử lý
Dân số trên địa bàn huyện Cần Giuộc tăng dần qua các năm Tỷ lệ tăngdân số cả cơ học và tự nhiên khoảng 2% / năm
Tính đến cuối năm 2006, dân số toàn huyện là 124.000 người, tỷ lệ giatăng dân số tự nhiên là 1,19%; tỷ lệ sinh là 13,89 %, tỷ lệ chết là 3,11%
Giáo dục và đào tạo:
Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục, xây mới 254 phònghọc, cơ bản xoá tình trạng học 3 ca Số trẻ em đến trường ngày càng tăng, tỷ lệ
Trang 20trẻ em vào lớp 1 và lớp 6 tương đối cao, trên 99 % (trừ lứa tuổi nhà trẻ và mẫugiáo).
Trong lĩnh vực giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực, cơ bản hoàn thànhphổ cập giáo dục tiểu học, xoá mù chữ Công tác phổ cập trung học hoàn thành16/17 xã (trừ xã Phước Vĩnh Tây)
Y tế:
Thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đến cuối năm
2006 có 17/17 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế Tổng số bệnh nhân đến khám tại cơsở y tế huyện là 229.006 lượt, phòng khám tư nhân là 160.012 lượt và trạm y tếxã là 109.929 lượt, 100% trạm y tế xã có bác sĩ
Văn hoá xã hội:
Trên địa bàn huyện hiện đã có 1 trung tâm văn hoá cấp tỉnh, nhà thi đấuthể dục thể thao, nhà thiếu nhi, đài truyền hình làm cho đời sống người dân ởđây ngày càng văn minh và phong phú
Hệ thống thông tin tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địaphương bằng cách theo sát các yêu cầu cụ thể đưa thông tin văn hoá về cơ sở,nhiều chủ trương, nghị định, nghị quyết, chính sách của Đảng, pháp luật của nhànước sớm đến với người dân
2.2.3 Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng
Huyện Cần Giuộc tập trung phát triển toàn bộ mạng lưới giao thông theoquy hoạch nhằm phục vụ phát triển công nghiệp và nông thôn, nhất là khu vựcvùng sâu Xây dựng Hương lộ 20 kết nối đường tỉnh 835 với Quốc lộ 50, xây dựngmới 47 km đường giao thông, nâng cấp nhựa 8,68 km, trải sỏi 6,5 km và cácđường giao thông nông thôn đều khắp các xã (bao gồm: 10,7 km đường nhựa; 9,2đường sỏi đỏ), xây mới 7 cây cầu với tổng chiều dài 407m, tải trọng 8 tấn phụcvụ nhu cầu vận chuyển hàng hoá Hoàn thành các công trình trọng điểm như Cầu
Trang 21Đầu tư cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp với tổng số vốn là là 18,7 tỷ đồng, tậptrung vào lĩnh vực xây dựng trạm bơm hệ thống kênh nội đồng, nâng cấp đê baongăn mặn, nạo vét kênh rạch phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là khu vựctrồng hoa màu và nuôi trồng thuỷ sản
Hệ thống thoát nước khu vực thị trấn Cần Giuộc chỉ có khoảng 3 km chiềudài và xuống cấp trầm trọng, các khu vực khác chưa có hệ thống thoát nước.Nguồn nước cấp chủ yếu là nước ngầm, toàn huyện có khoảng 2.000 giếng với 67trạm lọc 17/ 17 xã có lưới điện quốc gia với 220 km đường dây trung thế, 240 kmđường dây hạ thế, tỷ lệ hộ dân được cấp điện sinh hoạt là 98% Mạng điện thoạiphủ toàn huyện, mật độ điện thoại là 4máy/100dân
CHƯƠNG III
Trang 22TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT VÀ
CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ CTRSH
3.1 Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt
3.1.1 Chất thải rắn
Chất thải rắn (Solid Waste) là tòan bộ các loại vật chất được con ngườiloại bỏ trong các hoạt động kinh tế xã hội của mình ( bao gồm các hoạt động sảnxuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng …) trong đó quantrọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt độngsống
Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh hoạt là một bộ phận của chất thải rắn,được hiểu là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động thường ngày của con người
3.1.2 Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải liên quan đến các hoạt động của conngười, nguồn tạo thành chủ yếu từ khu dân cư, các cơ quan trường học, các trungtâm dịch vụ thương mại
3.1.3 Nguồn gốc và thành phần của chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, có thể ở nơinày hay nơi khác; chúng khác nhau về số lượng, kích thước, phân bố về khônggian Việc phân loại các nguồn phát sinh chất thải rắn đóng vai trò quan trọngtrong công tác quản lý CTR CTR sinh hoạt có thể phát sinh trong hoạt động cánhân cũng như trong hoạt động xã hội như từ các khu dân cư, chợ, nhà hàng,khách sạn, công ty, văn phòng và các nhà máy công nghiệp Một cách tổng quátCTRSH ở được phát sinh từ các nguồn sau:
Khu dân cư
Khu thương mại
Trang 23Khu công nghiệp, nông nghiệp
Đối với nước ta do khí hậu nóng ẩm nên độ ẩm của CTR rất cao, thànhphần rất phức tạp và chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ do đó tỷ trọng của ráckhá cao, khoảng 1100 - 1300 kg/m3
Khả năng tích ẩm: khả năng tích ẩm rất quan trọng trong việc tính toán
lượng nước rò rỉ phát sinh từ bãi chôn lấp Nước đi vào mẫu vượt quá khả năng giữnước sẽ thốt ra tạo thành nước rỉ rác Khả năng giữ nước thực tế thay đổi tùy vàolực nén trạng thái phân hủy của CTR
3.1.4.2 Tính chất hoá học
Chất hữu cơ:
Chất hữu cơ được xác định bằng cách lấy mẫu rác đã làm phân tích xácđịnh độ ẩm đem đốt ở 9500C Phần bay hơi đi là chất hữu cơ hay còn gọi làtổn thất khi nung, thông thường chất hữu cơ dao động trong khoảng 40 –60% giá trị trung bình 53%
Trang 24 Hàm lượng carbon cố định:
Hàm lượng carbon cố định là hàm lượng carbon còn lại sau khi đã loại bỏ các phần vô cơ khác không phải là carbon trong tro khi nung ở 9500 C Hàm lượng này thường chiếm khoảng 5 – 12%, giá trị trung bình là 7%
Các chất vô cơ chiếm khoảng 15 - 30%, giá trị trung bình là 20%
3.1.4.3 Tính chất sinh học
Các thành phần hữu cơ (không kể các thành phần như plastic, cao su, da) của hầu hết CTR có thể phân loại về phương diện sinh học như sau:
Các phân tử có thể hòa tan trong nước như: đường, tinh bột, amino acid vànhiều acid hữu cơ
Bán cellulose: sản phẩm ngưng tụ của đường glucosa 6 carbon
Cellolose: Sản phẩm ngưng tụ củs đường glucosa 6 carbon
Dầu mỡ, và sáp: là những ester của alcohols và acid béo mạch dài
Lignin: Một polymer chứa các vòng thơm với nhóm methoxyl (-OCH3)Protein: chất tạo thành từ sự kết hợp chuỗi các amino acid
Tính chất quan trọng nhất trong thành phần hữu cơ của chất thải rắn đôthị là hầu hết các thành phần hữu cơ có thể được chuyển hóa sinh học thànhkhí, các chất vô cơ và các chất trơ khác
Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần hữu cơ trong chất thảirắn được đánh giá bằng chỉ số sau:
BF = 0,83 – 0,028LC (2.1)trong đó: BF: tỷ lệ phần phân hủy sinh học biểu diễn trên cơ sở vi sinh
0,83 và 0,028 là hằngsố thực nghiệm
LC: hàm lượng lignin của VS biểu diễn bằng % trọng lượng khô
Sự phát triển của ruồi: sự nhân giống và sinh sản của ruồi là vấn đề quan trọng cần quan tâm tại nơi lưu trữ chất thải rắn
Trang 253.2.1 Aûnh hưởng đến môi trường nước
Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải hữu cơ, trong môi trường nước sẽ bịphân hủy nhanh chóng
Tại các bãi rác, nước có trong rác sẽ được tách ra kết hợp với các nguồnnước khác như: nước mưa, nước ngầm, nước mặt hình thành nước rò rỉ Nước rò rỉ
di chuyển trong bãi rác sẽ làm tăng khả năng phân hủy sinh học trong rác cũngnhư trong quá trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh
Các chất ô nhiễm trong nước rò rỉ gồm các chất được hình thành trong quátrình phân hủy sinh học, hóa học… Nhìn chung, mức độ ô nhiễm trong nước rò rỉkhá cao:
- COD: từ 3000 - 45.000 mg/l
- N-NH3: từ 10 - 800 mg/l
- BOD5: từ 2000 - 30.000 mg/l
- TOC (Carbon hữu cơ tổng cộng: 1500 - 20.000 mg/l
Phosphorus tổng cộng từ 1 – 70 mg/l … Sự phát triển của ruồi: sự nhân giống và sinh sản của ruồi là vấn đề quan trọng cần quan tâm tại nơi lưu trữchất thải rắn
Đối với các bãi rác thông thường (đáy bãi không có lớp thấm, sụt lún hoặclớp chống thấm bị thủng …) các chất ô nhiễm sẽ thấm sâu vào nước ngầm, gây ônhiễm cho tấng nước và sẽ rất nguy hiểm nếu như con người sử dụng tầng nướcnày phục vụ cho ăn uống sinh hoạt Ngoài ra, chúng còn có khả năng di chuyểntheo phương ngang, rỉ ra bên ngoài bãi rác gây ô nhiễm nguồn nước mặt
Nếu rác thải có chứa kim loại nặng, nồng độ kim loại nặng trong giai đọanlên men axit sẽ cao hơn trong giai đọan lên men metan Đó là do các axít béo mớihình thành tác dụng với lim loại tạo thành phức kim loại Các hợp chất hydroxytvòng thơm, axit humic và axit fulvic có thể tạo phức với Fe, Pb, Cu, Cd, Mn, Zn …
Trang 26Hoạt động của các vi khuẩn kỵ khí khử sắt có hóa trị 3 thành sắt hóa trị 2 sẽ kéotheo sự hòa tan của các kim loại như: Ni, Cd và Zn Vì vậy, khi kiểm soát chấtlượng nước ngầm trong khu vực bãi chôn lấp phải kiểm tra xác định nồng độ kimloại nặng trong thành phần nước ngầm.
