1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thông tin trên thị trường chứng khoán việt nam

18 637 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 408,64 KB

Nội dung

1 Thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam Information on the Vietnamese stock market NXB H. TTĐTBDGV, 2012 Số trang 112 tr. + Hồ Thái Khánh Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị Luận văn ThS ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn: PGS. TS. Phạm Văn Dũng Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Tìm hiểu vai trò và những tác động của thông tin đối với thị trường chứng khoán (TTCK), đồng thời cũng đề cập đến vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát thông tin. Phân tích, đánh giá thực trạng của hệ thống thông tin thị trường chứng khoán Việt Nam (thành tựu, hạn chế, nguyên nhân), Nhà nước phải có tác động mạnh hơn nữa trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát các nguồn thông tin. Nghiên cứu tính cần thiết phải đổi mới trong quản lý của các cơ quan chức năng cũng như của Nhà nước và đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo thị trường chứng khoán Việt Nam hoạt động theo đúng quy luật. Keywords: Kinh tế chính trị; Thị trường chứng khoán; Việt Nam Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Không giống như ở các thị trường khác, trên thị trường tài chính và nhất là thị trường chứng khoán, vấn đề thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng. Thông tin không đầy đủ, không chính xác và không được chia sẻ công bằng cũng đồng nghĩa với một thị trường ngừng hoạt động. Vốn là nguồn lực quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Để huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cần phải thúc đẩy nhanh quá trình vận hành của thị trường chứng khoán như một kênh dẫn vốn trung, dài hạn hữu hiệu. Đồng thời kinh tế Việt Nam cũng lại là một nền kinh tế thiếu thông tin, vì những lý do khách quan và chủ quan. Đó là một trở ngại đáng kể cho sự phát triển của thị trường chứng khoán. Mặc dù cơ quan quản lý nhà nước và các công ty tham gia thị trường đã có nhiều nỗ lực để cải thiện chất lượng thông tin trên thị trường, song với một thị trường còn chưa hình thành đầy đủ, còn rất nhiều việc phải làm để có được một hệ thống cung cấp, xử lý thông tin có thể giúp thị trường chứng khoán trở thành nguồn cung cấp vốn quan trọng của nền kinh tế. Trải qua hơn 12 năm hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đang dần ổn định và phát triển nhưng kèm theo đó là sự xuất hiện của hàng loạt các hành vi gian lận như giao dịch nội gián, thao túng thị trường, chào bán chứng khoán khi chưa đủ điều kiện giao dịch Nguyên nhân xảy ra các hành vi giao dịch gian lận này xuất phát từ những khiếm khuyết về thông 2 tin trên thị trường chứng khoán. Cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, trung thực đang là đòi hỏi bức thiết cho các chủ thể trên thị trường chứng khoán nước ta. Xuất phát từ thực tiễn đó, em đã chọn đề tài: “Thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Cho đến nay, đã có nhiều công trình và bài viết nghiên cứu về thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Có thể nêu một số như sau: - TS. Đào Lê Minh (2006): “Nhu cầu và khả năng xây dựng Luật chứng khoán: Nhìn từ kết quả của một dự án điều tra”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế thế giới số 4 (120) 2006, tr49-56, tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác tổ chức, quản lý, hệ thống khung luật pháp đối với hoạt động của TTCK. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc đối với TTCK, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực hệ thống luật pháp điều chỉnh hoạt động của TTCK, đồng thời tăng cƣờng hiệu quả quản lý và giám sát TTCK ở nƣớc ta trong bối cảnh hội nhập - TS. Trần Đắc Sinh – UBCKNN “Tăng cường và hoàn thiện hệ thống công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, 2002, tác giả đã Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động công bố thông tin (TT) trên TTCK và những bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới. Phân tích thực trạng hoạt động công bố TT trên TTCK tập trung ở Việt Nam. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường và hoàn thiện hoạt động này ở Việt Nam - TS. Nguyễn Đại Lai - Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 16 (6/11/2008) “Để thị trường chứng khoán Việt Nam "ấm" trở lại và vận động theo đúng quy luật vốn có của nó”, tác giả đã chỉ ra những vấn đề của TTCK và cũng đưa ra một số giải pháp, trong đó Chính phủ đóng vai trò quan trọng giúp thị trường chứng khoán hoạt động theo đúng quy luật vốn có của nó. Các công trình và bài viết nói trên biểu hiện những cách tiếp cận khác nhau, thời điểm và hoàn cảnh khác nhau với thị trường chứng khoán. Mặc dù có rất nhiều ý kiến đóng góp, nhiều giải pháp được đưa ra nhưng chưa có một tài liệu nào đề cập một cách có hệ thống về các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán bền vững dựa trên cơ sở thông tin cung cấp tới các lực lượng trên thị trường. Bởi vậy, nghiên cứu một các có hệ thống về ảnh hưởng của thông tin đối với sự phát triển và ổn định của thị trường chứng khoán là một yêu cầu cấp thiết nhằm góp phần phát huy tác dụng của TTCK trong nền kinh tế thị trường. 3. Mục đích nghiên cứu: Mục đích của đề luận văn là tìm hiểu thực trạng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin trên thị trường này. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Dưới góc độ kinh tế chính trị, luận văn nghiên cứu thông tin trên TTCK như là một tác nhân ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển của TTCK. - Phạm vi nghiên cứu: luận văn nghiên cứu thông tin trên TTCK có tổ chức của Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay. 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài, luận văn sử dụng những phương pháp chung trong nghiên cứu kinh tế chính trị là: chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Luận văn đặc biệt chú ý tới phương pháp logic kết hợp với lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích kết hợp với tổng hợp… 6. Những đóng góp và ý nghĩa của luận văn: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thông tin trên TTCK, vai trò của thông tin đối với thị trường, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư nhỏ. - Làm rõ thực trạng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam hơn 8 năm vừa qua, chỉ ra những thành tựu và hạn chế trong việc cung cấp thông tin cho các chủ thể trên thị trường và những tác động của nó với sự phát triển của thị trường chứng khoán - Nêu ra một số giải pháp để giải quyết vấn đề thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Thông tin trên thị trường chứng khoán – cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế. Chương 2. Thực trạng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chương 3. Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chƣơng 1 THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 1.1. Lý luận chung về thông tin trên thị trƣờng chứng khoán 1.1.1. Thị trường chứng khoán và vai trò của nó. - Khái niệm về TTCK Trong những ngày đầu của sản xuất hàng hóa và lưu thông tiền tệ, hệ thống ngân hàng sớm ra đời để huy động các nguồn vốn tiền tệ nhàn rỗi hình thành trong xã hội nhằm tái phân phối cho nền kinh tế quốc dân theo nguyên tắc tín dụng. Như vậy, một kênh vốn nối hai cực đó lại với nhau và phải thông qua các trung gian tài chính, trong đó chủ yếu là hệ thống ngân hàng được gọi là kênh dẫn vốn gián tiếp. Khi xã hội của sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển ở giai đoạn cao, ngày một hoàn thiện thì những người có vốn đã có đủ điều kiện về môi trường pháp lý, môi trường tài chính v.v… để chuyển vốn của mình trực tiếp đầu tư vào sản xuất không phải thông qua tầng lớp trung gian tài