Tài liệu BÓNG CHUYỀN và ĐIỀN KINH docx

8 448 3
Tài liệu BÓNG CHUYỀN và ĐIỀN KINH docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÓNG CHUYỀN LỊCH SỬ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN I. NGUỒN GỐC Theo các nhà sử học ngày nay thì bóng chuyền xuất hiện đầu tiên ở nước mỹ. vào 1 ngày mùa thu năm 1895, do thời tiết quá xấu nên một giáo viên thể dục ở bang Massachuset tên Qiliam Morgan đã nâng lưới Tennis lên thành 6 bộ (1 bộ - 0,3248m) sau đó dùng bóng rổ chuyền qua chuyền lại. Lúc đầu trò chơi này chưa có luật thi đấu, số người tham gia chơi không hạn chế và số lần chạm bóng bao nhiêu cũng được. II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN BÒNG CHUYỀN VN Xuất hiện ở châu Á từ khoảng năm 1905 đến năm 1908 lúc đầu ở Philippin, Nhật Bản, Trung Quốc Du nhập vào các nước và các châu lục khác bằng quân đội viễn chinh, bằng con đường truyền giáo (linh mục đi truyền đạo), bằng đường thương mại (thủy thủ chơi). Vào năm 1947 liên đoàn Bóng chuyền thế giới ra đời và được viết tắt là FIVB. Đến năm 1964 lần đầu tiên bóng chuyền có mặt trong chương trình thi đấu tại Olympic tại Tokyo Nhật Bản. 1. Thời kỳ trước cách mạng tháng 8: Vào khoảng năm 1929-1930 bóng chuyền xuất hiện tại VN và có màu sắc riêng, không giống như một số nước quanh ta. Vào thời đó có 1 trận thi đấu giữa người Pháp và Hoa kiều ở Hải Phòng. 2. Thời kỳ 1945 đến 1964 Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, bóng chuyền được phổ biến và phát triển rộng rãi ở khu giải phóng. Nó được nhân dân và lực lượng quân đội coi như một phương tiện rèn luyện để cũng cố và nâng cao sức khỏe để chiến đấu. Hòa bình lặp lại, miền Bắc được giải phóng, phong trào TDTT nói chung và bóng chuyền nói riêng có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Đoàn Thể Công – một tổ chức TDTT quân đội được thành lập và đội bóng chuyền Thể Công đã trở thành 1 đội bóng chuyền mạnh của miền Bắc. Thời kỳ này có nhiều đội bóng chuyền nữ xuất hiện như: Quân y viện 108, bộ Tổng tư lệnh QĐNNVN. Đến năm 1957 ông Phan Kế Toàn (Bộ trưởng BNV) ký một quyết định thành lập Hiệp hội bóng chuyền VN. Tháng 10 năm 1957 đội bóng chuyền nước ta được thành lập để tham dự giải 4 nước: Trung Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ, VN ở Bình Nhưỡng. Năm 1959, hội bóng chuyền VN mời đội nam nữ Xoophia (Bingari), Mông Cổ sang thi đấu hữu nghị với các đội ở nước ta. Năm 1961 liên đoàn bóng chuyền VN gia nhập liên đoàn bóng chuyền thế giới. đến năm 1964 VN bắt đầu phong cấp 1 và kiện tướng cho VĐV bóng chuyền. 3. Từ năm 1964 đên 1975: Sau sự kiện ngày 5-8-1964 miền Bắc nước ta bước vào cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. phong trào TDTT nói chung và môn bóng chuyền nói riêng tạm thời bị thu hẹp và chuyển sang thời chiến. Tuy vật một số hoạt động thi đấu đỉnh cao vẫn được tiến hành. Năm 1966 đội bóng chuyền nước ta thi đấu tại ĐH Ga-nê-pho châu Á lần thứ 2 tổ chức tại Campuchia và nước ta đứng vị trí thứ 3 cả nam lẫn nữ. Năm 1973 giải ngoại hạng A được tổ chức với sự tham gia của 24 đội nam nữ. 4. Từ năm 1975 đến 1987 Ngày 30-4-1975, miền nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất và đi lên CNXH điều đó đã tạo cơ hội thuận lợi để phong trào bóng chuyền phát triển khắp đất nước. Năm 1975-1979 các đội