Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 115 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
115
Dung lượng
2,33 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
MAI THÀNH HUYÊN
NGHIÊN CỨUMỘTSỐKHẢNĂNGPHÁTHIỆN
TIN GIẤUTRONGMÔITRƯỜNGẢNH
Ngành : Công nghệ thông tin
Chuyên ngành : Hệ thống thông tin
Mã số : 60 48 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRỊNH NHẬT TIẾN
HÀ NỘI - 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiêncứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Hà nội, tháng 11 năm 2009
Tác giả luận văn
Mai Thành Huyên
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong khoa Công nghệ thông tin và
các cán bộ, nhân viên các phòng Đào tạo Sau đại học, trường Đại học Công nghệ, Đại
học Quốc gia Hà Nội đã luôn nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong
suốt quá trình học tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn các anh, các chị và các bạn học viên lớp Cao học K12T3
- trường Đại học Công nghệ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã luôn động viên, giúp
đỡ và nhiệt tình chia sẻ với tôi những kinh nghiệm học tập, công tác trong suốt khoá
học.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trịnh Nhật Tiến đã tận
tình giúp đỡ tôi hình thành, nghiêncứu và hoàn chỉnh luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do sự hạn hẹp về thời gian, điều kiện nghiên
cứu và trình độ, luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi chân thành mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và đồng nghiệp gần xa.
Hà Nội, tháng 11 năm 2009
Người thực hiện luận văn
Mai Thành Huyên
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC iv
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ GIẤUTINTRONGẢNH 1
1.1 MỘTSỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1
1.1.1 Khái niệm giấutin 1
1.1.2 Phân loại các kỹ thuật giấutin 1
1.1.3 Sơ lược về lịch sử giấutin 2
1.1.4 Mô hình cơ bản của kỹ thuật giấutin 3
1.1.5 Các ứng dụng của kỹ thuật giấutin 5
1.2 GIẤU THÔNG TINTRONG DỮ LIỆU ĐA PHƯƠNG TIỆN 6
1.2.1 Giấutintrongảnh 6
1.2.2 Giấutintrong audio 6
1.2.3 Giấutintrong video 7
1.2.4 Giấutintrong văn bản 7
1.3 NHỮNG ĐẶC TRƯNG VÀ TÍNH CHẤT CỦA GIẤUTINTRONGẢNH 8
1.4 CÁC HƯỚNG TIẾP CẬN CỦA KỸ THUẬT GIẤUTINTRONGẢNH 10
1.4.1 Tiếp cận trên miền không gian ảnh 10
1.4.2 Tiếp cận trên miền tần sốảnh 10
1.5 MỘTSỐ PHƯƠNG PHÁP GIẤUTIN MẬT TRONGẢNH 12
1.5.1 Giấutin mật trong khối bit sử dụng tính chẵn lẻ của tổng số bit 1 12
1.5.2 Kỹ thuật giấutin Wu _ Lee 17
1.5.3 Kỹ thuật giấutin Yuan_Pan_Tseng 23
1.6 KỸ THUẬT THỦY VÂN TRÊN ẢNH 32
1.6.1 Mộtsố khái niệm cơ bản trong thủy vân số 32
1.6.2 Mộtsố kỹ thuật thủy vân trên ảnh 36
Chương 2. MỘTSỐKHẢNĂNGPHÁTHIỆNẢNH CÓ GIẤUTIN 55
2.1 PHƯƠNG PHÁP PHÁTHIỆNẢNHGIẤUTIN 55
2.1.1 Bài toán phân tích tingiấu 56
2.1.2 Phân loại phương pháp pháthiệnảnhgiấutin 57
2.2 Cơ sở toán học 58
2.2.1 Các khái niệm 58
2.2.2 Các định lý 62
2.3 KỸ THUẬT PHÂN TÍCH CẶP GIÁ TRỊ ĐIỂM ẢNH 63
2.3.1 Khái niệm cặp giá trị 63
2.3.2 Thuật toán PoV3 64
2.4 KỸ THUẬT PHÂN TÍCH ĐỐI NGẪU 69
2.4.1 Các khái niệm 69
2.4.2 Thuật toán RS (Regular – Singular) 71
2.5 KỸ THUẬT PHÂN TÍCH CẶP MẪU SPA 76
2.5.1 Các khái niệm 76
2.5.2 Pháthiệngiấutin mật LSB nhờ kỹ thuật SPA 79
2.5.3 Phân tích kỹ thuật SPA 81
2.5.4 Ước lượng độ chính xác của chiều dài thông điệp dấu theo SPA 84
2.6 KỸ THUẬT PHÂN TÍCH ĐỘ LỆCH CHUẨN 91
2.7 KỸ THUẬT THỐNG KÊ
– BÌNH PHƯƠNG MỘT BẬC TỰ DO 94
Chương 3. THỬ NGHIỆM 97
3.1 MÔITRƯỜNG CÀI ĐẶT 97
3.2 MÔ HÌNH HỆ THỐNG 97
3.3 TẬP DỮ LIỆU ẢNH 99
3.4 KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM KỸ THUẬT PoV3 101
KẾT LUẬN 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
1
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ GIẤUTINTRONGẢNH
Giấu tin là một lĩnh vực nghiêncứu rộng. Trong đó môitrườnggiấutin phổ biến
và được ứng dụng rộng rãi nhất là dữ liệu ảnh. Trong chương này luận văn bình bày
tổng quan vấn đề giấu tin, các mô hình giấu tin, các ứng dụng của giấu tin, đồng thời
đi sâu vào các kỹ thuật nhằm bảo mật thông tin được giấu. Hầu hết các kỹ thuật giấu
tin mật đều tập trung giấu thông tin vào các bit ít quan trong nhất của mỗi điểm ảnh.