chính mà phải thông qua thị trường chứng khoán – một thị trường dẫn vốn trực tiếp từ cực có vốn này sang cực cần vốn kia theo nguyên tắc đầu tư. Kênh dẫn vốn đó được gọi là kênh dẫn vốn trực tiếp. 4 Dựa vào tiêu thức phương thức giao dịch, TTCK được chia thành hai loại: thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp: là thị trường phát hành chứng khoán lần đầu để thành lập doanh nghiệp, huy động thêm vốn cho doanh nghiệp, huy động vốn cho nhu cầu chi tiêu của chính phủ, qua đó đưa nguồn vốn tiết kiệm vào công cuộc đầu tư. Thị trường thứ cấp: là thị trường mua đi bán lại các loại chứng khoán đã phát hành với nhiều lần mua bán và giá cả khác nhau. - Về vai trò của TTCK ta có thể xét đến từ quan hệ của nó đối với Chính phủ, doanh nghiệp và nhà đầu tư. a. Đối với chính phủ. b. Đối với các doanh nghiệp. c. Đối với nhà đầu tư. - Ta cũng có thể nhận thấy các nhược điểm của thị trường chứng khoán. a. Yếu tố đầu cơ. b. Mua bán nội gián. c. Phao tin đồn không chính xác hay thông tin lệch lạc. d. Mua bán cổ phiếu ngầm. 1.1.2 Thông tin trên thị trường chứng khoán: tính chất và phân loại a. Thông tin và tính rủi ro đối với thị trường chứng khoán Trong kinh tế thị trường, chẳng có hoạt động đầu tư kinh doanh nào lại không có rủi ro. Lợi nhuận càng cao, rủi ro càng lớn Đầu tư chứng khoán cũng chịu tác động của quy luật này, nhưng ở mức sâu đậm và đa diện hơn. Rủi ro do tính thanh khoản thấp. Rủi ro từ thông tin Rủi ro trong kinh doanh chứng khoán có nguồn gốc rất sâu đậm từ số lượng và chất lượng thông tin mà nhà đầu tư cần để làm cơ sở đưa ra các quyết định đầu tư. Rủi ro luôn rình rập ở mọi nơi và nhà đầu tư sẽ phải trả giá sớm hay muộn, đắt hay rẻ, khi không nắm được các thông tin chính xác nhất, đầy đủ và kịp thời nhất liên quan đến môi trường đầu tư, chất lượng chứng khoán và tình hình thị trường Rủi ro từ các quy định và chất lượng dịch vụ của sàn giao dịch Rủi ro từ các chấn động thị trường Các nhà đầu tư chứng khoán, nhất là các nhà đầu tư nhỏ, có thể phải gánh chịu nhiều rủi ro liên quan đến các chấn động thị trường trong nước hoặc nước ngoài gây ra. Cuối cùng, rủi ro lớn nhất và cũng là nguồn cội của mọi rủi ro trong đầu tư chứng khoán chính là rủi ro từ sự sai lầm do thiếu hiểu biết, thiếu kỹ năng tổng hợp, phân tích và phản ứng thị trường nhạy bén, chính xác của bản thân nhà đầu tư Đã qua rồi những cơ hội ngắn ngủi và các ảo tưởng 5 về kinh doanh chứng khoán đơn giản chỉ là mua chứng khoán vào, “đợi giá lên một chiều và khi cần tiền thì bán ra”. b. Thông tin bất cân xứng Trên thị trường chứng khoán, hiện tượng bất cân xứng xảy ra khi: doanh nghiệp che giấu các thông tin bất lợi, thổi phồng thông tin có lợi ; doanh nghiệp cung cấp thông tin không công bằng đối với các nhà đầu tư; doanh nghiệp sau khi phát hành cổ phiếu không chú trọng vào đầu tư sản xuất kinh doanh mà chỉ tập trung vào việc “làm giá” trên thị trường chứng khoán; có sự rò rỉ thông tin nội gián; một số nhà đầu tư tạo cung cầu ảo trên thị trường dẫn đến phản ánh sai lệch giá trị của doanh nghiệp; một số kẻ xấu tung tin đồn thất thiệt cho doanh nghiệp; các cơ quan truyền thông cung cấp thông tin sai lệch; các trung gian tài chính cung cấp, xử lý thông tin không chính xác Tình trạng bất cân xứng về thông tin sẽ dẫn đến việc các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư không chính xác, gây cung cầu ảo, thị trường bong bóng và tiềm ẩn nguy cơ sụp đổ thị trường. c. Phân loại thông tin Từ việc nhận định tầm quan trọng của thông tin trên thị trường chứng khoán, có thể phân tổ các thông tin theo các tiêu thức sau: - Phân tổ theo loại chứng khoán + Thông tin về cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư + Thông tin về trái phiếu + Thông tin về các chứng khoán phái sinh - Phân tổ theo phạm vi bao quát + Thông tin đơn lẻ của từng nhóm chứng khoán + Thông tin ngành + Thông tin nhóm ngành + Thông tin nhóm cổ phiếu đại diện và tổng thể thị trường + Thông tin của SGDCK hay cả quốc gia, thông tin có tính quốc tế - Phân tổ theo thời gian + Thông tin quá khứ, thông tin hiện tại và thông tịn dự báo cho tương lai + Thông tin theo thời gian (phút, ngày…) + Thông tin tổng hợp theo thời gian (tuần, tháng, quý, năm…) - Phân tổ theo nguồn thông tin + Thông tin trong nước và quốc tế + Thông tin của các tổ chức tham gia thị trường: tổ chức niêm yết, công ty chứng khoàn và thông tin của SGDCK + Thông tin tư vấn của các tổ chức tư vấn đầu tư và tổ chức xếp hạng tín nhiệm + Thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng (báo, truyền hình, mạng Internet…) 6 1.1.3. Nội dung đáp ứng nhu cầu thông tin trên thị trường chứng khoán. a. Luật pháp thông tin Theo quy định tại điều 3 Chương I Thông tư số 52/2012/TT-BTC. b. Kiểm tra thông tin c. Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin d. Quản lý nhà nước về thông tin 1.2. Kinh nghiệm của Mỹ vàTrung Quốc trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin trên thị trƣờng chứng khoán. Chúng ta nêu ra những nét chính trong quá trình phát triển hệ thống thông tin của thị trường chứng khoán Mỹ và Trung Quốc. Qua đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng hệ thống thông tin, nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.2.1. Khái quát về thị trường chứng khoán Mỹ và Trung Quốc. a. Khái quát về thị trường chứng khoán Mỹ. b. Khái quát về thị trường chứng khoán Trung Quốc. 1.2.2. Vai trò của Nhà nước Trung Quốc trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin trên thị trường chứng khoán. Đến 2005, TTCK Trung Quốc mới bắt đầu sôi động khi chính phủ cho đấu giá cổ phần lần đầu (IPO) nhiều doanh nghiệp nhà nước có vị trí độc quyền trong nền kinh tế quốc dân. Từ đó sự can thiệp trực tiếp của chính phủ là một “đặc trưng” nổi bật của TTCK Trung Quốc. Việc cần làm của Trung Quốc không phải là chính phủ can thiệp để cứu giá cổ phiếu mà cần đẩy nhanh tiến trình minh bạch hóa để thị trường được vận hành độc lập theo quy luật của nó. 1.2.3. Bài học kinh nghiệm đối với thị trường chứng khoán Việt Nam Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu HTTT của TTCK Mỹ và Trung Quốc có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam như sau: - Một là, HTTT tại các sở giao dịch cần được hiện đại hóa ngay từ đầu, nhất là đối với các xử lý giao dịch trên sàn. - Hai là, nên có một chiến lược phát triển HTTT từ phía Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. - Ba là, cần chú ý đến vấn đề mạng truyền thông giữa các bộ phận thị trường. - Bốn là, khuyến khích hoạt động của các hãng cung cấp thông tin chuyên nghiệp, nhất là khi TTCK phát triển, có thị trường phi tập trung. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1. Khái quát tình hình hoạt động của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam qua gần 12 năm hoạt động. 7 2.1.1. Một số thành tựu đạt được. Quy mô thị trường tăng nhanh, từng bước đóng vai trò là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng. Số lượng công ty niêm yết tăng trưởng mạnh góp phần tăng cung hàng hóa và tính thanh khoản cho thị trường Hệ thống các định chế trung gian và dịch vụ chứng khoán ngày càng phát triển cả về số lượng, chất lượng hoạt động và năng lực tài chính Hệ thống các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng Hệ thống văn bản pháp lý, khuôn khổ pháp lý được phát triển một cáchđồng bộ, thống nhất, phù hợp với thực tiễn phát triển TTCK Việt Nam Cấu trúc TTCK từng bước được hoàn thiện theo hướng tách chức năng quản lý với chức năng tổ chức và vận hành thị trường, góp phần nâng cao khả năng quản lý, giám sát của nhà nước Hoạt động quản lý, giám sát thị trường ngày càng sâu sát và từng bước hoàn thiện 2.1.2. Một số hạn chế trên TTCK Việt Nam Chỉ số chứng khoán biến động không ổn định Hàng hóa còn hạn chế về quy mô và cơ cấu Hoạt động của các tổ chức trung gian và hỗ trợ thị trường còn nhiều hạn chế Hệ thống quản lý chưa hoàn thiện 2.2. Thông tin trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam hiện nay. Những ngày đầu tháng 4/2010, thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) đã phục hồi ấn tượng khi chỉ số chứng khoán liên tục leo dốc và một luồng tiền đang mạnh mẽ đổ vào thị trường. Nhưng niềm vui và sự hào hứng của các nhà đầu tư (NĐT) vừa mới bắt đầu thì nỗi lo đã xuất hiện khi nạn rò rỉ, tiết lộ thông tin, giao dịch nội gián, loạn tin đồn… đang có nguy cơ bùng nổ. Những tháng gần đây, các hiện tượng tiêu cực như công ty chứng khoán, cổ đông lớn thao túng thị trường, cổ đông nội bộ giao dịch nhưng không công bố thông tin đã khiến nhiều NĐT bức xúc. Đỉnh điểm của sự việc là mới đây TTCK rúng động về một báo cáo có tiêu đề "Thông tin giao dịch của các tổ chức" đã được lan truyền rộng rãi. Báo cáo này cập nhật chi tiết và chính xác về danh mục, giao dịch từng ngày của tất cả công ty chứng khoán. Lãnh đạo nhiều công ty chứng khoán hết sức bàng hoàng vì thông tin trong báo cáo này gần như bản sao danh mục đầu tư của họ mà về nguyên tắc, đây đều là những bí mật kinh doanh chỉ có cơ quan quản lý thị trường có được nhưng không hiểu sao lại bị rò rỉ ra ngoài. Ở một góc độ khác, các chuyên gia nhận định rằng hiện tượng tiết lộ thông tin như trên còn đáng sợ hơn thông tin nội gián vì đây là toàn bộ thông tin thị trường. Chính từ bản tự doanh của các công ty chứng khoán, người ta có thể đoán được xu hướng và lướt sóng trục lợi. Thực tế chứng minh, trong tháng 3-2010 có 5 đợt sóng, mỗi đợt mang lại mức tăng trung bình 5%-7% thì cả tháng cũng mang lại khoản lợi nhuận khoảng 30%. Đây là mức lợi nhuận khổng lồ trong một 8 thời gian cực ngắn. Và những người "chộp được" thông tin từ bản tự doanh, biết được xu hướng thị trường đã bội thu. Vấn đề minh bạch thông tin trên TTCK Việt Nam lâu nay vẫn là điều ấm ức của hầu hết NĐT, làm đau đầu các nhà quản lý. Thực tế cho thấy, những năm trước đây, khi suốt một thời gian khá dài thị trường tăng nóng, lợi nhuận dễ dàng, hầu hết các NĐT không quan tâm lắm đến tính minh bạch trong thông tin chứng khoán. Nhưng giờ đây, khi tình hình đã hoàn toàn khác, những tin đồn thiếu cơ sở, những thông tin nội gián và sự rò rỉ có ý đồ đã trở thành điều nhức nhối của thị trường. Quan sát nhiều phiên giao dịch, người ta không hiểu sao một số loại cổ phiếu tự nhiên được mua nhiều, tăng bất thường qua các phiên. Rồi chỉ một thời gian ngắn sau, chính các cổ phiếu đó được công bố thông tin tốt, doanh thu lợi nhuận tăng trưởng ngoài dự kiến… giá các cổ phiếu đó tăng vùn vụt. Bên cạnh đó, TTCK Việt Nam gần đây bị ảnh hưởng bởi các tin đồn rất nhiều. Tin đồn chủ yếu tập trung xung quanh hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, các chính sách mới, thậm chí tin đồn cũng không từ cả cơ quan quản lý Đặc biệt, khi các dự báo về tình hình kinh tế Việt Nam trong năm 2010 tuy có hồi phục nhưng khả năng lạm phát gia tăng cũng rất lớn, các NĐT nảy sinh tâm lý ngóng đợi chủ trương lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước. Trong bối cảnh đó, đã và đang xuất hiện hàng loạt tin đồn về lạm phát, về lãi suất cơ bản, chỉ số giá tiêu dùng. Không ít tin đồn đó tạo nên các đợt sóng trên thị trường và đem lại lợi nhuận cho một số người. Hệ thống hóa dấu hiệu vi phạm Các thủ đoạn trục lợi bất chính và xâm hại quyền lợi của các cổ đông nhỏ cũng đang ngày càng nở rộ trên TTCK và đặt ra yêu cầu cấp thiết phải khẩn trương chấn chỉnh tình trạng này. Các thông tin không minh bạch có hậu quả khôn lường. Hậu quả xấu không những chỉ ảnh hưởng đến các NĐT (cả cá nhân và tổ chức) mà còn có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp niêm yết nói riêng và TTCK nói chung. Thời gian qua, UBCKNN đã tăng cường việc giám sát, thanh tra và xử phạt trên TTCK, nhiều lần xử lý các vi phạm "làm giá" của các công ty chứng khoán. Mới đây, ngày 