1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu Nét khu biệt và nét dư ppt

3 226 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 112,03 KB

Nội dung

Nét khu biệt nét Như vậy, âm vị là một cấu trúc phức tạp. Để nhận thức ra được một âm vị, người ta phải tìm ra những đối lập có ích trong một ngôn ngữ. Sự gạn lọc lấy những phần đồng nhất khác biệt cho đến tận kích thước cuối cùng của nét khu biệt. Không thể xác định được một âm vị mà không có ít nhất một sự đối lập của hai âm vị trở lên. Như vậy, âm vị là kết quả của các quan hệ: Quan hệ của âm vị này với âm vị khác trong hệ thống quan hệ của âm vị với những thành tố cấu tạo nên nó theo nguyên tắc trục dọc. Vì các nét khu biệt, trong một khuôn khổ thời gian vô cùng nhỏ, được tổ hợp lại với nhau để tạo nên các âm vị nên sự xuất hiện trước sau theo thời tính của những nét này trong chuỗi được coi bằng 0. Nghĩa là, âm vị là kết quả đồng thời của các nét xuất hiện trong một khoảnh khắc thời gian vô cùng nhỏ. Chính do việc xuất hiện đồng thời như vậy mà âm vị được coi là đồng chất từ đầu đến cuối phát âm (homogenneous). Tuy nhiên, trong thực tế, không phải hoàn toàn đúng như vậy. Ví dụ như các nguyên âm đôi có điểm khởi đầu điểm kết thúc là hoàn toàn khác nhau về cấu trúc formant. Cụ thể: Nguyên âm đôi /ie/ trong tiếng Việt có khởi đầu là một formant của [i] điểm kết thúc là một formant của [ε]. Cũng như các âm tắc xát trong tiếng Anh như /tS/ /dz/ có điểm khởi đầu là một nét tắc điểm kết thúc là một nét xát. Nói cách khác, sở dĩ chúng ta đồng nhất hoá được một chùm các nét khu biệt vào trong một âm vị là bởi vì chúng ta căn cứ trên chức năng của các âm này: chúng là đơn nhất về mặt chức năng chứ không phải là dựa trên sự đơn nhất về mặt cấu trúc. Các âm như nguyên âm đôi hoặc các phụ âm tắc xát, hoặc bật hơi là những âm thể dị chất về cấu trúc (hetorogenneous) nhưng đồng chất về chức năng. Chẳng hạn như nguyên âm đôi /ie/ của tiếng Việt, mặc có cấu trúc formant phức tạp dị chất nhưng cả cấu trúc phức tạp đó chỉ có thể xuất hiện ở đỉnh âm tiết, trong vần, tương tự như một nguyên âm đơn có thể xuất hiện trong vị trí này. Ví dụ như: /i/, /e/, /a/… Như vậy, một âm vị, ngoài chức năng khu biệt còn có chức năng cấu tạo vỏ từ hay còn gọi là chức năng phân bố trong vỏ từ. Khi một âm đồng nhất về mặt chức năng (khu biệt nghĩa tạo nên phân bố trong một vỏ từ giống như các âm vị khác) thì chúng được đồng nhất với các đơn vị khác chúng tạo thành một đơn vị âm vị học mặc cấu trúc có thể kềnh càng phức tạp. Mỗi âm vị đều có nội dung âm vị học của nó. Nội dung này không được xác lập bằng các đặc trưng thực thể của một âm vị mà được xác lập thông qua các đối lập chức năng. Khi nói về chức năng của một âm vị là nói về sự đóng góp cụ thể của âm vị đó trong hệ thống âm thanh cụ thể của ngôn ngữ. Những nhãn mác của một âm vị, suy cho cùng, chỉ là những ẩn dụ nào đó của một chức năng được ngụ trong một đặc điểm thể nhất định mà thôi. Ví dụ như: Sự khu biệt giữa một âm /i/ và âm /e/ trong tiếng Việt là có chức năng âm vị học. Chẳng hạn: "đi" "đê" là khác nhau về mặt nghĩa từ vựng, do /i/ khác /e/. Tuy nhiên, giữa hẹp trung bình chỉ là một ẩn dụ (metaphore) về mặt chức năng của một đặc điểm thực thể là: cấu trúc formant của hai nguyên âm này là khác nhau. Cụ thể: Cấu trúc formant của nguyên âm /i/ là loãng (diffuse) hơn so với cấu trúc formant của nguyên âm /e/. Nhưng khoảng cách giữa F1 F2 lại có sự bộc lộ ra bên ngoài là khác nhau. Ngữ âm-âm vị học cổ điển cho rằng: khi độ mở của miệng bị hẹp lại thì 2 formant lại cách xa nhau. Còn khi độ mở của miêng rộng nhất thì khoảng cách giữa 2 formant là gần nhau nhất, âm có năng lượng lớn nhất, phổ của nguyên âm là đặc (Đoàn Thiện Thuật. Ngữ âm tiếng Việt). Tuy nhiên, nhãn này là một nhãn rất chủ quan, vì, trong thực tế, người ta có thể cắn chặt răng với một cái bút để giữ nguyên khẩu độ, mà vẫn phát âm một cách bình thường. Tóm lại, đó là một chứng cứ không thuyết phục mà chỉ là một nét kéo theo của một nét âm vị học khác mà thôi. Nét âm vị học khác đó chính độ nâng của lưỡi trong khoang miệng. Đối với /i/, đầu lưỡi phải nâng cao về phía ngạc. Đối với /e/ hoặc /ε/ thì phải hạ dần lưỡi về phía hàm dưới. Việc nâng lưỡi lên hoặc hạ lưỡi xuống chẳng qua là những thao tác để thu hẹp hoặc nới rộng không gian phát âm của một nguyên âm mà thôi. Đó chính là sự thu hẹp một cộng minh trường (resonant). Khi thu hẹp cộng minh trường thì âm sẽ bị cao lên. Còn khi nới rộng cộng minh trường thì âm sẽ trở nên trầm, mạnh vì cộng minh trường rộng thì cường độ được khuếch đại lên nhiều lần. . và /dz/ có điểm khởi đầu là một nét tắc và điểm kết thúc là một nét xát. Nói cách khác, sở dĩ chúng ta đồng nhất hoá được một chùm các nét khu biệt vào. Nét khu biệt và nét dư Như vậy, âm vị là một cấu trúc phức tạp. Để nhận thức ra được

Ngày đăng: 13/02/2014, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w