Thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng phần dẫn xuất hiđrocacbon Hoá học lớp 11 THPT Hoàng Văn Quang Trường Đại học Giáo dục Luận văn Thạc sĩ ng
Trang 1Thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng phần dẫn xuất hiđrocacbon Hoá học lớp 11 THPT
Hoàng Văn Quang
Trường Đại học Giáo dục Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận & Phương pháp dạy học; Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Sửu
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Trình bày cơ sở lí luận liên quan đến đề tài: chuẩn kiến thức, kĩ năng, thiết
kế và sử dung câu hỏi trong dạy học, bộ câu hỏi định hướng dạy học theo dạy học Intel Nghiên cứu lí luận về việc sử dụng câu hỏi trong bài học Tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng các loại câu hỏi trong dạy học hoá học ở trường Trung học Phổ thông (THPT) Nghiên cứu phương pháp thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học lớp 11 THPT Vận dụng để thiết kế giáo án các bài học chương dẫn xuất halogen – ancol – phenol và chương anđehit – xeton – axit cacboxylic Hoá học lớp 11 (chương trình cơ bản) Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính khả
thi của các đề xuất và hiệu quả của bộ câu hỏi định hướng đã được thiết kế
Keywords: Hóa học; Lớp 11; Phương pháp dạy học; Hiđrocacbon; Phổ thông trung
học
Content
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
- Để đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giáo dục và yêu cầu của HS
- Bộ câu hỏi định hướng bài học theo chương trình dạy học Intel là một trong những bộ câu hỏi có nhiều ưu điểm Nó gồm các câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung hướng dẫn việc tiếp thu bài học hiệu quả hơn, đồng thời phát triển được tư duy của HS nhằm giúp các em trở thành những người có động cơ và tự định hướng
- Trên thực tế rất nhiều GV thiết kế hệ thống câu hỏi một cách cảm tính, tùy tiện, không có sự chuẩn bị trước, nhiều bài dạy không có những câu hỏi định hướng
Từ các lý do đó tôi đã chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng phần dẫn xuất hiđrôcacbon Hoá học lớp 11 THPT” làm
đề tài nghiên cứu của bản thân với mong muốn góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học môn hoá học và nâng cao chất lượng giờ học hóa học ở các trường phổ thông hiện nay
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học theo chuẩn kiến thức,
kĩ năng phần dẫn xuất hiđrôcacbon Hoá học lớp 11 THPT góp phần đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng học tập hoá học phổ thông
Trang 23 Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến đề tài: chuẩn kiến thức, kĩ năng, thiết kế và sử dung câu hỏi trong dạy học, bộ câu hỏi định hướng dạy học theo dạy học Intel
- Nghiên cứu lí luận về việc sử dụng câu hỏi trong bài học
- Tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng các loại câu hỏi trong dạy học hoá học ở trường THPT
- Nghiên cứu phương pháp thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học lớp 11 THPT
- Vận dụng để thiết kế giáo án các bài học chương dẫn xuất halogen – ancol – phenol và chương anđehit – xeton – axit cacboxylic Hoá học lớp 11 (chương trình cơ bản)
- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính khả thi của các đề xuất và hiệu quả của
bộ câu hỏi định hướng đã được thiết kế
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Hoá học trường THPT
- Đối tượng nghiên cứu: Thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng chương dẫn xuất halogen – ancol – phenol và chương anđehit – xeton – axit cacboxylic Hoá học lớp 11 THPT
- Thời gian nghiên cứu: Tháng 8/ 2010 – 10/ 2011
6 Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được bộ câu hỏi định hướng bài học cụ thể, rõ ràng, lôgic, kích thích được tư duy của học sinh và sử dụng chúng một cách hợp lí trong dạy học sẽ tạo được hứng thú học tập và phát huy được tính tích cực nhận thức của học sinh đồng thời nâng cao được chất lượng dạy học hoá học phổ thông
7 Phương pháp nghiên cứu
a Phương pháp nghiên cứu lí luận:
- Phân tích và tổng hợp các tài liệu lí luận có liên quan đến đề tài
b Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Quan sát giờ học hoá học phổ thông
