Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
599,31 KB
Nội dung
1
Kinh tếtưnhântrênđịabàntỉnhBắcNinh
Private economy in BacNinh area
NXB H. : TTĐTBDGV, 2012 Số trang 107 tr. +
Bùi Thị Nhung
Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị
Luận văn ThS ngành: Kinhtế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Khắc Thanh
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến kinhtếtưnhân (KTTN),
thực tiễn về kinhtếtưnhân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.Phân tích thực trạng,
đánh giá quá trình phát triển kinhtếtưnhân tại BắcNinh trong thời gian qua. Đưa ra dự báo để
định hướng phát triển KTTN trênđịabàntỉnhBắcNinh trong thời gian tới. Đề xuất và kiến
nghị các giải pháp để phát triển kinhtếtưnhântrênđịabànTỉnhBắcNinh đến năm 2020.
Keywords: Kinhtế chính trị; Kinhtếtư nhân; BắcNinh
Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở nước ta kinhtếtưnhân đã có một lịch sử phát triển thăng trầm. Trước đổi mới, do quan
niệm sai lầm đồng nhất kinhtế quốc doanh với CNXH, nên chúng ta đã nóng vội xoá bỏ kinhtếtư
nhân. Sai lầm cực đoan đó đã dẫn tới lãng phí các nguồn lực, làm chậm tiến trình phát triển kinhtế
của đất nước.
Kể từ Đại hội VI của Đảng, nhất là từ khi có Nghị quyết 16 NQ/TW của Bộ Chính trị BCH-
TW khoá VI về đổi mới chính sách và cơ chế quản lý kinhtế ngoài quốc doanh, kinhtếtưnhân ở
nước ta mới được phục hồi phát triển.
Nằm trong bối cảnh chung của cả nước, trong những năm đổi mới vừa qua kinhtếtưnhân ở
Bắc Ninh đã có những bước phát triển đáng kể. Khu vực kinhtếtưnhân đã góp phần quan trọng
vào việc huy động các nguồn lực giải quyết việc làm tăng thu nhập và làm năng động nền kinhtế
của địa phương, tạo áp lực cạnh tranh thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinhtếtrênđịa bàn.
Bên cạnh những thành quả trên cũng như tình trạng chung của cả nước, khu vực kinhtếtư
nhân ở BắcNinh vẫn bộc lộ không ít hạn chế tiêu cực. Tuy số lượng cơ sở và doanh nghiệp tư
nhân tăng lên rất nhanh, nhất là từ khi có luật doanh nghiệp (năm 2000), nhưng chất lượng hoạt
động chưa tương xứng với sự gia tăng đó. Hầu hết cơ sở doanh nghiệp tưnhân quy mô còn nhỏ,
công nghệ lạc hậu, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, còn mang nặng tínhtự phát, chủ thể sản
xuất - kinh doanh chưa yên tâm về lâu dài… Tình trạng này gây tác động hạn chế không nhỏ đến
yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH và quá trình chủ động hội nhập kinhtế quốc tế của Tỉnh. BắcNinh
đang thiếu các giải pháp và cơ chế để phát huy những yếu tố tích cực của thành phần kinhtế này
2
và hạn chế những tiêu cực của nó trong quá trình phát triển.
Trước những vấn đề cấp bách nêu trên tôi chọn đề tài “Kinh tếtưnhântrênđịabàntỉnhBắc
Ninh” làm đề tài luận văn thạc sỹ kinhtế của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề KTTN ở nước ta nói chung và ở các tỉnh nói riêng đã được quan tâm nghiên cứu, phân
tích và đã trở thành chủ trương của Đảng trong đường lối chiến lược phát triển kinhtế - xã hội
trong công cuộc đổi mới. Có thể nêu ra ở đây những công trình như:
- “Thành phần kinhtế cá thể, tiểu chủ và tưbảntưnhân - Lý luận và chính sách” (2002, NXB
CTQG) do PGS, TS Hà Huy Thành chủ biên
- “KTTN và quản lý nhà nước đối với KTTN ở nước ta hiện nay” (2003, NXB CTQG) của
GS,TS Hồ Văn Vĩnh chủ biên.
- “KTTN Việt Nam sau hai thập kỷ đổi mới thực trạng và những vấn đề đặt ra” (2005, NXB Khoa
học xã hội) của tác giả Đinh Thị Thơm.
- “Phát triển KTTN ở Việt Nam hiện nay” (2006, NXB CTQG) của tác giả Vũ Quốc Tuấn.
Bên cạnh đó còn có các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ như:
- Đề tài “Một số vấn đề cơ bản về phát triển khu vực tưnhân với tư cách là động lực cơ bản
của mô hình tăng trưởng kinhtế mới giai đoạn 2011-2020” của TS. Vũ Hùng Cường, Viện kinhtế
Việt Nam, được thực hiện năm 2009-2010.
