1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

trình bày về tri thức, phân loại tri thức, các dạng tồn tại của tri thức, các hình thức chia sẻ của tri thức

15 3,8K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 111,5 KB

Nội dung

Tri thức ẩn: là những tri thức thu được từ sự trải nghiệm thực tế, dạng tri thức này thường ẩn trong mỗi cá nhân và khó mã hóa và chuyển giao, thường bao gồm: niềm tin, giá trị, kinh ngh

Trang 1

BÀI KIỂM TRA: KINH TẾ THÔNG TIN

Câu 1 : Trình bày về tri thức, phân loại tri thức, các dạng tồn tại của tri thức,

các hình thức chia sẻ của tri thức

Câu 2 : Nền kinh tế tri thức, quá trình hình thành nền kinh tế tri thức.

Câu 3 : Những đặc trưng cơ bản của KTTT.

Câu 4 : Các tiêu chí phản ánh nền KTTT: Vấn đề tính giá trị tăng thêm và

giá trị sản xuất của nền KTTT, các tiêu chí phản ánh sự chuyển dịch sang nền KTTT, nhận dạng nền KTTT ở nước ta

Câu 5 : Các chỉ số đánh giá mức độ phát triển của nền kinh tế tri thức.

Trang 2

Câu 1 : Trình bày về tri thức, phân loại tri thức, các dạng tồn tại của tri thức,

các hình thức chia sẻ của tri thức

Trả lời :

a) Tri thức

Dựa trên những quan điểm khác nhau mà có những nhận định khác nhau về khái niệm kinh tế tri thức Thông thường, Tri thức là sự hiểu biết có hệ thống của sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội Triết học, tri thức là kết quả của nhận thức là phản ánh trung thực của thực tiễn vào tư duy của con người Trên phương diện hành vi, tri thức là khả năng của một cá nhân hay của một nhóm thực hiện, hoặc chỉ dẫn, xui khiến những người khác thực hiện các quy trình nhằm tạo ra các sự chuyển hóa có thể dự báo được của các vật liệu Trên phương diện kinh tế, tri thức là tư liệu sản xuất Nó được sinh ra, trao đổi và sử dụng sản xuất để tạo ra sản phẩm và dịch vụ Tri thức phải được đánh giá, có giá trị và được mua bán trên thị trường

b) Phân loại tri thức :

• Biết cái gì ( Know- what)

• Biết tại sao ( Know- why)

• Biết ai ( Know- who)

• Biết ở đâu ( Know- where)

• Biết khi nào ( Know- when)

• Biết làm thế nào ( Know- How)

c) Các dạng tồn tại của tri thức

Tri thức hiện: là những tri thức được giải thích và mã hóa dưới dạng văn bản, tài liệu, âm thanh, phim ảnh…thông qua ngôn ngữ có lời hoặc không lời, nguyên tắc hệ thống, chương trình máy tính, chuẩn mực hay các phương tiện khác Đây là những tri thức đã được thể hiện ra ngoài và dễ dàng chuyển giao, thường được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục và đào tạo chính quy

Trang 3

Tri thức ẩn: là những tri thức thu được từ sự trải nghiệm thực tế, dạng tri thức này thường ẩn trong mỗi cá nhân và khó mã hóa và chuyển giao, thường bao gồm: niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kỹ năng

d) Các hình thức chia sẻ của tri thức

• Ẩn- ẩn: giao tiếp trực tiếp với nhau thì việc tiếp nhận này là từ tri thức ẩn thành tri thức ẩn Tri thức từ người này không qua trung gian mà chuyển ngay thành tri thức của người khác

• Ẩn- hiện: một người mã hóa tri thức của mình ra thành văn bản hay các hình thức hiện hữu khác Quá trình này biến tri thức ẩn thành tri thức hiện

• Hiện- hiện: Tri thức dạng hiện chuyển sang dạng hiện Ví dụ: chuyển giao, sao lưu dữ liệu

• Hiện- ẩn: Tri thức dạng hiện chuyển sang dạng ẩn Ví dụ: đọc sách…

Trang 4

Câu 2 : Nền kinh tế tri thức, quá trình hình thành nền kinh tế tri thức.