bóng chuyền nam nữ phát triển mạnh mẽ (miền nam chưa có đội nữ). Năm 1979 lần đầu tiên tổ chức giải vô địch bóng chuyền toàn quốc và đội Bộ tư lệnh biên phòng vô địch. 1 Năm 1987 giải vô địch bóng chuyền được tổ chức tại Cửu Long và Tp Hồ Chí Minh, miền nam có 5 đội tham gia và vẫn chưa có đội nữ. 5. Từ năm 1988 đến nay: Năm 1988 các đội nam nữ nước ta đã tham gia thi đấu ở châu Á và Đông Nam Á. Từ năm 1990 đến nay phong trào bóng chuyền nước ta phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng trên phạm vi toàn quốc, miền nam đã có đội nữ tham gia giải các đội mạnh nam nữ. Các đội A1 nam nữ được tổ chức có hệ thống, kế hoạch dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của liên đoàn bóng chuyền VN. Chúng ta đã mời chuyên gia Trung Quốc, Cu Ba sang huấn luyện. VN đã tổ chức nhiều giải thi đấu quốc tế và khu vực. Bóng chuyền nước ta luôn được đánh giá là có khả năng phát triển cao trong khu vực Đông Nam Á. Liên đoàn bóng chuyền VN đã kết hợp với liên đoàn bóng chuyền thế giới mở các lớp đào tạo HLV bậc cao, trọng tài quốc gia và quốc tế. Đây là lược lượng quan trọng góp phần thúc đẩy và nâng cao môn bóng chuyền ở nước ta. 6. Đặc điểm tính chất và tác dụng của môn bóng chuyền Bóng chuyền là một môn thể thao được chơi bởi 2 đội, mỗi đội 6 cầu thủ được chơi trê mặt sân bằng phẳng trên nền đất, xi măng, gỗ hoặc bằng cao su tổng hợp, được phân cách bằng lưới ở giữa. Chạm bóng bằng bất cứ phần nào của cơ thể, mục đích của cuộc chơi là đưa bóng qua lưới sang sân của đối phương và ngăn không cho bóng chạm chạm sân mình. Bóng vào cuộc bằng cầu thủ phát bóng. Cầu thủ phát bóng bằng cánh tay qua lưới sang sân đối phương. Một cầu thủ không được chạm bóng 2 lần liên tiếp (trừ chắn bóng và lần chạm bóng lần đầu tiên). Một pha bóng kết thúc khi bóng chạm sân, ra ngoài hay một đội đỡ bóng hỏng (phạm lỗi). Thời gian thi đấu không hạn định, kết quả thi đấu được tình bằng điểm và hiệp. được tổ chức theo thể thức 5 hiệp thắng 3 hiệp. Số điểm của 4 hiệp đầu tối thiểu là 25 và hiệp quyết thắng là 15. Khi số điểm 2 bên hòa nhau là 24 đều (hoặc 14 đều ở hiệp 5) thì bên nào thắng cách biệt 2 điểm thì sẽ thắng hiệp đó. Hoạt động bóng chuyền là hoạt động không chu kỳ, trong thi đấu có nhiều tình huống xảy ra và diễn biến liên tục. Vị trí của các cầu thủ trên sân luôn thay đổi. Do vậy đòi hỏi mỗi VĐV phải có đủ trình độ kỹ-chiến thuật, thể lực và tâm lý thi đấu. Trong khi chơi, kỹ thuật luôn thay đổi biến hóa và đa dạng và vẫn mang tính liên hoàn nhịp điệu. Thế nên bóng chuyền là môn thể thao mang nhiều tính hấp dẫn sinh động sôi nổi cùng với sự đơn giản trong trang thiết bị chơi. Thi đấu bóng chuyền có tính đối kháng cao, được thể hiện rõ các khâu rất mãnh liệt như phát bóng, đập bóng và đỡ bóng nhưng khi chơi 2 bên ít va chạm và xô xát nhờ lưới và đường giữa sân. Quá trình thi đấu đòi hỏi VĐV phải thể hiện các hoạt động di chuyển, phản xạ nhanh ở nhiều tình huống, các động tác bật nhảy, lòng dũng cảm trong phòng thủ thời gian thi đấu kéo dài liên tục, quãng nghĩ ngắn kết hợp với động tác ngã lăn nên đòi hỏi người chơi phải có thể lực toàn diện, dũng cảm và tính đoàn kết quyết tâm cao. Nhìn chung bóng chuyền là môn thể thao tập thể, thiết bị sân bãi và dụng cụ đơn giản, dễ chơi nhưng có thể lực toàn diện. Mặt