SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI: “SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC CÓ HIỆU QUẢ TRONG RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌCCHO HỌC SINH LỚP 10 THPT BAN CƠ BẢN QUA MÔN ĐỊA LÍ”.. SỬ DỤNG M
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI: “SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC CÓ HIỆU QUẢ TRONG RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC
CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT (BAN CƠ BẢN) QUA MÔN ĐỊA LÍ”.
Người thực hiện : PHẠM THỊ HƯƠNG Chức vụ : Giáo viên
Người thực hiện : Phạm Thị Hương Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Nông Cống 2 SKKN thuộc lĩnh vực : Công tác chủ nhiệm
THANH HÓA NĂM 2018
Trang 2DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Dạy họcSGK
ĐC
Sách giáo khoaĐối chứng
Trang 3MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU 5
1 Lí do viết sáng kiến 5
2 Mục đích của sáng kiến 6
3 Đối tượng nghiên cứu 6
4 Phương pháp nghiên cứu 6
B PHẦN NỘI DUNG 7
I CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT (BAN CƠ BẢN) 7
QUA MÔN ĐỊA LÍ 7
1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 7
1.1 Một số quan điểm về vấn đề tự học 7
1.2 Năng lực tự học Địa lí là gì ? 7
2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 8
2.1 Đặc điểm tâm lí, khả năng của HS lớp 10 THPT trong vấn đề rèn luyện năng lực tự học 8
2.2 Mục tiêu chương trình, nội dung SGK Địa lí lớp 10 THPT 9
(ban cơ bản) 9
2.3 Thực trạng tự học Địa lí của HS lớp 10 – THPT Nông Cống 2 9
2.3.2 Thực trạng việc tự học của HS 10
II MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC CÓ HIỆU QUẢ TRONG RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT (BAN CƠ BẢN) QUA MÔN ĐỊA LÍ 10 12
1 Rèn luyện cho HS một số kĩ năng tự học 12
1.1 Hướng dẫn HS tự lập kế hoạch học tập 12
1.1.1 Cách tiến hành lập kế hoạch trong môn Địa lí 12
1.1.2 Ví dụ về cách hướng dẫn HS lập kế hoạch học tập Địa lí 13
1.2 Hướng dẫn HS kĩ năng làm việc với SGK trong quá trình học tập 16
1.2.1 Hướng dẫn HS tự học với SGK trên lớp: 17
1.2.2 Hướng dẫn HS tự học với SGK ở nhà: 18
1.2.3 Cách tiến hành 21 1.2.4 Ví dụ hướng dẫn HS tự học với SGK địa lí để chuẩn bị bài mới 21
Trang 42 Sử dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực nhằm rèn luyện năng lực tự học
cho HS lớp 10 – THPT (ban cơ bản) trong quá trình dạy học Địa lí 22
2.1 Sử dụng kĩ thuật XYZ 22
2 1.1 Khái niệm: 23
2 1.2 Sử dụng kĩ thuật xyz trong dạy học địa lí Trong giảng dạy Địa lí kĩ thuật này thường sử dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến giải thích, phân tích hoặc đưa ra các ý kiến về một vấn đề địa lí tự nhiên hay KT - XH 23
2.1.3 Cách tiến hành 23
2 1.4 Ví dụ về sử dụng kĩ thuật XYZ trong bài học địa lí lớp 10 24
2.2 Kĩ thuật đặt tiêu đề cho một đoạn văn 26
2.2.1 Cách tiến hành 26
2.2.2.Ví dụ về việc sử dụng kĩ thuật đặt tiêu đề cho một đoạn văn trong dạy học địa lí 27
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 29
1 Tổ chức thực hiện: 29
2 Kết quả kiểm tra kiến thức 30
C PHẦN KẾT LUẬN 32
I NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI 32
II MỘT SỐ HẠN CHẾ: 32
III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT 33
Trang 5SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC CÓ HIỆU QUẢ TRONG RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH LỚP