- Đề tài “Phát triển kinhtếtưnhân và vấn đề đảng viên làm kinhtếtưnhân trong nền kinhtế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của PGS.TS Vũ Văn Gàu, Đại học Quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh, được thực hiện năm 2010.
Riêng đối với tỉnhBắc Ninh, liên quan đến khu vực KTTN cũng có một số công trình:
- Luận án tiến sĩ: “Quá trình phát triển DN vừa và nhỏ ngoài quốc doanh ở tỉnhBắcNinh giai
đoạn từ 1997-2003 - Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp” năm 2008 của tác giả Mẫn Bá Đạt - Đại
học KTQD.
- Luận án Tiến sĩ: “Quá trình hoàn thiện các chính sách thúc đẩy phát triển làng nghề ở tỉnh
Bắc Ninh giai đoạn từ 1997 đến 2003 - Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp”, năm 2008 của tác
giả Nguyễn Như Chung - ĐHKTQD.
Và còn nhiều công trình nghiên cứu khác đã được tác giả tham khảo và phản ánh đầy đủ trong
phần Danh mục tài liệu tham khảo của Luận văn.
Tổng hợp các công trình đi trước, chúng tôi cho rằng, nghiên cứu về KTTN ở BắcNinh đã
được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và đã phân tích, đánh giá ở nhiều khía cạnh.
Chúng tôi coi các kết quả nghiên cứu trong các công trình đi trước là những gợi ý và chỉ dẫn quý
báu cho Luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
- Làm rõ vị trí, vai trò của KTTN nói chung và đối với sự phát triển của TỉnhBắcNinh nói riêng.
3
- Rút ra những nhận định tổng quan về tình hình phát triển KTTN, đề xuất phương hướng và
các giải pháp chủ yếu phát triển KTTN trênđịabàntỉnhBắc Ninh.
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng, đánh giá
quá trình phát triển KTTN tại BắcNinh trong thời gian qua.
- Dự báo để định hướng phát triển KTTN ở tỉnhBắcNinh trong thời gian tới. Đề xuất và kiến
nghị các giải pháp để phát triển KTTN ở tỉnhBắcNinh đến năm 2020.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những nội dung liên quan tới quá trình phát triển KTTN ở Bắc
Ninh, bao gồm: quy mô, chất lượng phát triển của khu vực KTTN; mối tương quan giữa khu vực
KTTN với các khu vực kinhtế khác đặc biệt giữa KTTN với chính quyền địa phương
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu vào quá trình phát triển của các cơ sở và
doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, dịch vụ
thương mại trênđịabàntỉnhBắc Ninh.
- Về thời gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình phát triển KTTN ở Bắc
Ninh từ năm 2000 trở lại đây.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những
quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Việt Nam để áp dụng vào
hoàn cảnh cụ thể tại tỉnhBắc Ninh.
Luận văn sử dung các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp khảo sát thực tiễn, phân tích
và tổng hợp, phương pháp trừu tượng hoá khoa học, phương pháp thống kê, phân tích kinh tế…
6. Đóng góp chủ yếu về khoa học của luận văn
Luận văn làm rõ những thành công, hạn chế trong lĩnh vực này, đề xuất những giải pháp khả
thi cho việc phát triển KTTN trênđịabàn tỉnh, phát huy động lực mạnh mẽ của khu vực kinhtế
năng động này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương, 9 tiết.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về kinhtếtưnhân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Chương 2: Thực trạng kinhtếtưnhântrênđịabàntỉnhBắcNinh
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển kinhtếtưnhân ở tỉnhBắcNinh trong thời gian tới
4
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINHTẾ TƢ NHÂN
TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINHTẾ TƢ NHÂN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI
1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về kinhtế tƣ nhân trong nền kinhtế nhiều
thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Ở tiết này, Luận văn tập trung làm rõ quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin
về thời kỳ quá độ và sự tồn tại tất yếu của KTTN trong thời kỳ quá độ.
Trên cơ sở lý luận đó, Đảng ta, nhất là từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đến nay, đã có
những vận dụng sáng tạo vào trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước để tạo ra những bước
phát triển vượt bậc về kinh tế, trong đó có vai trò của KTTN.
1.1.2. Các quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc ta về thành phần kinhtế tƣ nhân
* Trước năm 1986
Trước năm 1986, KTTN vẫn được coi là tồn tại tạm thời và giữ vai trò thứ yếu, bổ trợ cho kinhtế
quốc doanh.
* Từ năm 1986 đến nay.
Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986) khu vực
KTTN được hồi sinh và phát triển trong một nền kinhtế hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng
XHCN có sự quản lý của nhà nước. Các Đại hội của Đảng sau đó đã khẳng định lại đường lối khởi
xướng tại Đại hội VI và đưa ra các định hướng lớn trong chính sách phát triển kinhtế Việt Nam.
Theo đó sự phát triển KTTN được khẳng định như sau: Kinhtế cá thể tiểu chủ ở cả nông thôn và
thành thị có vị trí quan trọng lâu dài. Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ để phát triển; khuyến khích
các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn.