- Trò chuyện, phỏng vấn các chuyên gia, các giáo viên nhiều kinh nghiệm, các học sinh
- Điều tra bằng phiếu câu hỏi
- Thực nghiệm sư phạm
c Phương pháp xử lí thông tin:
- Sử dụng toán thống kê để xử lí số liệu thực nghiệm sư phạm
8 Đóng góp mới của đề tài
- Tổng quan và làm rõ cơ sở lí luận về thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học trong dạy học hoá học phổ thông
- Đề xuất quy trình xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi định hướng trong dạy học hoá học
Trang 3- Vận dụng thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học
để thiết kế giáo án bài dạy phần dẫn xuất hiđrocacbon Hoá học lớp 11 THPT
9 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học theo chuẩn kiến thức kĩ năng chương đại cương kim loại hoá học lớp 12 trung học phổ thông
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Điều cơ bản là GV cần chuẩn bị cho mình bộ câu hỏi định hướng cho bài học để điều khiển hoạt động học tập của HS theo chuẩn kiến thức và kĩ năng đã xác định
Nghiên cứu sử dụng câu hỏi trong dạy học đã có một số tác giả nghiên cứu nhưng còn mang tính chất đề xuất và dùng câu hỏi cho kiểm tra
1.2 Chuẩn kiến thức, kĩ năng hoá học phổ thông [4]
1.2.1 Khái niệm
1.2.2 Những yêu cầu cơ bản của chuẩn
1.2.3 Những đặc điểm của chuẩn kiến thức, kĩ năng
1.3.2 Câu hỏi trong dạy học
1.3.3.Phân loại câu hỏi
1.3.3.1 Phân loại câu hỏi theo chức năng tổ chức quá trình lĩnh hội
1.3.3.2 Phân loại câu hỏi về mặt nội dung
1.3.3.3 Phân loại câu hỏi theo hình thức câu hỏi
1.3.3.4 Phân loại câu hỏi theo hình thái câu trả lời
1.3.3.5 Phân loại câu hỏi theo cấu trúc
1.3.3.6 Phân loại câu hỏi theo tình huống
1.3.3.7 Phân loại theo Bloom
1.3.3.8 Phân loại theo Socrat
1.4 Sử dụng câu hỏi trong dạy học [16], [18]
1.4.1 Vai trò của việc sử dụng câu hỏi trong dạy học
1.4.1.1 Đối với học sinh
1.4.1.2 Đối với giáo viên
1.4.2 Yêu cầu đối với câu hỏi dạy học
1.4.2.1 Yêu cầu về mặt nội dung
1.4.2.2 Yêu cầu về mặt nhận thức
1.4.2.3 Yêu cầu về mặt phương pháp
1.4.3 Các hình thức sử dụng
1.4.3.1 Sử dụng câu hỏi trong kiểm tra miệng hay trả lời đầu tiết học
1.4.3.2 Sử dụng câu hỏi trong bài dạy mới
Trang 41.4.3.3 Sử dụng câu hỏi trong củng cố và hoàn thiện kiến thức
1.4.3.4 Sử dụng câu hỏi khi vận dụng kiến thức
1.4.3.5 Sử dụng câu hỏi trong kiểm tra viết
1.4.4 Sử dụng câu hỏi điều khiển hoạt động của học sinh
1.4.4.1 Phân loại đối tượng học sinh
1.4.4.2 Phân loại câu trả lời của HS và cách ứng xử của giáo viên
1.4.4.3 Nghệ thuật khen ngợi và phê bình
1.4.5 Một số kĩ thuật sử dụng câu hỏi
1.4.5.1 Những điều nên làm
1.4.5.2 Những điều nên tránh
1.5 Bộ câu hỏi định hướng bài học theo chương trình dạy học Intel
1.5.1 Tác dụng của bộ câu hỏi định hướng bài học
- Định hướng hoạt động cho GV và HS vào những nội dung quan trọng Tránh được tình trạng trình bày nông cạn, hời hợt, ngoài chủ định
- Giúp GV và HS đạt được các mục tiêu dạy học
- Dẫn dắt HS đến kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi Giúp HS học tập tốt hơn, nhanh hơn, thông minh và sâu sắc hơn
- Rèn kỹ năng tổ chức và sử dụng kiến thức
- Rèn cho HS kỹ năng tư duy bậc cao
- Khơi dậy sự chú ý của HS
- Kích thích hứng thú học tập
1.5.2 Giới thiệu bộ câu hỏi định hướng bài học
1.5.2.1 Câu hỏi khái quát
- Có phạm vi rất rộng là những câu hỏi mở, tập trung vào những vấn đề, mối quan tâm lớn (đã giải quyết hay còn đang tranh cãi) có ý nghĩa xuyên suốt các lĩnh vực của môn học và có khi cả các môn học khác
- Là cầu nối giữa các môn học, giữa môn học và bài học
- Không có một câu trả lời hiển nhiên “đúng” Không thể trả lời thoả đáng bằng một câu đơn giản Vì vậy, HS được thử thách trong việc tìm ra nhiều kết quả khác nhau
Tác dụng
- Chỉ ra sự phức tạp và phong phú của vấn đề, dẫn đến những câu hỏi quan trọng khác
- Phát triển trí tưởng tượng và tạo mối liên hệ giữa các môn học, giữa môn học với kiến thức và ý tưởng của HS
- Khuyến khích thảo luận và nghiên cứu chuyên sâu Gợi mở sự nghiên cứu chứ không dẫn đến những kết luận sớm
- Đặt nền tảng cho các câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung
Ví dụ: (với bài dạy ancol lớp 11)
Etanol đem lại lợi ích gì cho cuộc sống của chúng ta?
1.5.2.2 Câu hỏi bài học
- Cũng là câu hỏi mở nhưng bó hẹp trong một chủ đề hoặc bài học cụ thể
- Thường gắn với nội dung bài học cụ thể
- Là cầu nối giữa môn học và bài học
- Không có một câu trả lời hiển nhiên “đúng” Không thể trả lời thoả đáng bằng một câu đơn giản
Trang 5 Tác dụng
- Giúp giáo viên tập trung vào các khía cạnh quan trọng của bài học
- Những câu hỏi bài học thường hướng tới các trình độ khác nhau có thể hỗ trợ và phát triển cho câu hỏi khái quát Chúng đựơc thiết kế để làm rõ, khai thác các khía cạnh của câu hỏi khái quát thông qua chủ đề của bài học
- Đặt nền tảng cho các câu hỏi nội dung
1.5.2.3 Câu hỏi nội dung
- Là những câu hỏi cụ thể trong một bài học
- Chú trọng vào sự kiện hơn là giải thích sự kiện
- Ít yêu cầu HS phải có những kỹ năng tư duy bậc cao
- Thường có những câu trả lời “đúng”, rõ ràng, chính xác
Tác dụng
- Trực tiếp hỗ trợ những chuẩn kiến thức kỹ năng và mục tiêu học tập
- Nhiều câu hỏi nội dung hỗ trợ và phát triển một câu hỏi bài học hay câu hỏi
- Chú trọng vào việc vận dụng kiến thức để giải thích sự kiện, hiện tượng thực tế
- Câu hỏi là những tình huống mới khác với điều kiện đã học trong bài
- Thường yêu cầu HS phải có những kỹ năng tư duy bậc cao
1.5.3 Một số chú ý khi sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học
Khi sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học trong quá trình dạy học cần chú ý:
- Sự khác nhau giữa câu hỏi khái quát hay câu hỏi bài học không quá rõ ràng,
không phải là màu trắng với màu đen Ngược lại, chúng được xem là một chỉnh thể thông nhất Chúng cùng hướng đến mục đích định hướng cho việc học, khuyến khích người học liên kết đến nhiều câu hỏi cụ thể hơn, nhiều câu hỏi tổng quát hơn, hướng dẫn khám phá, khai thác những ý tưởng quan trọng
- Tuỳ thuộc vào tình huống và cách sử dụng, một câu hỏi có thể là câu hỏi khái quát hay câu hỏi bài học
- Câu hỏi khái quát được hình thành một cách tự nhiên, mới xem có cảm giác là tuỳ tiện hoặc không liên quan Câu hỏi khái quát cần hấp dẫn, thích hợp với lứa tuổi và vốn ngôn ngữ của HS Chú ý tránh những câu hỏi khái quát tổng quát, trừu tượng, khó tiếp cận đối với HS
- Nhiều câu hỏi bài học hỗ trợ một câu hỏi khái quát Nhiều câu hỏi bài học trong một khoá học có thể khám phá ra nhiều khía cạnh khác nhau của các câu hỏi khái quát Các nhóm
GV của nhiều môn học khác nhau có thể sử dụng các câu hỏi bài học của mình để hỗ trợ một câu hỏi khái quát chung, thống nhất
Trang 6- Khi xây dựng bộ câu hỏi định hướng bài học GV cần tập trung vào các câu hỏi được các nhà khoa học quan tâm thường xuyên trong suốt quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, các câu hỏi được HS quan tâm
1.5.4 Một số cách xây dựng các câu hỏi định hướng bài dạy
Khi xây dựng bộ câu hỏi định hướng bài học ta cần lưu ý đến các vấn đề sau:
- Suy nghĩ về các câu hỏi HS sẽ đặt ra khi bạn day bài này và chú trọng vào việc làm thế nào để cuốn hút HS bằng các câu hỏi có thể nảy sinh từ các vấn đề học tập trong bài học
- Tìm hiểu xem điều gì sẽ làm cho HS ghi nhớ từ bài học này trong vòng 5 năm nữa
- Nên viết câu hỏi như một mệnh đề trước, sau đó phát triển nó thành câu hỏi Nếu cần, trước hết hãy viết câu hỏi bằng ngôn ngữ “người lớn” để diễn đạt được nội dung chính, sau đó viết lại bằng ngôn ngữ “học trò”
- Cần đảm bảo rằng trong bộ câu hỏi, kể cả các câu hỏi bài học, có nhiều hơn một câu trả lời hiển nhiên “đúng” nhằm kiểm tra khả năng ghi nhớ và phát triển kỹ năng tư duy
- Nên đặt câu hỏi “Vậy thì sao?”, “Theo em hiểu thế nào?” mỗi khi HS hỏi GV về nội dung học tập trong bài học
- Sau khi xây dựng bộ câu hỏi bài học, nên trao đổi với một số đồng nghiệp
và thu thập ý kiến nhằm xem xét lại các câu hỏi trước khi sử dụng
- Liên tục xem xét và chỉnh lí, bổ sung các câu hỏi trong suốt quá trình xây
dựng hồ sơ bài giảng
1.6 Thực trạng của việc sử dụng câu hỏi trong dạy học hoá học
1.6.1 Mục đích điều tra
Để nắm rõ thực trạng của việc sử dụng câu hỏi trong dạy học ở trường THPT hiện nay
1.6.2 Đối tượng và phương pháp điều tra
Chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra 580 HS ở 3 trường THPT Nguyễn Huệ và trường THPT Lý Thường Kiệt – TP.Yên Bái và trường THPT Trần Nhật Duật – Tỉnh Yên Bái
1.6.3 Nội dung điều tra
Gồm 12 nội dung được thể hiện qua phiếu điều tra
1.6.4 Kết quả điều tra
Các phiếu điều tra được thu lại, phân tích theo tỉ lệ % trung bình các mức độ của các câu trả
lời (Mức độ 1: rất ít, 2: ít, 3: bình thường, 4: nhiều, 5: rất nhiều)
Tiểu kết chương 1
Chương 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG BÀI HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG PHẦN DẪN XUẤT HIĐROCACBON HOÁ HỌC LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1.Phân tích nội dung và cấu trúc phần dẫn xuất hiđrocacbon lớp 11 THPT
2.1.1 Mục tiêu
2.1.1.1 Về kiến thức
2.1.1.2 Về kĩ năng
2.1.1.3 Về giáo dục tình cảm, thái độ
2.1.2 Nội dung cơ bản phần dẫn xuất hiđrocacbon lớp 11
Phần dẫn xuất hiđrocacbon lớp 11 gồm chương dẫn xuất halogen – ancol – phenol và chương anđehit – xeton – axit cacboxylic, trong đó:
Trang 7- Chương dẫn xuất halogen – ancol – phenol: dẫn xuất halogen của hiđrocacbon, ancol, phenol
- Chương anđehit – xeton – axit cacboxylic: anđehit, xeton, axit cacboxylic
2.1.3 Đặc điểm kiến thức và phương pháp dạy học chủ yếu
Trong mỗi bài đều giới thiệu về khái niệm, phân loại, đồng phân, danh pháp và tính chất của các loại hợp chất có nhóm chức Các kiến thức mới được giới thiệu sau khi HS đã có một số kiến thức chung về Hoá hữu cơ như đồng đẳng, đồng phân, thuyết cấu tạo hoá học,
nên cần phải quán triệt phương pháp giảng dạy: khai thác quan hệ cấu tạo – tính chất giúp HS
hoạt động tư duy có hiệu quả
Trong nghiên cứu về phần dẫn xuất hiđrocacbon lớp 11 GV cần chú ý lựa chọn các phương pháp dạy học và tổ chức các hoạt động học tập cho HS cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Sử dụng tích cực chức năng giải thích, dự đoán lí thuyết trong các bài dạy
- Tăng cường sử dụng tranh, mô hình lắp ghép để HS dễ hình dung việc viết công thức cấu tạo các đồng phân của ancol theo quan điểm thay thế các nguyên tử - nhóm nguyên tử có cùng hoá trị