10 THPT (BAN CƠ BẢN) QUA MÔN ĐỊA LÍ.
I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do viết sáng kiến
Trong xu thế phát triển chung của nhân loại thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với việc rèn luyện năng lực tự học cho học sinh trong nhà trường là một mục tiêu, chiến lược đã và đang được Đảng và nhà nước ta hết sứcquan tâm Đây có thể coi là con đường cơ bản và đúng đắn phục vụ đắc lực cho
sự nghiệp phát triển của đất nước
Những năm gần đây, việc tiến hành đổi mới phương pháp dạy học nói chung
và dạy học Địa lí nói riêng đã được thực hiện và đã đạt được một số thành tựu nhất định Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng chất lượng và hiệu quả dạy học vẫn chưa thực sự được nâng cao Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là trong quá trình dạy học một số GV chưa chú ý đến việc hướng dẫn cho
HS cách tự học, tự khai thác, tìm tòi, làm giàu vốn kiến thức địa lí của mình,
HS chưa biết cách tự học
Đặc trưng của môn Địa lí trong nhà trường phổ thông mang tính chất tổng hợp và có tính liên ngành, kiến thức địa lí rộng nhưng thời gian học tập trên lớp lại có hạn Chính vì vậy mà việc rèn luyện năng lực tự học cho HS có ý nghĩa quan trọng, giúp HS có thể tự nghiên cứu, nắm bắt kiến thức cả khi ngoài giờ lên lớp mà không có sự chỉ đạo trực tiếp của thầy (cô)
Đối với HS lớp 10 – THPT, các em là những HS đầu cấp, chưa quen với việc
tự học, do đó bên cạnh việc cung cấp cho HS những kiến thức đại cương về tự nhiên, kinh tế - xã hội, việc hướng dẫn, rèn luyện cho HS lớp 10 tự học, tự nghiên cứu có nghĩa to lớn trong đổi mới phương pháp dạy học địa lí, làm cơ sởkiến thức và nền tảng vững chắc cho các em tiếp tục bước vào các lớp học cao hơn
Với những lí do trên chúng ta nhận thấy rằng, việc rèn luyện năng lực tự học cho học sinh qua giờ Địa lí cũng như các môn học khác trong nhà trường có vai trò rất quan trọng, góp phần thực hiện có hiệu quả trong quá trình đồi mới
phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông Bản thân tôi trong quá trình côngtác tại trường THPT Nông Cống 2 cũng đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu cũng như
áp dụng có hiệu quả một số phương pháp, kĩ thuật dạy học vào trong quá trình
dạy học Vì vậy, lựa chọn đề tài:“ Sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học có hiệu quả trong rèn luyện năng lực tự học cho học sinh lớp 10 THPT (Ban cơ bản) qua giờ địa lí” tôi mong muốn được chia sẻ, đóng góp một chút
sức lực vào việc nâng cao chất lượng học tập môn Địa lí hiện nay trong nhà trường trung học phổ thông
2 Mục đích của sáng kiến
Đề tài đề xuất một số cách thức, biện pháp nhằm hướng dẫn học sinh tự làm việc, tự nghiên cứu và chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, biến quá trình dạy học thành quá trình tự học cho HS lớp 10 – THPT trong môn Địa lí
Trang 6Với việc rèn luyện năng lực tự học cho HS, đề tài muốn đóng góp một phần trong việc nâng cao hiệu quả học tập môn Địa lí trong nhà trường phổ thông.
