1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu BÁO CÁO " NGHIÊN CỨU KHẮC PHỤC CÁC TRƯỜNG HỢP CHÁY, NỔ Ô TÔ, XE MÁY " docx

5 465 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 571,23 KB

Nội dung

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 1 NGHIÊN CỨU KHẮC PHỤC CÁC TRƯỜNG HỢP CHÁY, NỔ Ô TÔ, XE MÁY OVERCOMING THE STUDY CASES FIRE AND EXPLOSION CAR, MOTORCYCLE SVTH: Lê Văn Long – Đặng Công Quý – Dương Văn Tâm Lớp 09ĐL1, Khoa Cơ khí, Trường CĐ Công Nghệ, Đại học Đà Nẵng GVHD: Nguyễn Lê Châu Thành – Nguyễn Hoài Khoa Cơ khí, Trường CĐ Công Nghệ, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Bằng các kiến thức đã học kết hợp với kinh nghiệm thực tế, phân tích các nguyên nhân gây cháy xe trên lý thuyết và sau đó làm một số thí nghiệm để kiểm chứng và tìm ra các nguyên nhân gây cháy chủ yếu sau đó đề xuất các phương pháp khắc phục sự cố ô tô, xe máy cho người sử dụng cũng như nhà sản xuất nhằm đem lại sự an toàn cho người sử dụng. Đây là một trong những vấn đề mang tính cấp thiết nhất. Góp phần giảm đi sự hoang mang lo lắng trong người dân, giảm sự thiệt hại về của cải vật chất cho người dân. ABSTRACT By the learned knowledge combined with practical experience, analyze the causes of carfires in theory and then do some experiments to test and find uot the causes of majorfires then proposed methods totroubleshoot car and motorbike users and manufacturers to provide safety for uses. This one of the issues that were most urgent. Contributing lessen confusion in people’s anxiety, reducedloss of material wealth for the people. 1. Đặt vấn đề Hiện nay, hiện tượng cháy, nổ ô tô, xe máy đang là vấn đề gây hoang mang rất lớn cho người dân, để lại những thiệt hại lớn về người và tài sản.Vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân nhằm khắc phục sự cố, đảm bảo an toàn cho các phương tiện giao thông đi lại vào lúc này là cần thiết. Đã có nhiều nhóm, nhiều cơ quan tham gia nghiên cứu tình nguyên nhân nhưng vẫn chưa có kết luận cụ thể về nguyên nhân gây ra cháy nổ. 2. Kết quả nghiên cứu và thí nghiệm 2.1. Tìm hiểu các trường hợp cháy nổ trên thực tế và đưa ra các giả thiết 2.1.1. Một số vụ cháy trên thực tế Để tìm ra các nguyên nhân gây cháy nổ ô tô, xe máy nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát các vụ cháy nổ thực tế trên các kênh thông tin đại chúng. Hình 1. Hiện trường Xe Mercedes bị cháy và Xe Piaggio LX bốc cháy Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 2 2.1.2. Các yếu tố cần để tạo thành một đám cháy Để có thể tạo nên một đám cháy thì phải có đủ ba yếu tố chính là vật liệu cháy ( xăng, nhựa trên xe, cao su, vỏ dây điện, xốp cách nhiệt, vật liệu điện tử, sơn ), nguồn nhiệt ( ác tiếp điểm, lửa do phóng điện cao áp, chập cháy dây điện, nguồn nhiệt phát ra từu động cơ, do nguồn nhiệt từ bên ngoài )và Oxy luôn luôn có sẵn trong không khí. 2.2. Các thí nghiệm nghiên cứu sự cố cháy nổ ô tô, xe máy 2.2.1 Sự bùng cháy của tàn thuốc khi gặp xe chạy qua Chuẩn bị: Thuốc lá, bình cứu hỏa, xe máy Tiến hành: Cho xe máy chạy qua tàn thuốc với tốc độ cao, quan sát hiện tượng Hình2. Sự bùng cháy của tàn thuốc qua các giai đoạn Kết quả: Qua thí nghiệm cho thấy tàn thuốc bùng cháy rất lớn sau khi xe máy chạy qua, nếu kết hợp với việc rò rỉ xăng có thể gây nên cháy xe. 2.2.2. Cháy xe do chập điện kết hợp với rò rỉ xăng Hình 3. Sự bùng cháy của dây dẫn qua các giai đoạn Chuẩn bị: bó dây điện xe máy, ắc quy, bình cứu hỏa, xăng, kìm, dân dẫn lớn Tiến hành: nối ngắn mạch một sợi dây trong bộ dây điện xe máy có tẩm xăng Kết quả: Khi nối ngắn mạch một đoạn dây dẫn trong bó dây điện thì dây điện bốc khói và cháy kết