khác cần phải có đức tính cao thượng, lòng dũng cảm và đoàn kết hòa nhã trong tập thể đội bóng, trong sinh hoạt cũng như trong chiến đấu. CÁC KỸ THUẬT TRONG BÓNG CHUYỀN I. CHUYỀN BÓNG CAO TAY TRƯỚC MẶT Là kỹ thuật cơ bản trong môn bóng chuyền, nó là khâu tiếp nối giữa tấn công và phòng thủ. Kỹ thuật chuyền bóng cao tay được sử dụng ở 10 đầu ngón tay và lực cuối cùng ở cổ tay, đó là bộ phận linh hoạt nhất của cơ thể do vậy độ chính xác cao. Ngoài ra khả năng biến hóa trong tổ chức chiến thuật mới linh hoạt. 1. Cấu trúc kỹ thuật: a. Tư thế chuẩn bị: Thông thường ở tư thế trung bình cao, 2 chân mở rộng bằng vai hoặc hơn vai, 2 tay thả lỏng tự nhiên, mắt quan sát bóng. 2 b. Tiếp xúc bóng: Khi bóng đến 2 tay đưa từ dưới ra trước và lên trên, các ngón tay xòe tự nhiên hơi khum lại tạo hình túi để đỡ lấy phía dưới và phần sau quả bóng. 2 khủy tay hơi chếch ra phía trước cao hơn vai hoặc bằng vai, cổ tay cao hơn hoặc bằng đầu. Tiếp xúc vào bóng bằng các đốt ngón tay thứ 2 trở ra, riêng ngón trỏ và giữa được tiếp xúc bằng 3 đốt và một phần chai tay của ngón trỏ. c. Chuyền bóng đi: Khi bóng đến trọng tâm hơi hạ xuống để giảm xung lực đường bóng đến. Sau đó nhanh chóng dùng lực đạp đất từ bàn chân thông qua khớp cổ chân, khớp gối, hông, bả vai, khủy tay và cuối cùng bằng cổ tay sau đó nhanh chóng đẩy bóng đi. d. Kết thúc: Sau khi đẩy bóng đi mắt nhìn theo tay sau đó nhanh chóng trở về vị trí ban đầu để thực hiện các động tác tiếp theo. Lưu ý: Trong kỹ thuật tiếp xúc bóng 2 ngón tay cái bám vào nhau để tránh trường hợp bóng lọt giữa 2 tay và rơi xuống mặt. II. CHUYỀN BÓNG THẤP TAY (đệm bóng) Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay cơ bản là kỹ thuật ra đời sau này và được phát triển hoàn thiện ở thập niên 60 khi kỹ thuật tấn công quá mạnh. Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay được sử dụng trong đở chuyền 1 và trong phòng thủ, đồng thời cũng được sử dụng yểm hộ trong tấn công hoặc chắn bóng. 1. Cấu trúc kỹ thuật a. Tư thế chuẩn bị: Như ở chuyền bóng cao tay nhưng thông thường đứng ở tư thế trung bình thấp. b. Giai đoạn tiếp xúc bóng: Khi chuẩn bị tiếp xúc bóng 2 tay đưa từ dưới ra ở độ cao trên đầu gối, ngang hông tùy theo góc phản xạ. Thông thường 2 bàn tay đặt lên nhau, tay thuận đặt dưới tay nghịch đặt trên, 2 ngón tay cái khép chặt và song song với nhau sao cho mặt trên của 2 cẳng tay bằng nhau, cổ tay gập xuống dưới. Điểm tiếp xúc với bóng là phần dưới của cẳng tay và phía trên cổ tay. Khi bóng đến 2 tay duỗi thẳng trọng tâm hạ xuống để giảm xung lực khi bóng đến. c. Đánh bóng: Khi đánh bóng duỗi các khớp cổ chân, gối, hông để tạo lực đưa trọng tâm cơ thể lên cao và về phía trước. Kết thúc động tác tay duỗi thẳng ở mức gần ngang vai. Trong quá trình thực hiện động tác cổ tay gập xuống, 2 bàn tay luôn nắm chặt. d. Kết thúc 2 tay rời nhau nhanh chóng trở về tư thế ban đầu để chuẩn bị cho các động tác tiếp theo. Lưu ý: Hình tay đón bóng, khủy tay cẳng cổ tay phải gập xuống. Vị trí tiếp xúc của tay với bóng. Quỹ đạo của đường bóng và vị trí điểm rơi của bóng. Tiếp xúc với các đường bóng khác nhau thì vận dụng kỹ thuật cũng khác nhau. III. PHÁT BÓNG Phân loại: cao tay và thấp tay - Cao tay: trước mặt - Thấp tay: trước mặt và nghiên mình 1. Kỹ thuật phát bóng cao tay trước mặt