Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 32 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
32
Dung lượng
211,5 KB
Nội dung
Báo cáo thực tập tổng hợp
___________________________________________________________________
CHƯƠNG I:
CHỨC NĂNG, CỦA NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY
CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ THỪA THIÊN HUẾ
I. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỞ KẾ
HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ THỪA THIÊN HUẾ
1. Quá trình hình thành và phát triển của ngành Kế hoạch
Ngành kế hoạch là một ngành lâu đời và truyền thống, gắn bó với nền kinh tế
của nước ta từ khi đất nước giành được độc lập tháng 9 năm 1945.
Ngày 31 tháng 12 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm
thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra sắc lệnh số 78 - SL thành lập Ủy ban
nghiên cứu kế hoạch kiến thiết nhằm nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ
một kế hoạch kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội và văn hóa.
Ủy ban gồm các Ủy viên là tất cả các Bộ trưởng, Thứ trưởng, và các tiểu ban
chuyên môn, được đặt dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Chính phủ.
Ngày 14 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra
sắc lệnh số 68 - SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ (thay cho Ủy ban Nghiên cứu
Kế hoạch Kiến thiết). Ban Kinh tế Chính phủ có nhiệm vụ nghiên cứu, soạn thảo và
trình Chính phủ những đề án về chính sách, chương trình, kế hoạch kinh tế xã hội
hoặc những vấn đề quan trọng khác.
Hội đồng Chính phủ đã quyết định thành lập Ủy ban Kế hoạch Quốc gia và
ngày 14 tháng 10 năm 1955, Thủ tưởng Chính phủ đã ra thông tư số 603-TTg thông
báo quyết định này. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là chủ nhiệm đầu tiên của
UBKH quốc gia tiền thân của UBKH Nhà nước, nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ngày 9/10/1961, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 158-CP quy định nhiệm
vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, trong đó xác
định rõ Ủy ban Kế hoạch Nhà nước là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách
Trần Duy Phú Yên Kế hoạch 47B
1
Báo cáo thực tập tổng hợp
___________________________________________________________________
nhiệm xâydựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế và văn
hóa quốc dân theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Cùng với thời gian, qua các thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
Chính phủ đã có hàng loạt các Nghị định quy định và bổ sung chức năng cho Ủy
ban Kế hoạch Nhà nước. Ngày 1/1/1993, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước tiếp nhận
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TU, đảm nhận nhiệm vụ xâydựng chính sách,
luật pháp kinh tế phục vụ công cuộc đổi mới. Ngày 1/11/1995, Chính phủ đã ra
Nghị định số 75/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở hợp nhất Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Ủy
ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính
phủ có chức năng tham mưu tổng hợp về xâydựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, quản
lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư trong và ngoài nước; giúp Chính phủ phối hợp điều
hành thực hiện các mục tiêu và cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân.
Ngày 17/8/2000 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 99/2000/TTg về
việc chuyển giao Ban Quản lý các khu công nghiệp Việt Nam về Bộ Kế hoạch và
Đầu tư. Từ đó, nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày càng được mở rộng hơn
về phạm vi và cũng được đổi mới về nội dung và phương pháp, phù hợp với công
cuộc đổi mới chung của đất nước – 60 năm qua với trọng trách của mình, ngành KH
đã góp phần cùng cả nước tổ chức thực hiện có hiệu quả ý Đảng, lòng dân, đưa đất
nước ngày càng phát triển.
2. Quá trình hình thành và phát triển của sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Thừa Thiên Huế
2.1. Thành lập
Mùa xuân năm 1975, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giải phóng hoàn toàn
Miền Nam, thống nhất đất nước. Tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh đầu
tiên được hoàn toàn giải phóng, ngay sau đó Thừa Thiên Huế đã bắt tay vào công
cuộc tái thiết quê hương và xâydựng cơ sở vật chất cho Chủ nghĩa xã hội. Cùng với
sự thành lập của Chính quyền cách mạng, Ban Thống kê - kế hoạch tỉnh Thừa Thiên
Trần Duy Phú Yên Kế hoạch 47B
2
Báo cáo thực tập tổng hợp
___________________________________________________________________
Huế được thành lập có nhiệm vụ xâydựng kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội và tiến hành thống kê, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
Tháng 6/1976, theo quyết định của Chính phủ về hợp nhất 3 tỉnh, Ủy ban kế
hoạch tỉnh Bình Trị Thiên được thành lập đảm nhiệm chức năng tham mưu về công
tác kế hoạch của một tỉnh có quy mô khá lớn với diện tích 17,6 ngàn km
2
và gần 1,7
triệu dân.
Tháng 6/1989, khi tỉnh Bình Trị Thiên được tách lại thành 3 tỉnh, Ủy ban kế
hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập, cùng với việc tiếp nhận một bộ phận
của Trọng tài kinh tế tỉnh, sát nhập Ban Kinh tế đối ngoại đã trở thành Sở Kế hoạch
và đầu tư Thừa Thiên Huế ngày nay.
Qua nhiều lần biến động về bộ máy, nhiệm vụ của cơ quan Kế hoạch và Đầu
tư tỉnh, huyện, thànhphố ngày càng được mở rộng hơn về phạm vi, tăng thêm về
chức năng nhiệm vụ, đổi mới về nội dung và phương pháp hoạt động.
2.2. Quá trình phát triển
Chặng đường 30 năm qua, cùng với sự phát triển đi lên của quê hương, đất
nước, các thế hệ cán bộ lãnh đạo, chuyên viên, nhân viên ngành kế hoạch đã có
nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh.
Ngay sau khi được thành lập, trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1976-
1980) tỉnh đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ: nhanh chóng ổn định tình hình
các mặt của một vùng mới giải phóng, xâydựng cơ sở vật chất ban đầu của chế độ
mới xã hội chủ nghĩa, bước đầu hình thành cơ cấu kinh tế mới, tạo bước chuyển
biến cả về kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh.
Kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1981 - 1985) được xâydựng trong hoàn cảnh
đất nước ở trong tình trạng vừa có hòa bình, vừa phải luôn sẵn sàng chuẩn bị đối
phó với nguy cơ chiến tranh, vì vậy, xâydựng kế hoạch phải đảm bảo cân đối tích
cực cho cả hai nhiệm vụ xâydựng và bảo vệ tổ quốc.
Ủy ban Kế hoạch tỉnh đã tham gia tích cực vào xâydựng cơ chế kinh tế mới
trong thời kỳ này như: Đổi mới các hoạt động phân phối, lưu thông, xâydựng các
Trần Duy Phú Yên Kế hoạch 47B
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
___________________________________________________________________
đề án phát triển sản xuất, xâydựng quy hoạch mở rộng thànhphố Huế, quy hoạch
huyện, quy hoạch phát triển ngành nông lâm nghiệp và chế biến nông lâm sản, xây
dựng sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất 70 - 01; đổi mới phương pháp và cơ chế kế
hoạch hóa, tăng quyền chủ động cho địa phương và cơ sở; tập trung vốn cho những
công trình quan trọng, có ý nghĩa then chốt.
Thực hiện kế hoạch 5 năm 1981 - 1985, nền kinh tế đã thu được nhiều thành
tựu: một số dự án lớn về công nghiệp, nông nghiệp, dulịch - dịch vụ được xâydựng
và đưa vào hoạt động, công tác trùng tu bảo vệ di tích văn hóa lịch sử, các hoạt
động giáo dục, y tế, văn hóa xã hội thu được kết quả tốt.
Sau khi tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập lại sau khi tách ra từ tỉnh Bình
Trị Thiên (năm 1989), Ủy ban Kế hoạch tỉnh đã tham mưu xâydựng kế hoạch 5
năm lần thứ 4 ( 1991 - 1995 ) theo cơ cấu kinh tế: công nghiệp - du lịch, dịch vụ -
nông nghiệp với mục tiêu: ổn định kinh tế - xã hội và chính trị; tiếp tục xâydựng cơ
sở vật chất kỹ thuật, đầu tư chiều sâu, hiện đại hóa các cơ sở kinh tế; tiếp tục đổi
mới cơ chế quản lý Nhà nước và cơ chế quản lý sản xuất kinh doanh, tạo tiền đề đẩy
nhanh sự phát triển trong giai đoạn tiếp theo.
Công tác của Ủy ban Kế hoạch tỉnh đã từng bước được đổi mới theo phương
hướng chung của nền kinh tế, chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang kế hoạch định
hướng là chủ yếu. Nội dung kế hoạch mang tính tổng thể tòan nền kinh tế, bao gồm
cả các chương trình và dự án đầu tư để đảm bảo các điều kiện thực hiện mục tiêu
lớn. Cùng với công tác kế hoạch, Ủy ban Kế hoạch tỉnh đã phối hợp với Viện chiến
lược xâydựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh thời kỳ 1996 - 2010;
tham gia nghiên cứu quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; tiếp tục triển
khai các quy hoạch huyện và phối hợp với các Sở, ngành xâydựng quy hoạch dài
hạn phát triển ngành kinh tế; cung cấp thông tin định hướng phát triển cho các
doanh nghiệp.
Kế hoạch 5 năm lần thứ năm (1996 - 2000) được xâydựng trong bối cảnh
nền kinh tế đang trên đà phát triển, nhưng cũng nhiều bức xúc xã hội chưa được giải
quyết. Ngành Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành tổng hợp
Trần Duy Phú Yên Kế hoạch 47B
4
Báo cáo thực tập tổng hợp
___________________________________________________________________
các nguồn lực, dự báo khả năng và xu hướng phát triển làm cơ sở cho việc đề ra các
mục tiêu lớn; tham mưu UBND tỉnh nhiều giải pháp xử lý những mất cân đối,
vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch, vượt lên những điều kiện ngặt nghèo
của cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội trong nước và khủng hoảng tài chính trong
khu vực, vượt qua khó khăn của các trận thiên tai dữ dội, đặc biệt là cơn lũ tháng
11/1999. Tham mưu nhiều cơ chế chính sách để quản lý điều hành nền kinh tế theo
cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vững vàng vượt qua các trở ngại
thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Kế hoạch 5 năm lần thứ sáu (2001 - 2005). Đây là thời kỳ nền kinh tế đã
phát triển năng động hơn, năng lực sản xuất xã hội được giải phóng, sự nghiệp phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh đã đạt được những thành tựu quan trọng. Công tác kế
hoạch hóa giai đoạn này được đổi mới cơ bản trong tư duy và phương thức quản lý
nền kinh tế. Sở Kế hoạch và Đầu tư đã nâng cao chất lượng tổng hợp, dự báo cung
cấp thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, điều hành của Tỉnh ủy, HĐND và UBND
tỉnh; tham mưu UBND tỉnh tăng cường công tác quy hoạch; đề xuất cơ chế chính
sách, giải pháp quản lý điều hành nền kinh tế theo hướng đẩy mạnh phân công,
phân cấp, trao quyền tự chủ cho cấp cơ sở; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát;
quan tâm nhiều hơn đến những vùng xa, vùng khó khăn, vùng nghèo, công khai và
minh bạch trong phân bổ và quản lý ngân sách. Đề xuất các giải pháp tạo môi
trường thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác để phát
triển. Chú trọng nhiều hơn công tác tham mưu xúc tiến đầu tư, mở rộng quan hệ
hợp tác quốc tế.
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA SỞ KẾ
HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ THỪA THIÊN HUẾ
1. Vị trí và chức năng
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
(UBND) tỉnh, tham mưu giúp UNBD tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
kế hoạch và đầu tư bao gồm các lĩnh vực: Tham mưu tổng hợp về quy hoạch, kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội; tổ chức thực hiện và kiến nghị, đề xuất về cơ chế,
Trần Duy Phú Yên Kế hoạch 47B
5
Báo cáo thực tập tổng hợp
___________________________________________________________________
chính sách quản lý kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước, ngoài nước
ở địa phương; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, đấu thầu, đăng ký
kinh doanh trong phạm vi địa phương; về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý
của Sở theo quy định của pháp luật; thực hiện một số quyền hạn theo sự ủy quyền
của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công
tác của UNND tỉnh. Đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên
môn, nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Nhiệm vụ:
2.1. Trình UBND tỉnh ban hành Quyết định, chỉ thị về quản lý các lĩnh vực
quy hoạch, kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của
pháp luật, phân cấp của Bộ kế hoạch và đầu tư chịu trách nhiệm về nội dung các
văn bản đã trình.
2.2. Trình UBND tỉnh ban hành quyết định việc phân công, phân cấp quản lý
về các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư cho UBND các huyện, thànhphốHuế và các Sở,
Ban, Ngành của tỉnh theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm hướng dẫn,
kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định phân cấp đó.
2.3. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm việc tổ chức thực hiện
các văn bản quy phạm pháp luật về kế hoạch và đầu tư ở địa phương; trong đó có
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước trên địa bàn
tỉnh và những vấn đề có liên quan đến việc xâydựng và thực hiện quy hoạch, kế
hoạch, sử dụng các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2.4. Về quy hoạch
- Chủ trì tổng hợp và trình UBND tỉnh quy hoạch tổng thể, kế hoạch dài hạn,
kế hoạch 5 năm và hàng năm, bố trí kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngân sách địa
phương, các cân đối chủ yếu về kinh tế – xã hội của tỉnh.
