Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
127,5 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHÒNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ SAU ĐẠI HỌC
( CHƯƠNG TRÌNH SAU ĐẠI HỌC)
MÔN: TỔCHỨC QUÁ TRÌNH DẠYHỌC HÓA HỌC PHỔ THÔNG
ĐỀ TÀI:
TỔ CHỨCDẠYHỌC
THEO DỰ ÁN
Người hướng dẫn : PGS.TS. NGUYỄN THỊ SỬU
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thơi
Cao học khóa 19 ngành Lí luận và phương pháp dạyhọc hóa học
Năm 2009
1
TỔ CHỨCDẠYHỌCTHEODỰ ÁN
MỞ ĐẦU
Mục tiêu của giáo dục và đào tạo là tạo ra con người vừa có kiến thức,
vừa có đạo đức và biết cách làm việc đáp ứng được những yêu cầu của xã
hội.
Nhiệm vụ dạyhọc hoá học ở trường phổ thông là:
- Trang bị cho học sinh các kiến thức cơ bản của hóa học, rèn luyện các
kỹ năng có tính kỹ thuật tổng hợp như: quan sát, đo lường, tra cứu, thực
hành
- Phát triển khả năng tư duy và năng lực nhận thức cho học sinh.
- Hình thành cho học sinh thế giới quan duy vật biện chứng và phẩm chất
đạo đức của người lao động.
Với nhiệm vụ như vậy lẽ ra chúng ta đã tạo ra những con người “
vừa hồng vừa chuyên”. Nhưng học sinh, sinh viên Việt Nam khi ra
trường làm việc lại gặp rất nhiều bỡ ngỡ và khả năng làm việc thua kém
sinh viên nước ngoài. Theo một nghiên cứu thì học sinh, sinh viên Việt
Nam còn các mặt hạn chế sau:
* Khả năng đặc tả vấn đề .
* Khả năng hoạt động nhóm, làm việc tập thể. Trong khi đó, nước ta
ngày càng hòa nhập với thế giới, làm việc hợp tác ngày càng là xu hướng
của sự phát triển xã hội.
* Học sinh còn kém tôn trọng sản phẩm của mình làm ra. Đây là phẩm
chất chưa tốt của một người lao động.
2
Làm sao để giải quyết những hạn chế này?
Trong trường phổ thông, học sinh thường cảm thấy ngán ngẫm với môn
hóa, vì họ cảm thấy rằng những kiến thức họ học không có ứng dụng gì
cho cuộc sống của họ sau này.
Làm sao để học sinh thấy được ý nghĩa của các kiến thức mình học để
từ đó yêu thích bộ môn hóa học hơn?
Phải chăng trong quá trình dạyhọc chúng ta còn hạn chế về mặt
phương pháp?
Những câu hỏi trên thúc giục tôi phải đi tìm giải pháp. Từ khi tiếp xúc
với chương trình “ Dạyhọc dựa trên dự án” ( Project- Bass Learning) của
Microsoft, tôi thấy nó khả năng giải quyết các khó khăn trên nên tôi quyết
định chọn đề tài “ Tổchứcdạyhọctheodựán trong môn hóa học ở
trường Trung học cơ sở”
NỘI DUNG
.1 KHÁI NIỆM
Dựán là một dự định, một kế hoạch, trong đó cần xác định rõ mục
tiêu, thời gian, phương tiện tài chính, vật chất, nhân lực và cần được thực
hiện nhằm đạt mục tiêu đề ra. Dựán được thực hiện trong những điều
kiện xác định và có tính phức hợp, liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau.
Dạyhọctheodựán (DHDA) là một hình thức tổchứcdạy học, trong
đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn,
kết hợp lí thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá
kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả dựán là những
sản phẩm hành động có thể trình bày, giới thiệu được.
3
DHDA là PP cụ thể gắn nhà trường với thực tiễn và cũng là tiêu
chuẩn để đánh giá chương trình dạy học.
DHDA: là một chuỗi các hoạt động dựa trên các động cơ bên trong
của người học.
.2 CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA DẠYHỌCTHEODỰ ÁN
- Định hướng thực tiễn: chủ đề của dựán gắn với thực tiễn, kết quả của
dự án có ý nghĩa thực tiễn- xã hội.
- Định hướng hứng thú của học sinh: Chủ đề và nội dung của dựán phù
hợp với hứng thú của học sinh (HS tự chọn chủ đề, nội dung, thực hiện).
- Phát triển cao độ tính tự lực của học sinh: học sinh tham gia tích cực
vào các giai đoạn của quá trình dạy học.
- Định hướng hành động: Có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực
hành, huy động nhiều giác quan trong hoạt động học tập.
- Định hướng sản phẩm: Kết quả dựán là những sản phẩm hành động có
thể công bố, giới thiệu được.
- Có tính phức hợp: Nội dung dựán có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh
vực nhiều môn học khác nhau.
