* Ở trạng thái khí: Các phân tử khí chuyển động gần như tự do, chiếm toàn bộ thể tích bình đựng, chúng va chạm đàn hồi với nhau và với thành bình đựng vì: * Ở trạng thái lỏng: Chất lỏng [r]
Trang 1CHUYÊN ĐỀ TRẠNG THÁI TẬP HỢP CÁC CHẤT MÔN HÓA
HỌC 10 NĂM 2021
I KIẾN THỨC CẦN NẮM
1 Mở đầu
Một chất có thể tồn tại ở trạng thái khí, lỏng hay rắn, ở một điều kiện nào đó, là tùy ở tương quan giữa
hai yếu tố:
a/ Chuyển động của các tiểu phân làm cho chúng phân bố hỗn độn và có khuynh hướng chiếm toàn bộ
thể tích không gian của bình đựng Yếu tố này được đánh giá bằng động năng chuyển động của hạt
b/ Lực tương tác giữa các tiểu phân liên kết các tiểu phân thành những tập hợp chặt chẽ có cấu trúc xác
định Yếu tố này được đánh giá bằng thế năng tương tác giữa các tiểu phân
* Ở trạng thái tinh thể: Các tiểu phân được sắp xếp thành những cấu trúc xác định vì thế năng tương tác
giữa các tiểu phân lớn hơn động năng chuyển động nhiệt của chúng nên mỗi tiểu phân hầu như không
còn khả năng chuyển động tịnh tiến mà chỉ dao động quanh vị trí cân bằng
* Ở trạng thái khí: Các phân tử khí chuyển động gần như tự do, chiếm toàn bộ thể tích bình đựng,
chúng va chạm đàn hồi với nhau và với thành bình đựng vì:
* Ở trạng thái lỏng: Chất lỏng có thể tích xác định nhưng không có hình dạng xác định vì sự khác biệt
giữa động năng chuyển động nhiệt của phân tử và thế năng tương tác giữa chúng không lớn, do đó phân
tử chất lỏng vẫn có các chuyển động quay, dao động và tịnh tiến, nhưng không thể thoát khỏi vùng tác
dụng của lưc Van der Waals ( cỡ 10\(\mathop A\limits^0 \) )
2 Tương tác giữa các phân tử (Lực Van der Waals)
Lý thuyết về liên kết ion và liên kết cộng hóa trị giải thích được cấu tạo phân tử của nhiều chất ở thể rắn, lỏng và khí nhưng không thể giải thích được sự tồn tại của một số không ít các chất, ví dụ như các khí
hiếm chẳng hạn Nguyên tử khí hiếm có vỏ electron bền nên không thể tạo nên các kiểu liên kết hóa học
đã xét trên đây Nhưng ở nhiệt độ rất thấp, gần như không độ tuyệt đối, khí hiếm có thể hóa lỏng và hóa
rắn, các quá trình này phát ra năng lượng Vậy những lực nào đã hút các nguyên tử khí hiếm lại với nhau? Tương tự như vậy, những lực nào đã hút những phân tử trung hòa như H2, O2, N2, CH4 lại với nhau làm
cho chúng tồn tại ở các trạng thái lỏng và rắn? Mặc dù, trong những phân tử này electron hóa trị đã được
sử dụng hết để tạo thành liên kết nên nguyên tử không có khả năng tạo thêm liên kết nữa
a/ Định nghĩa
Lực Van der Van là những lực hút giữa các nguyên tử và phân tử trung hòa (được gọi là lực phân tử)
b/ Nguyên nhân sinh ra lực Van de Van
+ Tương tác tĩnh điện : Nhờ lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu giữa các phân tử khác nhau → Làm
cho chúng liên kết với nhau
+ Tương tác định hướng
Năm 1912 Kizôm (V.Keesom) cho rằng nguyên nhân gây ra lực Van de Van là momen lưỡng cực vĩnh
cửu của các phân tử Khi những phân tử có cực đến gần nhau, vì tương tác tĩnh điện giữa các lưỡng cực
nên những phân tử đó xoay hướng để những đầu khác dấu của các lưỡng cực sẽ ở gần nhau và dẫn tới lực
hút giữa các lưỡng cực đó Tương tác đó gọi là tương tác định hướng
Trang 2Trang | 2
Tương tác này càng lớn khi momen lưỡng cực của phân tử càng lớn Ví dụ như tương tác định hướng
trong trường hợp H2O và HCl lớn hơn so với trường hợp CO vì rằng momen lưỡng cực của H2O và của
HCl lớn hơn của CO nhiều
Công thức : Năng lượng của tương tác định hướng được tính theo hệ thức :
Uđh = -\(\frac{{2{\mu ^4}}}{{3{r^6}kT}}\)
Trong đó : \(\mu \) là momen lưỡng cực của phân tử
r là khoảng cách từ tâm của lưỡng cực này đến tâm của lưỡng cực khác
k là hằng số
T là nhiệt độ tuyệt đối
Năng lượng của tương tác định hướng tỉ lệ nghịch với nhiệt độ vì chuyển động nhiệt của phân tử cản trở
sự định hướng của lưỡng cực
II PHÂN DẠNG BÀI TẬP
1 Dạng 1: Lực Van der Waals
1, Dưới đây là ba chất, cho biết lực tương tác nào xảy ra giữa các tiểu phân trong mỗi chất
a/ LiF
b/ CH4
c/ SO2((\(\overrightarrow \mu \)CH4 = 0 ; (\(\overrightarrow \mu \)SO2 ¹ O)
2 Cho biết lực tương tác nào xảy ra giữa các phân tử trong mỗi chất sau:
a/ Benzen
b/ Mêtyl clorua
c/ Natri clorua
d/ Cacbon disunfua (\(\overrightarrow \mu \)CS2 = (\(\overrightarrow \mu \)C6H6 = 0)
3 Nhiệt độ nóng chảy của brom Br2 là -7,20C và nhiệt độ nóng chảy của iot clorua là +27,20C Giải thích
sự khác biệt trên
4 Giải thích các dữ kiện thực nghiệm sau :
a/ Amoniac có nhiệt độ sôi cao hơn metan
b/ Kali clorua có nhiệt độ nóng chảy cao hơn iot (\(\overrightarrow \mu \)NH3 ¹ O)
2 Dạng 2: Ts và Tnc- Độ tan
5 Hãy giải thích các dữ kiện thực nghiệm về nhiệt độ sôi, nhiệt hóa hơi của các chất thuộc dãy sau đây:
Sự biến đổi nhiệt độ sôi, nhiệt hóa hơi của dãy H2O, H2S, H2Se như trên có còn đúng cho từng dãy chất
dưới đây không? Tai sao?
