Xảstressbằngphươngpháphọc
Tìm góc học tập
Bạn học trên giường? Bạn có thể “quá thoải mái" đến nỗi dễ ngủ gật như chơi.
Bạn học dưới bếp? Điều này cũng tốt đối với các em nhỏ, còn chúng ta đã lớn rồi,
bài tập khó hơn thì phải tìm chỗ nào yên tĩnh để học.
Bài trí góc học tập
Sách vở và đồ dùng học tập nên để cùng một nơi. Bàn học nên đặt cách xa nơi
sinh hoạt của gia đình là tốt nhất. Bạn sẽ cần một ngọn đèn đủ sáng và chiếc ghế
vừa tư thế để tránh đau lưng hay gù vai.
Bài tập về nhà
Bạn sẽ có nhiều bài tập về nhà lắm đấy! Hãy ghi chép lại khi bạn học trên lớp.
Nếu thầy cô viết gì lên bảng hãy viết vào vở! Chú ý rằng bạn phải hiểu rõ bài tập
thầy cô giáo ra về nhà, nếu chưa rõ thì hỏi lại. Bạn không nên ra về trong khi chưa
thực sự hiểu yêu cầu cô thầy đặt ra cho mình!
Sắp xếp tàiliệu
Bạn sẽ không chỉ có tàiliệu cho tất cả các môn học. Có nhiều thầy cô đã có sẵn
cách tổ chức riêng, nếu bạn không có thì hãy thử cách này xem. Bạn có một bìa rời
(có bán ở các shop văn phòng phẩm) và xếp các túi đựng tàiliệu trong đó, mỗi túi
là một môn học. Tiếp đó bạn ghi nhãn từng môn học cho mỗi túi. Mỗi tàiliệu nào
nhận được từ thầy cô bạn sẽ xếp vào đúng túi tàiliệu đó. Vậy bạn không phải
stress vì việc không tìm thấy chúng hay thất lạc chúng nữa.
Học từng phần nhỏ
Thay vì tìm tất cả các trang bạn cần học, hãy chia chúng thành những phần nhỏ.
Sau đó lấy một cuốn lịch tuần ghi chú ngày kiểm tra của bạn. Tiếp đến chia tất cả
số trang bạn phải học và học mỗi hôm một ít, có cả ghi chú, làm sao cho đêm
trước ngày kiểm tra là dành cho việc ôn lại bài.
Kết luận
Bạn thấy không, cách học từng phần và với một chút phươngpháp có tổ chức, bạn
không cần phải lo lắng khi thầy cô giáo báo ngày kiểm tra bởi vì bạn đang sẵn
sàng làm hết sức mình để đạt điểm cao rồi nhé!
Đánh dấu các buổi hẹn, đi học, họp trong một cuốn sổ tay chia ô thời gian hoặc
bảng biểu.
- Nếu bạn là người thiên về sử dụng giác quan (nếu nhìn sẽ khiến bạn học vào đầu
nhanh hơn), bạn có thể sơ đồ hóa thời gian biểu.
- Tập thói quen: Điều đầu tiên, sáng dậy, đó là xem hôm nay phải làm những gì.
Và trước khi đi ngủ thì xem mình đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày mai chưa.
Lịch ghi kế hoạch lâu dài
- Sử dụng một bảng cho mỗi tháng để bạn có thể lên kế hoạch trước.
- Những lịch ghi kế hoạch lâu dài như thế này sẽ nhắc nhở để bạn sử dụng tốt quỹ
thời gian của mình.
Nói chung, bạn đang nhìn thầy cô mà hồn bạn đang "lang thang" một cuộc viễn du
nào đó chứ không có tại lớp. Thầy cô thì khản tiếng, hết nước bọt để trình bày bài
dạy của mình, những mong học sinh hiểu sâu, hiểu rộng mà nào được có mấy ai
chịu khó nghe! Bạn phải biết rằng bạn đang ở trong lớp học, và bạn đang có nhiệm
vụ "nghe giảng bài".
Bạn phải xác định như vậy mới gạt phăng mọi vấn đề khác để tập trung cho việc
nghe giảng bài. Nếu như bạn không chú tâm nghe giảng thì đâu phải bạn có động
cơ đi học. Mà động cơ học tập thì đúng là điều rất quan trọng của tuổi trẻ. Vậy bạn
phải tự hỏi mình. Ta đến lớp để làm gì?
Học, học thì phải nghe lời giảng của thầy cô. Nếu không, bạn chỉ có tiếng đi học,
mang danh là một học sinh, nhưng kỳ thực không phải là học sinh. Vì một học
sinh thì phải biết học, chăm học và học giỏi nữa. Chịu bao lao nhọc để đặt kỳ vọng
nơi bạn, vậy mà bạn nỡ phụ lòng ba mẹ bạn sao?
Dù sau này bạn là ai, bất cứ địa vị nào trong xã hội, mà tuổi trẻ bạn chây lười
trong học tập là bạn đã mắc nợ với đời. Trước nhất là cha mẹ. Sau đến là thầy cô
và cuối cùng là với xã hội.
Vì bạn sống trong lòng xã hội là bạn phải có trách nhiệm phục vụ xã hội. Ai làm ra
những phẩm vật cho xã hội? Con người. Muốn làm một con đường phải có kỹ sư
tính toán. Cái áo bạn mặc, quyển vở bạn đọc đều do tay con người làm ra. Bệnh
tật, bạn cần bác sĩ và viên thuốc bạn uống cũng cần dược sĩ bào chế.
. Xả stress bằng phương pháp học
Tìm góc học tập
Bạn học trên giường? Bạn có thể “quá thoải mái" đến nỗi dễ ngủ gật như chơi.
Bạn học dưới. đi học,
mang danh là một học sinh, nhưng kỳ thực không phải là học sinh. Vì một học
sinh thì phải biết học, chăm học và học giỏi nữa. Chịu bao lao nhọc