hợp với trên xe có vật liệu dễ cháy ( như cao su, xốp, giấy…) có thể gây cháy xe. Cũng trong trường hợp này nếu dây dẫn xẹt lửa, chập, cháy gặp rò rỉ xăng thì khả năng cháy xe sẽ rất cao. 3. Bàn luận 3.1 Các trường hợp xảy ra trong quá trình sử dụng 3.1.1. Xe bị rò rỉ xăng gặp nguồn nhiệt gây cháy (trên xe máy) Việc sử dụng phương tiện giao thông như ô tô, xe máy của người dân ngày càng phổ biến nhưng ít ai quan tâm đến việc bảo dưỡng định kỳ và cảnh báo của nhà sản xuất. Trên xe máy dùng bộ chế hòa khí, vị trí của bộ chế hòa khí nằm trên bugi và ống xả và đây cũng là vị trí thường xảy ra sự rò rỉ xăng, nếu ống dẫn xăng thừa bị mất gioăng bình xăng con hở, khóa xăng hở, ống dẫn xăng bị chuột cắn thủng thì xăng chảy Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 3 và làm ướt các bộ phận xung quanh, gặp nguồn nhiệt sẽ bốc cháy. Hình 4. Bộ chế hòa khí. Trong các loại xe tay ga hiện nay thì người ta có xu hướng che kín phần này của động cơ nên khi xăng rò rỉ dễ tạo thành hòa khí, lan sang gặp nguồn nhiệt cao có thể từ ống xả, từ tia lửa điện chụp gắn bugi cũng có thể gặp nguồn nhiệt môi trường ngoài rồi bốc cháy. 3.1.2. Cháy xe do dây điện bị mài mòn, chuột cắn Trong quá trình sử dụng do rung, lắc, chuyển động dây dẫn điện có thể bị mài mòn vỏ, hoặc do chuột cắn trơ dây đồng ra ngoài gây ngắn mạch, sinh nhiệt làm cháy dây và các phụ tùng xung quanh, dẫn tới cháy xe. Hoặc có thể phát ra tia lửa điện kết hợp với rò rỉ xăng gây nên cháy xe. Khi bị ngắn mạch sẽ sinh ra nguồn nhiệt rất lớn có thể đốt cháy các vật liệu mà bình thường rất khó cháy. Hình 5. Vị trí tiếp xúc bị mài mòn 3.1.3. Cháy xe do gắn thêm thiết bị không an toàn, thay thế thiết bị khác với nhà sản xuất, kém chất lượng Trong một số trường hợp xe được trang bị thêm đèn, dàn âm thanh, màn hình, còi, cửa trời, khóa điện, ắc quy phụ cho dàn âm thanh, thay cầu chì bằng dây dẫn và rất nhiều thiết bị khác không đảm bảo an toàn hoặc công suất quá lớn dẫn đến hệ thống mặc định trên xe không đáp ứng nổi gây nên chập, cháy. 3.1.4. Cháy do xe gặp tai nạn kết hợp với đổ xăng Một số xe khi gặp tai nạn mà người sử dụng không đậy nắp bình xăng hoặc nắp bị hở kết hợp với tia lửa phát ra do ma sát của sắt và mặt đường gây nên cháy xe sau khi tai nạn. Vì vậy việc không đậy nắp bình xăng là rất nguy hiểm. 3.1.5. Cháy xe do tác nhân bên ngoài Trong một số vụ cháy, xe có thể bị cháy do bén lửa từ chỗ khác sang hoặc do Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 4 mâu thuẫn cá nhân, cạnh tranh không lành mạnh, xe bị đốt chứ không phải tự cháy. 3.1.6. Cháy xe do xăng kém chất lượng Xăng kém chất lượng, pha tạp chất có thê gây nên hiện tượng ăn mòn chi tiết trên xe gây nên hiện tượng rò rỉ hoặc có khả năng bay hơi cao hơn, dễ tạo thành hòa khí kết hợp với các yếu tố khác gây nên cháy xe. Hiện tượng xăng tràn ra ngoài trong khi tiếp nhiên liệu có thể là một trong những nguyên nhân gây nên cháy xe. 3.2. Một số đặc điểm kết cấu của các dòng xe cháy nhiều nhất hiện nay Trên xe air blade bình xăng được đặt phía trước, vị trí nắp xăng chật hẹp, khi đổ xăng dễ gây sự cố đổ, tràn ra ngoài tạo điều kiện gây cháy xe. Gầm xe thiết kế bọc kỹ càng và ống xăng chống tràn của nắp xăng chảy trực tiếp lên gầm xe, đọng lại đó và tạo điều kiện gây cháy. Hình 6. Một số đặc điểm kết cấu của xe Air Blade 3.3 Một số cách bố trí an toàn Cách sắp xếp vị trí của các chi tiết trên xe có thể giảm được hiện tượng cháy nổ.