Chiếnđấu với kỳ thi
Có nên xem lại bài vào đêm trước ngày thi không nhỉ?
Có. Bạn nên xem qua những ghi chú, nhưng đừng quá lâu. Bạn cũng nên đi ngủ
sớm, thức khuya để nhồi nhét thường chỉ làm mọi thứ tệ hại hơn và làm xáo trộn
trí nhớ của bạn. Nếu không ngủ được, hãy thưởng thức một ly sữa nóng.
Không khí trong lành cũng giúp ích rất nhiều. Tập vài động tác cũng giúp bạn
giảm stress đáng kể đấy!
Lưu ý: Ăn nhiều dầu cá có thể cải thiện năng lực trí tuệ và tăng khả năng tâp trung
của bạn!
Nên chia thời gian thi thế nào cho hợp lý?
Trước hết, hãy dành ít phút để đọc những hướng dẫn và các câu hỏi một cách cẩn
thận. Vạch một kế hoạch sơ bộ cho việc dành bao nhiêu thời gian cho mỗi phần,
và những gì bạn dự định sẽ phải hoàn tất, đánh dấu ngay vào đó. Bắt đầu với
những câu hỏi mà bạn cho là có thể trả lời tốt nhất. Kiểm tra lại lần thứ hai các câu
trả lời của bạn vào cuối giờ.
Nếu bạn cảm thấy lo sợ, hãy hít thở thật sâu và chậm. Nếu đầu óc cảm thấy trống
rỗng, hãy nhớ rằng bạn sẽ biết nhiều hơn những gì bạn tưởng!
Làm thế nào để có thể kiếm thêm điểm?
Nếu đó là một bài luận, hãy viết một dàn bài thật ngắn (câu chủ đề của mỗi đoạn
chẳng hạn) và gạch ngang khi bạn đã hoàn tất phần đó. Nếu không còn đủ thời
gian, hãy chép luôn dàn bài đó vào bài thi, bạn có thể kiếm điểm nhờ phần đó đấy!
Trong các kỳ thi tiếng, ngôn ngữ, cố gắng dùng nhiều cấu trúc thì và động từ khác
nhau để chứng tỏ cho giám khảo thấy khả năng của bạn. Nếu đó là kỳ thi toán
hoặc các môn khoa học, hãy trình bày tất cả các bước - bạn có thể trình bày, cả
những bước nhỏ, nhưng nhớ là phải đúng phương pháp giải đấy, ngay cả khi đáp
án cuối cùng của bạn không chính xác.
Có nên so sánh đáp án cùng bạn bè sau khi thi chăng?
Đừng! Không nên tham gia vào những cuộc tranh luận không có hồi kết về bài thi
với các bạn. Họ dường như luôn cho rằng câu trả lời của họ là đúng nhất, và bạn
cũng cho như thế nhưng cả hai lại chẳng chọn cùng một câu! Có khi phải hàng
tuần bạn mới hết lo lắng cho đến khi bạn biết được đích xác câu đúng là gì.
Đơn giản hóa các ghi chú
Càng đơn giản hóa/rút gọn các ghi chú, bạn càng dễ dàng làm kiểm tra hơn. Như
vậy, trong một ngày ôn bài hiệu quả, tất cả những điều bạn có là những kiến thức
quan trọng và cần thiết.
Đừng nghe nhạc
Vài người cho rằng nghe nhạc hoặc xem TV sẽ giúp bạn nhớ tốt hơn. Nhưng thật
ra, những chuyện đó chỉ khiến bạn phân tâm thôi. Vì vậy, không nghe nhạc hoặc
xem TV khi đang ôn thi nha bạn!
Tính đúng giờ
Khi làm bài kiểm tra, điều quan trọng không kém là bạn phải tính tóan thời gian
thật chính xác. Làm những phần mà bạn “ăn chắc” nhất, và quyết định xem bạn
nên dành bao nhiêu thời gian cho mỗi câu hỏi.
Không chừa bất kỳ câu hỏi nào
Luôn luôn viết câu trả lời cho các câu hỏi. Một câu hỏi không được trả lời sẽ
chẳng có điểm nào. Nhưng nếu bạn viết gì đó để trả lời, biết đâu bạn sẽ “vớt vát”
thêm tí điểm vì sự cố gắng ấy.
“Hốt cú chót”
Dù bạn có chuẩn bị bài tốt hay không, cũng sẽ không hại gì khi ôn bài hơi trễ một
xíu (ôn đến giây phút cuối cùng). Bạn sẽ không thể biết trước được điều gì cả!
Biết đâu những kiến thức cuối cùng bạn đọc trước khi bước chân vào phòng thi lại
là câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên đấy!
. Chiến đấu với kỳ thi
Có nên xem lại bài vào đêm trước ngày thi không nhỉ?
Có. Bạn nên xem qua những ghi. đủ thời
gian, hãy chép luôn dàn bài đó vào bài thi, bạn có thể kiếm điểm nhờ phần đó đấy!
Trong các kỳ thi tiếng, ngôn ngữ, cố gắng dùng nhiều cấu trúc