1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(SKKN CHẤT 2020) chuyên đề một số giải pháp giúp học sinh yếu học tốt môn lịch sử 6

12 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 198,23 KB

Nội dung

Đối với công việc ở nhà, giáo viên cần hướng dẫn học sinh học bài cũ, đọc trước bài mới và trả lời các câu hỏi mà giáo viên đã giao, sưu tầm các tư liệu và tranh ảnh liên quan đến bài nế

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG THCS ĐẠO ĐỨC ===========

CHUYÊN ĐỀ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH YẾU HỌC TỐT MÔN LỊCH SỬ 6

GIÁO VIÊN: NGUYỄN VĂN NGỌ

TỔ : KHOA HỌC XÃ HỘI

2020 - 2021

Trang 2

I Thực trạng chất lượng giáo dục môn Lịch sử của nhà trường

Hiện nay, phần lớn học sinh ở trường THCS nói chung và trường THCS Đạo Đức nói riêng đều có ý tưởng cho rằng Lịch sử là bộ môn phụ nên ý thức học tập của các em đối với môn học còn rất thấp, các em không thật sự yêu thích đối với môn học này Mặt khác đây là môn học đòi hỏi sự chuyên cần ở các em, nhưng

đa số học sinh lại thụ động, lơ là, biếng học nên việc các em tự tìm tòi, lĩnh hội tri thức lịch sử còn thấp Chương trình Lịch sử lớp 6 là những phần xa xưa nhất, trừu tường nhất trong bộ quá trình lịch sử như : Xã hội nguyên thuỷ, Các quốc gia cổ đại, văn hoá cổ đại, thời nguyên thuỷ trên đất nước ta, đời sống của người nguyên thuỷ trên đât nước ta… Nội dung của những bài này có những khái niệm mang tính trừu tượng mà trang thiết bị day học lại ít, nội dung bài lại dài so với thời gian một tiết học Bên cạnh đó các em còn phải làm quen việc tiếp thu kiến thức thông qua lược đồ, tranh ảnh như “ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Chiến thắng Bạch Đằng…” mà thiết bị còn hạn chế Chỉ những học sinh khá, giỏi mới lĩnh hội các kiến thức lịch sử một cách tương đối dễ dàng và nhanh chóng Còn phần lớn học sinh trung bình, yếu tỏ ra lơ là, chán nản và ngày càng thụ động trong việc học tập môn Lịch sử Các em thích được thầy, cô phân tích, giảng giải rồi đọc bài cho chép

và về nhà học thuộc chứ không muốn tự mình tìm tòi nên việc tiếp thu và khắc sâu tri thức gặp nhiều khó khăn Từ đó học sinh không hiểu kịp và không nắm được kiến thức Đặc biệt là học sinh yếu dễ sinh tâm lý chán học, lười biếng, khiến giờ học Lịch sử trở nên nặng nề, khô khan, chất lượng học tập môn Lịch sử không cao

Thực tế đó đòi hỏi giáo viên phải nỗ lực nhiều và có giải pháp hỗ trợ giúp học sinh học tập môn Lịch sử đạt hiệu quả chất lượng hơn

Đối với học sinh yếu, giáo viên phải tìm ra phương pháp giảng dạy cho các

em biết cách tự học, tự chọn lọc xử lí thông tin và tự lĩnh hội kiến thức Từ đó các

em sẽ trang bị cho mình phương pháp tự học Phải dạy cho các em biết tự suy nghĩ trước một sự kiện lịch sử, một vấn đề lịch sử đặt ra nhằm phát huy tư duy sáng tạo của các em

Cần định hướng học tập ngay từ đầu cũng như gây hứng thú học tập bộ môn Lịch sử cho các em học sinh Từng bước hướng dẫn các em phát huy tính tích cực,

tư duy sáng tạo của mình, từ đó các em tự mình tìm ra, chiếm lĩnh và khắc sâu kiến thức lịch sử một cách chủ động Giáo viên cần tạo cho học sinh tâm lý thoải mái trong giờ học Giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ giáo án, đồ dùng thiết bị dạy học khi lên lớp Trong giờ học, giáo viên cần sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với kiểu bài lên lớp, đặc biệt cần chú ý hướng dẫn cho học sinh trung bình yếu

có phương pháp học tập phù hợp Theo tôi nghĩ, đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử với học sinh, nhất là học sinh yếu là thực hiện các nội dung sau: a/ Khâu chuẩn bị của giáo viên và học sinh trước khi lên lớp

b/ Hướng dẫn học sinh học tập lịch sử trên lớp

+ Bồi dưỡng phương pháp tự học cho các em

+ Phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của học sinh

+ Tác động đến tình cảm, đem lại sự hứng thú trong việc học tập bộ môn

+ Sử dụng hệ thống kênh hình phong phú (tranh ảnh, bản đồ, lược đồ), phương

Trang 3

II Đối tượng áp dụng

Chuyên đề “Một số giải pháp giúp học sinh yếu học tốt môn Lịch sử lớp 6” được thực hiện thông qua quá trình dạy học khối lớp 6 tại Trường THCS Đạo Đức, năm học 2020 - 2021