- GV cần tận dụng vốn kiến thức về các chất có nhóm chức đã học ở lớp 9 và vận dụng các kiến thức về quan hệ cấu tạo – tính chất để xét các chất
- GV nên sử dụng các phương pháp đặc trưng của bộ môn để dạy học như thí nghiệm, nêu vấn đề
- Gắn những kiến thức về ứng dụng và điều chế với tính chất vật lý, hoá học và vai trò của chúng trong tự nhiên
- Kết hợp các phương tiện dạy học, phương pháp dạy học mới nhằm tạo hứng thú cho các em HS
- Phát huy tối đa tính tích cực, độc lập của HS trong các hoạt động học tập
Phương pháp dạy học chung của chương được thiết kế theo mô hình
2.1.4 Phân phối chương trình
Chương 8 – Dẫn xuất Halogen – Ancol – Phenol gồm có 7 tiết trong đó có 4 tiết lí thuyết, 1 tiết luyện tập, 1 tiết thực hành và 1 tiết kiểm tra Nội dung chương gồm: Bài 39: Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon
Bài 40: Ancol
Bài 41: Phenol
Bài 42: Luyện tập: Dẫn xuất halogen, ancol và phenol
Bài 43: Bài thực hành 5: Tính chất của etanol, glixerol và phenol
Chương 9 – Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic gồm có 7 tiết, trong đó có 4 tiết lí thuyết, 2 tiết luyện tập, 1 tiết thực hành Nội dung của chương gồm:
Bài 44: Anđehit – Xeton
Bài 45: Axit cacboxylic
Bài 46: Luyện tập: Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic
Bài 47: Bài thực hành 6: Tính chất của anđehit và axit cacboxylic
2.2 Nguyên tắc và quy trình thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học
2.2.1 Nguyên tắc thiết kế câu hỏi
Để định hướng cho việc thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học chúng tôi
đã xây dựng bộ câu hỏi định hướng bài học dựa trên các nguyên tắc sau:
1.Bộ câu hỏi định hướng bài học cần hướng đến việc phát huy năng lực tư duy, kích thích được hứng thú cho HS
Trang 82.Hướng vào mục tiêu, chú ý các nội dung quan trọng
3.Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, ngôn ngữ trong sáng
4.Đảm bảo tính vừa sức, số lượng vừa phải
5.Bộ câu hỏi cần có tính lôgic cao, có sự gắn kết giữa câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học,
câu hỏi nội dung, câu hỏi vận dụng
6.Đa dạng về hình thức và mức độ nhận thức của các câu hỏi: có câu tái hiện, câu hỏi sáng
tạo, câu hỏi vận dụng…
7.Để đảm bảo chất lượng của bộ câu hỏi bài học thì sau khi thiết kế cần có sự trao đổi với
đồng nghiệp và các chuyên gia Việc sử dụng các loại câu hỏi đã thiết kế khi lên lớp là hết sức
linh hoạt, tuỳ thuộc vào trình độ của HS và các điều kiện cụ thể
2.2.2 Quy trình thiết kế
Việc thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học được thực hiện theo quy trình sau:
Hình 2.1 Quy trình thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học
2.3 Thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học chương dẫn xuất halogen – ancol – phenol
lớp 11 THPT
2.3.1 Mục tiêu của chương
2.3.2 Một số lưu ý về nội dung, phương pháp dạy học
2.3.3 Thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học
BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG BÀI HỌC BÀI ANCOL
Câu hỏi khái quát
Ancol là gì? Ancol có tính chất và ứng dụng như thế nào?
Tại sao ancol gây hại cho sức khỏe của con người mà con người vẫn tìm cách điều chế và sử dụng
chúng?