19/1/2012, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 09 hướng dẫn về công bố thông tin trên TTCK đã được giới đầu tư hoan nghênh và kỳ vọng về một thị trường minh bạch. Tuy nhiên, mức phạt còn quá nhẹ: phạt hành chính cao nhất cho mọi vi phạm vẫn dưới 70 triệu đồng nên chưa đủ tính răn đe, do đó cần thiết phải có hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán nặng hơn, mức độ răn đe nghiêm khắc hơn. Các mức xử phạt thấp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các tổ chức trên thị trường sẵn sàng bỏ ra một “chi phí” xử phạt để có thể thu về những lợi ích lớn hơn Các chuyên gia cho rằng, việc cần làm của cơ quan quản lý, giám sát thị trường là phải hệ thống hóa được dấu hiệu của các tình huống giao dịch bất lợi cho thị trường để tiến hành kiểm tra ngay khi thấy có dấu hiệu vi phạm; đồng thời cơ quan quản lý nhà nước liên quan cần tăng cường 9 công tác cung cấp thông tin, định hướng nhận thức để giúp người dân hiểu đúng bản chất và các diễn biến của nền kinh tế nhằm giúp họ có những quyết định đúng đắn. NĐT cũng nên thận trọng với tất cả các thông tin, nhất là những thông tin phát ra từ kênh không chính thức. 2.2.1. Tình hình tuân thủ pháp luật về công bố thông tin. Trong năm 2012, mặc dù Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, tuy nhiên trên thực tế các hành vi vi phạm vẫn ngày càng phức tạp và gia tăng. Trong năm 2011, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính trên TTCK là 9,5 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2012, UBCKNN đã xử phạt với số tiền là 2,482 tỷ đồng với 6 cá nhân và 34 doanh nghiệp vi phạm. Trong đó, mức xử phạt nhẹ nhất là 10 triệu đồng đối với hành vi không công bố BCTC kịp thời, mức xử phạt cao nhất là 290 triệu đồng do gộp nhiều hành vi vi phạm. Đa số các doanh nghiệp bị xử phạt đều mắc lỗi không công bố thông tin kịp thời, hoặc không đăng ký công ty đại chúng. Trong khi các cá nhân bị xử phạt chủ yếu do giao dịch “chui” mà không thực hiện báo cáo theo quy định. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán có dấu hiệu tăng dần trong quý 3/2012. Nếu như cả tháng Tám chỉ có 9 trường hợp bị xử phạt thì trong tháng Chín số trường hợp bị phạt tăng gấp rưỡi với 16 trường hợp. Chỉ riêng ba ngày đầu tiên của tháng Mười này đã có 5 trường hợp vi phạm bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước "tuýt còi." Đáng chú ý là hoạt động vi phạm công bố thông tin từ phía các công ty chứng khoán với những lỗi vi phạm “quên” tuân thủ các quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Từ những phản ánh ở phía các nhà đầu tư, có thể thấy các cơ quan chức năng, Nhà nước chưa đặt vấn đề thông tin ở đúng tầm quan trọng của nó, chưa có chế tài luật đủ mạnh để làm nản lòng những chủ thể tham gia thị trường có ý định vi phạm. Điều này làm NĐT rời bỏ thị trường nhanh hơn. Một vấn nạn khác cũng làm nao núng các nhà đầu tư đó là hiện tượng trên một mã chứng khoán có hàng loạt tổ chức, cá nhân cùng “rủ nhau” vi phạm lỗi công bố thông tin về giao dịch. 2.2.2. Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin. Việc rò rỉ thông tin dẫn đến các giao dịch nội gián, đầu cơ là điều rất dễ xảy ra tại các trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) VN với cách công bố thông tin hiện nay. Bởi theo qui định thì các công ty niêm yết phải chuyển các tài liệu, thông tin về DN mình đến TTGDCK để các trung tâm công bố. Khoảng thời gian từ lúc thông tin gửi về cho đến lúc được TTGDCK công bố có khi kéo dài đến 4-5 ngày. Với quãng thời gian như vậy, những người nắm được các thông tin này hoàn toàn có thể đặt những lệnh mua, bán cổ phiếu để kiếm lợi nhờ biết trước thông tin so với các nhà đầu tư khác. Thực chất, đấy chính là giao dịch nội gián. Cho nên yêu cầu về công khai, minh bạch việc cung cấp thông tin về các công ty niêm yết, đăng ký giao dịch sẽ làm cho thị trường lành mạnh hơn. 10 Như vậy, nếu như không có sự can thiệp của Nhà nước đối với kiểm tra, kiểm soát thông tin thì các vi phạm liên quan đến giao dịch nội gián, rò rỉ thông tin… sẽ xảy ra phổ biến và phức tạp hơn. 2.2.3. Quản lý nhà nước về thông tin. Với những nhược điểm về thông tin của TTCK Việt Nam, Nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề quản lý thông tin. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng vẫn chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, chưa có sự phân quyền cụ thể và hoạt động khá chồng chéo. Nhận thấy tính chất nghiêm trọng của việc vi phạm về công bố thông tin, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ra Chỉ thị 08/CT-TTg ngày 2-3-2012 về thúc đẩy hoạt động và tăng cường quản lý TTCK. Để đảm bảo cho TTCK phát triển lành mạnh, đồng bộ với thị trường tiền tệ, bình ổn thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô, Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành, các thành viên thị trường triển khai các giải pháp thúc đẩy hoạt động và tăng cường công tác quản lý giám sát thị trường này. Mặc dù TTg CP đã chỉ đạo các cơ quan chức năng trong công tác phối hợp hiệp đồng, nhưng tình hình vi phạm vẫn chưa thể cải thiện ngay. Đến tháng 10/2012, các hành vi vi phạm về công bố thông tin diễn ra ngày càng phức tạp và tinh vi hơn. Mặt khác, để đợi cơ quan chức năng sửa luật thì rất lâu, trong khi đó nhà đầu tư luôn cần sự minh bạch và công bằng trên thị trường. Điều này cần sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước trong việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động phát hành cổ phiếu với số lượng lớn, Nhà nước cũng phải chú trọng đẩy mạnh minh bạch hóa trong công bố thông tin của các công ty niêm yết. 2.3. Đánh giá chung về thực trạng thông tin trên TTCK Việt Nam. 2.3.1 Thực trạng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như bất kỳ thị trường mới nổi nào trên thế giới, hiện tượng thông tin bất cân xứng xảy ra phổ biến trên mọi ngành, lĩnh vực. Thứ nhất, ngoài các thông tin bắt buộc theo luật định phải công bố thì các doanh nghiệp không chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời. Đặc biệt đối với các công ty có cổ phiếu giao dịch trên thị trường phi chính thức (OTC), tình trạng phổ biến là nhà đầu tư hầu như mù mờ về tình hình làm ăn, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Các thông tin tìm được chủ yếu qua nguồn tin riêng, trên các diễn đàn chứng khoán hoặc tin đồn. Một thực trạng nữa là đối với các công ty chào bán lần đầu ra công chúng thực hiện đấu giá tại cơ sở, Ban giám đốc công ty có xu hướng che giấu các thông tin để “dìm giá“ sao cho những người nội bộ công ty có thể mua được cổ phiếu với giá thấp. Hiện tượng rò rỉ thông tin chưa hoặc không được phép công khai. Sự rò rỉ thông tin phổ biến trong công tác đấu giá cổ phiếu. Hiện nay, quy chế đấu giá do UBCK ban hành chỉ yêu cầu các Trung tâm giao dịch chứng khoán công bố tổng số nhà đầu tư tham gia đấu giá và tổng lượng CP đặt mua, trong khi những thông tin có ảnh hưởng rất lớn đến việc đặt giá như số lượng nhà đầu tư tổ chức/nhà đầu tư nước ngoài tham gia đấu giá; số lượng CP đặt mua của các đối tượng này, lại không được công bố cụ thể. Điều đáng nói là, những thông tin này không được bảo mật chặt chẽ [...]... hơn Tuy nhiên, hoạt động của thị trường chứng khoán còn chịu tác động của các yếu tố đầu cơ, mua bán nội gián… mà về cơ bản là liên quan đến thông tin Hệ thống thông tin trên thị trường chứng khoán rất đa dạng và phong phú, nó được ví như mạch máu trong cơ thể người, giúp cho thị trường vận hành liên tục và thông suốt Có thể nói, TTCK là thị trường của thông tin, ai có thông tin chính xác và khả năng... nước, Phương pháp luận quản lý rủi ro đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ 15 Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Tăng cường và hoàn thiện hệ thống công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ 16 Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (6/2004), Thị trường tài chính Việt Nam Thực trạng, vấn đề và giải pháp chính sách, Hà... giám sát thị trường của các cơ quan chức năng, đặc biệt là của Nhà nước References 1 Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 09/2010/TT-BTC hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, áp dụng từ 1.3.2010, Hà Nội 2 TS Trần Thị Thái Hà (2005), Đầu từ tài chính, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 3 PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa (2007), “Minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam , Tạp... của thông tin đối với TTCK, áp dụng vào thực tiễn ở Việt Nam để thấy rõ những vấn đề đang tồn tại hiện nay của thị trường chứng khoán Việt Nam trong hoạt động công bố minh bạch thông tin Công bố minh bạch thông tin là nhân tố quan trọng nhất góp phần vào sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán Trong thời gian vừa qua, hàng loạt những vấn đề sai phạm thông tin, thiếu minh bạch trong công bố thông. .. công bố thông tin và đa dạng hóa phương pháp công bố thông tin trên các Sở giao dịch chứng khoán Song song với việc hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin qua internet để cung cấp tất cả những thông tin về thị trường và các thông tin có liên quan đến tổ chức niêm yết Cần khẩn trương xây dựng mạng lưới truyền thông (broadcasting network), mạng tin nhắn RSS để phục vụ cho việc cung cấp thông tin trực... luật về cung cấp, công bố thông tin Tuy Luật Chứng khoán được ra đời thay thế Nghị định 144/2003/NĐ-CP, ngày 28/11/2003 của Chính phủ về Chứng khoánThị trường chứng khoán, song hệ thống pháp luật về thị trường chứng khoán còn bất cập và chưa được hoàn thiện So với yêu cầu đòi hỏi của thực tế của sự phát triển thị trường tài chính và các định chế tài chính trong nề kinh tế thị trường với năng lực quản... chứng khoán đồng nghĩa với trình độ và yêu cầu thông tin của nhà đầu tư cũng theo tỷ lệ thuận Do đó bảo vệ nhà đầu tư chính là bảo vệ sự bền vững của thị trường Thấy rõ được tầm quan trọng của việc công bố thông tin cũng như chi phí và lợi ích liên quan đến hoạt động công bố tìm kiếm thông tin, giúp môi trường thông tin hoàn thiện để thị trường chứng khoán Việt Nam hoạt động ổn định, tuân theo quy luật... Trước dư luận về những tiêu cực trên thị trường chứng khoán, những trục lợi nhờ thông tin nội gián, trong chỉ thị mới đây Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các bộ ngành xây dựng đề án thành lập một tổ chức độc lập với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước, có chức năng quyền hạn và đủ khả năng giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ 14 Một trong những... các thông tin do nhà đầu tư yêu cầu Trong một thị trường được xem là minh bạch, các thông tin để xác định các điều kiện cung cầu tiềm tàng của thị trường phải đầy đủ và sẵn có Những thông tin này sẵn có đối với tất cả thành viên tham gia thị trường ở cùng một thời điểm, nghĩa là tất cả các thành viên tham gia giao dịch đều có cơ hội tiếp cận thị trường như nhau Vì vậy, việc không cung cấp thông tin. .. trong công bố thông tin xuất hiện, đã tạo điều kiện cho những tin đồn thất thiệt, gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán mà đặc biệt là đối với nhà đầu tư cá nhân Nhà đầu tư là thành viên quan trọng nhất của thị trường, chính năng lực tài chính, quyền lợi và kiến thức của họ quyết định chất lượng phát triển thị trường chứng khoán của một quốc gia Sự phát triển của thị trường chứng khoán đồng nghĩa với . Chương 1. Thông tin trên thị trường chứng khoán – cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế. Chương 2. Thực trạng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam. . Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chƣơng 1 THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH

Ngày đăng: 11/02/2014, 13:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w