III Biện pháp giải quyết

A Giáo viên và học sinh cần có sự chuẩn bị đầy đủ về các phương tiện, đồ dùng trước khi lên lớp

Khi lên lớp giáo viên cần chuẩn bị trước giáo án Trong giáo án cần phải nêu rõ trọng tâm của bài, giáo viên phải thể hiện rõ các hoạt động của thầy và trò trong giáo án Trong hoạt động của thầy cần chuẩn bị kỹ hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực cuả học sinh, đặc biệt giáo viên cần chú ý phần gợi mở cho học sinh trung bình, yếu Ngoài ra giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học phù hợp với bài giảng như mẫu vật, tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, tư liệu từ sách tham khảo…

Học sinh cũng cần có sự chuẩn bị kỹ trước khi lên lớp Bao gồm chuẩn bị bài cũ và bài mới, cũng như sưu tầm các tranh ảnh liên quan theo sự hướng dẫn của giáo viên ở trên lớp từ tiết trước

Để học sinh chuẩn bị đầy đủ thì giáo viên cần hướng dẫn cụ thể các công việc của học sinh cần làm Đối với công việc ở nhà, giáo viên cần hướng dẫn học sinh học bài cũ, đọc trước bài mới và trả lời các câu hỏi mà giáo viên đã giao, sưu tầm các tư liệu và tranh ảnh liên quan đến bài (nếu có) Sách giáo khoa là phương tiện chính để học sinh tìm hiểu nội dung bài học nên giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc kỹ sách giáo khoa trước ở nhà để khai thác nội dung bài học qua việc trả lời các câu hỏi

Để học sinh có thể học tốt bài trên lớp cũng như thực hiện chuẩn bị bài cho tiết học mới, giáo viên phải có sự hướng dẫn cụ thể là học thuộc nội dung bài đã ghi theo các đề mục, kết hợp học bài giữa vở ghi và SGK Khi học thuộc bài thì phải trả lời được các câu hỏi ở cuối bài

Ví dụ: Sau khi đã học về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, học sinh phải trả lời được các câu hỏi sau:

1 Nhà Hán đã gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao nhằm âm mưu gì?

2 Nhân dân châu Giao bị nhà Hán bóc lột như thế nào?

3 Nhà Hán đưa người sang châu Giao nhằm mục đích gì?

4 Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là gì?

5 Theo em, việc khắp nơi đều kéo quân về Mê Linh nói lên điều gì?

6 Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?

Đối với học sinh yếu thì các em sẽ không hiểu hết nội dung các câu hỏi khó, nhưng các em sẽ trả lời được câu hỏi dễ Vì vậy, giáo viên cần đặt câu hỏi cho phù hợp với đối tượng học sinh yếu Với những câu hỏi trên, học sinh yếu sẽ trả lời được câu hỏi sau: Nhà Hán đã gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao nhằm âm mưu gì? Nhân dân châu Giao bị nhà Hán bóc lột như thế nào? Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là gì?

Học sinh cần tiến hành chuẩn bị bài mới cho tiết học trên lớp Khi đã chuẩn

bị bài ở nhà là học sinh đã tự tiếp thu một phần tri thức Đối với học sinh yếu thì

Trang 4

việc chuẩn bị bài ở nhà là rất quan trọng Việc này giúp các em theo kịp bài mới với các học sinh khá giỏi khi lên lớp

Để chuẩn bị bài mới tốt, trước tiên học sinh phải đọc sách giáo khoa, sau đó trả lời các câu hỏi giáo viên đã gợi ý từ tiết trước

Ví dụ : Khi chuẩn bị dạy bài 25 “Ôn tập chương III” ngoài các câu hỏi cần trả lời, giáo viên còn có thế hướng dẫn học sinh lập sẵn bảng thống kê các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc theo mẫu sách giáo khoa trang