Phần cuối chương trình bày các kỹ thuật đã được công bố gần đây như giấutin theo
khối bit sử dụng tính chẵn lẻ của tổng số bit 1 trong khối, kỹ thuật Wu_Lee, kỹ thuật
Yang_Pan_Tseng.
1.1 MỘTSỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1 Khái niệm giấutin
“Giấu thông tin” gọi tắt là “Giấu tin”, tiếng Hi Lạp là “Steagnography”, tiếng
Anh là “Cover Writing”. “Giấu thông tin” là một kỹ thuật nhúng (giấu) một lượng
thông tinsố nào đó vào trongmột đối tượng dữ liệu số khác [2].
Kỹ thuật giấutin nhằm hai mục đích: một là bảo mật cho dữ liệu được đem giấu,
hai là bảo vệ cho chính đối tượng mang tin giấu. Hai mục đích khác nhau này dẫn đến
hai kỹ thuật chủ yếu của giấu tin. Đó là giấutin mật và thủy vân số. Nói chung giấutin
trong đa phương tiện là tận dụng “độ dư thừa” của phương tiện giấu để thực hiện việc
giấu tin, mà người ngoài cuộc “khó” cảm nhận được có thông tingiấutrong đó.
1.1.2 Phân loại các kỹ thuật giấutin
Do kỹ thuật giấutinsốmới được hình thành trong thời gian gần đây, nên xu
hướng phát triển vẫn chưa ổn định. Có nhiều cách phân loại khác nhau dựa trên những
tiêu chí khác nhau. Theo Fabien A.P. Petitcolas đề xuất năm 1999, có thể chia lĩnh vực
giấu tin thành hai hướng lớn, đó là giấutin mật và thủy vân số [6].
Giấu tin mật với mục đích bảo toàn và bảo mật thông tin, tập trung vào các kỹ
thuật giấu thông tin, sao cho người khác khó pháthiện việc có tin được giấu; hơn nữa
nếu pháthiện có tingiấu thì giải tin cũng khó thực hiện. Bên cạnh đó cũng đặt ra vấn
đề về lượng tin được giấu.
Thủy vân số lại được chia thành hai hướng nhỏ là thủy vân dễ vỡ và thủy vân bền
vững. Trong đó thủy vân dễ vỡ yêu cầu thông tingiấu sẽ bị sai lệch nếu có bất kỳ sự
thay đổi vào trên môitrường chứa tin. Thủy vân bền vững quan tâm nhiều đến việc
nhúng tin đòi hỏi độ bền cao trước các biến đổi thông thường trên môitrường chứa tin.
2
Hình 1.1 Phân loại các kỹ thuật giấutin
1.1.3 Sơ lược về lịch sử giấutin
Từ “Steganography” bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp. Từ “stegano” trong tiếng Hi Lạp
có nghĩa là “covered”, còn “graphien” có nghĩa là “to write”. Như vậy,
“steganography” có nghĩa là tài liệu được phủ “covered writing”. Các câu chuyện kể
về kỹ thuật giấu thông tin được truyền qua nhiều thế hệ. Có lẽ những ghi chép sớm
nhất về kỹ thuật giấu thông điệp thuộc về sử gia Hi Lạp Herodotus. Khi bạo chúa Hi
Lạp Histiaeus bị vua Darius bắt giữ ở Susa vào thế kỷ thứ V trước Công nguyên, ông
ta đã gửi một thông báo bí mật cho con rể của mình là Aristagoras ở Miletus. Histiaeus
đã cạo trọc đầu một nô lệ tin cậy và xăm một thông điệp trên da đầu của anh ta. Khi
tóc của người nô lệ mọc ra đủ dài thì người nô lệ được gửi tới Miletus.
Một câu chuyện khác về thời Hi Lạp cổ đại cũng do Herodotus ghi lại. Môi
trường để ghi văn bản chính là các viên thuốc được bọc trong sáp ong. Demeratus, một
người Hi Lạp định báo cho Sparta rằng Xerxes định xâm chiếm Hi Lạp. Để tránh bị
phát hiện, anh ta đã bóc lớp sáp ong ra khỏi các viên thuốc và khắc thông báo lên bề
mặt các viên thuốc này, sau đó bọc lại các viên thuốc bằng một lớp sáp ong mới.
Những viên thuốc mang tin mật đã ngụy trang được để cùng với các viên thuốc thông
thường khác và lọt qua mọi sự kiểm soát một cách dễ dàng.
Giấu thông tin
Information hiding
Giấu tin mật
Steganography
Thủy vân số
W
atermarking
Thủy vân bền vững
Robust Copyright
Watermarking
Thủy vân dễ vỡ
Fragile watermarking
Thủy vân ẩn
Imperceptible
watermarking
Thủy vân hiện
Visble watermarking
3
Mực không màu là phương tiện hữu ích cho bảo mật thông tintrongmột thời
gian dài. Người Romans cổ đã biết sử dụng những chất sẵn có như nước quả, nước tiểu
và sữa viết các thông báo bí mật giữa các hàng văn tự thông thường. Khi được hơ
nóng, những thứ mực này trở nên sẫm mầu và có thể đọc được. Mực không màu cũng
vẫn còn được sử dụng gần đây, chẳng hạn trong chiến tranh thế giới thứ II [5].
Ý tưởng về che giấu thông tin đã có hàng ngàn năm trước nhưng kỹ thuật này
được dùng chủ yếu trong quân đội và trong các cơ quan tình báo. Mãi cho tới vài thập
niên gần đây, giấutinmới nhận được sự quan tâm của các nhà nghiêncứu và các viện
công nghệ thông tin với nhiều công trình nghiên cứu. Sự phát triển của thông tinsố và
mạng truyền thông (đặc biệt là mạng Internet) cùng với các kỹ thuật sao chép hoàn
hảo, kỹ thuật chỉnh sửa, thay thế tinh vi đã và đang làm nảy sinh nhiều vấn đề nhức
nhối về nạn ăn cắp bản quyền, xuyên tạc trái phép, lan truyền thông tin bất hợp pháp.
1.1.4 Mô hình cơ bản của kỹ thuật giấutin
Mô hình của kỹ thuật giấutin được mô tả trong hình 1.2 và 1.3.
Hình 1.2 Lược đồ chung cho quá trình giấutin
Bộ nhúng
thông tin
Khóa
Thông tin cần giấu
Phương tiện
chứa tin (audio,
ảnh, video,…)
Phương tiện
chứa đã
được giấutin
Phân
phối
4
Hình 1.2 biểu diễn quá trình giấutin cơ bản. Trong đó, phương tiện chứa tin có
thể bao gồm: văn bản, ảnh, audio, video… Thông tin cần giấu tùy theo mục đích của
người sử dụng, nó có thể là các thông điệp, các logo, hình ảnh bản quyền… Thông tin
được giấu vào trong phương tiện chứa tin nhờ môt bộ nhúng. Bộ nhúng là chương
trình theo thuật toán giấutin và được thực hiện với một khóa bí mật giống như trong
hệ mật mã. Đầu ra của quá trình giấutin là phương tiện chứa đã được giấu tin. Các
phương tiện này có thể được phân phối trên mạng [7].
Hình 1.3 mô tả quá trình tách tin đã giấu từ môitrườnggiấu tin. Với đầu vào là
phương tiện đã chứa tin giấu, một bộ tách tin (tương ứng với bộ nhúng) cùng với khóa
sẽ thực hiện việc tách tin. Đầu ra của quá trình là phương tiện chứa tin và thông tin đã
giấu. Trongtrường hợp cần thiết, thông tingiấu lấy ra có thể được xử lý, kiểm định và
so sánh với thông tin đã giấu ban đầu.
Hình 1.3 Lược đồ cho quá trình tách tin
Bộ tách
tin
Khóa
Thông tingiấu
Phương tiện
chứa tin
(audio, ảnh,
video,…)
Phương tiện
chứa đã
được giấu
tin
Kiểm
định
Phân
phối
Formatted: Left
Deleted
:
giải mã
Deleted
:
t
5
1.1.5 Các ứng dụng của kỹ thuật giấutin
1.1.5.1 Ứng dụng của thủy vân số
* Bảo vệ bản quyền tác giả
Đây là ứng dụng cơ bản nhất của kỹ thuật thủy vân số. Một thông tin nào đó
mang ý nghĩa quyền sở hữu gọi là thủy vân sẽ được nhúng vào trong sản phẩm. Thủy
vân đó chỉ một mình người chủ sở hữu hợp pháp sản phẩm đó có, và được dùng làm
minh chứng cho bản quyền sản phẩm. Yêu cầu kỹ thuật đối với ứng dụng này là thủy
vân phải tồn tại bền vững cùng sản phẩm, muốn bỏ thủy vân này mà không được phép
của người chủ sở hữu, thì chỉ có cách phá hủy sản phẩm [8].
* Xác thực thông tin hay pháthiện xuyên tạc thông tin
Một thông tin sẽ được giấutrong phương tiện chứa, sau đó sử dụng để nhận biết
xem phương tiện gốc đó có bị thay đổi hay không. Thủy vân nên được ẩn để tránh sự
tò mò của kẻ thù, hơn nữa việc làm giả thủy vân hợp lệ hay xuyên tạc thông tin nguồn
cũng được xem xét. Trong các ứng dụng thực tế, người ta mong muốn tìm được vị trí
bị xuyên tạc cũng như phân biệt được các thay đổi. Yêu cầu chung đối với các ứng
dụng là khảnănggiấu thông tin cao và thủy vân không cần bền vững.
* Giấu vân tay hay dán nhãn
Thủy vân trong ứng dụng này được dùng để nhận diện người gửi hay người nhận
của một thông tin nào đó. Yêu cầu của ứng dụng này là đảm bảo độ an toàn cao cho
thủy vân.
* Kiểm soát sao chép:
Các thủy vân trongtrường hợp này được dùng để kiểm soát sao chép đối với các
thông tin. Thiết bị pháthiện ra thủy vân thường được gắn sẵn vào trong hệ thống đọc
ghi. Ứng dụng loại này cũng yêu cầu thủy vân phải được đảm bảo an toàn, và cũng sử
dụng phương pháp pháthiện thủy vân đã giấu mà không cần thông tin gốc.
1.1.5.2 Ứng dụng của giấutin mật
Thông tingiấu được trongtrường hợp này càng nhiều càng tốt, việc tách tin để
nhận được tingiấu cũng không cần phương tiện chứa ban đầu. Các yêu cầu mạnh về
tính bền vững không cần thiết lắm, thay vào đó là thông tingiấu phải đảm bảo tính bí
mật và giảm thời gian lưu thông trên đường truyền.
[...]... Trong mục này ta phân tích khảnăng đối phương pháthiệnảnh có giấutin hoặc trongtrường hợp xấu hơn, đối phương pháthiện được cả khóa bí mật K Nếu có ảnh gốc F và ảnh đã giấutin F’, bằng một thủ tục đối sánh đơn giản đối phương có thể pháthiện ra ảnh có giấutin hay không Nếu F = F’ thì ảnh không bị giấu tin, ngược lại F khác F’ thì ảnh có thể bị giấutin Trước hết chúng ta xem xét vấn đề khóa K... như giấutintrongảnh bằng cách thay đổi mộtsố ký tự tại mộtsố vị trí trên văn bản mà không làm ảnh hưởng nhiều đến nội dung văn bản gốc 8 1.3 NHỮNG ĐẶC TRƯNG VÀ TÍNH CHẤT CỦA GIẤUTINTRONGẢNHGiấutintrongảnh chiếm vị trí chủ yếu trong các kỹ thuật giấutin Đối tượng ảnh là một đối tượng dữ liệu tĩnh Dữ liệu ảnh có nhiều định dạng, mỗi định dạng có những tính chất khác nhau, nên kỹ thuật giấu. .. đó yêu cầu đối với giấutintrongảnh màu hay ảnh đa cấp xám và trongảnh đen trắng là khác nhau Với ảnh màu thì thuật toán chú trọng vào việc làm sao giấu được càng nhiều thông tin càng tốt, với ảnh đen trắng thuật toán tập trung để làm thế nào thông tingiấu khó bị pháthiện nhất Thông tintrongảnh