Tính năng và tác dụng: Phát bóng cao tay là một kỹ thuật cơ bản của bóng chuyền. Được sử dụng nhiều nhất trong quá trình tập luyện và thi đấu. Kỹ thuật phát bóng cao tay trước mặt là thân thể hướng lưới nên khả năng quan sát rộng. Sự lựa chọn mục tiêu cũng như việc thực hiện được chuẩn xác. Phát bóng tốt gây khó khăng cho việc thực hiện chiến thuật của đối phương đồng thời gây ảnh hướng xấu về tâm lý và gây thuận lợi cho việc mình phòng thủ. 3 2. Cấu trúc kỹ thuật: a. Tư thế chuẩn bị: Người đập đứng ở phía sau đường biên cuối sân. Tay nghịch tung bóng, đập ở phía dưới quả bóng, tay đánh bóng đặt trên quả bóng, mắt quan sát đối phương. b. Tung bóng: Khi thực hiện động tác này, trọng tâm dồn về chân trước, thân người hơi gập, khớp gối hơi khụy, tay cầm bóng thấp theo. Ngay sau đó duỗi nhanh chân trước, tay tung bóng từ dưới ra trước và lên trên đồng thời vươn người là lúc tay rời bóng. Tay đánh bóng chuyển động lên cao và ra sau, căn bả vai và thân trên, khủy tay gập lại cao hơn hoặc bằng vai, bàn tay ngửa, thân người cong hình cánh cung, cổ hơi ngửa. c. Đánh bóng: Bóng rơi đến tầm thích hợp, chân sau đạp đất và duỗi thẳng các khớp, chuyển động của tay đưa từ sau lên cao ra trước, tay đánh bóng tiếp xúc vào bóng ở mặt trước. Tốc độ chuyển động nhanh dần, tiếp xúc vào bàn tay ở gần cổ tay, cả bàn tay ôm lấy bóng và đánh vào phần sau phía dưới quả bóng. d. Kết thúc: Khi rời bóng, tay thực hiện vươn về trước, chân bước lên để thực hiện các kỹ thuật khác. IV. ĐẬP BÓNG Là kỹ thuật tấn công hiệu quả nhất, là khâu cuối cùng để đảm bảo cho sự được mất điểm. Là nền tản để phối hợp tấn công. Thực hiện tốt kỹ thuật đập bóng không những đêm lại thắng lợi cho đội nhà mà còn đêm lại sự tự tin, tinh thần phấn khởi trong thi đấu và ngược lại. Kỹ thuật đập bóng là kỹ thuật phức tạp, khó tâp nhưng gây hưng phấn trong tập luyện. Thời điểm được tiếp xúc bóng trên không với tầm cao tạo nên uy lực lớn từ đó cũng đòi hỏi trình độ kỹ thuật tốt hơn. 1. Cấu trúc kỹ thuật: a. Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước chân sau, thông thường chân thuận đặt trước, gối hơi khụy, 2 bàn tay thả lỏng tự nhiên bên mình, mắt quan sát bóng và đối phương. b. Chạy đà: Thông thường thân người hướng với lưới 1 góc 45 độ. Sau khi quan sát đường chuyền 2, xác định đểm rơi của bóng thì chuẩn bị động tác chạy đà. Thông thường chạy đà có độ dài từ 3 đến 5m. Mục đích chạy đà tạo ra tốc độ nằm ngang lớn nhất để thực hiện bước bật nhảy, trong thực tế có thể chạy 1-3-5-7 bước, xong kỹ thuật cơ bản là 3 bước. Bước thứ 1 là ngắn gọi là bước chuẩn bị Bước thứ 2 dài hơn, trọng tâm thập hơn, tốc độ nhanh nhất gọi là bước điều chỉnh. Bước thứ 3 dài nhất, trọng tâm và tốc độ nhanh nhất gọi là bước bậc nhảy. Chân trái bước lên đặt từ gót chân lên mũi bàn chân đồng thời kéo lên chân sau, 2 chân đạp đất gần như 1 lúc. Khoảng cách 2 chân rộng bằng vai, đồng thời khi bước vào đà kết hợp với vung tay từ dưới ra trước, kết thúc 3 bước cả thân người hơi ngã ra sau, 2 tay co ở khớp khủy. c. Bậc nhảy: Kết thúc bước cuối cùng bàn chân nhanh chóng lăng từ gót lên mũi bàn chân, dũi nhanh các khớp, 2 tay chuyển động lên cao và ra sau căng ở khớp bả vai và co tự nhiên ở khớp khủy. Tay không đánh bóng theo quán tính đưa tay ngan tầm mắt, toàn thân cong hình