Khuyến khích phát triển kinhtếtưbảntưnhân rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh
mà pháp luật không cấm. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để kinhtếtư
bản tưnhân phát triển trên những định hướng ưu tiên của nhà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài.
Đường lối đổi mới cơ bản đó của Đảng đã được thể chế hóa trong các văn bản pháp lý, như Hiến
pháp năm 1992, các Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)…
Luận văn đưa ra định nghĩa về KTTN như sau: Kinhtếtưnhân được dùng để chỉ thành phần
kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tưnhân về tư liệu sản xuất, bao gồm kinhtế cá thể, tiểu chủ và
kinh tếtưbảntưnhân hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh
nghiệp khác.
5
1.2. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ VAI TRÒ CỦA KINHTẾ TƢ NHÂN Ở
VIỆT NAM
1.2.1. Các hình thức tổ chức sản xuất của kinhtế tƣ nhân ở Việt Nam
Kinh tếtưnhân bao gồm các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh sau:
- Loại hình kinhtế cá thể, tiểu chủ;
- Các doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân.
1.2.2. Vai trò của kinhtế tƣ nhân trong nền kinhtế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa
1.2.2.1. Khơi dậy và phát huy tiềm năng của một bộ phận lớn dân cư tham gia vào công cuộc
phát triển đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinhtế
Năm 2008, qua kết quả điều tra thực trạng doanh nghiệp các năm 2006, 2007,2008 của Tổng cục
Thống Kê đã cho thấy tính đến thời điểm 31/12/2008, số lượng doanh nghiệp thực tế đang hoạt động
là 205.732 doanh nghiệp, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm 2007 (tăng 49.961 doanh nghiệp), là mức
tăng cao nhất trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2008, gấp 4,9 lần số lượng doanh nghiệp năm 2000, tốc
độ tăng bình quân hàng năm 2000-2008 là 21,9%. Tỷ trọng thu ngân sách từ khu vực KTTN tăng từ
6% (năm 2002) lên trên 11% (năm 2008) (Tham khảo bảng biểu 1.1 và 1.2)
1.2.2.2. Giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động
Xét ở góc độ giải quyết việc làm thì KTTN là khu vực thu hút lao động có tỷ lệ cao nhất. Theo số liệu
từ niên giám thống kê 2011 của Tổng cục Thống kê về tình hình lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc
cho thấy: số lao động đang làm việc tại thời điểm 01/07/2010 trong khu vực kinhtế ngoài nhà nước (tập
trung chủ yếu ở kinh tế tư nhân) là 42,3 triệu người, chiếm 86,1% số lao động có việc làm thường xuyên
trong cả nước; trong đó hơn 40,96 triệu lao động làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân.
1.2.2.3. Đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng GDP của cả nước và tăng ngân sách nhà nước
Tính cả giai đoạn 2005-2010, theo đánh giá của Bộ kế hoạch và đầu tư về tình hình triển khai kế
hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, GDP của khu vực kinhtếtưnhân (trong đó chủ yếu là
doanh nghiệp nhỏ và vừa) từ chiếm 45,6% tổng GDP năm 2005 đã tăng lên khoảng 48% trong năm
2010. Tốc độ tăng trưởng bình quân khu vực này đạt trên 10%, cao hơn mức 8% của cả nền kinhtế
giai đoạn 2005-2010. (Tham khảo Bảng biểu 1.3)
Những số liệu minh họa trên cho thấy, nguồn thu ngân sách Nhà nước có sự đóng góp đáng kể
của khu vực KTTN để từ đó có nguồn vốn cho đầu tư, phát triển và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội đất nước phục vụ nhân dân. Do vậy việc cần phải làm trong giai đoạn hiện nay là cần
phải tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn nữa, tốt hơn nữa về chính sách, pháp lý… để kinhtếtư
nhân phát triển trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước.
1.2.2.4. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinhtế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Căn cứ nội dung GDP theo giá so sánh 1994 chia theo khu vực kinh tế, cơ cấu kinhtế đang có
bước chuyển dịch tích cực trong thời gian vừa qua, tỷ trọng khu vực kinhtế nông, lâm, thủy sản từ
19,56% (năm 2005) giảm xuống còn 16,42% (năm 2010); tỷ trọng khu vực kinhtế công nghiệp và xây
dựng từ 40,17% (năm 2005) tăng lên 41,93% (năm 2010); tỷ trọng khu vực kinhtế dịch vụ từ 40,27%
6
(năm 2005) tăng lên 41,63% (năm 2010). (Tham khảo Bảng biểu 1.4)
Thực tế cũng đã cho thấy, kinhtếtưnhân có vai trò to lớn trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo số liệu của Tổng cục thông kê
năm 2011 về kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2011 cho thấy có sự chuyển dịch lao
động rõ nét giữa các ngành kinhtế trong 10 năm qua:
1.2.2.5. Góp phần xây dựng đội ngũ các doanh nhân Việt Nam tham gia sản xuất ngày càng
nhiều hàng hóa để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
Trong thời gian qua, đội ngũ các nhà doanh nghiệp tư nhân, mặc dù được hình thành một cách tự
phát nhưng nhờ được đào luyện trong cơ chế thị trường, đã tỏ ra bản lĩnh, tài năng, thích ứng khá kịp
thời với sự chuyển đổi của nền kinh tế. Họ đã vươn lên tham gia vào hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề
sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm - trong đó bao gồm cả những ngành kỹ thuật cao (điện
tử, phần mềm) và đã làm chủ nhiều lĩnh vực (nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, công nghiệp chế
biến…), nhiều ngành hàng (thương mại, dịch vụ, bán lẻ hàng hóa, thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, ăn
uống…). Trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, hàng trăm ngàn trang trại cung cấp nông sản, hàng hóa
cho xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu gạo của Việt Nam. Vai trò của các trang trại ngày càng được
khẳng định như đầu tàu, động lực, thúc đẩy quá trình phát triển kinhtế hàng hóa và tăng trưởng trong
sản xuất nông nghiệp nước ta.