3 Đối tượng nghiên cứu
- HS lớp 10 THPT Nông Cống 2 trong học tập môn Địa lí
- Trong khuôn khổ của đề tài chỉ tập trung đến hoạt động tự học Địa lí theo cách
tự học dưới sự hướng dẫn của GV
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu, trong đề tài tôi sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:
4.1 Phương pháp thu thập, phân tích tổng hợp, so sánh tài liệu
Tài liệu được thu thập từ các nguồn khác nhau như: SGK, sách tham khảo, các luận văn tốt nghiệp, các trang web có nội dung liên quan, các tạp chí giáo dục…Sau đó tiến hành phân tích, so sánh, chọn lọc các nội dung phù hợp để giảiquyết các nhiệm vụ của đề tài
4.2 Phương pháp quan sát, điều tra thực tế:
Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập thông tin về thực trạng dạy và học của
GV và HS lớp 10 THPT trong học tập môn Địa lí Từ đó đưa ra các hình thức, biện pháp rèn luyện năng lực tự học cho HS
4.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp này được thực hiện nhằm kiểm nghiệm các kết quả nghiên cứu lí thuyết, thu thập thông tin, phân tích mức độ tin cậy của các giả thuyết và bổ sung những vấn đề mà lí thuyết chưa đề cập tới
4.4 Phương pháp toán học
Sử dụng phương pháp này để xử lí kết quả thực nghiệm
Trang 7
B NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT (BAN CƠ BẢN)
QUA MÔN ĐỊA LÍ
1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Một số quan điểm về vấn đề tự học
Theo quan niệm về tự học của chủ tịch Hồ Chí Minh: Trong tự học điều quan trọng hàng đầu là xác định rõ mục đích học tập và xây dựng động cơ học tập đúng đắn Do vậy phải hiểu rõ “học để làm gì?” Việc xác định đúng mục đích, động cơ học tập là điều kiện tiên quyết đối với hiệu quả của việc tự học Người luôn nhấn mạnh tới việc phải tự giác học tập, học suốt đời không mệt mỏi để mởmang tầm hiểu biết của mình Về phương pháp học tập, Hồ Chí Minh dạy “ phảilấy tự học làm cốt”, phải có kế hoạch sắp xếp thời gian học tập một cách khoa học, phải bền bỉ, kiên trì thực hiện kế hoạch đến cùng, không lùi bước trước mọitrở ngại Người nhấn mạnh, phải học trong mọi hoàn cảnh, học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau…[13]
Đường lối, chủ trương của Đảng ta về vấn đề tự học của HS: trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta xác định mục tiêu cơ bản của giáo dục, đào tạo là: “tạo ra những người lao động có năng lực thực hành, tự chủ, năng động, sáng tạo” Nhấn mạnh năng lực tự học, tự sáng tạo của HS Trong giáo dục đào tạo cần phải giúp HS thay đổi quan niệm về phương pháp học tập cho phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước Đó là phải bồi dưỡng, phát huy năng lực tự học của HS Đây cũng là nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục đào tạo được nghị quyết TW Đảng khóa VIII nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo ở người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến
và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học nhằm đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, phát triển mạnh mẽ phong trào tự học”.[14]
Năng lực quan sát của HS THPT cũng trở nên sâu sắc và nhạy bén hơn
Tư duy trừu tượng, lí luận của các em đã phát triển ở mức độ nhất định Những thay đổi quan trọng trên tạo điều kiện cho các em có khả năng thực hiện những thao tác tư duy phức rạp và trừu tượng
Trang 8Những đặc điểm về tâm sinh lí lứa tuổi và trình độ nhận thức chung của HS THPT nêu trên chính là cơ sở cho chúng ta có thể khẳng định tính hợp lý trong việc rèn luyện năng lực tự học cho HS trong dạy học địa lí Tuy nhiên, trong dạyhọc về địa lí kinh tế - xã hội thì trình độ nhận thức của HS THPT nói chung, THPT Nông Cống 2 nói riêng còn có một số hạn chế, cụ thể:
- HS thường lẫn lộn các dấu hiệu bản chất và không bản chất của các khái niệm,
tỏ ra lúng túng khi phải liên kết các dấu hiệu cơ bản của khái niệm,hầu hết HS chưa biết cách định nghĩa khái niệm và rất ít HS biết ứng dụng khái niệm
- HS thường tỏ ra lúng túng và thường không xác định chính xác đâu là nhân và đâu là quả trong mối liên hệ nhân quả phức tạp Khả năng thiết lập mối liên hệ nhân quả còn nhiều hạn chế Các kĩ năng về bản đồ, biểu đồ, lược đồ, bảng số liệu cũng như kĩ năng khai thác tri thức từ SGK của các em HS lớp 10 còn yếu, chưa có hệ thống
- Bên cạnh đó, HS lớp 10 là HS mới chuyển từ cấp THCS lên nên trong tâm lí của các em có nhiều xáo trộn Các em còn khá bỡ ngỡ với phong cách dạy học ởbậc THPT, có nhiều em phải mất một thời gian mới làm quen được cách dạy mới ở THPT
2.2 Mục tiêu chương trình, nội dung SGK Địa lí lớp 10 THPT (ban cơ bản)
Việc dạy học địa lí kinh tế - xã hội lớp 10 THPT phải đạt được các mục tiêu cơ bản sau đây:
- Trước hết, môn Địa lí lớp 10 THPT giúp HS nắm vững các kiến thức THCS, bao gồm: Trái Đất với ý nghĩa là môi trường sống của con người bao gồm các thành phần cấu tạo và tác động của lại của chúng, một số quy luật phát triển của môi trường tự nhiên trên Trái Đất; dân cư và hoạt động của con người trên Trái Đất; mối quan hệ giữa dân cư, hoạt động sản xuất và môi trường; sự cần thiết phải khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững
- Hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng tư duy cơ bản, đặc biệt là các tư duy đặc trưng cho địa lí Các kĩ năng như: kĩ năng quan sát, nhận xét, phân tích,
so sánh, tổng hợp…các sự vật, hiện tượng địa lí cũng như kĩ năng sử dụng bản
đồ, lược đồ, biểu đồ, số liệu thống kê; kĩ năng thu thập và trình bày các thông tinđịa lí; kĩ năng vận dụng kiến thức trong chừng mực nhất định để giải thích các
sự vật, hiện tượng địa lí
2.3 Thực trạng tự học Địa lí của HS lớp 10 – THPT Nông Cống 2
2.3.1.Ý kiến của GV về tầm quan trọng của vấn đề rèn luyện năng lực tự học cho HS THPT trong việc nâng cao chất lượng dạy học địa lí
Bảng 1: Ý kiến của GV về tầm quan trọng của vấn đề rèn luyện năng lực tự học
cho HS THPT trong việc nâng cao chất lượng dạy học địa lí.
Trang 9Qua quá trình thăm dò, phân tích kết quả trên cho thấy rằng, hầu hết các GV
đều nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện năng lực tự học cho HS
trong việc nâng cao hiệu quả dạy học nói chung và dạy học Địa lí nói riêng Tuy
nhiên, việc trang bị cho HS các kĩ năng, phương pháp cần thiết giúp HS tự học
vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức, vấn đề kiểm tra, đánh giá chưa thực
sự được chú trọng Việc tìm ra và áp dụng những phương pháp dạy học thích
hợp trong quá trình giảng dạy để rèn luyện năng lực tự học cho HS là điều vô
cùng cần thiết nhằm nâng cao chất lượng học tập
Kết quả cho thấy phần lớn các em đã thực hiên một số kĩ năng tự học trong
học tập môn Địa lí Số HS thường xuyên đọc SGK trước khi lên lớp và đọc thêm
các tài liệu tham khảo để bổ xung cho vở ghi chiếm tỉ lệ khá cao Điều này thể
hiện ở những trường, lớp mà GV chú ý đến việc đổi mới về phương pháp giảng
dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của HS Tuy nhiên, bên cạnh
những mặt tích cực đó thì tình trạng HS học theo vở ghi chiếm tỉ lệ còn cao, vẫn
còn những HS không bao giờ có thắc mắc khi không hiểu bài, tham gia thảo
luận nhóm, đọc sách trước khi lên lớp…Đặc biệt số HS tiến hành lập kế hoạch ở
nhà chiếm tỉ lệ không đáng kể
2.3.2.2 Ý kiến của HS về ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng tự học Địa lí
Trang 10Bảng 3: Ý kiến của HS về ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng tự học Địa lí
Nội dung
Mức độ cần thiết Cần thiết thường Bình Không cần thiết
- Giúp HS đạt điểm cao khi
- Giúp HS phát biểu tốt trong
- Giúp HS chuẩn bị bài mới
Kết quả điều tra cho thấy, nhìn chung đa số HS thấy được tầm quan trọng và
ý nghĩa của việc rèn luyện năng lực tự học Tuy nhiên khi so sánh giữa 3 mức độcần thiết; bình thường và không cần thiết ở một số mục thì số HS cho là bình thường và không cần thiết cao hơn so với mức độ cần thiết Điều đó chứng tỏ rằng vai trò của công tác tự học đối với HS còn chưa được nhận thức rõ ràng,
HS còn chưa thật sự có ý thức rèn luyện các kỹ năng tự học Như vậy có thể khẳng định rằng việc rèn luyện năng lực tự học cho HS trong quá trình học tập nói chung và học tập Địa lí nói riêng là hết sức cần thiết
II MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC CÓ HIỆU QUẢ TRONG RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT (BAN CƠ BẢN) QUA MÔN ĐỊA LÍ 10.
