Biến đổikhíhậutácđộng tới disản,ditích:
Khó lường
Diễn biến bất thường của thời tiết, tình trạng khíhậu nóng dần kéo theo mực
nước biển dâng đang tácđộng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống và cả di
sản văn hóa, di tích lịch sử cũng bị ảnh hưởng ngày càng rõ nét và nghiêm
trọng. BĐKH gây nên ngập lụt ở khu phố cổ Hội An và đang hủy hoại các
kiến trúc xây dựng ở khắp nơi trong "Cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài” …
Đêm 21-8 vừa qua, bão số 5 gây mưa lớn, lũ và gió lốc ở Điện Biên làm bật
gốc và đổ 2 cây cổ thụ ở Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia Mường Phăng, 1
cây gẫy gục. Mưa lớn còn làm hư hại 5 chiếc cầu bêtông (giả thân cây) bắc
qua những con suối, nặng nhất là cây cầu gần lán làm việc của Ban thông tin
chiến dịch bị nước lũ cuốn trôi, dạt về một phía mố cầu…
Các di tích lịch sử có sự gắn kết chặt chẽ với môi trường đất. Chúng trở nên
xốp hơn do phải hứng chịu nhiều nước chảy từ mặt đất vào trong các cấu
trúc của chúng và bị phá hoại qua quá trình bốc hơi bề mặt. Cấu trúc của
tường và sàn bị phá hoại trực tiếp do quá trình này. Độ ẩm đất tăng lên cũng
làm tăng quá trình muối hóa và phá hủy các cấu trúc tinh thể trang trí trên bề
mặt. Vật liệu gỗ và các vật liệu hữu cơ khác cũng bị phá hoại do sự gia tăng
hoạt động của các loại côn trùng trong điều kiện ẩm ướt. Lũ lụt – đặc biệt là
trong điều kiện bị ngập lâu trong nước khiến cho các di tích lịch sử bị hủy
hoại nghiêm trọng. Các di sản đang có nguy cơ bị biến dạng, mai một, thậm
chí bị phá hủy do ảnh hưởng của BĐKHTC.
Nguy cơ hủy hoại nhiều di tích, di sản
Các di sản văn hóa có mối liên hệ hết sức mật thiết với khí hậu. Cảnh quan
xung quanh các di sản văn hóa đã bị thay đổi do điều kiện phát triển xã hội
của môi trường, nhiều khi đã bị thay thế bởi các cảnh quan đô thị do quá
trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Những điều này kết hợp với những tác
động do BĐKH cũng sẽ làm gia tăng mức độ phá hủy các di sản văn hóa.
Đối với các di sản chưa xuất lộ, còn bị vùi lấp trong lòng đất khi chịu tác
động của BĐKH có thể bị thay đổi do điều kiện nhiệt độ trong lòng đất thay
đổi, do ngập nước … làm hư hại các hiện vật. Sự gia tăng mực nước biển và
hoạt động của bão ở vùng ven biển gây nguy hiểm cho các di sản dễ bị xói
mòn nằm dọc theo bờ biển, ven sông miền Trung như các di sản ở Sa
Huỳnh, Đa Bút, Quỳnh Văn …
Với các di sản đã xuất lộ còn phải hứng chịu thêm những tácđộng môi
trường như nhiệt độ, mưa, các tác nhân hóa học, hoạt động của rêu, nấm
mốc … như đối với khu Hoàng thành Thăng Long hiện nay. Hay Khu di chỉ
khảo cổ học Óc Eo thuộc vùng Núi Sập – Ba Thê, huyện Thoại Sơn (An
Giang) - nơi tiếp nhận hai nền văn minh tối cổ của Ấn Độ và Trung Hoa
xưa, gồm các di tích cư trú, đền tháp và mộ táng bằng gỗ, gạch đá dưới các
dạng cọc nhà sàn, các hoa văn trang trí, nền móng đền tháp – mộ táng. Việc
bảo tồn các di sản trong khu di chỉ này trong điều kiện nước biển dâng là rất
cần thiết.
Đặc biệt các tường tháp của Khu thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú,
huyện Duy Xuyên (Quảng Nam), bao gồm nhiều đền đài Chăm đang phát
triển nhiều loại địa y trắng là loại địa y có vảy cứng, có ảnh hưởng rất
nghiêm trọng tới các bề mặt trang trí, chạm khắc. Cũng do điều kiện độ ẩm
cao nên các loài ký sinh có điều kiện phát triển mạnh (như mối đất), sự phát
triển của hệ thống rễ cây ăn sâu vào tường gạch … Nước ta cũng đã thống
kê được hơn 4 vạn di tích, trong đó có khoảng 4.000 di tích văn hóa đặc sắc
đã được xếp hạng, nhiều di chỉ khảo cổ và di tích cổ là kết tinh của trí tuệ và
tài năng chứa đựng truyền thống từ hàng ngàn năm của biết bao thế hệ cư
dân bản địa sáng tạo nên
. Biến đổi khí hậu tác động tới di sản, di tích:
Khó lường
Di n biến bất thường của thời tiết, tình trạng khí hậu nóng dần kéo theo. hoại nhiều di tích, di sản
Các di sản văn hóa có mối liên hệ hết sức mật thiết với khí hậu. Cảnh quan
xung quanh các di sản văn hóa đã bị thay đổi do điều