- Cộng tác làm việc: Các dựánhọc tập thường được thực hiện theo nhóm,
hoạt động học tập mang tính xã hội
.3 CÁC GIAI ĐOẠN CỦA DẠYHỌCTHEODỰ ÁN
.3.1. Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án:
Giáo viên và học sinh cùng đề xuất, lựa chọn đề tài và xác định mục
đích đề tài, chú ý đến:
- Hoàn cảnh xã hội có liên quan đến đề tài.
- Hứng thú, sự quan tâm của học sinh.
4
.3.2. Xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện.
- Học sinh lập kế hoạch làm việc: Xác định những công việc cần làm, dự
kiến thời gian làm việc, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành.
- Phân công công việc cho các thành viên.
- Sự phối hợp giữa các thành viên để đảm bảo kế hoạch.
.3.3. Thực hiện dự án.
- Học sinh làm việc theo nhóm và cá nhân theo kế hoạch.
- Kết hợp lí thuyết và thực hành, tạo sản phẩm dự án.
- Sản phẩm là những thông tin mới được tìm ra.
.3.4. Thu thập kết quả và giới thiệu sản phẩm.
- Các nhóm thu thập kết quả, sản phẩm, sắp xếp, trình bày kết quả dự án.
.3.5. Đánh giá dự án.
Giáo viên và học sinh đánh giá kết quả và quá trình làm việc(tự đánh
giá, đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá.) Rút ra những kinh nghiệm thực
hiện dự án.
.4 NHỮNG ƯU- NHƯỢC ĐIỂM CỦA DẠYHỌC
THEO DỰ ÁN
* Ưu điểm.
- Hoạt động học tập gắn lí thuyết với thực hành.
- Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học.
- Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm,khả năng sáng tạo.
- Phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp.
- Phát triển và rèn luyện năng lực công tác làm việc.
- Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn.
- Phát triển năng lực đánh giá.
5
* Nhược điểm:
- DHDA đòi hỏi nhiều thời gian, không thích hợp trong việc truyền thụ
những tri thức lí thuyết hệ thống.
- DHDA đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.
- Đây là hình thức học tập trong hành động, học sinh tích cực giành kiến
thức phức hợp, chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống thực tiễn.
.5 VÍ DỤ: THIẾT KẾ MỘT BÀI HỌC HOÁ HỌCTHEO
PHƯƠNG PHÁP DẠYHỌCDỰ ÁN.
Bài 28 - hoá học lớp 8
KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY
1. Mục tiêu
- HS biết được tác hại của sự ô nhiễm không khí để từ đó đề ra biện pháp
chống ô nhiễm không khí.
- Các hiện tượng do sự ô nhiễm không khí gây ra.
- HS sẽ trình bày báo cáo dưới dạng báo tường, video clip, trình chiếu
Power point
2. Đặt vấn đề
Chủ đề : sự tác hại do ô nhiễm không khí gây ra và biện pháp bảo vệ
không khí tránh ô nhiễm.
- Mưa axit là gì? Tại sao cá tôm lại bị chết khi mưa axit? Các công trình
xây dựng sẽ gặp vấn đề gì khi có mưa axit? Bây giờ người ta lại có câu
tục ngữ “ gió thổi đá mòn” câu này có đúng không? Và câu này thể hiện
cho ta thấy trong trường hợp nào?
- Hiệu ứng nhà kính có phải là hiệu ứng ánh sáng do người ta xây nhiều
nhà bằng kính gây ra không? Vậy hiệu ứng nhà kính là gì? Tại sao băng ở
6
2 cực của trái đất lại dần dần tan ra? Nó sẽ gây ra tác hại gì đối với trái
đất, sinh vật và con người?
- Ozôn có ở đâu? Tầng ozôn ở đâu? Vì sao tầng ozôn lại bị thủng? Hiện
giờ lổ thủng đó tăng hay giảm? Thủng tầng ozon sẽ gây ra tác hại gì?
- Bây giờ đi ra đường có rất nhiều người mang khẩu trang, tại sao? Các
bệnh đường hô hấp ngày càng nhiều trong các thành phố, nguyên nhân vì
sao? Làm sao để hạn chế sự ô nhiễm không khí? Bằng cách nào để bảo vệ
bầu không khí trong lành chống ô nhiễm?
3. Kịch bản
Nhân kỷ niệm Ngày trái đất 22.4, trường ta cần tổchức một buổi
tuyên truyền về tác hại do ô nhiễm môi trường gây ra. Trường sẽ mời một
số chuyên gia đến để sinh hoạt cùng với học sinh toàn trường và giáo
viên. Các em đóng vai trò là nhóm chuyên gia đó chuẩn bị và nói chuyện
trong buổi sinh hoạt ấy.
4. Yêu cầu :
- Sưu tầm hình ảnh, phim khoa học, phim hoạt hình về môi trường, các
bài viết về nội dung vấn đề đã đặt ra. Viết thành một báo cáo dưới dạng
báo tường, báo ảnh, trình chiếu Power Point, video clip kết hợp với liờ
thuyết trình sao cho sinh động nhất.
- Lớp chia ra làm 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ thực hiện một vấn đề đã
nêu( Cho các nhóm bàn bạc để chọn vấn đề) trong nhóm có sự phân công
làm việc rõ ràng của các thành viên và nộp cho giáo viên bảng phân công
và theo dõi thực hiện ấy.
7
Ai Hoạt động gì Khi nào kết quả thực
hiện
Vấn đề nảy
sinh
5. Tài liệu tham khảo:
- Sách giáo khoa hóa học lớp 8, lớp 10, lớp 12.
- Sách hóa môi trường
- Iternet( các trang web a, b ,c )
6. Đánh giá:
- Nội dung có bám sát mục tiêu đề ra hay không? Có chính xác về kiến
thức và văn phạm không?
- Trình bày có tính thẩm mỹ không? Có hợp logic không?
- Hoạt động của nhóm có sự phối hợp phân công không? Có sự hoạt động
đều tay trong nhóm không?
Thang điểm đánh giá
8
Đặc sắc,
ấn tượng
Khá tốt Bình
thường
Tẻ nhạt,
nhàm
chán
Còn có
nhiều sai sót
Nội dung 30 25 20 15 10
Hình ảnh,
phim ảnh
30 25 20 15 10
Cách trình
bày
20 16 12 8 4
Hoạt động
của nhóm
20 16 12 8 4
Tổng
điểm
…
KẾT LUẬN
Dạyhọcdựán là phương pháp dạyhọc hướng học sinh đến việc tiếp thu
kiến thức và kỹ năng thông qua thông qua việc học sinh đóng một hay
nhiều vai trò để giải quyết một số vấn đề trong một hoạt động (mà ta gọi
là dự án) mô phỏng những hoạt động có thật của chúng ta. Những hoạt
động này giúp học sinh thấy kiến thức cần học có ý nghĩa hơn, phát triển
được kỹ năng tư duy phân tích, tổng hợp, đánh giá.
- Nếu thấy được ý nghĩa của các kiến thức mình đang học, học sinh sẽ có
hứng thú học tập và học tốt hơn.
- Nếu kết hợp được phương pháp dạyhọc nghiên cứu với hoạt động
nhóm để học sinh tạo ra những sản phẩm của chính mình ( kết quả của dự
án), những sản phẩm đó có thể là một trang web, một bài báo cáo, một
trình chiếu Power Point, một đoạn phim, một bức tranh, những sản phẩm
9
tái chế, tự sáng tạo học sinh sẽ thấy được ý nghĩa các kiến thức mà
mình hoc vì thấy nó được vận dụng ngay vào đời sống và tiếp thu kiến
thức chủ động hơn, biết cách tổchức làm việc theo nhóm, biết quí trọng
sức mạnh tập thể và hứng thú hơn trong quá trình học tập.
- DHDA là sự kết hợp phương pháp dạyhọc nghiên cứu và hoạt động tổ
chức làm việc theo nhóm ở mức cao.
- Có thể phát triển dạyhọcdựán ở các môn học khác, hoặc tổchức các
dự án liên môn, nghĩa là học sinh phải sử dụng kiến thức nhiều môn học
cùng lúc để giải quyết một vấn đề./.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
.1 KHÁI NIỆM 3
10
[...]... CỦA DẠY HỌCTHEODỰÁN 4 3 CÁC GIAI ĐOẠN CỦA DẠY HỌCTHEODỰÁN 4 3.1 Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án: 4 3.2 Xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện 5 3.3 Thực hiện dựán 5 3.4 Thu thập kết quả và giới thiệu sản phẩm 5 3.5 Đánh giá dựán 5 4 NHỮNG ƯU- NHƯỢC ĐIỂM CỦA DẠY HỌCTHEODỰÁN 5 5 VÍ DỤ: THIẾT KẾ MỘT BÀI HỌC HOÁ HỌCTHEO PHƯƠNG PHÁP DẠY... 5 3.4 Thu thập kết quả và giới thiệu sản phẩm 5 3.5 Đánh giá dựán 5 4 NHỮNG ƯU- NHƯỢC ĐIỂM CỦA DẠY HỌCTHEODỰÁN 5 5 VÍ DỤ: THIẾT KẾ MỘT BÀI HỌC HOÁ HỌCTHEO PHƯƠNG PHÁP DẠYHỌCDỰÁN 6 KẾT LUẬN 9 11 . 5
.3.5. Đánh giá dự án 5
.4 NHỮNG ƯU- NHƯỢC ĐIỂM CỦA DẠY HỌC THEO DỰ ÁN 5
.5 VÍ DỤ: THIẾT KẾ MỘT BÀI HỌC HOÁ HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC DỰ ÁN 6
KẾT. hoạt động tổ
chức làm việc theo nhóm ở mức cao.
- Có thể phát triển dạy học dự án ở các môn học khác, hoặc tổ chức các
dự án liên môn, nghĩa là học sinh