Có thể nói kinhtếtưnhân là những đơn vị nắm bắt rất nhanh các yêu cầu của thị trường để từ đó
tìm cách đáp ứng nó. Chính vì vậy, bộ phận kinhtế này không những góp phần tạo ra khối lượng lớn
hàng hóa phục vụ nhu cầu thị trường và xuất khẩu mà còn góp phần thực hiện các mục tiêu kinhtế vĩ
mô quan trọng như: tạo sự cân đối quỹ hàng ho
́
a, tiền tệ, bình ổn giá cả, cân đối phát triển kinhtế giữa
các vùng, ổn định đời sống nhân dân, thực hiện xo
́
a đói giảm nghèo.
Tóm lại, kinhtếtưnhân là một thành phần kinhtế năng động, đầy tiềm năng, đang không ngừng
phát triển và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong nền kinhtế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Với những vai trò của kinhtếtưnhân nêu trên đã chứng tỏ chủ
trương, đường lối chính sách của Đảng ta về phát triển thành phần kinhtế này là hoàn toàn đúng đắn.
1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINHTẾ TƢ NHÂN Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển kinhtế tƣ nhân của tỉnh Vĩnh Phúc
Theo báo cáo của sở Kế hoạch & Đầu tư, đến hết tháng 8 năm 2009, tỉnh Vĩnh Phúc co 2.850
Doanh nghiệp dân doanh, vốn đăng kí đạt 12.610 tỷ đồng, so với năm 2002 gấp 6,4 lần về số lượng
doanh nghiệp và gấp 17 lần về số vốn đăng kí (bình quân mỗi năm gần đây tăng trên 600 doanh nghiệp
với số vốn đăng kí trên 3.700 tỷ đồng); số hộ kinh doanh cá thể là 31.100 hộ, so với năm 2002 gấp 2
lần về số lượng (bình quân mỗi năm tăng 3000 hộ)
Đóng góp vào ngân sách địa phương của khu vực kinhtếtưnhân Vĩnh phúc năm 2008 đạt 290 tỷ
đồng gấp 7,89 lần so với 2002 (24,07 tỷ đồng) và gấp 3,43 lần so với năm 2005 (84,5 tỷ đồng), chiếm
3,1% số thu ngân sách trênđịa bàn. Giá trị tăng thêm của khu vực Kinhtếtưnhân cũng tăng rất mạnh
(theo giá so sánh năm 1994): Năm 2002 đạt 1.689 tỷ đồng; năm 2005 đạt 2.478 tỷ đồng và năm 2008
7
đạt 3.577 tỷ đồng, chiếm 36,7% giá trị tăng thêm trênđịa bàn. Khu vực kinhtếtưnhân Vĩnh phúc đã
giải quyết việc làm cho 60.700 lao động, chiếm 10,16% số lao động đang làm việc trong các thành
phần kinh tế. Đạt được kết quả trên về phát triển Kinhtếtưnhântỉnh Vĩnh phúc đã có những biện
pháp cụ thể sau:
Một là, đẩy mạnh cải cách hành chính
Hai là, giải quyết tốt việc tiếp cận đất đai
Ba là, cơ chế về tài chính, tín dụng đối với Kinhtếtưnhân
Bốn là, thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, chương trình khuyến công,
chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đối với đối tượng hộ kinh doanh cá thể.
1.3.2. Kinh nghiệm phát triển kinhtế tƣ nhân của tỉnh Bình Dƣơng
Những thành công của khu vực KTTN Bình Dương trên là nhờ các biện pháp:
Thứ nhất, cải cách hành chính nhằm giảm chi phí thời gian, chi phí gia nhập thị trường của doanh
nghiệp.
Thứ hai, đảm bảo khả năng tiếp cận đất đai và ổn định trong sử dụng đất của doanh nghiệp
Thứ ba, đảm bảo tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin cho doanh nghiệp.
