Buônchuyệnvà "virut" tinđồn
"Nghe nói thế", "thấy bảo thế", "hình như", là những cách lý giải
thiếu căn cứ thường thấy của các thủ phạm vô tình hoặc hữu ý tung tin
đồn
Tuy nhiên, hiệu quả lẫn hậu quả của tinđồn thường vượt xa tưởng tượng,
mà ai đó đã lường trước rằng: người ta thường tin vào những điều nghe trộm
hơn là được nghe chính thức. Tinđồn cũng là một hình thức nói vụng nghe
trộm.
Từ nhân viên
Làm cách nào để tinđồn trong công sở lan nhanh và "hiệu quả" nhất? Chỉ có
buôn chuyện, hoặc trực tiếp, hoặc online (chat). Hầu hết các tinđồn đều vô
thưởng vô phạt với những người được nghe, nhưng tại sao họ lại tích cực
phát tán đến như vậy? Vì ai được nghe cũng nghĩ đó là bí mật với người
khác, mà thêm một câu ngạn ngữ đã lường trước: ngậm than đỏ trong miệng
còn hơn phải giữ bí mật.
Những tinđồn kiểu "thất thiệt" thường xuất phát từ thái độ bất mãn của nhân
viên, với công ty, công việc, hoặc các cá nhân cụ thể khác, đặc biệt là trong
giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay. Nhiều lãnh đạo trẻ của các doanh
nghiệp nhỏ tầm dưới 20 nhân sự than thở với tôi về việc nhân viên hay tụm
năm tụm ba, hoặc "họp kín" sau giờ làm để góp chuyện về những chủ đề
như: nghe nói công ty ABC lương cao hơn, nghe đồn công ty mình sắp phá
sản, hình như sắp sa thải hàng loạt " Chính thái độ làm việc thiếu nghiêm
túc và nặng tính "bầy đàn" như thế mới làm hại chính họ (nhân viên), tôi
quyết định không tăng phụ cấp cho một số người trong đó", một giám đốc
"8x" bức xúc.
Nếu không có động cơ cụ thể, thì thói quen "kiếm chuyện làm quà" cũng là
môi trường lý tưởng cho "virus" tinđồn lây lan. Từ những kiểu muôn thuở
như "dê", tình ý, thô lỗ tinđồn ngày nay cũng biến đổi sao cho "cập nhật"
với các vấn đề xã hội, đặc biệt là "đánh" vào giới tính (gay, les). Trước
những "dẫn chứng" kiểu như: "Có vợ rồi vẫn có thể
gay, như ca sĩ XYZ đó
thôi!", nạn nhân sẽ rất khó khăn để chứng minh rằng mình "trong sạch".
Cho tới sếp
Không chỉ nhân viên mới biết cách tung tin đồn. Nhiều lãnh đạo doanh
nghiệp thậm chí còn coi tinđồn có kiểm soát theo ý họ là một "bài" trong
quuản lý để đạt được mục đích. Chẳng hạn, giám đốc công ty A nhắc đi nhắc
lại trong cuộc họp về những đối thủ B,C,D nào đó đang gặp khó khăn, sắp
sụp đổ, sa thải nhân viên, nợ lương để rồi từ cấp trưởng phòng, thông tin
đó được rỉ tai tới các nhân viên.
Mục đích người tung tinđồn này là tạo một tâm lý "an phận" cho các nhân
viên tại công ty, tránh thuyên chuyển quá nhiều và tránh những đòi hỏi
quyền lợi trong giai đoạn "ai cũng khó khăn". Bên cạnh đó, hiệu ứng tinđồn
này còn giúp giám đốc dễ bề sa thải một số nhân sự không thiết yếu, vì tình
cảnh các công ty đối thủ cũng đang "bi đát".
Tin đồn được lãnh đạo doanh nghiệp tính toán kỹ, đôi khi cũng tạo nên hiệu
ứng tích cực chung. Có câu chuyện một giám đốc "tâm sự" với một thuộc
cấp, về một trưởng bộ phận khác làm việc năng nổ nhưng không mấy hiệu
quả. Lời tâm sự này mau chóng được nhân rộng với chủ đề trưởng bộ phân
kia có thể sẽ bị giáng cấp vì quản lý không hiệu quả. "Nạn nhân" biết chuyện
đã cố gắng rất nhiều và cải thiện được tình hình thực tế. "Chiêu" này của
giám đốc gần giống một dạng khích tướng. Nhưng cũng có trường hợp, nó
được dùng để gây sức ép buộc nhân sự cấp trung - cao cấp nào đó phải tự
xin rút lui để "bảo toàn danh dự". Một "nghệ thuật" sa thải!
Ứng xử với tinđồn
Không phải bao giờ tinđồn cũng là sai, như khi nó xoáy vào những thông
tin cá nhân có tính riêng tư của nạn nhân. Tôi có một anh bạn chẳng may
gặp tai nạn từ ngày còn nhỏ, đứt mất ngón chân cái ở bàn chân trái. Đến khi
đi làm, không hiểu bằng cách nào mà thông tin này đến được tai các đồng
nghiệp, dù anh luôn đi giày. Trước những lời đồn đoán và tò mò của các
đồng nghiệp, anh này chọn cách khoe luôn bàn chân bị mất ngón, và lấy
nó làm chủ đề tự châm biếm. Mọi việc đều rõ, mọi người chẳng còn gì để
đồn đại và bàn tán về cái chân trái của anh.
Gặp tình huống trở thành nạn nhân của các tinđồn soi mói cá nhân, nếu
những thông tin đó là "vô hại" với bạn và xung quanh, thì tự nhận, tự trào
cũng là một cách để dập tắt tin đồn. Rất khó có thể đồn đoán gì thêm trước
sự thật được công khai, và châm biếm bản thân cũng là một cách để trở nên
tự tin. Còn nếu gặp những tinđồn "nhảm" quá thể, như "A có vấn đề về giới
tính", B là một gã dê cụ", thì im lặng và phớt lời lại tốt hơn mọi lời thanh
minh.
Trường hợp tinđồn đi xa hơn, có thể gây ảnh hưởng xấu tới danh dự, tâm lý,
công việc, mối quan hệ của bạn, thì hãy nhờ sự can thiệp của lãnh đạo
công ty. Chí ít là, nếu ban lãnh đạo công ty không hoàn toàn dập hẳn được
"những lời có dao", thì bạn cũng cảm thấy bớt lạc lõng giữa "trận địa" đồn
nhảm, và dần nhận ra mình cần danh thời gian và tâm trí cho những việc
quan trọng hơn.
. hữu ý tung tin
đồn
Tuy nhiên, hiệu quả lẫn hậu quả của tin đồn thường vượt xa tưởng tượng,
mà ai đó đã lường trước rằng: người ta thường tin vào những. thuật" sa thải!
Ứng xử với tin đồn
Không phải bao giờ tin đồn cũng là sai, như khi nó xoáy vào những thông
tin cá nhân có tính riêng tư của nạn