70 như sau:

Stt Thời gian Tên cuộc KN Người lãnh đạo Tóm tắt diễn biến

1

2

3

Những nội dung này các em đã học nên học sinh yếu sẽ làm được các nội dung : Thời gian, Tên cuộc KN, Người lãnh đạo

Để đảm bảo việc chuẩn bị của học sinh ở nhà đạt hiệu quả, luôn được duy trì

và giúp các học sinh yếu học tốt hơn, giáo viên cần thường xuyên kiểm tra việc chuẩn bị của các em Thông thường, giáo viên không đủ thời gian để kiểm tra hết các em nên sự giúp đỡ của các học sinh khác trong lớp cũng rất cần thiết, nhất là các bạn khá giỏi ngồi bên cạnh

B Hướng dẫn học sinh học tập lịch sử trên lớp

1 Hướng dẫn học sinh ghi bài

Trên lớp giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách ghi bài đầy đủ để học lịch

sử tốt hơn Các em học sinh lớp 6 mới làm quen với cách học tập của cấp học mới nên trong việc ghi bài, học bài còn nhiều khó khăn nhất là học sinh yếu Việc ghi bài đầy đủ, rõ ràng giúp các em học bài dễ dàng Ngay từ giờ học đầu tiên giáo viên nên hướng dẫn học sinh cách ghi bài đầy đủ, cụ thể Tựa bài học sinh cần ghi mực màu đỏ hoặc chữ in hoa, các đề mục cần ghi mực màu đỏ hoặc có gạch chân

Ví dụ: Khi học bài 24 “Nước Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X” học sinh cần ghi tựa bài và đề mục như sau:

Tiết 27 - Bài 24 NƯỚC CHAM-PA TỪ THẾ KỈ II ĐẾN THẾ KỈ X

1 Nước Cham-pa độc lập ra đời

2 Tình hình kinh tế, văn hóa Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Để học sinh ghi nội dung bài học rõ ràng, giáo viên cần thể hiện đủ nội dung bài học trên bảng và động viên học sinh ghi bài nhanh, đầy đủ Giáo viên động viên học sinh bằng cách khen những học sinh chép bài đầy đủ, sạch đẹp, khoa học trước lớp Khi học sinh đã chép bài đầy đủ, về nhà học sinh sẽ học bài dễ dàng hơn

2 Tổ chức đôi bạn học tập trong lớp

Trong quá trình dạy học, giáo viên nên phân công cho các học sinh ngồi cạnh nhau truy bài chéo cho nhau, cùng nhau học tập Việc này giúp học sinh thuộc bài cũ trước khi học bài mới Như vậy kiến thức học sinh sẽ được liên tục, không bị hổng Nếu điều kiện thuận lợi giáo viên có thể cho một học sinh khá giỏi

và một học sinh trung bình yếu truy bài cho nhau để học sinh khá giỏi sẽ giúp đỡ học sinh trung bình yếu tiến bộ Hơn nữa học sinh thường có tính nhút nhát, ngại hỏi bài với giáo viên, nên khi học sinh có thắc mắc có thể nhờ bạn giúp đỡ để tiếp thu kiến thức

Trang 5

Để kết quả học tập của đôi bạn học tập được khách quan cũng như giáo dục cho học sinh tính trung thực, thật thà giáo viên cần khuyến khích học sinh: cần nói đúng sự thật về việc chuẩn bị bài của mình, nếu học thuộc bài và có chuẩn bị bài

sẽ được khen ngợi, nếu gian dối, bao che khi bị phát hiện sẽ bị phê bình trước lớp Bằng cách này sẽ giải quyết phần nào về sự tiếp thu kiến thức cho học sinh, nhất là học sinh yếu

3 Tổ chức học sinh học tập tích cực trên lớp, tác động tình cảm, gây hứng thú học tập cho học sinh.

Trong giờ học trên lớp, giáo viên cần tạo cho học sinh tâm lý thoải mái Thái độ và tình cảm của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và sự tiếp thu bài mới của học sinh Khi giáo viên lên lớp với thái độ giận dữ luôn quát mắng, học sinh sẽ khó tiếp thu kiến thức, không mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài Ngược lại giáo viên luôn vui vẻ, quan tâm đến học sinh sẽ tạo cho các em một không khí học tập đầy hứng thú, sôi nổi Bên cạnh đó giáo viên cần quan tâm, khen ngợi, động viên học sinh kịp thời Lời khen ngợi chủ yếu là phải phù hợp với đối tượng học sinh cần hướng đến, nhất là đối tượng học sinh trung bình, yếu trong lớp