Thứ tư, tỉnh thực thi chính sách phát triển KTTN hợp lý thông qua việc xã hội hóa xúc tiến đầu tư
và chiến lược phát triển các KCN phù hợp.
Thứ năm, chính sách đào tạo nghề, phát triển kỹ năng cho người lao động là vấn đề được tỉnh chú
trọng, quan tâm.
1.3.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển kinhtế tƣ nhân ở tỉnhBắcNinh
Một là, sự phát triển mạnh mẽ của khu vực KTTN ở tỉnh Vĩnh Phúc và Bình Dương là kết quả của
việc thực hiện nhất quán các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với KTTN.
Hai là, thành công thu hút đầu tư và phát triển KTTN của Bình Dương và Vĩnh Phúc bắt nguồn từ
suy nghĩ và quyết tâm tạo môi trường kinh doanh minh bạch và thuận lợi cho nhà đầu tư. Do vậy, cải
cách hành chính được xem như một khâu then chốt để phát triển kinh tế.
Ba là, lãnh đạo và đội ngũ cán bộ chức năng của các địa phương đã đổi mới tư duy nâng cao năng
lực chỉ đạo thực tiễn, tính minh bạch và trách nhiệm: coi việc tạo cơ hội và thuận lợi trong kinh doanh
của khu vực KTTN là trách nhiệm của mỗi cán bộ và chính quyền.
Bốn là, chính quyền địa phương đã tích cực trong việc hỗ trợ khu vực KTTN về vốn, khoa học
công nghệ thông qua các quỹ vốn dành riêng cho KTTN, đào tạo nghề, tạo cơ hội cho KTTN tiếp cận
được các thông tin, đất đai, giải quyết các vấn đề khó khăn cho khu vực KTTN.
Năm là, bên cạnh những thành công nêu trên, hai tỉnh Bình Dương và Vĩnh Phúc còn có những
hạn chế trong phát triển KTTN, thể hiện qua chỉ số CPI trong các năm 2007 - 2010. Các tỉnh này
không còn duy trì được vị trí trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hàng năm: Bình Dương
từ vị trí thứ 1 các năm 2005-2007 đã tụt xuống vị trí thứ 5 năm 2010.
Trên đây là những bài học kinh nghiệm thực tiễn mà tỉnhBắcNinh có thể tham khảo học tập, phát
huy tốt cơ chế chính sách, biện pháp tổ chức quản lý, trong đó đặc biệt chú ý tạo điều kiện tốt để
8
KTTN yên tâm kinh doanh như: đẩy mạnh cải cách hành chính, chú ý tiếp tục điều chỉnh, bổ sung và
hoàn thiện cơ chế chính sách tương ứng từng thời kì trong từng giai đoạn cho khu vực KTTN, và tăng
cường công tác tuyên truyền giáo dục nhằm xóa bỏ tâm lý kỳ thị, phân biệt đối xử với KTTN.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG KINHTẾ TƢ NHÂNTRÊNĐỊABÀNTỈNHBẮCNINH
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNHBẮCNINH
ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINHTẾ TƢ NHÂN
Sau khi tái lập tỉnh năm 1997, tỉnhBắcNinh đã tập trung chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm
nhằm sớm ổn định các hoạt động của một tỉnh mới được chia tách, đồng thời chuẩn bị những tiền
đề cần thiết để bước vào thực hiện chiến lược phát triển kinhtế - xã hội đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020. Quá trình phát triển kinhtếtỉnhBắcNinh giai đoạn 1997-2007 được thể
hiện rõ nét trong sự chỉ đạo, điều hành của Uỷ bannhân dân (UBND) tỉnh nhằm khai thác có hiệu
quả các thế mạnh của tỉnh. Nhờ vậy sau hơn 10 năm tái lập, tình hình kinhtế - xã hội của tỉnh có
chuyển biển rõ nét và đạt được những thành tựu quan trọng: Kinhtế tăng trưởng với tốc độ cao, cơ
cấu kinhtế chuyển dịch nhanh, năng lực kết cấu hạ tầng và đô thị được tăng cường đáng kể, các
lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, an ninh, quốc
phòng được củng cố và giữ vững.
Tăng trưởng kinhtế của tỉnh liên tục duy trì ở mức cao so với cả nước: Tốc độ tăng tổng sản phẩm nội
tỉnh (GDP) BắcNinh bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 đạt 15,27%. GDP bình quân đầu người
(giá thực tế) năm 2005 đạt 530 USD, cả nước 642 USD và năm 2010 GDP bình quân đầu người của Bắc
Ninh đạt 1.780 USD, tăng 3,38 lần so với năm 2005 và cao hơn so với GDP bình quân đầu người cả nước.