Trả lời :

a) Có rất nhiều khái niệm về kinh tế tri thức :

• Nền kinh tế số nhấn mạnh vai trò của CNTT

• Nền kinh tế thông tin nhấn mạnh đến yếu tố quan trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội là thông tin chứ không phải là tài nguyên vật thể(đất đai, khoáng sản, )

• Nền kinh tế học hỏi nhấn mạnh đến yêu cầu học tập, vai trò của giáo dục đào tạo với việc nâng cao trình độ và làm giàu tri thức của mỗi thành viên trong xã hội

• Nền kinh tế mới nhấn mạnh đến sự phân biệt giữa các nền kinh tế đã và đang tồn tại

• Trên quan điểm sản xuất, nền kinh tế tri thức là nền kinh tế mà tri thức là một đầu vào cơ bản Quan điểm cổ điển cho rằng đầu vào chỉ bao gồm nguyên liệu, vốn, lao động Quan điểm kinh tế tri thức bố sung thêm yếu tố tri thức vào các đầu vào, đồng thời tri thức đóng vai trò chủ đạo, vốn chiếm tỷ trọng rất lớn so với các đầu vào còn lại

• Kinh tế tri thức là tên gọi thường dùng nhất Tổ chức OECD ( tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) chính thức dùng thuật ngữ này từ năm

1995 Tên gọi này nói lên được nội dung cốt lõi của nền kinh tế mới Định nghĩa (OECD) : Kinh tế tri thức là một nền kinh tế mà cốt lõi của nó là sự sản sinh, phổ cập và sử dụng tri thức của con người đóng vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống

• Ở các nước trên thế giới, kinh tế tri thức thúc đẩy kinh tế đi lên rõ rệt Bắc Mỹ và một số nước Tây Âu, kinh tế tri thức đã đóng góp 45- 50

% GDP Ở Australia, các ngành công nghiệp dựa trên tri thức đóng góp

Trang 5

gần một nửa GDP Dự báo đến năm 2030 các nước phát triển sẽ có nền kinh tế tri thức hoàn hảo

b) Quá trình hình thành nền kinh tế tri thức

• Vai trò của tri thức đối với sự phát triển: tri thức, thông tin, công nghệ có vai trò thúc đẩy phát triển sản xuất Vai trò này ngày càng tăng cùng với quá trình phát triển

• Những thành tựu của khoa học từ đầu thế kỷ XX làm tiền đề cho cuộc cách mạng khoa học- công nghệ ra đời và phát triển giữa thế kỷ XX

• Trong ¼ cuối của thế kỷ XX có cuộc bùng nổ thông tin, công nghệ ( công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,…) làm dịch chuyển mạnh cơ cấu kinh tế trong đó tri thức thông tin trở thành yếu tố hàng đầu của sản xuất

• Cuộc cách mạng khoa học- công nghệ hiện đại, nhất là cách mạng

về thông tin thúc đẩy sự ra đời của nền kinh tế tri thức

• Khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng sự vật, quy luật của

tự nhiên, xã hội và tư duy

• Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương diện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm

• Sự chuyển đổi từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức là sự chuyển đổi từ nền kinh tế dựa vào tài nguyên, lao động là chính sang nền kinh tế dựa vào trí tuệ con người, là chính từ lực lượng sản xuất vật chất

là chủ yếu sang lực lượng sản xuất tinh thần là chủ yếu

Trang 6

Câu 3 : Những đặc trưng cơ bản của KTTT.

Trả lời : Gồm những đặc trưng sau:

1) Trong nền KTTT tri thức, khoa học và công nghệ, kỹ năng của con người trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, quan trọng hàng đầu.

• Con người với sức lao động, kinh nghiệm, tri thức khoa học tác động vào đối tượng lao động tạo ra của cải vật chất

• Tri thức khoa học - công nghệ đã trở thành nguyên nhân trực tiếp của mọi biến đổi trong kinh tế - xã hội, tạo ra những nghành sản xuất, những phương pháp sản xuất, những vật liệu, năng lượng mới với ưu thế vượt trội

• Tri thức, khoa học - công nghệ trở thành bộ phận hữu cơ của cả hệ thống kinh tế - xã hội, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tất cả các nghành đều phải dựa vào tri thức, vào những thành tựu khoa học - công nghệ để phát triển

• Trong kinh tế tri thức con người vẫn đóng vai trò quan trọng, vẫn là chủ thể của quá trình sản xuất song hoạt động, yêu cầu của họ được thay đổi căn bản, người lao động là họ vừa nghiên cứu vừa sản xuất,sản phẩm của

họ là những phát minh được ứng dụng ngay vào sản xuất

2) Trong kinh tế tri thức, tri thức và những phát minh khoa học-công nghệ sản sinh từ tri thức ở trình độ cao là yếu tố cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, của doang nghiệp và của quốc gia.

• Trong KTTT vốn và tài sản quý nhất là tri thức, quyền sở hữu trí tuệ trở thành quan trọng nhất, hơn cả sở hữu về vốn tài chính, tài nguyên

và đất đai

• Những thành tựu mới nhất của khoa học-công nghệ được ứng dụng vào sản xuất làm cho sản phẩm có chất lượng cao thích hợp với yêu cầu của người sử dụng, làm cho lợi thế về tài chính và vật chất được phát huy một cách có hiệu quả nhất

Trang 7

• Do tri thức tạo lên lợi thế cạnh tranh to lớn của sản phẩm nên sáng tạo được coi là động lực của phát triển và đầu tư vào nghiên cứu phát minh ngày càng được coi trọng

• Trong cạnh tranh sự đổi mới công nghệ, sự năng động nhậy bén với

sự thay đổi là yếu tố cơ bản tạo lên năng lực cạnh tranh của mỗi chủ thể, đảm bảo nền tảng vững chắc cho sự tồn tại và phát triển của mỗi chủ thể đó

• Khoa học-công nghệ thực sự trở thành lực lượng sản xuất quan trọng, tri thức là yếu tố quyết định tạo lên lợi thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp, của mỗi quốc gia

3) Kinh tế tri thức vừa đòi hỏi và thúc đẩy, vừa tạo điều kiện cho việc học tập của mỗi thành viên trong xã hội.

• Trong kinh tế tri thức vai trò của giáo dục-đào tạo trong việc nâng cao năng lực của con người ngày càng được ý thức đầy đủ hơn Con người là trung tâm của phát triển, đầu tư cho giáo dục-đào tạo là đầu

tư cho phát triển

• Con người trong kinh tế tri thức phải là con người có tri thức khoa học, có năng lực sáng tạo Sự sáng tạo của con người trở thành yếu

tố quyết định của quá trình phát triển

• Học tập trở thành nghĩa vụ của mỗi người, giáo dục-đào tạo giúp tạo

ra cho mỗi người một nền tri thức cơ bản, năng lực tự làm giầu tri thức theo yêu cầu công việc, năng lực sáng tạo

• Giáo dục-đào tạo có những thay đổi căn bản: đào tạo cơ bản, phát triển năng lực sáng tạo, gắn kết chặt chẽ đào tạo và làm việc

• Tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của mỗi thành viên trong xã hội: khuyến khích học tập, mỗi các nhân nhận thức sâu sắc sự cần thiết phải học tập, hệ thống giáo dục đổi mới, các phương tiện kỹ thuật hiện đại cho phép học ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào

Trang 8

4) Trong kinh tế tri thức có sự phát triển mạnh mẽ và ứng dụng rộng rãi với hiệu quả cao của công nghệ thông tin.

• Sự phát triển của CNTT là một biểu hiện rõ nhất của sự phát triển trí tuệ con người đồng thời nó là phương tiện quan trọng hàng đầu cho phát triển trí tuệ

• CNTT được phát triển và ứng dụng rộng rãi vào đời sống kinh tế-xã hội dẫn tới việc thiết lập mạng thông tin đa phương tiện phủ khắp đất nước và kết nối toàn cầu

• Nhiều nước trên thế giới đã coi phát triển CNTT là ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy sự phát triển

• CNTT đã làm thay đổi một cách sâu rộng và trực diện nhất thông tin

về mọi vấn đề, tạo nên sự đột biến về cung cấp và tìm kiếm thông tin

• CNTT đã trực tiếp và nhanh chóng làm thay đổi cơ cấu sản xuất, tạo

ra hàng hóa mới, thúc đẩy tiến bộ khoa học-công nghệ, tăng trưởng kinh tế

• CNTT là công cụ hữu hiệu để tổ chức, phân tích dữ liệu đưa ra các quyết định điều hành sản xuất kinh doanh, thương mại

Trang 9

Câu 4 : Các tiêu chí phản ánh nền KTTT: Vấn đề tính giá trị tăng thêm và

giá trị sản xuất của nền KTTT, các tiêu chí phản ánh sự chuyển dịch sang nền KTTT, nhận dạng nền KTTT ở nước ta

Trả lời :

1 Vấn đề tính giá trị tăng thêm và giá trị sản xuất của nền kinh tế tri thức.

Vấn đề mấu chốt là vạch ra khái niệm sản phẩm của nền kinh tế tri thức Sản phẩm có hàm lượng chất xám cao là sản phẩm của nền kinh tế tri thức Nhưng hàm lượng cao là bao nhiêu và chất xám đo bằng gì?

Công nghiệp phần mềm mà sản phẩm là các chương trình máy tính có giá trị gia tăng thường trên 80% được coi là bộ phận cấu thành của nền kinh tế tri thức Tuy nhiên, những sản phẩm (vật chất và dịch vụ) có giá trị tăng thêm trên 50% nhưng được tạo ra bởi đội ngũ lao động cao cấp, chất lượng cao (đại học trở lên) là sản phẩm của nền kinh tế tri thức

Sản phẩm của R - D có thể được coi là sản phẩm của nền kinh tế tri thức Như vậy, tổng khối lượng giá trị thực hiện (trao đổi mua bán) trên thị trường khoa học Công nghệ có thể tính vào tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế tri thức Các khu Công nghệ cao tạo ra các sáng chế, phát minh và sản phẩm có hàm lượng chất xám cao có thể coi là thuộc khu vực kinh tế tri thức Giá trị tăng thêm của các khu Công nghệ cao được tính trong GDP của khu vực kinh tế tri thức

Các doanh nghiệp nào thuộc về khu vực kinh tế tri thức? Có thể điều tra để lập danh sách các doanh nghiệp này, tính giá trị tăng thêm của họ trong năm, tổng hợp riêng để tính GDP của khu vực nền kinh tế tri thức trong năm

Các doanh nghiệp đa ngành, đa lĩnh vực có thể điều tra để xác định tỷ lệ giá trị sản xuất thuộc nền kinh tế tri thức trong giá trị sản xuất của họ để từ đó tính ra tỷ lệ và khối lượng giá trị tăng thêm đóng góp của họ vào khu vực nền kinh tế tri thức

2 Các tiêu chí phản ánh sự chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức.

Trang 10

• Tỷ lệ đóng góp của R - D trong GDP.