cánh cung. d. Đánh bóng: Sau khi bậc nhảy tay tiếp tục chuyển động ra sau, gập ở khớp khủy, khủy tay hướng lên trên và ra trước. Khi cơ thể lên tầm cao nhất, tay đánh bóng nhanh chóng duỗi từ sau lên cao và ra trước, tiếp xúc vào bóng bằng lòng bàn tay, các ngón tay ôm lấy bóng ở phía dưới và phần sau. e. Rơi xuống đất: Khi đánh bóng đi, do kết quả của việc gập thân và chuyển động tay, động tác tiếp đất có thể cách xa điểm bậc nhảy từ 20-50cm và rơi xuống đất bằng mũi bàn chân chuyển dần xuống gối. Đầu gối khụy để giảm xung lực và nhanh chóng chuẩn bị các động tác tiếp theo. 4 ĐIỀN KINH KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN I. Khái niệm Điền kinh là một môn thể thao mang tính chất vận động tự nhiên bao gồm các bộ môn đi bộ, chạy, nhảy, nén đẩy và nhiều môn phối hợp. Những hình thức vận động này rất gần gũi và cần thiết trong đời sống con người. II. Lịch sử phát triển Điền kinh là môn có lịch sử lâu đời so với các môn thể thao khác. Đi bộ, chạy, nhảy và nếm đẩy là những hoạt động tự nhiên của con người. Từ những hoạt động với mục đích duy chuyển để tìm kiến thức ăn, tự bảo vệ đến phòng chống thiên tai, vượt chướng ngại vật. Hoạt động này ngày càng hoàn thiện cùng với sự phát triển của xã hội loài người và dần dần trở thành một phương tiên giáo dục thể chất, một môn thể thao có vị trí xứng đáng thu hút mọi người tham gia luyện tập. Các bài tập điền kinh đã được loài người sử dụng từ thời cổ Hy Lạp, song lịch sử phát triển của nó được ghi nhận trong cuộc thi đấu chính thức vào năm 776 TCN. Năm 1837 tại Tp. Legbi (Anh) cuộc thi đấu chạy 2km lần đầu tiên được tổ chức. Từ năm 1851 các môn chạy tốc độ, chạy vượt chướng ngại vật, nhảy xa, nhảy cao, ném vật nặng bắt đầu đc đưa vào chương trình thi đấu ở các trường ĐH ở nước Anh. Năm 1880, liên đoàn Điền kinh nghiệp dư nước Anh ra đời. Đây là liên đoàn điền kinh nghiệp dư đầu tiên trên thế giới. Từ năm 1880-1890 môn điền kinh phát triển mạnh ở nhiều nước như Pháp. Mỹ, Đức. Na Uy, Thụy Điển và các liên đoàn điền kinh quốc gia lần lượt thành lập ở hầu hết các châu lục. Năm 1992 liên đoàn điền kinh nghiệp dư quốc tế ra đời với tên gọi tắt là IAAF (International Amateur Athletic Federation). Đây là tổ chức cao nhất lãnh đạo phong trào điền kinh toàn thế giới. Hiện nay tên gọi của liên đoàn điền kinh nghiệp dư quốc tế đã được chuyển thành Hiệp hội quốc tế các liên đoàn điền kinh (International Association of Athletic Federations) với tên viết tắt là IAAF. IAAF có 210 thành viên là các liên đoàn điền kinh quốc gia và các vùng lãnh thổ ở các châu lục, trong đó liên đoàn điền kinh VN. Hiện nay trụ sở của IAAF đặt ở Monaco. III. Vài nét về điền kinh VN Nguồn gốc về môn điền kinh nước ta đã được các nhà nghiên cứu xác định là có từ lâu đời. Trong lịch sử ngàn năm đấu tranh sinh tồn, dựng nước và giữ nước của dân tộc VN, tổ tiên của chúng ta cũng quen thuộc với hoạt động đi bộ, chạy, nhảy, ném đẩy. Lịch sử đã ghi nhận chiến công dưới sự lãnh đạo của vị anh hùng dân tộc Quang Trung, hàng chục vạn quân Tây Sơn đã hành quân thần tốc từ Phú Xuân (Bình Định) đến Thăng Long để đánh tan quân Thanh xâm lược giành độc lập cho đất nước. Trong thời gian dài thực dân Pháp đô hộ nước ta môn điền kinh phát triển rất chậm và yếu ở cả miền Bắc Trung Nam. Theo thời báo Tương lai Bắc kỳ (Bằng tiếng Pháp) tại cuộc thi đấu điền kinh ở Hà Nội nào tháng 4/1925 bao gồm 9 môn: chạy 100m, 110m rào, 400m, nhảy cao, nhảy sào, đẩy tạ, ném đĩa, ném lao. Thành tích còn rất thấp. Sau CM tháng 8 thắng lợi và nhất là từ ngày hòa bình lặp lại (1954) môn điền kinh được khôi phục và phát triển hơn trước, song không đồng đều ở 2 miền Nam-Bắc. Từ tháng 5/1975 đến nay, trong điều kiện tổ quốc hòa bình độc lập. Môn điền kinh tiếp tục phát triển mạnh hơn so với giai đoạn trước đây. Nhiều người tự đi bộ, chạy chậm chương trình giáo dục TDTT nói chung và môn điền kinh nói riêng đã được cải tiến trong trường học. Sau Đại hội Đảng CS VN lần thứ VI, đất nước ta bước vào công cuộc đổi mới, thực hiện chính sách mở cửa, muốn làm bạn với tất cả các nước vì hòa bình và sự tiến bộ của nhân loại. Trong công cuộc đổi mới chúng ta đã đạt được những thắng lợi to lớn về kinh tế, xã hội, ngoại giao từ đó môn điền kinh có thêm điều kiện phát triển. Điền kinh Việt Nam đã mở rộng giao lưu thi đấu với các nước trong khu vực Đông Nam Á, châu Âu và thế giới đã đạt nhiều thành tích khích lệ. 5 CHẠY CỰ LY NGẮN Chạy cự ly ngắn bao gồm các cự ly từ 20m đến 400m, trong đó 100m, 200m, 400m là các nội dung thi đấu chính thức trong các kỳ Đại hội thể thao Olympic và các cuộc thi đấu lớn. I. Kỹ thuật chạy cự ly ngắn Chạy cự ly ngắn được chia thành 4 giai đoạn: xuất phát, chạy lao sau xuất phát, chạy giữa quãng và chạy về đích. 1. Xuất phát Trong chạy cự ly ngắn người ta áp dụng cách xuất phát thấp vì kỹ thuật này giúp VDV bắt đầu chạy nhanh hơn và sớn đạt được tốc độ cực đại trong khoảng thời gian ngắn. Để xuất phát nhanh người ta sử dụng bàn đạp xuất phát, bàn đạp xuất phát đảm bảo cho VDV có điểm tỳ vững chắc để đạp sau và sự ổn định khi đặt chân. Cách đo bàn đạp: cách thông thường thì bàn đạp trước cách vạch xuất phát từ 1-1,5 bàn chân, còn bàn đạp sau cách bàn đạp trước 1 khoảng bằng độ dài cẳng chân (gần 2 bàn chân). Cách kéo dãn VDV rút ngắn khoảng cách giữa 2 bàn đạp xuống còn 1 bàn chân hoặc ít hơn, khoảng cách từ bàn đạp thứ 1 đến vạch xuất phát chỉ gần 2 bàn chân (khoảng cách này được kéo dãn). Cách làm gần khoảng cách giữa 2 bàn đạp được rút ngắn lại còn 1 bàn chân hoặc nhỏ hơn, song khoảng khách từ bàn đạp trước đến vạch xuất phát chỉ còn khoảng 1-1,5 bàn chân (như vậy khoảng cách từ bàn đạp sau đến vạch xuất phát được làm gần lại). Mặt tựa của bàn đạp trước nghiêng với góc 45-50 độ, mặt tựa của bàn đạp sau 60-80 độ. Góc nghiêng của mặt tự bàn đạp thay đổi tùy thuộc vào khoảng cách đến vạch xuất phát. Khi bàn đạp được đặt gần vạch xuất phát thì góc nghiên của mặt tựa bàn đạp giảm đi và ngược lại. Khoảng cách giữa 2 bàn đạp xa hay gần vạch xuất phát tùy thuộc vào đặt điểm cơ thể VDV, trình độ phát triển của các tố chất nhanh, mạnh và những tố chất khác của họ. 2. Chạy lao sau xuất phát Cùng với việc tăng tốc, độ nghiêng thân trên về trước của VDV giảm đi và kỹ thuật chạy lao dần chuyển sang chạy giữa quãng. Chạy giữa quãng thường bắt đầu từ mét thứ 25-30 (sau khoảng từ 13 đến 15 bước chạy) khi VDV đạt được 90-95% tốc độ tối đa. Song không có giới hạn chính xác giữa chạy lao sau xuất phát và chạy giữa quãng. Các VDV cấp cao cần tính toán để đạt được tốc độ cực đại ở mét thứ 50-60, còn ở trẻ em lứa tuổi