Ngoài ra, nước rò rỉ có thể chứa các hợp chất hữu cơ độc hại như: các chấthữu cơ bị halogen hóa, các hydrocarbon đa vòng thơm … chúng có thể gây độtbiến gen, gây ung thư Các chất này nếu thấm vào tầng nước ngầm hoặc nướcmặt sẽ xâm nhập vào chuỗi thức ăn, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sứckhỏe, sinh mạng của con người hiện tại và cả thế hệ con cháu mai sau
3.2.2 Aûnh hưởng đến môi trường đất
Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân hủy trong môi trường đấttrong hai điều kiện hiếu khí và kỵ khí Khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạtcác sản phẩm trung gian, cuối cùng hình thành các chất khóang đơn giản, nước,
CO2, CH4 …
Với một lượng rác thải và nước rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch củamôi trường đất sẽ phân hủy các chất này trở thành các chất ít ô nhiễm hoặckhông ô nhiễm
Nhưng với lượng rác quá lớn vượt quá khả năng tự làm sạch của đất thì môi trường đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm Các chất ô nhiễm này cùng vớikim loại nặng, các chất độc hại và các vi trùng theo nước trong đất chảy xuốngtầng nước ngầm làm ô nhiễm tầng nước này
Đối với rác không phân hủy như nhựa, cao su … nếu không có giải pháp xửlý thích hợp thì chúng sẽ là nguy cơ gây thoái hóa và giảm độ phì của đất
3.2.3 Aûnh hưởng đến môi trường không khí
Trang 27Các loại rác thải dễ phân hủy (như thực phẩm, trái cây hỏng …) trong điềukiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 350C và độ ẩm 70 - 80%)sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo ra mùi hôi và nhiều loại khí ô nhiễm khác cótác động xấu đến môi trường đô thị, sức khỏe và khả năng hoạt động của conngười.
Trong điều kiện kỵ khí: gốc sulfate có trong rác có thể bị khử thành S2-, sauđó sunfide tiếp tục kết hợp với ion H+ để tạo thành H2S, một chất có mùi hôi khóchịu theo phảm ứng sau:
2 CH3CHCOOH + SO42- 2 CH3COOH + S2- + H2O + CO2
S2-+ 2 H+ H2SSufide lại tiếp tục tác dụng với các Cation kim loại, ví dụ như Fe2+ tạo nênmàu đen bám vào thân, rễ hoặc bao bọc quanh cơ thể sinh vật
Trong điều kiện hiếu khí: acid amin có trong rác thải hữu cơ được menphân giải và vi khuẩn tạo thành acid hữu cơ và NH3 ( gây mùi hôi)
R – CH(COOH) – NH2 R – CH2 –COOH + NH3
Trong điều kiện kỵ khí: acid amin bị phân hủy thành các chất dạng aminvà CO2 Nồng độ CO2 trong khí thải bãi chôn lấp khá cao, đặc biệt trong 3 thángđầu tiên Khí CH4 được hình thành trong điều kiện phân hủy kỵ khí, chỉ tăngnhanh từ tháng 6 trở đi và đạt cực đại vào các tháng 30 -36 Do vậy, đối với cácbãi chôn lấp có quy mô lớn đang hoạt động hoặc đã hòan tất công việc chôn lấpnhiều năm, cần kiểm tra nồng độ CH4 để hạn chế khả năng gây cháy nổ tại khuvực
3.2.4 Aûnh hưởng đến cảnh quan và sức khỏe con người
Trang 28Chất thải rắn phát sinh từ các khu đô thị, nếu không được thu gom và xử lýđúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường,ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồngdân cư và làm mất mỹ quan đô thị.
Thành phần chất thải rắn rất phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh từngười hoặc gia súc, các chất thải hữu cơ, xác súc vật chết … tạo điều kiện tốt choruồi, muỗi, chuột… sinh sản và lây lan mầm bệnh cho người, nhiều lúc trở thànhdịch Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng… tồn tại trong rác có thể gâybệnh cho con người như: bệnh sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch, thương hàn, phóthương hàn, tiêu chảy, giun sán, lao…
Phân loại, thu gom và xử lý rác không đúng quy định là nguy cơ gây bệnhnguy hiểm cho công nhân vệ sinh, người bới rác, nhất là khi gặp phải các chấtthải rắn nguy hại từ y tế, công nghiệp như: kim tiêm, ống chích, mầm bệnh, PCB,hợp chất hữu cơ bị halogen hóa…
Tại các bãi rác lộ thiên, nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều vấnđề nghiêm trọng cho bãi rác và cộng đồng dân cư trong khu vực như: gây ô nhiễmkhông khí, các nguồn nước, ô nhiễm đất và là nơi nuôi dưỡng các vật chủ trunggian truyền bệnh cho người
3.3 Tổng quan về các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt
3.3.1 Xử lý sơ bộ Chất thải rắn
Giảm thể tích bằng phương pháp cơ học
Nén rác là một khâu quan trọng trong quá trình xử lý CTR Ở nhiều đô thị, một số phương tiện vận chuyển CTR được trang bị thêm bộ phận cuốn ép và nén ép, điều này góp phần làm tăng sức chứa của xe và tăng hiệu suất chuyên chở cũng như kéo dài thời gian phục vụ cho bãi chôn lấp Các thiết bị nén ép có thể là các máy nén cố định và di dộng hoặc các thiết bị nén ép cao áp
Giảm thể tích bằng phương pháp hóa học
Trang 29Chủ yếu bằng phương pháp trung hòa, hóa rắn kết hợp với các chất phụgia đông cứng, khi đó thể tích các chất thải có thể giảm đến 95%.
Giảm kích thước bằng phương pháp cơ học: Chủ yếu là dùng phương phápcắt hoặc nghiền
Tách, phân chia các hợp phần của chất thải rắn: Để thuận tiện cho việc xử
lí người ta phải tách, phân chia các hợp phần của chất thải rắn Đây là quá trìnhcần thiết trong công nghệ xử lí để thu hồi tài nguyên từ chất thải rắn, dùng choquá trình chuyển hóa biến thành sản phẩm hoặc cho các quá trình thu hồi nănglượng sinh học Hiện nay người ta áp dụng các phương pháp tách, phân chia cáchợp phần trong CTR bằng thủ công hoặc bằng cơ giới:
Bằng phương pháp thủ công: Dùng sức người
Bằng phương pháp cơ giới: Trong công nghệ có sấy khô, nghiền sau đómới dùng thiết bị tách (quạt gió, xyclon)
Vị trí tách, phân chia các hợp phần có thể như sau:
Tách ngay từ nguồn CTR;
Tách tại trạm trung chuyển;
Tách ở các trạm tập trung khu vực;
Tách tại trạm xử lý CTR: phục vụ cho việc xử lý sao cho có hiệu quả;Tách kim loại ra khỏi CTR, tách các loại giấy, carton, polietylen
3.3.2 Làm khô và khử nước
Ở nhiều trạm xử lý thu hồi năng lượng đốt phần nhẹ đã nghiền của CTRđược sấy khô sơ bộ để giảm lượng ẩm và giảm trọng lượng Khi bùn cặn từ trạmxử lý nước thải cần được đốt cháy hoặc được sử dụng để làm nhiên liệu thìngười ta phải khử nước trong bùn
Phương pháp này chủ yếu sử dụng cho các loại chất là bùn xả ra từ cácnhà máy xử lí nước và nước thải
Trang 303.3.3 Xử lý bằng công nghệ ép kiện
Phương pháp ép kiện được thực hiện trên cở sở toàn bộ rác thải tập trungthu gom vào nhà máy Rác được phân loại bằng phương pháp thủ công trênbăng tải, các chất trơ và các chất có thể tận dụng được như: kim loại, nilon,giấy, thủy tinh, plastic…được thu hồi để tái chế Những chất còn lại sẽ đượcbăng tải chuyền qua hệ thống ép nén rác bằng thủy lực với mục đích làm giảmtối đa thể tích khối rác và tạo thành các kiện với tỷ số nén rất cao
Các kiện rác đã ép nén này được sử dụng vào việc đắp các bờ chắn hoặcsan lấp những vùng đất trũng sau khi được phủ lên các lớp đất cát
Trên diện tích này, có thể sử dụng làm mặt bằng để xây dựng công viên,vườn hoa, các công trình xây dựng nhỏ và mục đích chính là giảm tối đa mặtbằng khu vực xử lí rác
3.3.4 Xử lý CTR bằng phương pháp ủ sinh học
Ủ sinh học (compost) có thể được coi như là quá trình ổn định sinh hóa cácchất hữu cơ để hính thành chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát mộtcách khoa học tạo môi trường tối ưu đối với quá trình
Ưu điểm: tái sử dụng rác ở dạng phân hủy, có thể kiểm soát sự phát tán ô nhiễmkhông khí
Nhược điểm: dạng xử lí rác này khá tốn kém, đòi hỏi đầu tư công nghệ cao,công nhân có trình độ chuyên môn cao Rác được phân loại ngay tại nguồn(thành phần hữu cơ )
Các yếu tố ảnh hưởng qua trình ủ sinh học:
Độ ẩm: vật liệu quá khô không đủ cho vi sinh vật phân hủy Độ ẩm tối ưu:
52 – 58%
Nhiệt độ: 40 – 50oC mới phân hủy được
Kích thước hạt: nhỏ hơn 25mm Vật liệu nghiền 55 – 70mm Vật liệu phải
Trang 31có tỉ lệ C:N = 50:1 Xáo trộn nhẹ nhàng, phải giữ độ pH không tăngđể khỏi làm mất hàm lượng nitơ trong phân.
3.3.5 Xử lý CTR bằng phương pháp đốt
Đốt rác là giai đoạn xử lí cuối cùng được áp dụng cho một số loại rác nhấtđịnh không thể xử lí bằng các biện pháp khác Đây là giai đoạn oxy hóa nhiệtđộ cao với sự có mặt của oxy trong không khí, trong đó có rác độc hại đượcchuyển hóa thành khí và các chất thải rắn không cháy Các chất khí được làmsạch hoặc không được làm sạch thoát ra ngoài không khí Chất thải rắn đượcchôn lấp
Công nghệ đốt có những ưu điểm: Xử lý triệt để các chỉ tiêu ô nhiễm củachất thải đô thị Công nghệ này cho phép xử lý được toàn bộ chất thải đô thị màkhông cần nhiều diện tích đất sử dụng làm bãi chôn lấp rác
Nhược điểm chủ yếu của phương pháp này là: vận hành dây chuyền phứctạp, đòi hỏi năng lực kỹ thuật và tay nghề cao Giá thành đầu tư lớn, chi phí tiêuhao năng lượng và chi phí xử lý cao
3.3.6 Bãi chôn lấp hợp vệ sinh
3.3.6.1 Khái niệm
Trong các phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải rắn, chôn lấp làphương pháp phổ biến và đơn giản nhất Phương pháp này được áp dụng rộngrãi ở các nước trên thế giới Về thực chất, chôn lấp là phương pháp lưu giữchất thải trong một bãi và có phủ đất lên trên
Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân hủy của CTRkhi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ
bị tan rữa nhờ quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuốicùng là các chất giàu dinh dưỡng như acit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon vàmột số khí như CO2, CH4 Như vậy về thực chất chôn lấp hợp vệ sinh chất thải
Trang 32rắn đô thị vừa là phương pháp tiêu hủy sinh học, vừa là biện pháp kiểm soát cácthông số chất lượng môi trường trong quá trình phân hủy chất thải khi chôn lấp.Theo qui định của TCVN 6696 – 2000, bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệsinh được định nghĩa là: khu vực được qui hoạch thiết kế, xây dựng để chôn lấpcác chất thải phát sinh từ các khu dân cư, đô thị và các khu công nghiệp Bãichôn lấp chất thải phát sinh từ các khu dân cư, đô thị và các khu công nghiệp.Bãi chôn lấp chất thải bao gồm các ô chôn lấp chất thải, vùng đệm, các côngtrình phụ trợ khác như trạm xử lí nước, trạm xử lí khí thải, trạm cung cấp điệnnước, văn phòng làm việc…
3.3.6.2 Điều kiện chôn lấp các loại chất thải rắn tại bãi chôn lấp
Chất thải rắn được chấp nhận chôn lấp tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh là tấtcả các loại chất thải không nguy hại, có khả năng phân hủy tự nhiên theo thờigian, bao gồm:
Rác thải gia đình;
Rác thải chợ, đường phố;
Giấy, bìa, cành cây nhỏ và lá cây;
Tro, củi gỗ mục, vải, đồ da (trừ phế thải da có chứa crôm);
Rác thải từ văn phòng, khách sạn, nhà hàng ăn uống;
Phế thải sản xuất không nằm trong danh mục rác thải nguy hại từ cácngành công nghiệp (chế biến lương thực, thực phẩm, thủy sản, rượu bia giải khát,giấy, giày, da…;
Bùn sệt thu được từ các trạm xử lý nước (đô thị và công nghiệp) có cặnkhô lớn hơn 20%;
Phế thải nhựa tổng hợp;
Tro xỉ không chứa các thành phần nguy hại được sinh ra từ quá trình đốt Tro xỉ từ quá trình đốt nhiên liệu
Trang 333.3.6.3 Phân loại bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều loại bãi chôn lấp hợp vệ sinh, từ đócũng xuất hiện nhiều kiểu phân loại khác nhau
a) Phân loại theo tính chất của chất thải
Bãi chôn lấp rác đô thị: Bãi chôn lấp rác đô thị yêu cầu khi thiết kế và xâydựng phải có các hạng mục công trình sau:
Các hố chôn lấp rác đô thị phải đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảocông suất hiện tại và hướng mở rộng trong tương lai
Các hệ thống thu gom nước rò rỉ bao gồm hệ thống ống dẫn hoặc kênhdẫn, hệ thống các bể xử lí nước và cả bộ phận xử lí bùn cặn
Hệ thống thu gom và xử lí khí thải từ bãi chôn lấp
Hệ thống thu và thoát nước mưa
Bãi chôn lấp chất thải nguy hại: Các chất thải nguy hại phải được cô lập hếtsức nghiêm ngặt Do đó trong thiết kế, xây dựng và cả trong quá trình vận hành,đòi hỏi phải được thực hiện nghiêm túc, chính xác, tuyệt đối không được sơsuất một khâu nào, vì không cẩn thận sẽ phân tán chất độc hại vào môi trườngsẽ đặt biệt nguy hiểm
Bãi chôn lấp các loại chất thải khác: Bãi chôn lấp này sẽ chôn lấp các loạinhư tro, xỉ, các loại chất thải khó phân hủy của quá trình sản xuất công nghiệphay các loại thuốc trừ sâu, trừ cỏ không xòn được sử dụng nữa…
b) Phân loại theo kiểu lên men vi sinh vật
Theo cách phân loại này, người ta chia ra cácbãi chôn lấp như sau:
Bãi chôn lấp kỵ khí
Bãi chôn lấp hiếu khí có nguồn khí cưỡng bức hoặc không
Các bãi chôn lấp kỵ khí và hiếu khí đều phải có những hạng mục côngtrình như: Hố chôn lấp, số lượng và kích thước hố tùy thuộc vào số lượng chất
Trang 34thải thu gom được, hệ thống thu gom và xử lí nước rò rỉ, hệ thống thu và thoátnước mưa, hệ thống thu và xử lí khí thải.
c) Phân loại theo độ ẩm
Tùy theo độ ẩm của chất thải, người ta có thể thực hiện một trong nhữngbiện pháp sau:
Bãi chôn lấp kho: Bãi chôn lấp khô thích hợp cho việc chôn lấp cácCTSH và CTNH thực phẩm Theo phương pháp này, độ ẩm của chất thải là độẩm tự nhiên trong chất thải
Bãi chôn lấp ướt: Bãi chôn lấp ướt thích hợp cho việc chôn lấp tro, cácchất thải khai thác mỏ, cặn bùn…
Bãi chôn lấp kết hợp: Trong nhiều trường hợp, người ta kết hợp chất thải chứa hàm lượng ẩm thấp với chất thải có hàm lượng cao Một mặt làm tăng hàm ẩm của chất thải có hàm ẩm thấp và làm giảm hàm ẩm của chất thải có hàm lượng ẩm cao
Phương pháp này được thực hiện nhằm làm giảm chi phí xử lí chất thải cóhàm lượng ẩm cao
d) Phân loại theo hình dạng bãi chôn lấp
Theo cách này, người ta chia ra những dạng sau:
Bãi chôn lấp nổi Đây là phương pháp chôn lấp bề mặt Người ta thườngchọn một địa điểm có bề mặt bằng phẳng, theo đó chất thải được chất thànhđống cao 10-15 m, xung quanh bãi chôn lấp này phải xây dựng những đê bao Đêbao có chức năng ngăn chặn sự thấm nước, tránh ô nhiễm khu vực xung quanh.Bãi chôn lấp chìm Người ta thường tận dụng những địa hình tự nhiên như
ao, hồ bỏ hoang, các hố khai thác mỏ, khai thác đất, đá, thậm chí cả những thunglũng của nhữing vùng đồi, núi để hạn chế chi phí đào đất Ngoài ra, người ta cònphải tự thiết kế đào đất để tạo ra những hố chôn rác nhân tạo đối với những nơi
Trang 35khi6ng có điều kiện trên.
Cả phương pháp chôn lấp nổi và phương pháp chôn lấp chìm, người ta phảigia cố đáy hố chôn lấp, tường xung quanh hố chôn lấp rồi phủ lớp vật liệuchống thấm theo một độ dốc nhất định để thu gom nước rò rỉ Trên bề mặt thiếtlập một hệ thống thu gom nước mưa riêng để tránh hiện tượng hòa lẫn nướcmưa và nước rò rỉ, làm tăng lượng nước thải cần xử lý, gây ra mức chi phí caotrong xử lý chất thải và nước thải
3.3.6.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường từ sự hình thành bãi chôn lấp
Việc xây dựng một bãi chôn lấp cần phải được xem xét và đánh giá mộtcách kỹ lưỡng bởi phạm vi ảnh hưởng của bãi rác đến môi trường rất rộng, lâu dàivà nếu không được kiểm soát đúng mức sẽ gây những hậu quả lớn, khó có thểkhắc phục được Các tác động của bãi rác đến môi trường thường là kết quả củacác quá trình biến đổi lý hóa và sinh học xảy ra tại bãi rác và khu vực lân cận.Các tác động này được trình bày tóm tắt dưới đây:
- Các tác động đối với thành phần môi trường vật lý
+ Tác động tới môi trường nước
+ Tác động đối với môi trường không khí và tiếng ồn
+ Tác động đến môi trường đất
- Các tác động đối với các dạng tài nguyên sinh học và hệ sinh thái
Thực vật, cây trồng, động vật trên cạn, hệ thủy sinh
- Các tác động đến môi trường kinh tế - xã hội
+ Tác động do việc giải tỏa di dời, tác động đối với cơ sở vật chất kỹ thuật,tác động đến cảnh quan môi trường
- Các tác động liên quan đến cuộc sống con người
+ các sự cố môi trường, sự cố cháy nổ bãi, sự cố sụt tràn chất thải
a Tác động tới môi trường nước
Trang 36Một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với môi trường tại các bãi chônlấp rác là khả năng ô nhiễm môi trường do nước rò rỉ Nhìn chung, nước rác nếu
bị rò rỉ sẽ tác động mạnh đến chất lượng đất và nước ngầm cũng như nước mặtnơi bị nước rác chảy vào Vì vậy, giữ an toàn nguồn nước và vệ sinh môi trườnglà vấn đến quan trọng khi xây dựng bãi chôn lấp
Nước rác (nước rò rỉ) là nước phát sinh từ quá trình phân hủy rác trong bãirác và chảy qua tầng rác Nước rác chứa chất rắn lơ lửng, các thành phần hòa tancủa rác và các sản phẩm của quá trình phân hủy rác do hoạt động của vi sinh vật.Thành phần của nước rác phụ thuộc vào thành phần của rác, của giai đọan phânhủy đang diễn tiến, độ ẩm của rác cũng như quy trình vận hành bãi chôn lấp rác
Tác động tới nguồn nước mặt
Sự ô nhiễm các nguồn nước mặt như sông hồ, suối, mương có thể xảy ra tạikhu vực khi xây dựng bãi chôn lấp CTR Nguyên nhân của sự gây ô nhiễm là donước thải từ rác chảy tràn hoặc chảy theo chỗ trũng, lượng nước này sẽ mang theonồng độ ô nhiễm rất cao
Nước thải từ bãi chôn lấp với nồng độ ô nhiễm rất cao, nếu không được xửlý sẽ gây tác động xấu đến chất lượng nguồn nước mặt trong khu vực Nước thảicủa bãi chôn lấp sẽ đổ vào các con kênh rạch, con mương và chảy qua ruộng cuốicùng sẽ đổ vào nguồn nước mặt của khu vực bãi chôn lấp Tác động này được coilà lớn nhất nên nhất định phải có biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu
Tác động tới nguồn nước ngầm
Tác động của nước thấm từ bãi rác đối với nguồn nước ngầm là hết sứcquan trọng Ở những khu vực lượng mưa thấp (vùng khô) thì ảnh hưởng của nướcthấm từ bãi rác là không đáng ngại, nhưng đối với các khu vực có lượng mưatrung bình năm cao như tại khu vực huyện Cần Giuộc thì các ảnh hưởng xấu là cóthể xảy ra Các chất trong nước thải thấm từ bãi chôn lấp phân ra làm 4 loại sau:
Trang 37- Các ion và nguyên tố thông thường như: Ca, Mg, Fe, Na …
- Các kim loại nặng có vết như: Mn, Cr, Ni, Pb, Cd
- Các hợp chất hữu cơ hoặc COD và chất hữu cơ riêng biệt như phenol
- Các vi sinh vật
Aûnh hưởng của các chất hữu cơ trong nước ngầm sẽ rất lâu dài do tốc độôxy hóa chậm trong nước ngầm (oxy hòa tan ít) Ngoài ra các kim loại nặng và visinh vật có thể thấm qua đáy và thành bãi xuống nước ngầm Nước ngầm bị ônhiễm sẽ không thích hợp làm nguồn nước cấp cho tương lai
Tuy nhiên, khả năng tác động xấu đến nguồn nước ngầm còn phụ thuộcquan trọng vào độ thấm nước (tính chất đất, vị trí) của nền bãi
Đối với các bãi không thấm ( là bãi có nền đáy là lớp đất sét ngăn thấm vàcó lớp lót đáy) thì vấn đề ô nhiễm nước ngầm khó có thể xảy ra vì chất bẩnkhông thấm qua được
b Tác động đến môi trường không khí và tiếng ồn
Ô nhiễm bụi và tiếng ồn
Bụi đất gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đến chất lượng cuộc sống con người,gây tác hại đến đường hô hấp đặc biệt là bệnh phổi Các hạt bụi có kích thướctrong khoảng 0,5 - 5µ là nguy hiểm nhất
Tiếng ồn phát sinh từ các hoạt động của các phương tiện cơ giới:
- Xe tải vận chuyển rác thải vào trong bãi chôn lấp
- Các xe ủi đất, xúc đất…
Tiếng ồn, độ rung cao gây tác hại đến sức khỏe con người như gây mất ngủ,khó chịu Các loại máy móc công suất lớn tại bãi rác như máy ủi, đầm nén, xe tảisẽ gây ồn mạnh nhưng chủ yếu chỉ ảnh hưởng đến các công nhân làm việc tại bãichôn lấp, họ có thể bị điếc nghề nghiệp
Ô nhiễm không khí
Trang 38Khí thải phát sinh từ quá trình phân hủy rác chủ yếu bao gồm hydro vàcacbonic trong giai đọan đầu và mêtan, cacbonic trong các giai đọan tiếp theo.Thành phần của khí bãi rác dao động rất lớn và thay đổi trong suốt thời gian hoạtđộng Thành phần chính của khí bãi rác là CH4 và CO2 ngoài ra còn chứa rấtnhiều loại khí khác
c Tác động đến môi trường đất
Trước tiên việc sử dụng đất làm bãi chôn lấp rác đã chiếm rất nhiều diện tíchđất trong khu vực Khi dự án được triển khai, sẽ mất một diện tích lớn đất bịchuyển chức năng Việc sử dụng đất nông nghiệp làm bãi chôn lấp rác có tácđộng xấu cho khu vực như sau:
- Giảm diện tích đất canh tác nông nghiệp
- Thành phần dinh dưỡng của đất có thể bị thay đổi, đất sẽ bị ô nhiễm do sựxâm nhập của nước rò rỉ
Đất trong khu vực bãi rác phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước rò rỉ thấmxuống Các chất ô nhiễm thâm nhập vào đất làm thay đổi trạng thái ban đầu củađất, các mẫu đất xét nghiệm ở phần lớn các bãi rác cho thấy độ mùn rất cao, mộtsố mẫu bị ô nhiễm kim loại nặng và những chất độc hại khác Sự thay đổi tínhchất của đất ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp
d Tác động đối với các dạng tài nguyên sinh học và các hệ sinh thái
Trong quá trình xây dựng và hoạt động dự án, những tác động đáng lưu ý đượcdự báo là các chất ô nhiễm nước, không khí với hàm lượng vượt tiêu chuẩn rấtnhiều lần sẽ gây ảnh hưởng đến động thực vật và hệ thủy sinh ở khu vực Cácảnh hưởng bao gồm:
Đối với thực vật cây trồng: hầu hết các chất ô nhiễm không khí đều có tác hạixấu đến thực vật, biểu hiện chính của nó là làm cho cây trồng chậm phát triển
Trang 39Đối với động vật trên cạn: nói chung các chất ô nhiễm do bãi rác gây ra đềurất nhạy cảm và có hại đến con người và động vật Tác hại hoặc trực tiếp quađường hô hấp hoặc gián tiếp qua nước uống hoặc cây cỏ bị nhiễm các chất ônhiễm
Hệ thủy sinh: nước thải rò rỉ từ bãi rác có chứa hàm lượng chất hữu cơ, chấtrắn lơ lửng cao là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm nồng độ oxy hòa tan trongnước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ Ngoài racòn phải kể đến các chất độc hại như kim loại nặng có trong đất, nước sẽ gây ảnhhưởng lớn tới động thực vật
e Tác động tới môi trường kinh tế – xã hội
Tác động do việc giải toả di dời dân
Để xây dựng một bãi rác sinh hoạt tương đối rộng thì một vấn đề quantrọng đặt ra là cần di dời những hộ dân nằm trong khu vực dự án và cả những hộdân nằm trong vùng ảnh hưởng của bãi chôn lấp ( theo tiêu chuẩn của BXD, bộKHCN & MT) Tuy nhiên việc di dời sẽ dẫn đến một số những ảnh hưởng xấunhư sau:
Vấn đề an cư: các hộ dân sẽ phải di chuyển khỏi nơi cư trú Đây là một vấn đềrất khó khăn trong hướng giải quyết cấp đất tái định cư cho dân
Vấn đề lạc nghiệp: việc di dời gây khó khăn về mặt kinh tế cho các hộ dânbởi vì thu nhập hiện nay của họ dựa duy nhất vào lợi tức khai thác từ khai tháctrồng trọt và chăn nuôi Do đó nơi cư trú mới rất khó giải quyết những nhu cầucông việc trên, tuy nhiên có thể khắc phục
Tác động đối với cơ sở vật chất kỹ thuật
Việc xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn sẽ làm gia tăng mật độ giaothông trên những tuyến đường vào bãi do xe vận chuyển rác di chuyển ra vào bãi
Vì vậy việc hình thành bãi chôn lấp CTR tại huyện ảnh hưởng chủ yếu là hệ
Trang 40thống giao thông khu vực Do việc vận chuyển rác thải và vật liệu phục vụ bãichôn lấp Trong quá trình xây dựng và hoạt động của bãi chôn lấp sẽ sử dụngnguồn năng lượng, nguồn nước, nguyên nhiên liệu cũng như các phương tiện liênlạc của Thị xã Tuy nhiên việc sử dụng này là không đáng kể.
Tác động đến cảnh quan môi trường
Tác động đến cảnh quan môi trường do việc xây dựng bãi chôn lấp chấtthải rắn là không thể tránh khỏi Trong đó bao gồm tác động trực tiếp từ bãi rácvà gián tiếp do việc vận chuyển chất thải đến bãi chôn lấp, cảnh quan môi trườngsẽ thay đổi do thay đổi mục đích sử dụng đất của khu vực Việc phá huỷ thảmthực vật để xây dựng bãi sẽ tạo nên cảnh hoang hoá trong thời gian đầu, tuynhiên tác động này chỉ tạm thời Hoạt động của bãi sẽ tạo ra tiếng ồn, mùi hôicủa rác, bụi … sẽ làm xấu đi cảnh quan môi trường khu vực
Khi xe rác vận chuyển cũng có thể gây mùi hôi hoặc rác có thể rơi vãi trênđường vận chuyển, nhưng do thời gian hoạt động chủ yếu vào buổi sáng và các
xe vận chuyển chủ yếu là xe ép nên phần nào hạn chế ảnh hưởng của tác độngnày
Tác động liên quan đến chất lượng cuộc sống con người
Tình trạng vệ sinh tại bãi rác sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng dân cưxung quanh nếu khoảng cách an toàn không được thiết lập Các chất phát tán làmối lo ngại lớn nhất, như mùi hôi và các thành phần giấy và bịch nilon có nhiềutrong rác có thể phát tán đi nhiều km2 và có thể bay vào nhà dân gây mất vệ sinh,ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của họ Ngoài ra, trong quá trình hoạt độngcủa bãi chôn lấp và sau khi đóng cửa sẽ có thể xảy ra những sự cố tại bãi chônlấp như sự cố cháy nổ tại bãi, các sự cố môi trường, sự cố sụt tràn chất thải…
- Nguy cơ cháy nổ