“Bôitrơn”đểchạydựán:“Lỗiđóthuộcvềdoanh
nghiệp!”
Cùng với đó là khâu hậu kiểm cũng chưa được quyết liệt. Chúng tôi đã rút
kinh nghiệm về vấn đề này và đã trình Hội đồng Nhân dân thành phố và kiến
nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường để trình Thủ tướng về quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2015 và 2020, trong đó đảm bảo tính khả thi cao nhất.
Đồng thời, chúng tôi cũng tham mưu cho thành phố một số chính sách để
sửa đổi, ví dụ như phải chọn chủ đầu tư có năng lực về tổ chức thực hiện,
đặc biệt là năng lực vềtài chính. Thực hiện hậu kiểm xem dự án có đúng
tiến độ mục đích hay không.
Đặc biệt, chúng tôi đang đẩy mạnh kiểm tra, xử lý để làm sao quan trọng
nhất lúc này là tháo gỡ khó khăn cho các chủ đầu tư để việc triển khai dự án
của họ đạt hiệu quả cao hơn. Sau khi kiểm tra, đã có thảo gỡ, đã xử lý về
hành chính mà không khắc phục thì chúng tôi dứt khoát trình thành phố thu
hồi.
Nhưng theo ông, làm thế nào để có thể kiểm soát được năng lực tài chính
của chủ đầu tư bất động sản hiện nay?
Hiện giải pháp duy nhất là thông qua triển khai thực hiện thôi. Còn kiểm
toán hoặc kiểm soát vềtài chính của từng đơn vị hiện nay thì chưa thể làm
tốt được.
Tuy nhiên, tôi cho rằng, việc kiểm toán độc lập các chủ đầu tư, các dự án là
việc cần phải đẩy mạnh. Nếu làm điển hình một số trường hợp thì các trường
hợp khác có thể khắc phục được, còn nếu đồng loạt cả nước thì e rằng khó
khả thi.
Ông vừa nói, việc dự án bỏ hoang, lãng phí đất đai có nguyên nhân do lựa
chọn chủ đầu tư thiếu năng lực, nhưng thực tế khá nhiều dự án bỏ hoang
hiện nay lại là của các tổng công ty lớn như HUD, Vinaconex…
Tất nhiên là do nhiều nguyên nhân, trong đó những dự án có nguyên nhân
đó. Còn ngoài ra nó còn liên quan đến luật pháp, những quy định của pháp
luật chưa được chặt chẽ nên khi chọn chủ đầu tư, chúng ta giao cho chủ đầu
tư chịu trách nhiệm về hiệu quả tài chính, nhưng năng lực tài chính thì các
quy định hiện nay chưa hoàn toàn chặt chẽ nên kiểm soát năng lực tài chính
còn hạn chế.
Chẳng hạn, họ làm bao nhiêu dự án trên địa bàn cả nước trong một khối tài
sản nhất định thì chúng ta chưa kiểm soát được. Như vậy để thấy rằng, về
mặt pháp luật có vẻ cảm giác là đúng, nhưng trong thực tế tính khả thi chưa
cao, cái này chúng ta chưa kiểm soát được.
Luật có quy định, ví dụ trước đây chúng tôi có gửi văn bản thành phố, tỉnh
thành nhưng việc trả lời bằng văn bản trách nhiệm chưa cao. Việc triển khai
chưa được quyết liệt lắm.
Nhưng năm nào thành phố cũng có đoàn kiểm tra, giám sát, vậy tại sao tình
trạng dự án bỏ hoang vẫn diễn ra nhiều, còn khắc phục thì lại rất chậm.
Liệu có phải do công tác giao đất dự án quá dễ dãi?
Theo tôi cũng không hẳn là vậy. Việc khuyến khích đầu tư tôi cho rằng rất
cần thiết. Hơn nữa, nếu theo luật, một khi quy hoạch và dự án đã được duyệt
thì không lý gì ngành Tài nguyên lại không giao đất cho người ta. Còn trong
quá trình điều tra về năng lực sẽ phải khắc phục dần.
Nhiều doanh nghiệp phản ánh rằng, việc dự án của họ bỏ hoang là vì sau
khi “lo” được lô đất với vô số khoản chi phí bôi trơn, chi phí ngầm quá lớn,
khiến họ không còn vốn đề tiếp tục triển khai dự án?
Nếu điều đó có thực thì chính doanh nghiệp cũng có sai sót. Bởi lẽ, doanh
nghiệp hơn ai hết phải nắm đươc khả năng tài chính của mình, song đã biết
mà vẫn cố lao vào thì tức là lỗi của doanh nghiệp, họ phải trách mình trước
tiên, chứ không phải đi trách nhà nước!
Còn nói rằng, chi phí để có một lô đất hiện nay quá lớn, tôi cho rằng, ngoài
những chi phí không chính thức thì tôi không biết rõ được, còn chi phí chính
thức như giá đất, giải phóng mặt bằng thì đã có giá cụ thể rồi. Còn chi phí
gọi là quá lớn thì không có khái niệm. Có thể doanh nghiệp đó quá yếu, còn
các doanh nghiệp khác vẫn triển khai bình thường.
Ông có thể hứa gì về việc khắc phục tình trạng dự án bỏ hoang của Hà Nội
hiện nay?
Điều đó dứt khoát phải khắc phục dần, còn làm ngay một lúc thì rất khó,
muốn tháo gỡ vướng mắc này phải làm từng bước.
Qua báo cáo của UBND trước Hội đồng Nhân dân thành phố, chúng ta thấy
phần tháo gỡ khó khăn cho chủ đầu tư là khá tốt. Hiện chúng ta phải thấy
được khó khăn của doanh nghiệp là đang có thật. Nếu cứ thấy khó khăn mà
thu hồi cũng không đúng. Ngay cả việc thu hồi có đền bù hay không cũng
phải tính toán thế nào cho hợp lý cũng là cả một vấn đề.
. “Bôi trơn” để chạy dự án: “Lỗi đó thuộc về doanh
nghiệp!”
Cùng với đó là khâu hậu kiểm cũng chưa được quyết liệt. Chúng tôi đã rút
kinh nghiệm về. chính sách để
sửa đổi, ví dụ như phải chọn chủ đầu tư có năng lực về tổ chức thực hiện,
đặc biệt là năng lực về tài chính. Thực hiện hậu kiểm xem dự án có