từ 10-12 thì ở mét 25-30. Các VDV chạy cự ly ở bất kỳ đẳng cấp, lứa tuổi nào, trong giây đầu tiên xuất phát cần đạt được 55% tốc độ tối đa, trong giây thứ 2 là 76%, trong giây thứ 3 là 91%, giây thứ 4 là 95%, trong giây thứ 5 là 99%. Tốc độ chạy xuất phát tăng lên chủ yếu do tăng độ dài bước chạy và 1 phần không nhiều do tăng tần số bước. Việc tăng độ dài bước chủ yếu đến bước thứ 8-10 (bước sau dài hơn bước trước 10-15cm) sau đó thì độ dài bước được tăng ít hơn (4-8cm). việc thay đổi độ dài bước đột ngột dưới hình thức nhảy là không tốt vì làm mất nhịp điệu chạy. Cùng với việc tăng tốc độ di chuyển của cơ thể, thời gian bay trên không tăng lên và thời gian tiếp đất giảm đi. Tay đánh mạnh về trước cũng có ý nghĩa đáng kể. Trong chạy lao sau xuất phát về cơ bản việc đánh tay cũng tương tự như trong chạy giữa quãng song với biên độ lớn hơn. 3. Chạy giữa quãng Khi đạt tốc độ cao nhất, thân trên của VDV hơi đổ về trước (72-78 độ). Trong một bước chạy, độ nghiên của thân trên có thể thay đổi. Lúc đạp sau độ nghiêng của thân trên tăng còn trong pha bay thì lại giảm đi. Trong lúc bay đùi hoạt động càng nhanh càng tốt, để giảm tác tộng kìm hãm tốc độ, khi đặt chân trên đường, chân tiếp xúc đất ở phần trước bàn chân. Chạy giữa quãng, các bước chạy thường không bằng nhau vì do bước cua chân khỏe thường dài hơn, để khắc phục thì phải lưu ý phát triển sức mạnh của cơ chân yếu (trong tập luyện). 6 Trong các giai đoạn của chạy cự ly ngắn, tay gấp ở khớp khủy được đánh mạnh về trước ra sau phù hợp với nhịp điệu hoạt động của chân. Tay đánh về trước hơi đưa vào trong còn khi ra sau thì đưa ra ngoài, các ngón tay nên nắm hờ. 4. Về đích Tốc độ cực đại trong cự ly 100-200m cần cố duy trì đến cuối cự ly, song ở khoảng 15-20m cuối cùng tốc độ thường bị giảm đi 3-8%. Phần chạy được kết thúc khi VDV dùng chân trên chạm vào mặt phẳng thẳng đứng qua đường đích. Để nhanh chóng chạm vào dây đích được kéo căng ở độ cao ngang ngực, ở bước chạy cuối cùng VDV cần thực hiện động tác gập thân đột ngột về trước để chạm ngực vào dây đích. Các này được gọi là đánh ngực. Người ta còn áp dụng vừa gập thân trên vừa xoay để 1 bên vai chạm đích. Sau khi chạm đích để khỏi ngã VDV cần đặt nhanh chân lăng xa về trước để giữ thăng bằng. Kỹ thuật chạm đích tốt giúp VDV chạm dây đích sớm hơn khi có 2 hay nhiều đối thủ ngang nhau muốn tranh thứ hạng cao nhất. Song nếu kỹ thuật chưa thuần phục thì nên chạy qua đích với toàn bộ tốc độ cao nhất mà không cần nghĩ tới việc thực hiện độc tác về đích. II. Đặc điểm kỹ thuật chạy ngắn trên các cự ly 1. Chạy 100m Cự ly này đòi hỏi phải chạy với tốc độ cực đại nên VDV phải xuất phát nhanh, tăng tốc độ thật nhanh trong chạy lao sau xuất phát để có được tốc độ cực đại và cố gắn duy trì tới đích. 2. Chạy 200m Khác với chạy 100m, VDV xuất phát chạy ngay nào đường vòng ở nữa đầu cự ly. Để thuận lợi khi xuất phát, bàn đạp xuất phát được bố trí ở mép ngoài ô theo hướng tiếp tuyến với đường vòng. Khi chạy trên đường vòng VDV cần nghiêng toàn bộ cơ thể vào phía trong để khắc phục ly tâm. Việc tăng độ nghiêng thần về bên trái vào trong khi đường vòng cần thực hiện đều tránh giật cục. Khi chạy trên đường vòng, tốt nhất nên đặt chân gần vơid mép đường vòng. Động tác đánh tay cũng khác so với khi chạy trên đường thẳng. Tay phải hướng vào trong nhiều hơn, còn tay trái hơi hướng ra ngoài. Ở những mét cuối cùng đường chạy vòng cần dần dần giảm độ nghiêng vào trong của cơ thể để chuẩn bị chạy ra đường thẳng. 