Một cách khác để động viên, gây hứng thú cho học sinh yếu học tập là nên cho học sinh tự xung phong trả bài Đồng thời giáo viên cũng khuyến khích điểm học sinh khi học sinh có câu trả lời hay, hay những câu trả lời có liên quan đến bài

cũ đã học giúp học sinh hứng thú học tập hơn, đồng thời cũng kích thích các học sinh khác trong lớp đóng góp xây dựng bài

Trong giờ học trên lớp, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài mới thông qua hệ thống câu hỏi và kênh chữ sách giáo khoa để học sinhtiếp thu, khắc sâu các kiến thức lịch sử Trong quá trình lên lớp, giáo viên yêu cầu cả lớp, nhất là những học sinh yếu theo dõi sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi

Ví dụ 1: Khi học chủ đề “Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập”, để

tìm hiểu về Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có gì thay đổi?, giáo

viên cho học sinh đọc mục 2 trong sách giáo khoa trang 53 để cả lớp theo dõi

Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:

- Em có nhận xét gì về các hiện vật thời này đã tìm được trong các mộ cổ, di chỉ? (Những hiện vật tìm được ở các mộ cổ và di chỉ thời này chủ yếu làm bằng sắt với nhiều loại khác nhau như rìu, mai, cuốc, nồi, đèn…)

- Vì sao nhà Hán giữ độc quyền về sắt? (Sắt là một kim loại có giá trị cao, vừa làm được các công cụ tốt, vừa làm được các vũ khí sắc bén, nên nhà Hán phải giữ độc quyền để hạn chế sự phát triển của nước ta và ngăn chặn các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta Tất nhiên, chúng không thể kiểm soát được hết tất cả các nơi)

- Những sự kiện nào chứng tỏ nông nghiệp Giao Châu vẫn phát triển? (Dùng lưỡi cày sắt do trâu, bò kéo; biết đắp đê phòng lụt, trồng lúa hai vụ; biết kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”; biết trồng nhiều loại cây ăn quả…)

- Hãy cho biết những nghề thủ công phát triển đương thời (Rèn sắt; nghề làm đồ gốm; dệt vải, lụa…)

- Việc trao đổi, buôn bán thời này có gì mới? (Việc trao đổi, buôn bán đương thời cũng khá phát triển, biểu hiện ở sự ra đời của các chợ làng, các trung tâm lớn như Luy Lâu, Long Biên, ở sự trao đổi hàng hóa với các lái buôn nước ngoài như Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ…)

Trang 6

Ví dụ 2 : Khi dạy chủ đề “Bước ngoặt lịch sử ở đầu thế kỉ X”, tìm hiểu mục

Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ như thế nào? giáo viên cần hướng dẫn học sinh

khai thác nội dung bài qua hệ thống kênh chữ sách giáo khoa

Giáo viên cho học sinh đọc mục 1 SGK và yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:

- Khúc Thừa Dụ là ai?

- Chế độ đô hộ của phong kiến phương Bắc đã bị lật đổ như thế nào?

- Khúc Hạo là ai? Ông đã làm gì?

Các câu hỏi trên là những câu hỏi tương đối dễ, học sinh có thể căn cứ vào SGK để trả lời dễ dàng

- Theo em, việc nhà Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ có ý nghĩa gì?

- Phân tích ý nghĩa những việc làm của Khúc Hạo?

Đây là những câu hỏi tương đối khó, giáo viên cần gợi mở để học sinh trung bình yếu trả lời được các ý, giáo viên có thể khuyến khích điểm cho học sinh để các em cố gắng học nhiều hơn Giảng đến đây giáo viên cần khắc sâu cho học sinh bài học về tinh thần, ý thức độc lập, tự chủ của nhân dân ta

Ví dụ 3: Khi dạy “Khởi nghĩa Lí Bí Nước Vạn Xuân”, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhà Lương siết ách đô hộ như thế nào qua việc khai thác kênh chữ ở sách giáo khoa

Giáo viên cho học sinh đọc nội dung: “ Đầu thế kỷ VI, nhà Lương đô hộ

Giao Châu Chính quyền đô hộ chia nước ta thành: Giao Châu (đồng bằng và trung du Bắc Bộ), Ái Châu (Thanh Hóa), Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ-Tĩnh) và Hoàng Châu (Quảng Ninh)”.

Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:

- Nhà Lương chia nước làm mấy châu? (chia làm 6 châu) Xác định các châu trên lược đồ sách giáo khoa?