1 Ancol là gì? 1.1 Lấy một số ví dụ về ancol đã biết?
1.2 Nhận xét điểm giống nhau về cấu tạo của các hợp chất hữu cơ trong ví dụ trên?
1.3 Khái niệm về ancol?
Trang 92 Có thể phân chia ancol thành những loại
nào? Đặc điểm cấu tạo phân tử của các loại
ancol đó?
2.1 Dựa vào đặc điểm gốc hiđrocacbon, các ancol được chia thành các loại nào? Nêu thí dụ minh họa cho các loại?
2.2 Dựa vào số nhóm –OH trong phân tử, ancol được chia thành những loại nào? Nêu thí dụ minh họa?
2.3 Hãy xác định loại ancol của các ancol sau:
C4H9OH, C3H6OH, C6H5CH2OH?
2.4 Bậc của ancol được tính bằng bậc của nguyên
tử cacbon liên kết với nhóm –OH Vậy, dựa vào bậc ancol có thể chia ancol thành những loại nào? Cho thí dụ minh họa với mỗi loại ancol đó?
3 Ancol có những loại đồng phân nào? 3.1 Ancol no, đơn chức, mạch hở có những loại
đồng phân nào? (Đồng phân mạch cacbon, đồng phân vị trí nhóm –OH)
3.2 Viết đồng phân ancol của phân tử C4H9OH?
4 Trình bày cách gọi tên của ancol? 4.1 Quan sát bảng 8.1 (SGK) nhận xét về cách
gọi tên thông thường và cách gọi tên thay thế của ancol?
4.2 Quan sát tên gốc của C5H11OH qua thí dụ SGK hãy nêu cách xác định mạch chính và đánh
số thứ tự nguyên tử cacbon trong mạch chính? 4.3 Hãy gọi tên các đồng phân của C4H9OH?
5 Ancol có những tính chất vật lí nào? 5.1 Quan sát bảng 8.2 (SGK) nhận xét về trạng
thái, quy luật biến đổi nhiệt độ sôi, khả năng tan trong nước của ancol no, đơn chức, mạch hở? 5.2 Quan sát sơ đồ hình thành liên kết hidro giữa các phân tử ancol và giữa phân tử ancol với phân
tử H2O Cho biết vì sao có sự liên kết tĩnh điện giữa nguyên tử H của nhóm –OH này với nguyên
tử O của nhóm –OH khác? (Liên kết O–H phân cực do chênh lệch độ âm điện của H và O nên –O–H)
5.3 Vì sao các ancol có nhiệt độ sôi cao hơn các hiđrocacbon hoặc ete đồng phân có cùng phân tử khối? (ancol có liên kết hiđro nên cần thêm năng lượng làm đứt liên kết này)
5.4 Vì sao các ancol tan nhiều trong nước còn hiđrocacbon hoặc ete lại rất ít tan trong nước?
6 Các ancol có những tính chất hóa học nào?
Vì sao chúng có tính chất hóa học đó? 6.1 Phân tích đặc điểm cấu tạo phân tử ancol etylic? Các dạng liên kết trong phân tử?
6.2 Hãy dự đoán các tính chất hóa học cơ bản của ancol?
6.3 Quan sát thí nghiệm kim loại kiềm tác dụng với ancol etylic? Mô tả hiện tượng và viết PTHH
Trang 10của phản ứng? Trong phản ứng hóa học này nguyên tử Na đã thay thế nguyên tử H nào trong phân tử ancol etylic? Vì sao?
6.4 Quan sát thí nghiệm cho etanol và glixerol tác dụng với Cu(OH)2 Mô tả hiện tượng và nhận xét loại ancol nào có thể tác dụng được với Cu(OH)2? Có thể dùng phản ứng hóa học này để phân biệt ancol đơn chức và ancol đa chức không? Giải thích?
6.5 Phản ứng thế nhóm –OH 6.5.1 Phản ứng giữa C2H5OH và axit HBr xảy ra trong điều kiện nào? Từ PTHH phản ứng thế nhóm –OH của C2H5OH bị thay thế bởi thành phần nào trong phân tử HBr? Hãy viết PTHH dạng khái quát của ancol đơn chức, mạch hở với
HX (X là halogen)?
6.5.2 Quan sát thí nghiệm phản ứng của ancol với ancol có H2SO4 đặc đun nóng nhẹ Viết PTHH của phản ứng và mô tả quá trình phản ứng hóa học xảy ra giữa 2 phân tử và vận dụng viết PTHH của phản ứng giữa etanol và metanol ở
6.7.1 Quan sát thí nghiệm oxi hóa không hoàn toàn etanol, mô tả hiện tượng?
Quan sát PTHH của phản ứng và mô tả quá trình tạo ra anđehit axetic?
6.7.2 Phản ứng oxi hóa hoàn toàn Viết PTHH của phản ứng đốt cháy ancol no, đơn chức, mạch hở dạng tổng quát?
7 Trình bày phương pháp điều chế etanol? 7.1 Etanol trong công nghiệp được điều chế từ
các chất nào? Viết PTHH của các phản ứng điều chế etanol ? Các ancol đơn chức, mạch hở được tổng hợp từ hợp chất nào?
7.2 Trong thực tế ancol etylic (rượu) được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nào? Quá trình sản xuất diễn ra như thế nào? Vì sao phương pháp này được gọi là phương pháp sinh hóa?
8 Etanol có những ứng dụng gì trong thực
tiễn?
8.1 Quan sát hình ảnh trang 186 (SGK) cho biết những ứng dụng này dựa trên những tính chất nào của etanol?
Ngoài những ứng dụng trên em còn biết những ứng dụng gì của rượu etylic?
Câu hỏi vận dụng:
Trang 111 Nêu các bước điều chế rượu trong dân gian? Trong các bước đó, bước nào có các quá trình hóa học xảy ra?
2 Tại sao có loại rượu uống lại gây đau đầu?
3 Rượu uống có lợi hay hại cho con người? Sử dụng rượu như thế nào thì có lợi? và có hại?
4 Trong dân gian, người ta tạo ra giấm ăn như thế nào?
5 Xăng E5 là loại xăng gì? Cách tạo ra xăng đó như thế nào? Dùng loại xăng này có lợi gì?
6 Trong phòng thí nghiệm, người ta dùng nhiêu liệu gì để đốt cháy đèn cồn?
7 Vì sao người ta dùng rượu để ngâm các loại rượu thuốc?
8 Vì sao rượu có thể dùng để sát trùng, diệt khuẩn?
9 Trong dân gian, sản xuất rượu có thể dùng các loại men nào? Các loại rượu cần, rượu ngô, sắn có dùng 1 loại men không?
10 Để có cồn tuyệt đối ta làm thế nào? Cách làm tăng độ rượu trong dân gian?
2.4 Thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học chương anđehit – xetol – axit cacboxylic lớp
11 THPT
2.4.1 Mục tiêu của chương
2.4.2 Một số lưu ý về nội dung, phương pháp dạy học
2.4.3 Thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học
2.5 Phương pháp sử dụng bộ câu hỏi định hướng trong dạy học chương dẫn xuất halogen – ancol – phenol và chương anđehit – xetol – axit cacboxylic lớp 11 THPT
2.5.1 Quy trình sử dụng
2.5.2 Thiết kế kế hoạch bài dạy có sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học
2.6 Sử dụng bộ câu hỏi định hướng để thiết kế một số giáo án
Bài 40: ANCOL Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
GV đặt vấn đề:
Tại sao ancol gây hại cho sức khỏe của con người mà con người vẫn tìm cách điều chế và
sử dụng chúng?
Ancol là gì? Ancol có tính chất và ứng dụng như thế nào?
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 2: Tìm hiểu về khái niệm ancol
GV chiếu lên màn hình một số ancol đã
biết: CH3OH, C2H5OH, cho HS quan sát
Nhận xét điểm giống nhau về cấu tạo của
các hợp chất hữu cơ trên? Từ đó nêu khái
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cách phân loại ancol
GV yêu cầu HS đọc SGK, nêu cơ sở phân
loại ancol?
Dựa vào đặc điểm gốc hiđrocacbon, các
ancol được chia thành các loại nào? Nêu thí
dụ minh họa cho các loại?
HS dựa vào 2 cơ sở là:
+ Gốc hiđrocacbon
+ Số lượng nhóm – OH
- Phân loại theo gốc hiđrocacbon:
+ No: CH3OH, C2H5OH,
+ Không no: CH2=CHCH2OH,