Hiện tượng dư thừa lao động ở Việt Nam cùng với thực trạng chất lượng lao động thấp dẫn đến thực trạng giá cả lao động rẻ. Tiền lương bình quân của người lao động ước đạt 7,84 triệu đồngtháng, tăng 4% so với năm 2020 (7,54 triệu đồngtháng) và tăng 0,9% so với năm 2019 (7,77 triệu đồngtháng).
Trang 1Hiện tượng giá cả lao động rẻ: Đánh giá và giải pháp xử lý
a Đánh giá:
Hiện tượng dư thừa lao động ở Việt Nam cùng với thực trạng chất lượng lao động thấp dẫn đến thực trạng giá cả lao động rẻ Tiền lương bình quân của người lao động ước đạt 7,84 triệu đồng/tháng, tăng 4% so với năm 2020 (7,54 triệu đồng/tháng) và tăng 0,9% so với năm 2019 (7,77 triệu đồng/tháng)
* Nguyên nhân
1 Chất lượng lao động Việt Nam thấp, nếu theo thang điểm 10 thì Việt Nam chỉ đạt 3.79 điểm xếp thứ 11/12 nước châu Á tham gia xếp hạng của Ngân hàng Thế giới Trong khi đó, Thái Lan và Malaysia lần lượt là 4.94
và 5.59 Chất lượng lao động Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế
+ Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở nước ta thấp, chưa kể đến việc chất lượng đào tạo ở nước ta còn thấp và tỷ lệ đào tạo và việc làm còn chênh nhau
cụ thể trong 5 năm gần đây:
0
20
40
60
80
100
120
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong giai đoạn 2016-2020
Lao động đã qua đào tạo Lao động chưa qua đào tạo
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thấp nguyên nhân là do hệ thống giáo dục ở Việt Nam còn nhiều bất cập: chương trình học tập còn nặng kiến thức, chưa cân đối được giữa học lý thuyết và thực hành, ứng dụng vào thực tế; hệ thống đánh giá chất lượng chưa thực sự đảm bảo yêu cầu
+ Mất cân đối trong cơ cấu đào tạo:
Trang 2Tỷ lệ đào tạo tiêu chuẩn của thế giới là: 1 cử nhân : 4 trung cấp : 20 công nhân
Trong khi đó, ở Việt Nam tỷ lệ đó là: 1 cử nhân : 0.98 trung cấp : 3.6 công nhân
Nước ta xảy ra tình trạng mất cân đối cơ cấu đào tạo nghiêm trong cơ cấu đào tạo dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” Khi đó, những người cầm tấm bằng cử nhân rất có thể sẽ làm những công việc của công nhân kỹ thuật và trình
độ của họ sẽ không thể bằng trình độ của những người được đào tạo làm công nhân kỹ thuật
Nguyên nhân là đo thực trạng đào tạo tràn lan không theo nhu cầu và tâm
lý thích làm “thầy” hơn là “thợ”, các phụ huynh luôn muốn con mình học đại học hơn là trung cấp hay học nghề Điều này dẫn đến số sinh viên ra trường không tìm được việc làm tăng và tỷ lệ làm không đúng ngành, nghề cao (năm
2021, cả nước có 38% sinh viên mới ra trường không có việc làm và 60% làm trái ngành)
+ Mất cân đối trong cơ cấu nghề nghiệp: Hiện nay, xu thế đào tạo cử nhân các ngành kinh tế - quản lý quá cao so với ngành kỹ thuật Trong khi đó, công nhân kỹ thuật là lực lượng trực tiếp tạo ra giá trị Trong 1 doanh nghiệp, tỷ lệ quản lý chỉ chiếm khoảng 6-7%; tuy nhiên, tỷ lệ đào tạo của các trường kinh tế lại lớn hơn rất nhiều so với các trường kỹ thuật
Nguyên nhân do đào tạo tràn lan, không theo nhu cầu thị trường; do công tác định hướng ngành nghề cho học sinh chưa tốt
+ Mất cân đối trong không gian: thị trường lao động Việt Nam bị phân mảng lớn (khả năng di chuyển của lao động rất khó) và bị chia cắt rất mạnh Nguyên nhân: do cơ sở hạ tầng chưa đủ về số lượng và kém về chất lượng, thêm vào đó là cơ chế quản lý hộ khẩu khó khăn của Việt Nam nên lao động rất khó di chuyển Thêm vào đó, hiện nay dịch bệnh Covid-19 càng làm cho tình trạng chia cắt lao động giữa các địa phương càng trở nên gay gắt
+ Tình trạng thể lực của lao động Việt Nam ở mức trung bình kém, cả về chiều cao, cân nặng cũng như sức bền, sự dẻo dai, chưa đáp ứng được cường
độ làm việc và những yêu cầu trong sử dụng máy móc thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế Chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam là 168.1cm và của nữ là 156.2cm, thấp hơn rất nhiều so với trung bình thế giới
Nguyên nhân: Một phần là do di truyền, phần lớn là do chế độ ăn uống chưa hợp lý, lười tập thể dục, thể thao và không có môi trường phát triển bản thân
+ Tính kỷ luật của lao động Việt Nam còn chưa cao: chấp hành các quy định làm việc chưa chặt chẽ; khả năng phối hợp làm việc còn yếu; …
Nguyên nhân: Do thiếu thái độ nghiêm túc với công việc, không tôn trọng
kỷ luật, thiếu tính trách nhiệm với công việc mà chỉ vì lợi ích cá nhân
Trang 32 Hiện tượng dư thừa cung lao động do số lượng cung lao động lớn so với quy mô nền kinh tế và cầu lao động nhỏ cũng như khả năng tăng cầu thấp (trình bày cụ thể ở câu 1)
=> Hiện tượng dư thừa lao động cùng thực trạng chất lượng lao động Việt Nam thấp dẫn đến giá cả lao động rẻ Điều này có cả những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực:
- Tích cực:
+ Giá cả lao động rẻ là yếu tố giúp thu hút các doanh nghiệp nước ngoài xây dựng thêm các nhà máy sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam Từ đó, thu hút nguồn FDI đổ vào Việt Nam giúp giải quyết vấn đề dư thừa lao động cũng như tạo ra nguồn thu thuế cho Việt Nam
+ Giá cả lao động là cơ sở hình thành nên giá cả sản phẩm trong nước Giá
cả lao động nước ta rẻ dẫn đến giá cả sản phẩm trong nước cũng rẻ hơn tương đối so với giá sản phẩm quốc tế Điều này giúp các doanh nghiệp trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài giúp xuất khẩu ròng tăng Do vậy, trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, giá cả lao động rẻ là yếu tố tích cực ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
- Tiêu cực:
+ Giá cả lao động thấp, người lao động sẽ không đảm bảo điều kiện để trang trải cuộc sống, mức sống của họ bị giảm sút, không đảm bảo điều kiện sức khỏe để làm việc trong lâu dài
+ Giá cả lao động rẻ không tạo động lực làm việc cho người lao động, không khuyến khích nâng cao trình độ, năng suất lao động
+ Nếu coi tiền lương là yếu tố cấu thành chủ yếu trong thu nhập được quyền chi thì giá cả lao động thấp dẫn đến thu nhập thấp, ảnh hưởng không tích cực đến tổng cầu, kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế
b Các giải pháp:
- Nhóm biện pháp giải quyết dư thừa cung lao động và tăng cầu lao động (trình bày cụ thể ở câu 1)
+ Giảm tốc độ tăng dân số
+ Mở rộng quy mô nền kinh tế
+ Tăng khả năng tăng cầu lao động
- Biện pháp liên quan đến giáo dục:
+ Đẩy mạnh cải cách giáo dục và phổ cập giáo dục, cơ cấu lại hệ thống giáo dục nghề nghiệp, cân đối giữa giảng dạy lý thuyết và ứng dụng vào thực tiễn
+ Tăng cường, đẩy mạnh công tác định hướng nghề nghiệp với học sinh THPT
+ Thay đổi quan điểm về thi cử, đối xử công bằng với cả “thầy” và “thợ”
Trang 4+ Điều chỉnh tỷ lệ tuyển sinh giữa các khối ngành, đặc biệt là khối ngành kinh tế - quản lý và khối ngành kỹ thuật
- Biện pháp liên quan đến cơ sở hạ tầng:
+ Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng như hệ thống đường sá, hệ thống giao thông… giữa các địa phương để thuận tiện cho việc di chuyển của người lao động
- Biện pháp liên quan đến nhà nước :
+ Thay đổi chính sách quản lý nhân hộ khẩu, bỏ chính sách quản lý theo
hộ khẩu thường trú
+ Có các chính sách thu hút vốn đầu tư FDI: chú trọng đáp ứng các yêu cầu của tập đoàn xuyên quốc gia về thời gian đàm phán, ký thỏa thuận và triển khai thực hiện; mở rộng quan hệ hợp tác với các nước có nhiều tập đoàn xuyên quốc gia nhất như Mỹ hay EU; đảm bảo quyền lợi cho các chủ đầu tư, thủ tục hành chính đơn giản, rà soát lại việc sử dụng FDI hiện tại để có kế hoạch điều chỉnh,
cơ cấu lại hợp lý; Ưu tiên các nhà đầu tư chiến lược; tạo lập chuỗi sản xuất toàn cầu; ưu tiên doanh nghiệp công nghệ cao và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam
+ Tăng cường đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước về việc làm; phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng khung chương trình và tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ tư vấn viên của trung tâm dịch vụ việc làm
- Biện pháp liên quan đến y tế, sức khỏe:
+ Tăng cường thúc đẩy về thể lực, chế độ dinh dưỡng tiêu chuẩn, kết hợp
ăn uống, rèn luyện và nghỉ hơi hợp lý
+ Đẩy mạnh xã hội hóa y tế