Giáo viên nên gọi học sinh khá giỏi xác định các châu trên lược đồ để học sinh yếu quan sát

Giáo viên cho học sinh đọc nội dung: “Nhà Lương chủ trương chỉ có tôn

thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giao những chức vụ quan trọng Tinh Thiều là người nước ta vốn học giỏi, văn hay, sang kinh đô nhà Lương xin làm quan Viên thượng thư nhà Lương bảo: “Họ Tinh không phải là vọng tộc” và chỉ cho Thiều giữ chức “gác cổng thành” Tinh Thiều bất bình bỏ về quê.”

Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi sau:

- Nhà Lương có chủ trương như thế nào trong việc sắp đặt quan lại? (Chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được làm quan)

Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh về sự phân biệt đối xử của nhà Lương Bằng chứng là: Tinh Thiều rất tài giỏi nhưng không được làm quan vì không phải là người của dòng họ lớn Tiêu Tư là người tham lam, tàn bạo, mất lòng dân nhưng lại được làm quan cao đến chức Thứ sử Giáo viên cần giáo dục cho học sinh về tính công bằng, bình đẳng, không phân biệt đối xử

Giáo viên cho học sinh đọc nội dung: “Thứ sử Giao Châu lúc bấy giờ là

Tiêu Tư đã đặt ra hàng trăm thứ thuế: Người nào trồng cây dâu cao 1 thước (khoảng 40 cm) đều phải nộp thuế, bán vợ, đợ con cũng phải nộp thuế…Sử sách Trung Quốc thú nhận: Tiêu Tư “tàn bạo mất lòng dân”.

Giáo viên cho học sinh trả lời các câu hỏi sau để học sinh khắc sâu kiến thức về sự thâm độc, tàn bạo trong chính sách cai trị của nhà Lương Đây là những

Trang 7

câu hỏi dễ nên học sinh trung bình yếu sẽ trả lời được, giáo viên cần chú ý động viên các em

- Nhà Lương bóc lột nhân dân ta bằng cách nào? (Đặt ra hàng trăm thứ thuế nặng

nề và vô lý) Giáo viên nên gọi học sinh trả lời để các em làm quen với việc nhận xét vấn đề lịch sử

- So sánh chính sách cai trị của nhà Lương và nhà Ngô? (Chính sách cai trị của nhà Lương tàn bạo hơn nhà Ngô) Đây là câu hỏi khó giáo viên nên gọi học sinh giỏi trả lời Nếu giáo viên gọi học sinh yếu so sánh thì giáo viên cần nhắc lại kiến thức cũ và gợi mở thêm

4 Phương pháp sử dụng kênh hình (tranh ảnh, lược đồ, bản đồ…)

Bên cạnh việc tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua kênh chữ sách giáo khoa, giáo viên cần chú ý đến việc khai thác kênh hình ở sách giáo khoa và các tranh ảnh liên quan đến bài Giáo viên cần gợi ý cho học sinh quan sát kênh hình để học sinh tự rút ra kiến thức Đây là phương pháp dễ gây hứng thú học tập cho các em, vì thông qua hình ảnh trực quan sẽ kích thích các em tự tìm được kiến thức thông qua những hình ảnh đó Việc khai thác các kiến thức lịch sử thông qua các kênh hình cũng rất quan trọng, vì nó vừa giúp học sinh tập trung vào bài học

để nắm vững kiến thức hơn vừa làm cho tiết học sôi động hơn khi có nhiều học sinh tranh luận, phát biểu ý kiến của mình

Ví dụ 1: Khi dạy chủ đề “Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập” giáo viên hướng dẫn, cho học sinh khai thác lược đồ ở hình 48 sách giáo khoa: “Lược

đồ nước ta thời thuộc Đường thế kỉ VII - IX” Giáo viên cho học sinh xác định nội dung của lược đồ

Lược đồ này được sử dụng khi dạy về chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và cuộc sống của nhân dân Giao Châu, nhằm cụ thể hóa chính sách cai trị của nhà Đường đối với nhân dân ta Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK kết hợp với quan sát lược đồ và gợi mở:

- Qua quan sát lược đồ, em thấy nhà Đường chia nước ta thành mấy châu?

- So với trước đây các đơn vị hành chính được chia như thế nào?

- Mục đích việc chia nhỏ đất nước ta của nhà Đường?

- Nhận xét việc làm của nhà Đường?

Với dạng câu hỏi dễ như vậy giáo viên nên dành cho đối tượng học sinh yếu

và cần khen ngợi học sinh trước lớp và động viên học sinh tiếp tục tìm hiểu bài, phát biểu nhiều hơn Vì tâm lý chung của các em học sinh lớp 6 là mong muốn được thầy cô khen ngợi để hãnh diện với bạn bè Các em cũng biết xâu hổ, bị mất mặt khi bị thầy cô chê trách Vì thế khi học sinh nói sai, giáo viên nên gợi ý cho học sinh trả lời lại hoặc cho học sinh ngồi xuống và động viên học sinh khác trả lời, như vậy học sinh sẽ cảm thấy tự tin phát biểu hơn Ngược lại, nếu giáo viên chê bai học sinh trước lớp sẽ làm cho học sinh mặc cảm và không phát biểu, giờ học sẽ không sinh động

Sau khi HS phát biểu ý kiến, GV chỉ lược đồ và chốt lại kiến thức cơ bản

Ở bài này học sinh vừa phải kết hợp lược đồ vừa phải kết hợp nội dung sách giáo khoa, nên đối với học sinh yếu giáo viên cần đặt nhiều câu hỏi gợi mở, câu hỏi phải từ dễ đến khó và hướng dẫn, động viên cho các em trả lời

Trong việc sử dụng lược đồ thì việc sử dụng bản đồ để tường thuật diễn biến các cuộc khởi nghĩa là rất quan trọng Vì các sự kiện lịch sử này đã diễn ra rất lâu, địa điểm diễn ra các sự kiện lại rất xa, chủ yếu là các em chỉ tái hiện, hình dung các sự kiện lịch sử thông qua tường thuật của các giáo viên Để học sinh tiếp thu

Trang 8

tốt kiến thức diễn biến giáo viên cần cần hướng dẫn học sinh quan sát lược dồ thật

kỹ trước khi trình bày diễn biến Khi sử dụng lược đồ giáo viên cần giới thiệu cho học sinh về ý nghĩa các kí hiệu, màu sắc trên lược đồ Đối với những phần quan trọng giáo viên động viên để cho học sinh tự tìm hiểu trên lược đồ trước nhất là học sing trung bình yếu Khi trình bày diễn biến đến đâu, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát theo dõi lược đồ đến đó

Ví dụ 2: Khi tường thuật diễn biến “chiến thắng Bạch Đằng năm 938” giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ hình 55 SGK, đọc kí hiệu Giáo viên động viên các học sinh trung bình yếu lên bảng xác định sông Bạch Đằng trên lược đồ Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời:

- Vì sao Ngô Quyền dự đoán được quân Nam Hán sẽ vào nước ta bằng đường qua sông Bạch Đằng? Đánh giặc trên sông Bạch Đằng, có những thuận lợi gì cho quân ta?

Đây là câu hỏi khó nên giáo viên cân gợi ý cho học sinh trung bình yếu suy nghĩ trả lời (Để đánh chiếm nước ta quân Nam Hán phải đánh vào đâu trước? Đường đi như thế nào?)

Sau khi HS quan sát lược đồ, GV bổ sung: đường qua sông Bạch Đằng là đường ngắn nhất từ phương Bắc vào thành Đại La (Tống Bình - Hà Nội) Sông Bạch Đằng có địa thế hiểm trở, hai bên bờ có rừng rậm thích hợp cho việc đặt quân mai phục Thủy triều của sông Bạch Đằng lên xuống, mực nước chênh nhau đến 3m, thuận lợi cho việc bố trí trận địa cọc ngầm

Giáo viên nêu cho học sinh biết: Sông Bạch Đằng có nhiều nhánh sông nhỏ còn thuận lợi cho các thuyền chiến ẩn nấp Ngô Quyền đã sai người đi dọc theo sông Bạch Đằng để quan sát địa thế, địa hình, hỏi thăm nhân dân về chế độ nước chảy của sông và cho người bố trí trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng

Giảng đến đây giáo viên cần giáo dục tư tưởng về sự lãnh đạo tài giỏi của Ngô Quyền Học sinh kết hợp các kênh chữ sách giáo khoa để nêu những thuận lợi của quân ta

Giáo viên động viên học sinh trung bình yếu lên xác định trên lược đồ nơi Ngô Quyền bố trí trận địa cọc ngầm, nơi đặt quân mai phục và đặt câu hỏi:

- Trận địa cọc được Ngô Quyền bố trí ở chỗ nào của sông Bạch Đằng? Vì sao ông cho đặt trận địa cọc ở đó? (Trận địa cọc đặt ở gần cửa biển, để có thể nhử giặc vào bên trong dễ dàng) Giáo viên nên gợi ý để học sinh yếu nêu ý kiến sau đó cho học sinh khá giỏi nhận xét để giúp học sinh trung bình yếu nâng cao khả năng quan sát, nhận xét vấn đề

- Ngô Quyền cho bố trí lực lượng như thế nào? (Ông cho quân mai phục 2 bên bờ sông, các thuyền chiến đặt ở các nhánh sông nhỏ sẵn sàng chiến đấu Đích thân Ngô Quyền chỉ huy trên chiếc thuyền lớn ở thượng nguồn sông Bạch Đằng) Đây là câu hỏi dễ giáo viên có thể gọi học sinh trung bình yếu trả lời

Khi trình bày diễn biến giáo viên kết hợp cho học sinh quan sát tranh trận chiến trên sông Bạch Đằng (có trong SGK) và cho học sinh so sánh thuyền của ta

và giặc để trả lời câu hỏi:

- Vì sao Ngô Quyền dùng thuyền nhỏ để nhử giặc? (để giặc chủ quan, không đề phòng, thuyền nhỏ còn chạy nhanh và dễ luồn lách qua các bãi cọc ngầm) Với câu hỏi này giáo viên nên gọi học sinh yếu trả lời và cho học sinh khá giỏi nhận xét Giảng đến đây giáo viên cần cho học sinh thảo luận nhanh nội dung sau: Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm nào? Đây là câu hỏi khó

Trang 9

giáo viên cần gợi ý cho học sinh trung bình, yếu trả lời từ đó giúp học sinh thấy được tài chỉ huy quân sự của Ngô Quyền trong chiến thuật đánh giặc

5 Phương pháp học tập nhóm (thảo luận nhóm)

Ngoài việc giúp học sinh trung bình yếu tự chiếm lĩnh tri thức và tự tin hơn, giáo viên cần giúp học sinh biết đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và bộc

lộ khả năng cá nhân của học sinh Để đạt được yêu cầu đó thì việc tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm là phương pháp hiệu quả nhất Trước tiên giáo viên treo nội dung cần thảo luận lên bảng, gọi 1 học sinh đọc nội dung cho cả lớp nghe Sau

đó giáo viên chia nhóm cho học sinh, giao bảng phụ cho từng nhóm và phân công nhóm trưởng điều khiển nhóm làm việc tìm ra câu trả lời và ghi vào bảng phụ

Ví dụ 1: Khi dạy chủ đề “Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập”,

ở phần “Khởi nghĩa Lý Bí - Nước Vạn Xuân thành lập”, sau khi cho học sinh tìm hiểu diễn biến khởi nghĩa giáo viên chia học sinh làm 4 nhóm, yêu cầu các em tìm

ra các nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa thắng lợi.( được nhân dân ủng hộ, đoàn kết,

có nhiều tướng tài, người chỉ huy tài giỏi)

Ví dụ 2: Cũng vẫn chủ đề “Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập”, phần “Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương”, sau khi giảng đến phần: Nhận thấy nhà Nam Hán có ý định xâm lược nước ta, Khúc Hạo

đã gởi con trai mình là Khúc Thừa Mỹ sang nước Nam Hán làm con tin Giáo viên chia học sinh làm 6 nhóm, yêu cầu các em thảo luận: Khúc Hạo gửi con trai mình sang nhà Nam Hán làm con tin nhằm mục đích gì? (giả vờ thần phục, kéo dài thời gian để chuẩn bị lực lượng chống lại nhà Nam Hán)

Như vậy, khi học tập theo nhóm các em sẽ đưa ra nhiều ý kiến khác nhau

và chọn ra ý kiến đúng nhất, từ đó các em sẽ học tập lẫn nhau và phát huy được tính tập thể của mình Để học sinh phát huy được khả năng của mình, giáo viên nên cho học sinh trong nhóm thay phiên nhau làm nhóm trưởng trong các tiết học, nhất là học sinh trung bình yếu Bên cạnh đó, giáo viên cần phải quan tâm theo dõi các em làm việc, đưa ra các câu hỏi gợi mở và động viên các em kịp thời để đạt được kết quả thảo luận tốt hơn

Đối với những nội dung thảo luận dài thì học sinh trung bình yếu sẽ khó làm được nên giáo viên cần hướng đẫn cụ thể từng phần trong bảng phụ để các em thảo luận dễ dàng hơn