Ống dẫn xăng thừa an toàn cần phải đặt thừa ra một đoạn so với thân máy, gầm xe để xăng chảy ra không làm ướt xăng các chi tiết xung quanh. Vị trí của bình xăng phải thuận lợi cho việc tiếp nhiên liệu và phải hạn chế việc tràn nhiên liệu ra ngoài Hình 7. Ống dẫn xăng tràn an toàn 4. Kết luận 4.1 Các nguyên nhân gây nên cháy xe - Do xăng bị rò rỉ kết hợp với việc bị chập điện gây cháy xe. - Do gắn thêm thiết bị không an toàn hoặc gây quá tải cho hệ thống điện. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 5 - Do tác nhân bên ngoài như cháy lan từ nguồn cháy khác sang, bị cố ý đốt. - Do xe bị tai nạn, tàn thuốc lá kết hợp với rò xăng gây nên cháy xe. 4.2 Đề xuất các biện pháp khắc phục sự cháy nổ xe - Những xe cũ có hệ thống điện đã xuống cấp cần phải tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa lại hệ thống điện đặc biệt là các mối nối. Những xe có hệ thống điện, điện tử phức tạp cần phải thường xuyên kiểm tra, chăm sóc hệ thống điện, điện tử tránh bị chập điện. Đặc biệt là không nên tháo bỏ hoặc nối tắt các cầu chì, nếu cầu chì bị cháy thì phải thay ngay, vì cầu chì có chức năng quan trọng trong việc bảo vệ hệ thống điện trên xe. - Không nên lắp thêm các thiết bị không đảm bảo an toàn, không được nhà sản xuất khuyến cáo nếu phải lắp thì cần phải tính toán khoa học trước khi lắp lên xe - Đối với hệ thống nhiên liệu cần phải kiểm tra (các gioăng đệm, các ống dẫn xăng ) bảo dưỡng lại tránh bị rò xăng, Chú ý khi đổ xăng không nên đổ quá đầy và phải đậy nắp thùng xăng. - Không nên vứt tàn thuốc xuống lòng đường. Không nên để các vật dụng, thiết bị dễ cháy trong cốp xe như điện thoại, nước hoa, máy tính bảng. Để xe nơi an toàn, tránh các nơi nguồn nhiệt cao - Đối với nhà sản xuất cần phải tính toán thiết kế tốt hơn để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Tài liệu tham khảo 1: Các trang báo điện tử như: 24h.com.vn, dantri.com.vn [2] Tài liệu tham khảo 2: Các kênh truyền hình đưa tin về các vụ cháy. Tác giả: Lê Văn Long- Đặng Công Quý- Dương Văn Tâm; Lớp 09ĐL1 Cao Đẳng Công Nghệ, Đại Học Đà Nẵng; Mail: levanlong280791@gmail.com; SĐT: 01649790799 . tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 1 NGHIÊN CỨU KHẮC PHỤC CÁC TRƯỜNG HỢP CHÁY, NỔ Ô TÔ, XE MÁY OVERCOMING. thực tế Để tìm ra các nguyên nhân gây cháy nổ ô tô, xe máy nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát các vụ cháy nổ thực tế trên các kênh thông tin đại chúng.

Ngày đăng: 15/02/2014, 03:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Hiện trường Xe Mercedes bị cháy và Xe Piaggio LX bốc cháy - Tài liệu BÁO CÁO " NGHIÊN CỨU KHẮC PHỤC CÁC TRƯỜNG HỢP CHÁY, NỔ Ô TÔ, XE MÁY " docx
Hình 1. Hiện trường Xe Mercedes bị cháy và Xe Piaggio LX bốc cháy (Trang 1)
Hình 3. Sự bùng cháy của dây dẫn qua các giai đoạn - Tài liệu BÁO CÁO " NGHIÊN CỨU KHẮC PHỤC CÁC TRƯỜNG HỢP CHÁY, NỔ Ô TÔ, XE MÁY " docx
Hình 3. Sự bùng cháy của dây dẫn qua các giai đoạn (Trang 2)
Hình2. Sự bùng cháy của tàn thuốc qua các giai đoạn - Tài liệu BÁO CÁO " NGHIÊN CỨU KHẮC PHỤC CÁC TRƯỜNG HỢP CHÁY, NỔ Ô TÔ, XE MÁY " docx
Hình 2. Sự bùng cháy của tàn thuốc qua các giai đoạn (Trang 2)
Hình 4. Bộ chế hịa khí. - Tài liệu BÁO CÁO " NGHIÊN CỨU KHẮC PHỤC CÁC TRƯỜNG HỢP CHÁY, NỔ Ô TÔ, XE MÁY " docx
Hình 4. Bộ chế hịa khí (Trang 3)
Hình 5. Vị trí tiếp xúc bị mài mịn - Tài liệu BÁO CÁO " NGHIÊN CỨU KHẮC PHỤC CÁC TRƯỜNG HỢP CHÁY, NỔ Ô TÔ, XE MÁY " docx
Hình 5. Vị trí tiếp xúc bị mài mịn (Trang 3)
Hình 6. Một số đặc điểm kết cấu của xe Air Blade - Tài liệu BÁO CÁO " NGHIÊN CỨU KHẮC PHỤC CÁC TRƯỜNG HỢP CHÁY, NỔ Ô TÔ, XE MÁY " docx
Hình 6. Một số đặc điểm kết cấu của xe Air Blade (Trang 4)
Hình 7. Ống dẫn xăng tràn an toàn - Tài liệu BÁO CÁO " NGHIÊN CỨU KHẮC PHỤC CÁC TRƯỜNG HỢP CHÁY, NỔ Ô TÔ, XE MÁY " docx
Hình 7. Ống dẫn xăng tràn an toàn (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN