1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Soạn thảo hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương “từ trường”, vật lý 11 theo hướng phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh

22 2,9K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 420,81 KB

Nội dung

Soạn thảo hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương “Từ trường”, vật lý 11 theo hướng phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh Lê Vă

Trang 1

Soạn thảo hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương “Từ trường”, vật lý

11 theo hướng phát huy tính tích cực, tự chủ

và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh

Lê Văn Đán

Trường Đại học Giáo dục Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận và phương pháp dạy học

Mã số: 60 14 10 Người hướng dẫn: TS Ngô Diệu Nga

Năm bảo vệ: 2011

Abstract: Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp dạy học Vật lý để phát huy tính

tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh Trình bày cơ sở lý luận

về dạy giải bài tập vật lý phổ thông Phân tích chương trình, nội dung kiến thức và kỹ năng cần đạt được của chương “Từ trường” Điều tra thực trạng dạy bài tập chương

“Từ trường” ở một số trường THPT Soạn thảo hệ thống bài tập đảm bảo tính hệ thống, khoa học theo các mức độ nhận thức: nhận biết, hiểu, vận dụng Xây dựng kế hoạch sử dụng hệ thống bài tập đã soạn thảo khi dạy học chương “Từ trường” Vật lý

11 Soạn thảo tiến trình hướng dẫn hoạt động giải hệ thống bài tập đó theo hướng phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá hệ thống bài tập đã soạn thảo về tính khả thi và tác dụng phát huy tính tích cực, tự chủ, bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh Nêu các kết

luận về ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Keywords: Từ trường; Vật lý; Phương pháp giảng dạy

Trang 2

Trong quá trình học tập bộ môn vật lí, mục tiêu chính của người học bộ môn này là việc học tập những kiến thức về lý thuyết, hiểu và vận dụng được các lý thuyết chung của vật lí vào những lĩnh vực cụ thể, một trong những lĩnh vực đó là việc giải bài tập vật lí

Bài tập vật lí có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình nhận thức và phát triển năng lực tư duy của người học, giúp cho người học ôn tập, đào sâu, mở rộng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, ứng dụng vật lí vào thực tiễn, phát triển tư duy sáng tạo Phần lớn các giáo viên đã nhận thức được điều này, đã đánh giá đúng vai trò của bài tập vật lí và coi trọng hoạt động giải bài tập trong dạy học vật lí Tuy nhiên vẫn rất nhiều học sinh gặp khó khăn khi giải bài tập Điều này không chỉ do tính phức tạp, đa dạng, phong phú của công việc này mà còn do chính nhược điểm mắc phải khi soạn thảo hệ thống bài tập, phân dạng và hướng dẫn học sinh giải bài tập của giáo viên Thông thường, nhiều giáo viên có quan niệm rằng số lượng bài tập càng nhiều và mức độ bài tập càng khó thì càng tốt Chính điều này lại thường

để lại những dấu ấn căng thẳng và nặng nề trong tâm lí học sinh khi học vật lí

Thông qua bài tập vật lí có thể cung cấp cho cả giáo viên và học sinh thông tin một cách đầy đủ để xác định, phân tích những khó khăn trong nhận thức của từng học sinh để cả thầy và trò điều chỉnh hoạt động dạy và hoạt động học Đây là điều rất quan trọng mà mọi người đều phải quan tâm bởi vì, điều khó nhất đối với giáo viên là phải tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu của từng học sinh trong học tập vật lí Điều đó không phải chỉ để phán xét cho điểm mà quan trọng hơn cả là để uốn nắn, khích lệ học sinh vươn lên trong nhận thức

Chương “Từ trường” nằm trong phần Điện học – Điện từ học của vật lí 11 trung học phổ thông Những kiến thức về từ trường đã được đề cập sơ bộ ở chương trình vật lí lớp 9 THCS Ở lớp 11 các kiến thức về Từ trường được mở rộng và hoàn thiện thêm Kiến thức về

Từ trường khá trừu tượng, các bài tập về từ trường chứa đựng nhiều kiến thức tổng hợp, đòi hỏi học sinh không những nắm vững kiến thức vật lí, kiến thức toán học mà còn phải biết cách vận dụng linh hoạt sáng tạo các kiến thức đã có Những yêu cầu này dẫn đến thực tế là học sinh thường gặp nhiều khó khăn khi giải bài tập về Từ trường