Ví dụ: Khi dạy bài 24 “ Nước Cham-pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X” để tìm hiểu về sự phát triển kinh tế cuả nước Cham-pa Giáo viên chia học sinh làm 4 nhóm yêu cầu các em tìm: “nêu đặc điểm kinh tế cuả nước Cham-pa? ” giáo viên cần chuẩn bị bảng phụ cho các nhóm có nội dung như sau:

1 Nông nghiệp: (trồng trọt, chăn nuôi): ………

2 Nghề thủ công và các nghề khác: ………

3 Thương nghiệp: ………

6 Phương pháp Trò chơi

Ngoài việc phát huy tính tập thể của học sinh trong học tập theo nhóm thì tính tập thể của học sinh còn được phát huy qua các trò chơi tập thể Các trò chơi vui nhộn giúp các em thoải mái hơn trong học tập để củng cố nắm vững kiến thức

đã học Các trò chơi vui nhộn sẽ lôi kéo tất cả học sinh trong lớp tham gia Thông qua các trò chơi, giáo viên lồng ghép các kiến thức lịch sử đã học để các em ghi nhớ một cách tự nhiên

Ví dụ: Khi dạy bài 24 “ Nước Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X” giáo viên có thể cho học sinh chơi trò chơi giải ô chữ

Trang 10

Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm (4 đội) thi đua với nhau giải các ô chữ hàng ngang Cử 1 học sinh làm thư ký Giáo viên cần phổ biến thể lệ chơi và hệ thống câu hỏi mỗi hàng ngang như sau:

+ Mỗi ô giải đúng được 10 điểm, sai không có điểm, một trong các đội còn lại có tín hiệu trả lời sớm nhất được giải đáp và được 5 điểm

+ Đội nào có tín hiệu giải ô hàng dọc khi mới mở được 1 hàng ngang được 100 điểm, mới mở được hàng ngang thứ 2 được 90 điểm, lần lượt cho đến hết ô hàng ngang thứ 10 thì được 10 điểm Nếu trả lời sai sẽ bị loại khỏi cuộc chơi

+ Sau khi đã giải được ô chữ, thư kí tổng kết điểm Giáo viên tuyên dương hoạt động của cả lớp, nhất là các đội chơi xuất sắc

1 Người Chăm là chủ nhân của nền văn hóa nào?

2 Ai đã lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm đứng lên giành độc lập?

3 Lãnh thổ nước Cham-pa phía bắc kéo dài đến đâu?

4 Nhân dân Chăm thường trao đổi buôn bán với nhân dân các quận ở đâu?

5 Đây là một nghề mà cư dân sống ven biển, ven sông thường làm

6 Kinh đô của nước Cham-pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X

7 Đại bộ phận nhân dân Chăm theo tôn giáo nào?

8 Tên khu di tích của người Chăm được công nhận là Di sản văn hóa thế giới

9 Tên nước đầu tiên của người Chăm

10 Nguồn sống chủ yếu của người Chăm dựa vào nghề gì?

Trong trò chơi này giáo viên đặc biệt chú ý đến đối tượng học sinh trung bình, yếu để lôi kéo các em hoà nhịp với cuộc chơi của lớp, của đội Có thể mời các em này ở trong các đội lựa chọn các từ hang ngang và tự mình giải đáp các ô

từ đó đồng thời không quên tuyên dương thái độ học tập tích cực của các em

Như vậy, qua những trò chơi các em học sinh trung bình, yếu có được niềm vui, sự hứng thú trong việc học tập và chiếm lĩnh và khắc sâu kiến thức Lịch sử

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10 T R

M Y S Ơ N

Ngoài ra giáo viên cũng cần tiến hành ôn tập kỹ cho học sinh trước khi làm các bài kiểm tra Theo phân phối chương trình môn Lịch sử lớp 6 thì trước các tiết làm kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kỳ có tiết ôn tập hoặc làm bài tâp lịch sử Nội dung bài học sinh cần học trong các tiết kiểm tra thường nhiều nên học sinh trung bình yếu học bài sẽ khó khăn hơn Vì vậy, trong các tiết ôn tập, làm bài tập lịch sử giáo viên cần xoáy vào trọng tâm, các phần quan trọng Để học sinh yếu dễ dàng khắc sâu kiến thức, giáo viên cần đặt các câu hỏi dễ hoặc kết hợp các trò chơi như

đã trình bày

Ngày đăng: 29/03/2022, 12:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w