• Tổng chi tiêu xã hội cho R - D, trong đó phần của Nhà nước

• Giá trị chuyển giao công nghệ Các khoản chi trả trực tiếp hoặc tiền bản quyền để mua công nghệ trong toàn nền kinh tế

• Tỷ lệ chi tiêu cho R - D khu vực doanh nghiệp

• Tổng số lao động tham gia vào hoạt động R - D

• Số lượng các tổ chức khoa học và Công nghệ, R - D

• Tổng số người tiếp cận Internet

• Tỷ lệ tăng trưởng thuê bao điện thoại và số điện thoại thuê bao tính cho 1000 dân

• Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển thị trường khoa học công nghệ

• Các chỉ tiêu phản ánh sự hình thành và phát triển thương mại điện tử

• Các chỉ tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó đào tạo công nghệ thông tin

• Doanh số của ngành công nghệ thông tin, công nghiệp phần mềm

và tỷ lệ tăng trưởng của chúng qua các năm

3 Nhận dạng nền kinh tế tri thức ở nước ta

Trong bối cảnh chung toàn cầu của những chuyển dịch mang tính cơ cấu như cuộc cách mạng công nghệ thông tin và truyền thông, những tiến bộ nhanh chóng và vượt bậc của khoa học - công nghệ, làn sóng toàn cầu hoá kinh tế dâng mạnh thúc đẩy cạnh tranh trên quy mô toàn cầu, những thay đổi trong nền kinh

tế văn hoá, lối sống và thị yếu của người tiêu dùng khi thu nhập tăng lên, các quốc gia đang chuẩn bị cho mình khung chính sách để thích ứng với bối cảnh mới đó

Phân tích chiến lược điều chỉnh thực tế của các quốc gia, chúng ta thấy các

ưu tiên chính sách chung sau: xây dựng một mạng viễn thông phát triển, cước

Trang 11

lượng thông tin và giá trị tăng thêm cao; tăng tính cạnh tranh của khu vực công nghiệp và thương mại; hỗ trợ khu vực dịch vụ thông tin; đầu tư tập trung cho giáo dục và đào tạo (đặc biệt là giáo dục kỹ thuật) kết hợp với các chương trình học tập suốt đời và nâng cao kỹ năng; nâng cao mặt bằng dân tri, người dân được thông tin tốt và tham gia sâu rộng hơn vào nền dân chủ, các chiến lược ủng

hộ và bảo tồn các giá trị văn hoá

Ngày nay, các nước đi sau hoàn toàn có thể gặt hái những cơ may của làn sóng công nghệ mới Họ hoàn toàn có khả năng bắt kịp nhanh chóng các nước đi trước bởi chính tính ưu việt của làn sóng công nghệ mới hiện nay Là nước đi sau, họ không cần phải phát minh lại những gì sẵn có Nhiệm vụ chính của các nước đi sau là mở cửa tri thức và ý tưởng từ các nước đi trước Vấn đề đặt ra ở đây là: Sản xuất ra công nghệ mới là rất quan trọng song đối với vị thế của một nước đi sau năng lực "bắt chước" và hấp thụ công nghệ là điều sống còn Chính

vì vậy, hai chính sách mở cửa thị trường và đầu tư cho giáo dục phải là hai trụ cột của khung chính sách cho các nước đang phát triển đón bắt xu thế kinh tế tri thức Mở cửa thị trường giúp đẩy nhanh quá trình chuyển giao tri thức còn giáo dục sẽ giúp nâng cao năng lực hấp thụ tri thức của một quốc gia Như vậy, trong thời đại kinh tế tri thức, lợi thế so sánh của nước đi sau nằm trong khả năng ứng dụng công nghệ nguồn từ các nước đi trước chứ không phải là khả năng phát minh ra các công nghệ đó

Đối với nước ta, chính sách chưa hướng mạnh sang hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức

• Môi trường chính sách vĩ mô của Việt Nam chưa khuyến khích các ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức cao Việt Nam chưa hình thành được một cơ chế hợp tác hiệu quả giữa giới khoa học và giới doanh nghiệp

• Việt Nam chưa có một hệ thống định chế tài chính đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu công nghệ và đổi mới Trong nền kinh tế tri thức,

Ngày đăng: 17/02/2014, 12:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w