Năm 2010, GDP cả nước đạt 549.425 tỷ đồng, của BắcNinh là 9.697,3 tỷ đồng bằng 1,76% tổng GDP
cả nước 0,56% so với năm trưởng đó. Tăng trưởng giai đoạn 2006-2010, của BắcNinh là 15,27%. (Bảng
biểu 2.2)
2.2. CHÍNH SÁCH CỦA ĐỊA PHƢƠNG VỀ PHÁT TRIỂN KINHTẾ TƢ NHÂN
Từ khi tái lập tỉnh, Tỉnh ủy, Uỷ bannhân dân (UBND) tỉnhBắcNinh đã có những chủ trương và biện
pháp, nhằm khôi phục và khuyến khích các DNVVN.
Nghị quyết 04/NQ-TU năm 1998 của tỉnh ủy BắcNinh về khôi phục, phát triển LN tiểu thủ công
nghiệp; Nghị quyết 12/NQ-TU năm 2000 của Ban thường vụ tỉnh ủy về phát triển KCN, CCN-Tiểu thủ
công nghiệp, đặc biệt là Nghị quyết 02/NQ-TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về xây dựng
và phát triển các KCN, CCN trênđịabàntỉnhBắcNinh ngày 4/5/2001. Đây là Nghị quyết chuyên đề cụ
thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 16, quán triệt và vận dụng chủ trương của Đảng về
CNH, HĐH vào điều kiện cụ thể của địa phương, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh phát huy
các nguồn lực, tăng năng lực sản xuất tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh tốc độ phát triển
kinh tế - xã hội.
9
2.2.1. Nhóm các chính sách khuyến khích đầu tƣ cho kinhtế tƣ nhân
Tỉnh ủy và UBND tỉnhBắcNinh đã đưa ra nhiều quyết sách nhằm thúc đẩy sự phát triển KTTN,
ví dụ như Quyết định 60/2001/QĐ-UB ngày 26/6/2001 của UBND tỉnh về việc ban hành qui định ưu
đãi khuyến khích đầu tưtrênđịabàntỉnhBắcNinh ở các lĩnh vực: Ưu đãi về giá thuê đất; Ưu đãi
miễn giảm, chậm nộp tiền thuê đất; Hỗ trợ một phần chi phí cho đầu tư cho các dự án mở rộng sản
xuất, đầu tư chiều sâu, áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới của các cơ sở sản xuất công nghiệp; Hỗ trợ lãi
suất tiền vay thu mua nguyên liệu của các cơ sở sản xuất công nghiệp trong tỉnh sử dụng nguyên liệu là
nông sản, thực phẩm tại địa phương…
- TỉnhBắcNinh cũng khuyến khích mọi thành phần kinhtế đầu tư khai thác, phát triển du lịch vào
các khu du lịch theo Quyết định 107/2002/QĐ-UB ngày 30/8/2002 của UBND tỉnh về việc ban hành
quy định về ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các khu du lịch trênđịabàntỉnhBắc Ninh.
Ngoài ra còn rất nhiều quyết sách khác của Tỉnh ủy và UBND tỉnhBắcNinh góp phần thúc đẩy sự
phát triển của KTTN ở Bắc Ninh.
2.2.2. Nhóm các chính sách trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực để phát triển kinhtế tƣ nhân
Để nâng cao nguồn nhân lực, UBND tỉnhBắcNinh đã có Quyết định số 84/2003/QĐ-UB ngày
17/9/2003 về việc phê duyệt đề án quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề tỉnhBắcNinh giai
đoạn 2003-2010. Sau đó, một số Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh thành lập hoặc cho phép thành lập
các trung tâm, các trường dạy nghề cả công lập và ngoài công lập trênđịabàn tỉnh, Quyết định số
60/2005/QĐ-UB ngày 6/6/2005 của Uỷ bannhân dân tỉnh về chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu
hút, sử dụng nhân tài tỉnhBắc Ninh. Từ đó, nhiều cơ sở đào tạo đã được hình thành và phát triển, góp
phần đảm bảo nhu cầu về lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao cho các DN.
2.2.3. Nhóm các chính sách về đất đai
Các Quyết định của UBND tỉnh về quy định khung giá mức bồi thường các loại đất trênđịabàn
tỉnh BắcNinh như: Quyết định 84/CT ngày 3/6/1997; Quyết định 36/1998/QĐ-UB ngày 13/6/1998,
Quyết định 74/1998/QĐ-UB ngày 11/9/1998; Quyết định 69/2004/QĐ-UB ngày 28/12/2004; Quyết
định số 225/QĐ-UB ngày 31/12/2004; Quyết định 123/2006/QĐ-UBND ngày 8/12/2006 v.v… Trong
đó mức giá quy định vừa đảm bảo phù hợp đặc điểm từng vùng, vừa đảm bảo đền bù đất thoả đáng
cho người bị thu hồi đất nhưng cũng đảm bảo sức hút cho các nhà đầu tư. Các Chỉ thị, Quyết định của
UBND tỉnh về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính… như: Chỉ
thị 12/UB-CT ngày 24/12/1997, Quyết định 945/1998/QĐ-UB ngày 01/10/1998; v.v… nhằm tạo điều
kiện cho việc quản lý đất đai trênđịabàn hiệu quả minh bạch.