a/ NH3, PH3, AsH3, SbH3
b/ HF, HCl, HBr, HI
c/ CH4, SiH4
6 Bạn hãy cho biết trong số các chất thuộc từng dãy sau:
a/ Chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất:
CO2, SO2, C2H5OH, CH3OH, HI
Trang 3b/ Chất nào dễ tan trong nước nhất:
C2H6, C2H2, C2H5Cl, NH3, H2S
c/ Chất nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất:
PH3, NH3 và (CH3)3N
7 Cho các chất sau: anđehit axetic, axit fomic, dimetylete, ancol etylic và nhiệt độ sôi của chúng (không theo thứ tự) là: 100,70
C; 210C, -230C; 78,30C Hãy xếp các chất với nhiệt độ sôi tương ứng theo thứ tự trị
số giảm dần và giải thích tại sao các chất trên có phân tử khối xấp xỉ nhau mà lại khác nhau nhiều về
nhiệt độ sôi như vậy
8 Sắp xếp theo trình tự tăng dần nhiệt độ sôi các chất sau:
CH3CH2CH2OH ; CH3COOCH3 ; CH3CH2COOH ; C6H5COOH ; HCOOCH3 ; CH3COOH ;
C2H5OH
3 Dạng 3 : Phương trình VanderWaals
9 Khối lượng riêng của khí oxi O2 ở điều kiện tiêu chuẩn là 1,43g/l Tìm khối lượng riêng của nó ở 170C
và 800mmHg (Chưa biết khối lượng phân tử Oxi)
10 Tính áp suất của 0,6 mol khí NH3 chứa trong bình dung tích 3l ở 250C, với giả thiết rằng:
a/ Amoniac là một chất khí lý tưởng
b/ Amoniac là một khí thực, có thể tính áp suất của nó theo phương trình Van Der Waals với các hằng số:
a = 4,17l2.atm.mol-2 và b = 0,0371l.mol-1
-(Hết) -
Trang 4Trang | 4
Website HOC247 cung cấp một môi trường học trực tuyến sinh động, nhiều tiện ích thông minh, nội dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những giáo viên nhiều năm kinh nghiệm,
giỏi về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm đến từ các trường Đại học và các trường chuyên
danh tiếng
I Luyện Thi Online
- Luyên thi ĐH, THPT QG: Đội ngũ GV Giỏi, Kinh nghiệm từ các Trường ĐH và THPT danh tiếng xây dựng các khóa luyện thi THPTQG các môn: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa Học và
Sinh Học
- Luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán: Ôn thi HSG lớp 9 và luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán các
trường PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An và các trường Chuyên khác cùng TS.Tràn Nam Dũng, TS Pham Sỹ Nam, TS Trịnh Thanh Đèo và Thày Nguyễn Đức
Tấn
II Khoá Học Nâng Cao và HSG
- Toán Nâng Cao THCS: Cung cấp chương trình Toán Nâng Cao, Toán Chuyên dành cho các em HS
THCS lớp 6, 7, 8, 9 yêu thích môn Toán phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ở trường và đạt điểm tốt ở các kỳ thi HSG
- Bồi dưỡng HSG Toán: Bồi dưỡng 5 phân môn Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học và Tổ Hợp
dành cho học sinh các khối lớp 10, 11, 12 Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: TS Lê Bá Khánh
Trình, TS Tràn Nam Dũng, TS Pham Sỹ Nam, TS Lưu Bá Thắng, Thày Lê Phúc Lữ, Thày Võ Quốc Bá Cẩn cùng đôi HLV đạt thành tích cao HSG Quốc Gia
III Kênh học tập miễn phí
- HOC247 NET: Website hoc miễn phí các bài học theo chương trình SGK từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả
các môn học với nội dung bài giảng chi tiết, sửa bài tập SGK, luyện tập trắc nghiệm mễn phí, kho tư liệu tham khảo phong phú và cộng đồng hỏi đáp sôi động nhất
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
Học mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bi – Tiết kiệm 90%
Học Toán Online cùng Chuyên Gia
HOC247 NET cộng đồng học tập miễn phí HOC247 TV kênh Video bài giảng miễn phí
Trang 5- HOC247 TV: Kênh Youtube cung cấp các Video bài giảng, chuyên đề, ôn tập, sửa bài tập, sửa đề thi
miễn phí từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các môn Toán- Lý - Hoá, Sinh- Sử - Địa, Ngữ Văn, Tin Học và Tiếng Anh