sẽ bị biến đổi nếu có bất cứ biến đổi nào trên ảnh Vì phương pháp giấutintrongảnh dựa trên việc... ảnh gốc hay không? Đa số các kỹ thuật giấutin mật thường không cần ảnh gốc khi tách tin Thông tin được giấutrongảnh sẽ được mang cùng với dữ liệu ảnh, khi tách tin chỉ cần ảnh đã mang thông tingiấu mà không cần dùng đến ảnh gốc để so sánh, đối chiếu 10 1.4 CÁC HƯỚNG TIẾP CẬN CỦA KỸ THUẬT GIẤUTINTRONGẢNH 1.4.1 Tiếp cận trên miền không gian ảnh Đây là hướng tiếp cận cơ bản và tự nhiên trong số. .. tin Từ việc nghiên cứu kỹ thuật giấu tintrongảnhsố chuyển sang kỹ thuật giấutintrong các phương tiện khác như audio, video, trong văn bản,… không có gì khó khăn về nguyên tắc Chính vì lẽ đó, giấutintrongảnh đã và đang được nhiều tổ chức, các trường đại học, các viện nghiên cứu, các cá nhân quan tâm và đầu tư nghiêncứu [12] Thông tin được giấu vào dữ liệu ảnh, nhưng chất lượng ảnh rất ít thay... 1.2 GIẤU THÔNG TINTRONG DỮ LIỆU ĐA PHƯƠNG TIỆN 1.2.1 GiấutintrongảnhHiện nay, giấutintrongảnh chiếm tỉ lệ lớn nhất trong hệ thống giấutin Bởi lẽ lượng thông tin được trao đổi bằng hình ảnh là rất lớn, hơn nữa chúng còn đóng vai trò quan trọngtrong các ứng dụng an toàn thông tin như: xác thực thông tin, bảo vệ bản quyền tác giả, điều khiển truy cập, xác định xuyên tạc thông tin Từ việc nghiên. .. một quy tắc nào đó, và khi tách tin sẽ theo các giá trị đó để tìm được thông tingiấu Theo đó, nếu một phép biến đổi nào đó trên ảnh làm thay đổi giá trị của các bit thì sẽ làm cho thông tingiấu bị sai lệch Nhờ đặc điểm này, giấutintrongảnh có thể xác thực và pháthiện xuyên tạc thông tin [2] Vai trò của ảnh gốc khi giải tin Kỹ thuật giấutin phải xác định rõ ràng quá trình lọc ảnh để lấy tin giấu. .. giấutin đang được áp dụng với nhiều môitrường không chỉ riêng với dữ liệu đa phương tiện Gần đây đã có nghiêncứugiấutintrong văn bản, cơ sở dữ liệu quan hệ và cơ sở dữ liệu XML, cho phép mở ra nhiều hướng nghiêncứumới 1.2.4 Giấutintrong văn bản Trong việc trao đổi thông tin qua hệ thống máy tính, văn bản chiếm một tỷ lệ rất lớn so với các loại phương tiện chứa tin khác Tuy vậy, giấutin trong. .. các điểm ảnh gốc dùng để giấutin - K là một ma trận khóa nhị phân có kích thước mxn - r là số lượng bit cần giấutrongmỗi khối ảnh kích thước mxn - D là xâu thông tin cần giấu gồm k*r bít, k là số khối ảnhgiấu - W là một ma trận trọngsố r với các giá trị W[i,j] thuộc tập {1,2,…,2r-1} xuất hiện ít nhất một lần Output: - Một file ảnh F’ đã giấutin b Thuật toán Bước 1: Chia ảnh F thành các khối nhỏ... quan tâm nghiêncứu nhiều Các nghiêncứu về giấutintrong văn bản được chia thành hai hướng, thứ nhất là văn bản chứa là những văn bản được chụp lại và lưu trên máy như mộtảnh nhị phân Theo hướng này, kỹ thuật giấutin được thực hiện như giấutintrongảnh nhị phân Hướng thứ hai, phương tiện chứa sử dụng cho quá trình giấutin được lưu dưới dạng văn bản Theo hướng này, các kỹ thuật giấutin cũng . HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
MAI THÀNH HUYÊN
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ KHẢ NĂNG PHÁT HIỆN
TIN GIẤU TRONG MÔI TRƯỜNG ẢNH
Ngành : Công nghệ thông tin
Chuyên. TRÊN ẢNH 32
1.6.1 Một số khái niệm cơ bản trong thủy vân số 32
1.6.2 Một số kỹ thuật thủy vân trên ảnh 36
Chương 2. MỘT SỐ KHẢ NĂNG PHÁT HIỆN ẢNH