Các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ trong các KCN nhỏ và vừa, Cụm công nghiệp làng nghề
có các quyền: Được thuê đất, được sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng, tổ chức sản xuất kinh
doanh, dịch vụ, xuất nhập khẩu trực tiếp, được hưởng các chế độ ưu đãi khuyến khích đầu tư của Nhà
nước và của tỉnh.
10
2.2.4. Nhóm các chính sách hỗ trợ tín dụng cho thành phần kinhtế tƣ nhân
Quyết định số 267/QĐ-UBND ngày 25/2/2008 của UBND tỉnhBắcNinh về việc thành lập Quỹ
bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vửa tỉnhBắc Ninh. Đây là một tổ chức tài chính thực
hiện chính sách giúp phát triển DNVVN của BắcNinh thông qua việc bảo lãnh cho các DNVVN vay
vốn tại các tổ chức tín dụng khi không đủ tài sản bảo lãnh.
Quỹ hoạt động không với mục tiêu lợi nhuận, đảm bảo hoàn vốn và bù đắp chi phí, DN muốn được
bảo lãnh phải theo các quy định và phải có tài sản thế chấp trị giá 30% số tiền vay. Quỹ sẽ bảo lãnh
80% phần chênh lệch giữa số tiền DN vay và tài sản thế chấp. Mức bảo lãnh cho một DN tối đa là
4.500 triệu đồng.
2.2.5. Nhóm các chính sách hỗ trợ đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng
- Hỗ trợ xây dựng đường giao thông nông thôn theo Quyết định số 39/QĐ-UB ngày 21/4/2000;
Quyết định số 66/QĐ-UB ngày 18/7/2001; Quyết định 170/QĐ-UB ngày 22/12/2005. Theo đó Nhà
nước hỗ trợ 20% giá trị khối lượng hoàn thành, xã khó khăn là 40%; từ năm 2006 tỷ lệ hỗ trợ 40%
giá trị hoàn thành các dự án xây dựng đường giao thông nông thôn.
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng kiên cố hoá kênh mương cấp 3 của các xã theo Quyết định số 902/QĐ-
CT ngày 13/10/1999, Nghị định số 11/2000/NQ-HĐND, ngày 26/4/2000. Theo đó, Nhà nước hỗ trợ
50% giá trị tổng mức đầu tư, riêng đối với các xã khó khăn là 70% giá trị tổng mức đầu tư.
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các trường mầm non dân lập, các trường tiểu học, trung
học cơ sở công lập theo Quyết định số 110/2002/QĐ-UB ngày 6/9/2002.
2.2.6. Các chính sách liên quan đến cải cách hành chính
Nhằm thuận tiện cho các DNVVN NQD đầu tư phát triển như: Quyết định số 117/2000/QĐ-UB ngày
20/11/2000 quy định thủ tục hồ sơ, quy chế phối hợp cấp giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư,
Quyết định 13/2004/QĐ-UB ngày 16/2/2004 phê duyệt chương trình cải cách hành chính tỉnhBắc
Ninh và một loạt các Quyết định của UBND về ban hành quy trình, thủ tục, trình tự, thời gian giải
quyết các lĩnh vực công việc áp dụng thực hiện cơ chế một cửa tại các cơ quan như Sở Kế hoạch đầu
tư, Sở Tài nguyên môi trường, Sở Xây dựng, Ban Quản lý các KCN…
2.2.7. Các chính sách khác về phân cấp quản lý ngân sách, định mức phân bổ ngân sách năm
đầu thời kỳ ổn định đều xác định hệ số phân bổ riêng cho các làng nghề đối với một số định chi về
sự nghiệp kinh tế, bảo vệ môi trường…
2.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINHTẾ TƢ NHÂN Ở TỈNHBẮCNINH
2.3.1. Về số lƣợng và quy mô các doanh nghiệp tƣ nhân
* Số doanh nghiệp đăng kí mới hàng năm
Với sự ra đời của Luật DNTN (1990) và Nghị định số 221/NĐBT ngày 32/7/1991 về cá nhân và
nhóm kinh doanh, cùng nhiều chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà Nước, đã tạo ra bước
ngoặt cho sự hồi sinh và phát triển của KTTN trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên sự phát triển KTTN ở
Bắc Ninh chỉ thực sự bắt đầu từ sau năm 2000 khi Luật Doanh nghiệp 2000 ra đời (vì năm 1997 Bắc
Ninh mới được tái lập tỉnh).