3. Chạy 400m Chạy 400m được thực hiện với cường độ tương đối nhỏ so với chạy 100m, 200m. độ nghiêng của cơ thể trên đường chạy vòng cũng ít hơn, độ dài bước ngắn hơn (khoảng 7-8 bàn chân). Xuất phát trong chạy 400m cũng tương tự như trong 200m, sau khi đạt tốc độ cần thiết, VDV chuyển sang bước chạy thoải mái và cố gắn duy trì tốc độ đã đạt được càng lâu càng tốt. Kỹ thuật chạy trong khoảng 300m đầu ít thay đổi. Ở 100m cuối cùng do mệt mỏi, kỹ thuật bị thay đổi rõ rệt, tần số bước chậm lại và độ dài bước cũng giảm đi. CHẠY CỰ LY TRUNG BÌNH Chạy cự ly trung bình bao gồm các cự ly 500m-2000m. trong đó chạy 800m và 1500m là loại cự ly thi đấu chính thức trong các Đại hội Olympic và các cuộc thi đấu lớn. I. KỸ THUẬT CHẠY CỰ LY TRING BÌNH Kỹ thuật chạy cự ly trung bình có thể chia thành các giai đoạn xuất phát và tăng tốc độ sau xuất phát, chạy giữa quãng và chạy về đích. 1. Xuất phát và tăng tốc sau xuất phát Trong chạy cự ly trung bình các VDV thường sử dụng kỹ thuật xuất phát cao. Xuất phát trong chạy cự ly trung bình tuy không có ý nghĩa lắm nhưng cũng cần xuất phát nhanh để chiếm vị trí thuận lợi khi chạy là cần thiết và sau khi xuất phát thì lập tức tăng tốc độ. 7 2. Chạy giữa quãng Bước chạy giữa quãng được thực hiện với tốc độ dài và tần số bước tương đối đều. Độ dài và tần số bước tùy thuộc vào đặc điểm cá nhân, chiều cao cơ thể và độ dài chân của VDV. Trong chạy cự ly trung bình và dài thì hoạt động của chân chủ yếu là lực đạp sau. Khi đạp sau có sự tham gia của nhóm cơ đùi, cẳng chân, bàn chân để đảm bảo sự duỗi thẳng hoàn toàn của chân. Động tác phối hợp đúng lúc của chân lăng về trước lên trên cũng tạo điều kiện làm tăng hiệu quả đạp sau. Kết thúc đạp sau chân đạp duỗi thẳng hoàn toàn, đùi chân đạp sau gần như song song với cẳng chân lăng và cơ thể chuyển sang giai đoạn bay trên không. Ở giai đoạn bay, do ảnh hưởng của lực quán tính, cẳng chân của chân vừa thực hiện đạp sau hơi bị hắt lên trên, co lại ở khớp gối và được đưa về trước. 3. Về đích Khoảng cách rút về đích phụ thuộc vào cự ly chạy và sức lực của bản thân VDV. Việc tăng tốc độ về đích chủ yếu là tăng tần số bước, động tác đánh tay nhanh mạnh hơn và tăng độc ngã thân trên. Sau khi đã qua đích không nên dừng lại đột ngột và cần chạy tiếp với tốc độ giảm dần rồi chuyển sang đi bộ đê cơ thể dần trở về trạng thái bình thường. Trong quá trình chạy cự ly trung bình trường xảy ra tình trạng nợ oxy, lượng axit lactic tăng cao gây mệt mỏi cho người chạy, vì vậy cần thiết phải rèn luyện phát triển nhiều mặt cho người tập giúp cơ thể quen dần và chịu đựng mệt mỏi, dễ dàng vượt qua trạng thái cực điểm, duy trì được tốc độ hoặc thực hiện được chiến thuật của mình. 8 . đội bóng, trong sinh hoạt cũng như trong chiến đấu. CÁC KỸ THUẬT TRONG BÓNG CHUYỀN I. CHUYỀN BÓNG CAO TAY TRƯỚC MẶT Là kỹ thuật cơ bản trong môn bóng chuyền, . xúc bóng 2 ngón tay cái bám vào nhau để tránh trường hợp bóng lọt giữa 2 tay và rơi xuống mặt. II. CHUYỀN BÓNG THẤP TAY (đệm bóng) Kỹ thuật chuyền bóng

Ngày đăng: 14/02/2014, 20:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan