1. Trang chủ
  2. » Tất cả

ĐA môn Ngữ văn thi thử tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2020-2021(1)

3 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hướng dẫn chấm đề thi thử vào lớp 10 năm học 2020-2021
Trường học Trường THPT Ngô Quyền
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Đề thi thử
Năm xuất bản 2020-2021
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 498,58 KB

Nội dung

0.5 2 Theo tác giả, văn hóa ứng xử của người Việt được hình thành trong quá trình giao tiếp qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, được cha ông ta lưu giữ, truyền lại từ đời này sang

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2020-2021

MÔN NGỮ VĂN

PHẦ

N

I

ĐỌC

HIỂU

II

LÀM

VĂN

1 Chỉ ra được phương thức biểu đạt chính: nghị luận/ phương thức

nghị luận

0.5

2 Theo tác giả, văn hóa ứng xử của người Việt được hình thành trong quá trình giao tiếp qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, được cha ông ta lưu giữ, truyền lại từ đời này sang đời khác

0.5

3 Nội dung chính của đoạn trích là: Bàn về văn hóa ứng xử của người Việt

1.0

4 HS trả lời theo ý hiểu của mình nhưng phải hợp lý, có sức thuyết

phục, đảm bảo dung lượng

1.0

1 Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 đến 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử có văn hóa của học sinh hiện nay

c Chia vấn đề nghị luận thành các ý phù hợp, có sự liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai ý Có thể trình bày theo định hướng sau:

1,0

- Ứng xử là thể hiện thái độ, hành động thích hợp trước những việc có quan hệ giữa mình với người khác Ứng xử có văn hóa có tầm quan trọng đặc biệt vì nó tạo nên các mối quan hệ đẹp có văn hóa, có đạo đức trong cộng đồng, trong gia đình, nhà trường…

-Một số biểu hiện về cách ứng xử có văn hóa của học sinh: Lễ phép với thầy cô, đoàn kết yêu thương bạn bè, nói năng có văn hóa…

-Ý nghĩa của việc hình thành văn hóa ứng xử cho bản thân: nâng cao giá trị bản thân…

d Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc 0.25

Trang 2

2

về vấn đề nghị luận, liên hệ mở rộng

e Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa,

ngữ pháp tiếng Việt

0.25

Cảm nhận về hai đoạn thơ:

a Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: trình bày đủ các phần mở

bài, thân bài, kết bài…

0.5

b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: nêu được cảm nhận về hai đoạn thơ, biết trình bày thành một bài văn nghị luận 0.25

c Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ;

sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm đó;

biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng Có thể trình bày theo định hướng sau:

3,5

c1 Giới thiệu khái quát về 2 tác giả, 2 tác phẩm, 2 đoạn trích

c2: Cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của hai đoạn thơ

*Khổ thơ đầu của bài thơ Đồng chí:

- Tác giả giới thiệu cảnh ngộ, xuất thân của người lính

+Đó là những người lính xuất thân từ nông thôn nghèo khó: nước

mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá…

+ Vì đất nước có chiến tranh mà hội tụ về đây thành đồng đội,

đồng ngũ, đồng cảnh:Tự phương trời…quen nhau

+Những tương đồng ấy gắn kết họ lại từ lạ thành quen Cấu trúc

sóng đôi: súng bên súng…-> sự gắn bó thân thiết, chặt chẽ

+Câu thơ cuối Đồng chí ! khép lại đoạn thơ một cách đầy cảm

xúc Đó không chỉ là tiếng xưng hô thiêng liêng mà còn là tiếng lòng, là lí tưởng cao đẹp, là kết tinh cao độ của tình người, tình bạn, tình đồng đội

-Nghệ thuật: Lời thơ giản dị, mộc mạc giàu cảm xúc, giàu chất liệu hiện thực, sử dụng thành ngữ …

* Hai khổ đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến

Duật:

-Cảm nhận về hình tượng độc đáo: Những chiếc xe không kính

vẫn băng ra chiến trường Cách lí giải: Bom giật …-> sức tàn phá

ghê gớm của chiến tranh, bom đạn

-Vẻ đẹp hình tượng người lính lái xe Trường Sơn gắn liền với hình tượng những chiếc xe vận tải độc đáo:

+ Tư thế hiên ngang, tự tin, tự hào, ung dung: nhìn đất, nhìn trời,

nhìn thẳng…

+Tâm hồn trẻ trung, lãng mạn: Nhìn thấy …như sa, như ùa vào

buồng lái

Trang 3

+Lạc quan, yêu đời, coi thường hiểm nguy: hình ảnh con đường

chạy thẳng vào tim, sao trời, cánh chim….-> hính ảnh người lính được nâng ngang tầm vũ trụ

-Nghệ thuật: Sử dụng hàng loạt điệp từ, từ láy, giọng thơ trẻ trung, sôi nổi, ngang tàng, lãng mạn…

c3 Nhận xét về hai khổ thơ:

*Giống nhau: Hình tượng người lính:

-Cùng chung mục đích, lí tưởng chiến đấu vì nền độc lập của dân tộc

-Đều có tinh thần vượt mọi khó khăn gian khổ

-Đều kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu

-Có tình cảm đồng chí, đồng đội sâu nặng

*Khác nhau:

- Đồng chí của Chính Hữu: Thể hiện hình ảnh người lính xuất thân từ nông thôn trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà vô cùng cao quý…Họ được khắc họa bằng cảm hứng hiện thực

- Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật: Hình ảnh người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là những thanh niên trẻ, có học vấn, có tri thức Họ trẻ trung sôi nổi, vui nhộn với khí thế mới mang tinh thần thời đại

d Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc

về vấn đề nghị luận, liên hệ mở rộng

0.5

e Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa,

ngữ pháp tiếng Việt

0.25

ĐIỂM TOÀN BÀI: I + II = 10,00 điểm

Ngày đăng: 08/04/2022, 08:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

-Ý nghĩa của việc hình thành văn hóa ứng xử cho bản thân: nâng cao giá trị bản thân… - ĐA môn Ngữ văn thi thử tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2020-2021(1)
ngh ĩa của việc hình thành văn hóa ứng xử cho bản thân: nâng cao giá trị bản thân… (Trang 1)
-Cảm nhận về hình tượng độc đáo: Những chiếc xe không kính vẫn băng ra chiến trường. Cách lí giải: Bom giật … -> sức tàn phá  ghê gớm của chiến tranh, bom đạn - ĐA môn Ngữ văn thi thử tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2020-2021(1)
m nhận về hình tượng độc đáo: Những chiếc xe không kính vẫn băng ra chiến trường. Cách lí giải: Bom giật … -> sức tàn phá ghê gớm của chiến tranh, bom đạn (Trang 2)
+Lạc quan, yêu đời, coi thường hiểm nguy: hình ảnh con đường chạy thẳng vào tim, sao trời, cánh chim….-> hính ảnh người lính  được nâng ngang tầm vũ trụ - ĐA môn Ngữ văn thi thử tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2020-2021(1)
c quan, yêu đời, coi thường hiểm nguy: hình ảnh con đường chạy thẳng vào tim, sao trời, cánh chim….-> hính ảnh người lính được nâng ngang tầm vũ trụ (Trang 3)
w