1 Rèn luyện cho HS một số kĩ năng tự học
1.1 Hướng dẫn HS tự lập kế hoạch học tập
Tùy vào mục đích cụ thể mà người học có thể lập kế hoạch dài hạn, trung hạn hay ngắn hạn
1.1.1 Cách tiến hành lập kế hoạch trong môn Địa lí
Để rèn luyện năng lực tự học cho HS qua việc hướng dẫn HS lập kế hoạch học tập cho môn Địa lí lớp 10 (ban cơ bản), GV có thể tổ chức thực hiện như sau:
- Đầu năm học, GV yêu cầu HS lập kế hoạch học tập theo tuần cho môn Địa lí
theo mẫu sau: KẾ HOẠCH HỌC TẬP
Trang 11Mục tiêu cần đạt được
Kết quả thực tế đạt được
Nhận xét (GV)
1
2
…………
- GV đưa ra thời gian cụ thể để hoàn thành việc xây dựng kế hoạch
- Đến thời điểm quy định, GV yêu cầu HS trình bày bản kế hoạch của mình, GV
có thể sử dụng một số kế hoạch được coi là hay và hoàn chỉnh do HS xây dựng
để nhận xét trước lớp và định hướng cho HS điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp
- Tổ chức cho HS trao đổi kế hoạch của nhau nhằm giúp HS rút ra kinh nghiệm cho các kế hoạch tiếp theo
- Yêu cầu HS thực hiện kế hoạch đã đề ra
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của HS
1.1.2 Ví dụ về cách hướng dẫn HS lập kế hoạch học tập Địa lí
(kế hoạch theo tuần).
Dựa vào thời khóa biểu và phân phối chương trình Địa lí 10 (cơ bản), học kì 1:
19 tuần (2 tiết/tuần) kết thúc ở bài 30 Giáo viên có thể hướng dẫn cho HS lập kếhoạch theo tuần cụ thể như sau :
* Buổi 1:
- Bước 1: GV yêu cầu HS lập kế hoạch học tập môn Địa lí dưới dạng một bài tập:
+ Em hãy lập kế hoạch học tập tuần 1 cho môn Địa lí
+ Hạn nộp: Buổi học tiếp theo trong tuần
+ Mẫu kế hoạch: KẾ HOẠCH HỌC TẬP
Môn: Địa lí Tuần:………
Họ và tên: ……… Lớp: ………
Tuầ
n Bài học tìm hiểu
Mục tiêu cần đạt được
Kết quả thực tế đạt được
Nhận xét (GV)
Trang 12+ Cột 1, cột 2 và cột 3: điền thông tin dựa vào thời khóa biểu và phân phối
chương trình
+ Cột 4: HS tự điền sau khi đã học xong 1 các tiết học trong tuần
+ Cột 5: GV sẽ điền sau khi thu bản kế hoạch của HS
* Buổi 2:
- Bước 1: GV thu bản kế hoạch theo thời gian đã hẹn
- Bước 2: GV nhận xét GV có thể dùng một số kế hoạch được đánh giá là tiêu
biểu của một số HS để giới thiệu cho cả lớp, yêu cầu HS chỉnh sửa hợp lí
Kế hoạch của một học sinh đã làm như sau:
- Giải đáp được các câu hỏi trong phần bài tập
- Biết sử dụng tranhảnh, hình vẽ, mô hình để trình bày vàgiải thích hệ quả chuyển động tự quay quanh trục củaTrái Đất
Hiểu được các vấn đề sau:
- Vũ Trụ:
Khoảng không gian vô tận chứahàng trăm tỉ thiên hà
- Hệ Mặt Trời: gồm Mặt Trời, 8hành tinh, các vệ tinh, sao chổi, thiên thạch và các đám mây bụi
- Trái Đất trong Hệ Mặt Trời:
+ Là hành tinh thứ 3 theo thứ tự
xa dần Mặt Trời
+ Trái Đất vừa quay xung quanh trục, vừa chuyển động tịnh tiến quanh Mặt TrờiCác hệ quả địa lí quan trọng
- Các hệ quả vận động tự quay quanh trục của Trái Đất:
+ Sự luân phiên ngày đêm (do Trái Đất có hình cầu và tự quayquanh trục)
+ Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế (giờ địa phương – các địa điểm thuộc
- Đảm bảo các nội dung yêu cầu
- Trình bày đầy đủ, chi tiết
- Kết quả đạt được phản ánh đầy đủ mụctiêu của bàihọc
- Cần cố gắng phát huy trong những bản
kế hoạch tiếp theo
Trang 13các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau; giờ quốc tế - giờ
ở múi giờ số 0 được lấy làm giờquốc tế hay giờ GMT)
+ Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể: do tác động củalực Côriolit
-Biết sử dụng tranh ảnh, hình
vẽ, mô hình để trình bày và giảithích hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
- Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ trình bày các hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời củaTrái Đất
- Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời:
+ Chuyển động giả của Mặt Trời hàng năm giữa hai chí tuyến
+ Nguyên nhân: trục Trái Đất nghiêng không đổi phương khi chuyển động xung quanh Mặt Trời
- Các mùa trong năm:
+ Mùa: Khoảng thời gian trong một năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu
+ Có 4 mùa (xuân, hạ ,thu, đông) ở bán cầu Nam, bốn mùa diễn ra ngược lại với bán cầu Bắc
- Ngày đêm dài ngắn khác nhautheo mùa và theo vĩ độ:
Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động quanh Mặt Trời nên tùy vị trí Trái Đất trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn theomùa
- Biết dựa vào tranh ảnh để giải thích các hệ quả trên
- Bước 3: Yêu cầu HS tiến hành lập kế hoạch cho tuần học tiếp theo
Như vậy, việc hướng dẫn cho HS lập kế hoạch học tập có vai trò rất lớn trong việc nâng cao ý thức học tập cho HS, rèn luyện cho HS năng lực tự học thông qua việc nắm bắt nội dung ở nhà, giúp GV có thể theo dõi được cách sử dụng thời gian của HS Trong một tiết học, GV có thể dễ dàng yêu cầu HS tiến hành lập kế hoạch, công việc này chỉ mất khoảng 2 đến 3 phút
Trang 141.2 Hướng dẫn HS kĩ năng làm việc với SGK trong quá trình học tập
Để tăng cường công tác tự học của HS với sách cần tăng cường cả hai hình thức: tự học với sách trên lớp và tự học với sách ở nhà
1.2.1 Hướng dẫn HS tự học với SGK trên lớp:
GV yêu cầu HS đọc thông tin trong một đoạn của bài học, tìm mối liên hệ giữa thông tin bằng chữ và thông tin bằng hình vẽ, sơ đồ, trình bày theo cách hiểu của mình GV cần hướng dẫn cho HS một số cách đọc SGK, cụ thể như:
- Nên dùng bút chì làm vật dẫn đường qua từng đoạn văn, giúp người đọc tập trung hơn vào việc đọc và điều khiển được tốc độ, đọc nhanh hơn
Khi không có vật gì đi dẫn đường, mắt bạn có khuynh hướng nhảy nhót khắp trang giấy làm chậm tốc độ đọc của bạn Do đó, bất cứ khi nào bạn đọc sách, hãy dùng một cây bút chì làm vật dẫn mắt bạn qua từng câu văn
Việc này giúp bạn tập trung hơn vào việc đọc Một lí do khác của việc dùng bút chì là điều khiển tốc độ đọc của mắt bạn Dịch chuyển bút chì nhanh hơn tốc độ đọc bình thường của bạn một chút giúp rèn luyện mắt bạn đuổi theo bút và quen dần với tốc độ đọc nhanh hơn
Nguồn: Adam Khoo, Tôi tài giỏi, bạn cũng thế
- Tìm hiểu những ý chính và đánh dấu những từ khóa khi đọc sách
Theo nghiên cứu, bất kì quyển sách nào cũng chỉ có 20% tổng số từ chứa đựng những thông tin để nắm kiến thức môn học, gọi là từ khóa Từ khóa bao gồm cácdanh từ, động từ, phó từ, tính từ, 80% số từ còn lại giữ vai trò liên kết các từ khóa để tạo thành văn bản hoàn chỉnh Để nâng cao hiệu quả, khi đọc chỉ cần tách ra được “cốt lõi” hoặc “thông tin” dưới dạng ý chính và từ khóa, ghi lại những ý chính, từ khóa dưới dạng sơ đồ hay tóm tắt đoạn văn vừa đọc và bỏ qua80% những từ thứ yếu còn lại là nắm được kiến thức cần tìm Nói cách khác, khiđọc SGK, HS cần tìm kiếm ý chính cho mỗi đoạn văn
Trang 15
20% 80%
từ khóa không phải từ khóa
Tổng số thông tin
để đảm bảo điểm cao
Vai trò của từ khóa
Khi đọc sách, bạn nên lướt qua những từ không chính yếu và đánh dấu những
từ khóa quan trọng Cùng lúc dó tìm kiếm các ý chính trong mỗi đoạn văn Thông thường mỗi đoạn văn đều có một ý chính duy nhất được hỗ trợ bởi nhiều
ý phụ Hiểu được điều này sẽ giúp ích cho tiến trình nắm bắt thông tin của bạn
1.2.2 Hướng dẫn HS tự học với SGK ở nhà:
- Đối với việc học bài cũ:
GV hướng dẫn cụ thể về nội dung đọc, cách đọc, yêu cầu cần đạt được sau khi đọc…cụ thể như đọc lại toàn bộ nội dung bài trong SGK, so sánh với bài trong
vở ghi, tái hiện lại bài giảng trên lớp để điều chỉnh, bổ sung
- Chuẩn bị bài mới:
Đọc để biết mục tiêu bài học, nội dung chính của bài, mối liên hệ giữa nội dung bài mới và các bài đã học
Công việc chuẩn bị bài mới nhằm rèn luyện cho HS cách đọc sách để tiếp cận một kiến thức mới Hoạt động đầu tiên thường là HS đọc sau đó xử lí và cuối cùng là ghi nhớ thông tin Có ba giai đoạn đọc để nhận biết, để hiểu, cụ thể:
Bước 1- đọc lần thứ nhất: Đọc lướt qua những đề mục chính và tiểu mục trong
bài trước khi bắt đầu đọc từng chữ chi tiết Việc đọc lướt qua này sẽ giúp các em chuẩn bị tâm trí, nắm được bố cục, phát hiện ra điểm mấu chốt HS cần tìm hiểu những ý chính và đánh dấu những từ khóa khi đọc sách
Ví dụ:
Bài 15: Thủy quyển Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông Một số
sông lớn trên Trái Đất Khi đọc đoạn chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm ảnh hưởng tới chế độ nước sông cần xác định và gạch chân các từ khóa:
“Ở miền khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới, nguồn tiếp nước chủ yếu là nước mưa, nên chế độ nước sông ở từng nơi phụ thuộc vào sự phân bố lượng mưa trong năm của nơi đó Ở những vùng đất, đá thấm nước nhiều, nước ngầm có vai trò đáng kể trong việc điều hòa chế độ nước của sông