[...]... KinhtếtưnhântrênđịabàntỉnhBắcNinh nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển kinhtếtưnhân ở tỉnhBắcNinh hiện nay Trong nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành những mục tiêu đặt ra và có một số đóng góp sau: 15 - Luận văn đã hệ thống hoá và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về KinhtếtưnhânTừ đó, luận án đã làm rõ vai trò của kinhtếtưnhân đối với sự phát triển kinh tế. .. kinhtếtư nhân, luận văn cũng nghiên cứu khả năng thực tiễn về tình hình phát triển kinhtếtưnhân của một số tỉnh để rút ra một số bài học kinh nghiệm với sự phát triển kinhtếtưnhân ở BắcNinh trong quá trình đổi mới kinhtế - Luận văn đã khái quát một số vấn đề chủ yếu về điều kiện tự nhiên và kinhtế - xã hội tỉnhBắcNinh để thấy những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinhtếtư nhân. .. VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINHTẾ TƢ NHÂN Ở TỈNHBẮCNINH TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1 BỐI CẢNH KINHTẾ - XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN KINHTẾ TƢ NHÂN Ở BẮCNINH 3.1.1 Cơ hội, thách thức đối với kinhtế tƣ nhântỉnhBắcNinh trong quá trình hội nhập kinhtế quốc tế 3.1.1.1 Cơ hội Gia nhập WTO, các doanh nghiệp BắcNinh có điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ trên qui mô toàn cầu, tiếp... vực kinhtế tƣ nhân của tỉnhBắcNinh 3.2.2.1 Phát triến dịch vụ hỗ trợ kinh doanh trênđịabànBắcNinh 3.2.2.2 Tăng cường khả năng tiếp cận đất đai 3.2.2.3 Tăng cường hỗ trợ đầu tư - tín dụng cho kinhtếtưnhân 3.2.2.4 Hỗ trợ ứng dụng khoa học - công nghệ cho khu vực kinhtếtưnhân 3.2.2.5 Một số giải pháp khác đối với các hộ sản xuất kinh doanh cá thể và trang trại KẾT LUẬN Trong năm đổi mới kinh. .. trạng kinhtế - hội và những mục tiêu phát triển của tỉnhBắcNinh trong giai đoạn mới, trong đó có những yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển kinhtếtư nhân, luận văn đã chỉ ra những cơ hội và thách thức với nó trong phát triển kinhtế thị trường và hội nhập kinhtế quốc tế hiện nay Từ thực tế ấy, luận văn đã chỉ ra mục tiêu và những giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tếtưnhân ở tỉnh Bắc Ninh. .. riêng cho các doanh nghiệp tưnhân 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINHTẾ TƢ NHÂN Ở TỈNHBẮCNINH TRONG THỜI GIAN TỚI 3.2.1 Nhóm giải pháp đối với chính quyền và các cơ quan ban ngành của tỉnhBắcNinh 3.2.1.1 Xây dựng lộ trình phát triển kinhtếtưnhânBắcNinh 3.2.1.2 Nâng cao hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước ở BắcNinh 3.2.1.3 Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực 3.2.2 Nhóm các giải... pháp của nhà nước và địa phương đối với kinhtếtưnhân Đặc biệt từ nghiên cứu và khảo sát động thái phát trển kinh tếtưnhân ở Bắc Ninhtừ năm 2000 đến nay để làm rõ những thành tựu và những đóng góp của nó đối với sự phát triển kinhtế - xã hội của địa phương Đồng thời luận văn đã chỉ ra những hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinhtếtưnhân trong thời gian... HÌNH PHÁT TRIỂN KINHTẾ TƢ NHÂN Ở TỈNHBẮCNINH 2.4.1 Những kết quả đạt đƣợc Một là, từ sau khi tái lập tỉnhBắcNinh khu vực KTTN tăng nhanh cả về số lượng và vốn đăng ký Hai là, các đơn vị KTTN BắcNinh được phân bổ phù hợp với lợi thế và điều kiện tự nhiên ở các địa phương trong Tỉnh Ba là, KTTN BắcNinh đã khẳng định được vị trí và vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinhtế của tỉnh, thông qua... triển kinhtế tƣ nhân trong các ngành ở BắcNinh 2.3.2.1 Kinhtếtưnhân trong các ngành phi nông nghiệp Với chính sách khôi phục và phát triển của các làng nghề truyền thống, các hộ sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp của BắcNinh cũng phát triển mạnh mẽ và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinhtế xã hội của tỉnhTính đến thời điểm cuối năm 2010 tổng số hộ sản xuất kinh doanh cá thể ở Bắc Ninh. .. nền kinhtế quốc dân nói chung, KTTN nói riêng, để các lực lượng trong nền kinhtế hoạt động có hiệu quả và đúng hướng Thực tế phát triển kinhtếtưnhân là sự nghiệp lâu dài đòi hỏi sự nỗ lực của chính khu vực kinhtếtưnhân và sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiều mặt của nhà nước Những giải pháp nêu trên là cơ sở để tiếp tục nghiên cứu, để hoàn thiện hệ thống các chính sách góp phần làm cho kinhtếtưnhân . giải pháp để phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020.
Keywords: Kinh tế chính trị; Kinh tế tư nhân; Bắc Ninh
Content
1. Tính. Kinh tế tư nhân được dùng để chỉ thành phần
kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và
kinh tế tư