Với tất cả các lí do trên, tôi lựa chọn đề tài “Soạn thảo hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương Từ trường Vật lí 11 theo hướng phát huy tính tích cực, tự chủ

và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh” để nghiên cứu

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Soạn thảo hệ thống bài tập chương “Từ trường” Vật lí 11 đảm bảo tính hệ thống, khoa học theo các mức độ nhận thức: nhận biết, hiểu, vận dụng

- Xây dựng kế hoạch sử dụng hệ thống bài tập khi dạy học chương “Từ trường” và soạn thảo tiến trình hướng dẫn hoạt động giải hệ thống bài tập đó theo hướng phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh

3 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu soạn thảo hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương “Từ trường” Vật lí 11

4 Mẫu khảo sát

Trang 3

Tiến hành trên 170 học sinh của các lớp 11A2, 11A3 của trường THPT Thạch Thất – Hà Nội và các lớp 11A12, 11A13 của trường THPT Tùng Thiện – Hà Nội

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận của phương pháp dạy học Vật lí để phát huy tính tích cực, tự chủ

và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh, đặc biệt chú ý đến cơ sở lí luận về dạy giải bài tập vật lí phổ thông

- Phân tích chương trình, nội dung kiến thức và kỹ năng cần đạt được của chương “Từ trường”

- Điều tra thực trạng dạy bài tập chương “Từ trường” ở một số trường THPT

- Soạn thảo hệ thống bài tập đảm bảo tính hệ thống, khoa học theo các mức độ nhận thức: nhận biết, hiểu, vận dụng

- Xây dựng kế hoạch sử dụng hệ thống bài tập đã soạn thảo khi dạy học chương “Từ trường” Vật lí 11

- Soạn thảo tiến trình hướng dẫn hoạt động giải hệ thống bài tập đó theo hướng phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh

- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hệ thống bài tập đã soạn thảo về tính khả thi và tác dụng phát huy tính tích cực, tự chủ, bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh

- Nêu các kết luận về ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

6 Giả thuyết nghiên cứu

Nếu soạn thảo được một hệ thống bài tập phù hợp với mục tiêu dạy học và xây dựng tiến trình hướng dẫn hoạt động giải bài tập sao cho phát huy được tính tích cực, tự chủ và sáng tạo của học sinh thì khi vận dụng hệ thống bài tập đó vào dạy học Vật lí sẽ không những giúp học sinh ôn tập củng cố kiến thức mà còn bồi dưỡng được tính tự chủ, năng lực sáng tạo của học sinh

7 Dự kiến luận cứ

71 Luận cứ lí thuyết

- Các cơ sở lí luận về dạy học tích cực

- Các biện pháp phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh trong hoạt động dạy giải bài tập vật lí

7.2 Luận cứ thực tế

- Phiếu điều tra, biên bản dự giờ, trao đổi với giáo viên

- Phiếu điều tra, khảo sát trên học sinh

- Minh chứng của diễn biến dạy học thực nghiệm (biên bản quan sát giờ học, ảnh chụp )

- Các bài kiểm tra kết quả học tập của học sinh

8 Phương pháp chứng minh luận điểm

Sử dụng nhóm các phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp thực nghiệm

Trang 4

- Phương pháp thống kê toán học

9 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được trình bày trong ba chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của hoạt động dạy giải bài tập vật lí phổ thông Chương 2: Soạn thảo hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập vật lí chương

“Từ trường” Vật lí 11

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 5

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG DẠY GIẢI BÀI TẬP VẬT LÍ PHỔ THÔNG 1.1 Phương pháp dạy học tích cực

1.1.1 Khái niệm phương pháp dạy học tích cực

Không có một phương pháp dạy học nào là vạn năng, là lý tưởng Mỗi một phương pháp đều có ưu điểm của nó

Theo chúng tôi, phương pháp dạy học gọi là tích cực nếu hội tụ được các yếu tố sau:

- Thể hiện rõ vai trò của nguồn thông tin và các nguồn lực sẵn có

- Thể hiện được động cơ học tập của người học khi bắt đầu môn học

- Thể hiện rõ được bản chất và mức độ kiến thức cần huy động

- Thể hiện rõ được vai trò của người học, người dạy, vai trò của các mối tương tác trong quá trình học

- Thể hiện được kết quả mong đợi của người học

1.1.1.1 Thế nào là tính tích cực học tập ?

Tính tích cực học tập về thực chất là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức Tính tích cực học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn

đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước những tình huống khó khăn

Tính tích cực học tập thể hiện qua các cấp độ từ thấp lên cao như:bắt chước, tìm tòi, sáng tạo

1.1.1.2 Phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp dạy học tích cực được dùng để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy

học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học

1.1.2 Các đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực

- Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh

- Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học

- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác

- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò

1.1.3 Các yếu tố thúc đẩy dạy học tích cực

- Không khí học tập và các mối quan hệ trong lớp/nhóm

- Sự phù hợp với mức độ phát triển của học sinh

Trang 6

Khi học sinh có xu hướng tìm tòi, khám phá vấn đề cần nghiên cứu, điều này sẽ kích thích khả năng tư duy cho học sinh, do vậy học sinh không chỉ tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề cần nghiên cứu mà còn sáng tạo vấn đề theo nhiều khía cạnh như: so sánh, phân tích, kiểm tra; thực hành, xây dựng; giải thích, trình bày, thể hiện, hướng dẫn; giúp đỡ, làm việc chung, liên lạc; thử nghiệm, giải quyết vấn đề, phá bỏ…

1.2 Dạy giải bài tập vật lí phổ thông

1.2.1 Tác dụng của bài tập vật lí trong dạy học vật lí

1.2.1.1 Khái niệm về bài tập vật lý

Trong thực tế dạy học, bài tập vật lí được hiểu là một số vấn đề được đặt ra mà trong trường hợp tổng quát đòi hỏi những suy luận lôgic, những phép toán và thí nghiệm dựa trên

cơ sở các định luật và các phương pháp vật lí

1.2.1.2 Tác dụng của bài tập vật lí trong dạy học vật lí

- Thông qua dạy học về bài tập vật lý, người học có thể nắm vững một cách chính xác sâu sắc

và toàn diện hơn những quy luật vật lí, những hiện tượng vật lí, biết cách phân tích chúng và ứng dụng chúng vào các vấn đề thực tiễn, làm cho kiến thức trở thành vốn riêng của người học

- Bài tập vật lí có thể được sử dụng như một phương tiện độc đáo để nghiên cứu tài liệu mới khi trang bị kiến thức cho học sinh

- Bài tập vật lí là phương tiện rất tốt để phát triển tư duy, óc tưởng tượng, bồi dưỡng hứng thú học tập và phương pháp nghiên cứu khoa học cho người học, đặc biệt là khi phải khám phá ra bản chất của các hiện tượng vật lí được trình bày dưới dạng tình huống có vấn đề

- Bài tập vật lí còn là hình thức củng cố, ôn tập, hệ thống hóa kiến thức và là phương tiện để kiểm tra kiến thức, kĩ năng của học sinh

- Bài tập vật lí còn có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp

- Bài tập vật lí góp phần xây dựng một thế giới quan duy vật biện chứng cho học sinh, làm cho họ hiểu thế giới tự nhiên là thế giới vật chất, vật chất luôn ở trạng thái vận động, họ tin vào sức mạnh của mình, mong muốn đem tài năng và trí tuệ cải tạo tự nhiên

1.2.2 Phân loại bài tập vật lí

Ta có thể phân loại bài tập vật lí theo sơ đồ như hình 1.1:

1.2.3 Tư duy trong quá trình giải bài tập vật lí

Xem xét tư duy khi giải bài tập vật lí cho thấy có hai phần việc quan trọng nhất cần thực hiện:

 Xác lập cho được các mối liên hệ cơ bản dựa trên sự vận dụng trực tiếp các kiến thức vật lí vào điều kiện cụ thể của bài tập

 Luận giải, tính toán để từ các mối liên hệ đã xác lập đi đến kết quả cuối cùng.Sự thực hiện hai phần việc này có thể lần lượt nhưng cũng có thể xen kẽ nhau, trong đó điều quan trọng nhất là xác lập cho được mối liên hệ giữa cái phải tìm với cái đã cho

1.2.4 Phương pháp giải bài tập vật lí

Trong dạy học về bài tập vật lí, tiến trình hướng dẫn học sinh giải một bài tập vật lí nói chung, đều phải trải qua bốn giai đoạn (bước) sau:

Bước 1: Đọc đề bài Tìm hiểu đề bài

Trang 7

Bước 2: Xác lập mối liên hệ của các dữ kiện xuất phát với cái phải tìm

Bước 3: Luận giải, tính toán các kết quả bằng số

Bước 4: Nhận xét kết quả

1.2.5 Hướng dẫn hoạt động giải bài tập vật lí

1.2.5.1 Những công việc giáo viên cần làm trước khi hướng dẫn học sinh giải một bài toán vật lí cụ thể

- Xác định mục đích sử dụng bài toán

- Xác định những kiến thức áp dụng để giải bài toán

- Giải bài toán đó theo phương pháp giải một bài tập vật lí một cách tỉ mỉ Tìm các cách giải bài toán đó (nếu có)

- Phát hiện được những khó khăn, sai lầm mà học sinh có thể gặp khi giải bài toán

- Soạn hệ thống các câu hỏi hướng dẫn học sinh vượt qua khó khăn

1.2.5.2 Các kiểu định hướng giải bài tập vật lí

Có ba kiểu hướng dẫn giải bài tập vật lí đó là:

- Hướng dẫn theo mẫu (Hướng dẫn angôrit):

- Hướng dẫn tìm tòi (hướng dẫn ơrixtic):

- Định hướng khái quát chương trình hóa:

1.2.6 Các hình thức dạy học về bài tập vật lí

Có năm hình thức dạy học về bài tập vật lí:

- Giải bài tập vật lí trong tiết nghiên cứu tài liệu mới

- Giải các bài tập trong tiết luyện tập về bài tập

- Giải bài tập trong tiết ôn tập, củng cố kiến thức

- Giải bài tập trong tiết kiểm tra

- Giải bài tập trong các buổi ngoại khóa

1.2.7 Những yêu cầu chung trong dạy học về bài tập vật lí

1.2.7.1 Tiêu chuẩn lựa chọn hệ thống bài tập vật lí

Hệ thống bài tập phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

- Thông qua việc giải hệ thống bài tập, những kiến thức cơ bản, đã được xác định của đề tài phải được củng cố, ôn tập, hệ thống hóa và khắc sâu thêm

- Tính tuần tự tiến lên từ đơn giản đến phức tạp của các mối quan hệ giữa các đại lượng và các khái niệm đặc trưng cho các hiện tượng phải được mô tả trong hệ thống bài tập

- Mỗi bài tập phải đóng góp phần nào đó vào việc hoàn thiện kiến thức cho học sinh

- Hệ thống bài tập phải đa dạng về thể loại và phong phú về nội dung

- Các kiến thức toán lí được sử dụng trong bài tập phải phù hợp với trình độ của học sinh

- Số lượng bài tập được lựa chọn phải phù hợp với sự phân bố thời gian

1.2.7.2 Các yêu cầu khi dạy học bài tập vật lí

- Người giáo viên phải dự tính được kế hoạch cho toàn bộ công việc về bài tập, với từng đề tài, từng tiết học cụ thể

- Sắp xếp các bài tập thành hệ thống, định kế hoạch và phương pháp sử dụng

Trang 8

- Khi dạy giải bài tập vật lí cần dạy cho học sinh biết vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn

đề đặt ra, rèn luyện cho người học kĩ năng giải các bài tập cơ bản thuộc các phần khác nhau trong chương trình vật lí

- Người giáo viên cần đặc biệt coi trọng việc rèn luyện tư duy và tính tự lập của học sinh

1.3 Thực trạng hoạt động dạy giải bài tập chương “Từ trường” Vật lí 11 ở một số trường THPT thuộc thành phố Hà Nội

1.3.1 Đối tượng và phương pháp điều tra

 Đối tượng

Điều tra, khảo sát thực tế tại một số trường Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn thành phố Hà Nội : THPT Thạch Thất, THPT Tùng Thiện, THPT Hai Bà Trưng để tìm hiểu

về một số thông tin:

- Tình hình dạy giải bài tập chương Từ trường

- Tình hình hoạt động giải bài tập chương Từ trường

- Tìm hiểu những khó khăn và sai lầm mà học sinh thường mắc phải khi giải bài tập chương

Từ trường, từ đó tìm hiểu những nguyên nhân đẫn đến những sai lầm đó của học sinh

Từ đó, chúng tôi đề xuất phương hướng khắc phục

 Phương pháp điều tra

- Điều tra giáo viên: sử dụng phiếu điều tra (số lượng giáo viên được điều tra là 25) trao đổi trực tiếp, dự giờ giảng, xem giáo án

- Điều tra học sinh: sử dụng phiếu điều tra (số lượng học sinh được điều tra là 200), quan sát hoạt động của học sinh trong giờ học, kiểm tra khảo sát, phân tích kết quả

1.3.2 Kết quả điều tra

1.3.2.1 Tình hình dạy giải bài tập

- Số tiết học dành cho việc sửa bài tập còn ít mà yêu cầu rèn kĩ năng lại nhiều, chính vì thế giáo viên rất khó bố trí thực hiện cho đầy đủ

- Trình độ học sinh không đồng đều vì thế bài chọn để sửa rất khó phù hợp: bài khó thì học sinh trung bình không hiểu nổi, bài dễ lại làm cho các em khá, giỏi chán

- Các bài tập trong chương Từ trường có nhiều dạng, nhiều kiến thức mới, đòi hỏi vận dụng nhiều kiến thức toán học , đồng thời có nhiều bài tập tổng hợp, khó

- Khó đưa ra một hệ thống các bài tập vừa đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh lại vừa đảm bảo yêu cầu mục tiêu của chương trình

- Mỗi một giáo viên thường chọn riêng cho mình một phương pháp giải và đưa ra cho học sinh luyện tập, nên rất khó khăn trong công tác kiểm tra đánh giá chất lượng học tập trong môn vật lí của học sinh trong cả khối

1.3.2.2 Tình hình hoạt động giải bài tập của học sinh

+ Đa số học sinh nhớ máy móc, chưa hiểu hết bản chất hiện tượng vật lí đề cập trong bài tập nên rất khó khăn trong việc giải các bài tập chương Từ trường

+ Trong các giờ bài tập còn một số học sinh thụ động, lười suy nghĩ, chỉ có một số học sinh tích cực tham gia hoạt động giải bài tập

Trang 9

+ Học sinh cảm thấy ngại các bài tập phần này vì ngoài kiến thức mới, học sinh thường phải vận dụng kiến thức toán nhưng khi học kiến thức toán đó ở môn toán lại không có dược những ví dụ vật lí vận dụng kiến thức toán đó hoặc phải vận dụng khá nhiều kiến thức đã học + Học sinh chưa có ý thức phân loại và xây dựng phương pháp giải cho mỗi loại bài tập

1.3.2.3 Những khó khăn, sai lầm của học sinh khi giải bài tập chương Từ trường

 Những khó khăn chủ yếu của học sinh:

+ Kiến thức chương Từ trường, Vật lí 11 có phần lớn kiến thức mới về cảm ứng từ, lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện, lực Lo-ren-xơ, chuyển động của hạt tích điện trong từ trường đều, sử dụng kiến thức toán về tổng hợp véc tơ, hình học không gian

+ Khó khăn trong việc sử dụng các quy tắc (quy tắc nắm tay phải, quy tắc bàn tay trái) để xác định chiều đường sức từ, chiều của véc tơ cảm ứng từ, chiều của lực Lo-ren-xơ

+ Khó khăn trong việc xác định góc , khi tính tính lực từ và lực Lorenxơ

+ Hạn chế kiến thức toán học trong tổng hợp véc tơ, hình dung không gian, các hệ thức lượng giác, bất đẳng thức

+ Khả năng phân biệt giữa lực từ và lực tĩnh điện

 Những sai lầm phổ biến của học sinh:

- Thường lúng túng khi dựa vào sự định hướng của kim nam châm để xác định chiều của đường cảm ứng từ và ngược lại

- Chưa phân biệt được một cách rạch ròi giữa lực từ và lực tĩnh điện

- Một số học sinh còn lúng túng khi biểu diễn các đường cảm ứng từ Ví dụ, các đường cảm ứng từ trong từ trường của dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng là những vòng tròn, tâm nằm trên dây dẫn nhưng học sinh chưa chú ý đường cảm ứng này phải nằm trên mặt phẳng vuông góc với dây dẫn

- Đa số học sinh nhầm lẫn khi sử dụng các quy tắc xác định chiều đường cảm ứng từ và chiều lực từ (nhất là khi dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với mặt phẳng trang giấy)

- Học sinh thường gặp khó khăn khi phải xác định chiều I khi biết B

hoặc xác định chiều của

I khi biết F, B

; xác định B khi biết F

và I

- Học sinh cho rằng từ phổ phụ thuộc vào chiều và cường độ dòng điện

- Tính lực F

tương tác giữa các dòng điện không biết tính B của dòng điện nào

- Xác định không đúng góc , trong các biểu thức tính lực từ và lực Lorenxơ

- Xác định sai chiều của lực Lorenxơ khi hạt mang điện âm chuyển động trong từ trường đều

- Khả năng phân tích lực và tổng hợp lực trong bài toán có nhiều lực tác dụng

- Khả năng tưởng tượng không gian còn kém

1.3.2.4 Nguyên nhân của những khó khăn, sai lầm của học sinh khi giải bài tập chương Từ trường và phương hướng khắc phục

Trang 10

- Học sinh chưa có phương pháp giải bài tập chương Từ trường phù hợp

- Nội dung kiến thức trong chương nhiều, tương đối khó đối với học sinh

 Đề xuất phương hướng khắc phục

- Lựa chọn được hệ thống bài tập và phương pháp giải bài tập phù hợp hơn

- Thường xuyên ôn tập kiến thức cho học sinh qua hoạt động giải bài tập

- Rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng vận dụng toán học vào hoạt động giải bài tập vật lí đồng thời hướng dẫn học sinh ôn lại kiến thức đã học liên quan đến chương này

- Bài tập vật lí giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong dạy học vật lí ở trường THPT Nó vừa là công cụ kích thích và duy trì niềm say mê, hứng thú học tập vật lí của học sinh vừa giúp học sinh làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, rèn luyện được kỹ năng giải bài tập một cách khoa học Do đó, cơ sở để giáo viên tiến hành một tiến trình dạy học một tri thức vật lí cụ thể chính là việc soạn thảo hệ thống bài tập đối với tri thức đó phù hợp với trình

độ học sinh, bám sát mục tiêu dạy học

Tất cả những vấn đề trình bày ở trên, chúng tôi vận dụng để soạn thảo hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương “Từ trường” Vật lí 11 cơ bản theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh mà nội dung nghiên cứu

cụ thể sẽ được trình bày ở chương sau

CHƯƠNG 2 SOẠN THẢO HỆ THỐNG BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG GIẢI BÀI TẬP

VẬT LÍ CHƯƠNG “TỪ TRƯỜNG” VẬT LÍ 11 2.1 Phân tích nội dung kiến thức khoa học về “Từ trường”

Trong phần này chúng tôi đi sâu vào phân tích các khái niệm, định luật sau:

Trang 11

+ Định nghĩa

+ Tính chất

- Tác dụng của từ trường lên một phần tử dòng điện Lực Ampe

- Chuyển động của hạt tích điện trong điện trường

+ Tác dụng của từ trường lên hạt tích điện chuyển động Lực Lorenxơ

+ Chuyển động của hạt tích điện trong từ trường đều

2.2 Cấu trúc nội dung chương “Từ trường” Vật lí 11

2.2.1 Đặc điểm nội dung của chương “Từ trường”

Đây là một chương nằm trong phần Điện của chương trình vật lí 11- THPT Những kiến thức về “Từ trường” đã được đề cập sơ bộ trong chương trình Vật lí lớp 9 THCS

Ở lớp 11, các kiến thức được mở rộng và hoàn thiện thêm Trong sách giáo khoa vật lí- CCGD lớp 11, chương này đề cập tới những khái niệm, định luật sau:

- Khái niệm về tương tác từ, lực từ, từ trường

- Định luật Ampe về lực từ tác dụng lên một phần tử dòng điện, định luật Lorenxơ về lực từ tác dụng lên một hạt mang điện chuyển động trong từ trường Trong đó khái niệm cảm ứng từ

và khái niệm lực từ được hình thành đồng thời đây là một nguyên nhân gây khó khăn khi dạy học chương này

Việc nắm vững các khái niệm, định luật ở chương “Từ trường” sẽ giúp học sinh chuẩn bị lĩnh hội các tri thức sau đó như:

+ Phần Điện lớp 11: Các khái niệm từ thông, hiện tượng cảm ứng điện từ

+ Phần Điện lớp 12: Nguyên tắc hoạt động của các máy điện (máy phát điện, động cơ không đồng bộ ba pha, máy biến thế); dao động điện; dòng điện xoay chiều; điện từ trường, sóng điện từ

Nội dung kiến thức cơ bản của chương có thể chia thành hai nhóm: Nhóm kiến thức về từ trường và nhóm kiến thức về lực từ

2.2.2 Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “Từ trường”

Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “Từ trường” có thể biểu diễn như sau:

2.3 Mục tiêu dạy học chương “Từ trường” Vật lí 11

2.3.1 Mục tiêu về kiến thức và cấp độ nhận thức

Chúng tôi chia chương “Từ trường” thành ba khối kiến thức cơ bản:

A- Khái niệm từ trường

B- Khái niệm vectơ cảm ứng từ

HIẾU (Áp dụng tình huống quen thuộc)

VẬN DỤNG (Vận dụng linh hoạt giải quyết vấn đề mới)

Ngày đăng: 09/02/2014, 15:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Ngọc Bảo. Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình dạy học. Vụ giáo viên, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình dạy học
2. Lương Duyên Bình. Vật lí đại cương. Nhà xuất bản Giáo dục, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vật lí đại cương
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
3. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Vũ Quang (Chủ biên), Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh. Vật lí 11. Nhà xuất bản Giáo dục, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vật lí 11
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
4. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Vũ Quang (Chủ biên), Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh. Bài tập Vật lí 11. Nhà xuất bản Giáo dục, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập" V"ật lí 11
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
5. Vũ Cao Đàm. Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
6. Nguyễn Văn Đồng (Chủ biên). Phương pháp giảng dạy Vật lí ở trường phổ thông, tập 1 và tập 2. Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 1979 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giảng dạy Vật lí ở trường phổ thông, tập 1 và tập 2
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội
7. David Halliday, Robert Resnick, Jearl Walker. Cơ sở Vật lí (Chủ biên : Ngô Quốc Quýnh, Hoàng Hữu Thư. Người dịch: Ngô Quốc Quýnh, Phạm Văn Thích). Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở Vật lí
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội
8. Nguyễn Thanh Hải. Bài tập định tính và câu hỏi thực tế Vật lí 11. Nhà xuất bản Giáo dục 9. Nguyễn Kế Hào. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Tạp chí nghiên cứu Giáo dục số 6/1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập định tính và câu hỏi thực tế Vật lí 11". Nhà xuất bản Giáo dục 9. Nguyễn Kế Hào. "Dạy học lấy học sinh làm trung tâm
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục 9. Nguyễn Kế Hào. "Dạy học lấy học sinh làm trung tâm." Tạp chí nghiên cứu Giáo dục số 6/1994
10. Bùi Quang Hân (Chủ biên), Đào Văn Cự, Phạm Ngọc Tiến, Nguyễn Thành Tương. Giải toán Vật lí 11. Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải toán Vật lí 11
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
11. Phó Đức Hoan. Phương pháp giảng dạy Vật lí ở trường phổ thông trung học. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giảng dạy Vật lí ở trường phổ thông trung học
12. Ngô Diệu Nga. Bài giảng chuyên đề phân tích chương trình Vật lí phổ thông , 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng chuyên đề phân tích chương trình Vật lí phổ thông
13. Ngô Diệu Nga. Bài giảng chuyên đề phương pháp nghiên cứu khoa học dạy học Vật lý, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng chuyên đề phương pháp nghiên cứu khoa học dạy học Vật lý
14. Phạm Hữu Tòng. Phương pháp dạy bài tập Vật lí. Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 1989 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy bài tập Vật lí
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội
15. Phạm Hữu Tòng. Bài tập phương pháp dạy bài tập Vật lí. Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập phương pháp dạy bài tập Vật lí
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội
16. Đỗ Hương Trà (Chủ biên), Phạm Gia Phách. Dạy học bài tập Vật lí ở trường phổ thông. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học bài tập Vật lí ở trường phổ thông
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
17. Đỗ Hương Trà. Bài giảng chuyên đề phương pháp dạy học Vật lý, Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng chuyên đề phương pháp dạy học Vật lý
18. M.E. Tultrinxky. Những bài tập định tính về Vật lí cấp ba. Nhà xuất bản Giáo dục, 1979 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bài tập định tính về Vật lí cấp ba
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.2.2. Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “Từ trường” - Soạn thảo hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương “từ trường”, vật lý 11 theo hướng phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh
2.2.2. Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “Từ trường” (Trang 11)
Hình  thành  kiến  thức  mới - Soạn thảo hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương “từ trường”, vật lý 11 theo hướng phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh
nh thành kiến thức mới (Trang 16)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w