Công bố và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế – xã hội của tỉnh sau khi đã được phê duyệt theo quy định.
Trần Duy Phú Yên Kế hoạch 47B
6
Báo cáo thực tập tổng hợp
___________________________________________________________________
- Trình UBND tỉnh chương trình hoạt động thực hiện kế hoạch phát triển kinh
tế – xã hội theo Nghị quyết HĐND tỉnh và chịu trách nhiệm theo dõi tổng hợp tình
hình thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm để báo cáo UBND tỉnh điều hòa phối hợp
việc thực hiện các cân đối chủ yếu về kinh tế xã hội của tỉnh.
- Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành một số lĩnh vực về thực hiện kế
hoạch được UBND tỉnh giao;
- Hướng dẫn các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thànhphốHuếxâydựng
quy hoạch, kế họach phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
chung của tỉnh đã được phê quyệt;
- Thẩm định các quy hoạch, kế hoạch của các Sở, Ban, ngành và UBND các
huyện, thànhphốHuế đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh để trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt;
- Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngân sách tỉnh và phân bổ ngân sách
cho các đơn vị trong tỉnh để trình UBND tỉnh.
2.5. Về đầu tư trong nước và nước ngoài
- Trình và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình trước UBND tỉnh
về danh mục các dự án đầu tư trong nước, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài
cho từng kỳ kế hoạch và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết;
- Trình và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình trước UBND tỉnh
về tổng mức vốn đầu tư của toàn tỉnh; về bố trí cơ cấu vốn đầu tư theo ngành, lĩnh
vực, bố trí danh mục dự án đầu tư và mức vốn cho từng dự án thuộc ngân sách nhà
nước do địa phương quản lý; tổng mức hỗ trợ tín dụng nhà nước hàng năm, vốn góp
cổ phần và liên doanh của Nhà nước; tổng hợp phương án phân bổ vốn đầu tư và
vốn sự nghiệp của các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình dự án
khác do tỉnh quản lý trên địa bàn;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, Ban, ngành có liên quan giám
sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án xâydựng cơ bản, các chương
trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án khác do tỉnh quản lý;
Trần Duy Phú Yên Kế hoạch 47B
7
Báo cáo thực tập tổng hợp
___________________________________________________________________
- Thẩm định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch
UBND tỉnh ; cấp giấy phép ưu đãi đầu tư cho các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh theo
phân cấp;
- Làm đầu mối giúp UBND tỉnh quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu
tư trực tiếp của nước ngoài vào địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; tổ chức
hoạt động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư và cấp phép đầu tư thuộc thẩm
quyền.
2.6. Về quản lý vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ (NGO):
- Là cơ quan đầu mối vận động, thu hút, điều phối quản lý vốn ODA và các
nguồn viện trợ phi Chính phủ của tỉnh; hướng dẫn các Sở, Ban, ngành xâydựng
danh mục và nội dung các chương trình sử dụng vốn ODA và các nguồn viện trợ
phi Chính phủ; tổng hợp danh mục các chương trình dự án sử dụng ODA và các
nguồn viện trợ phi Chính phủ trình UBND tỉnh phê duyệt và báo cáo Bộ kế hoạch
và Đầu tư;
- Chủ trì, theo dõi và đánh giá thực hiện các chương trình dự án ODA và các
nguồn viện trợ phi Chính phủ; làm đầu mối xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị
Chủ tịch UBND tỉnh xử lý những vấn đề vướng mắc giữa Sở Tài chính với Sở Kế
hoạch và Đầu tư trong việc bố trí vốn đối ứng, giải ngân thực hiện các dự án ODA
và các nguồn viện trợ phi Chính phủ có liên quan đến nhiều Sở, Ban, ngành, UBND
các huyện, thànhphốHuế và các xã, phường, thị trấn; định kỳ tổng hợp báo cáo về
tình hình và hiệu quả thu hút sử dụng ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ.
2.7. Về quản lý đấu thầu:
- Chủ trì, thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản trình Chủ
tịch UBND tỉnh về kế hoạch đấu thầu, kết quả xét thầu các dự án hoặc gói thầu
thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh và theo sự phân cấp của
UBND tỉnh;
Trần Duy Phú Yên Kế hoạch 47B
8
Báo cáo thực tập tổng hợp
___________________________________________________________________
- Hướng dẫn, theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy
định của pháp luật về đấu thầu và tổng hợp tình hình thực hiện các dự án đã được
phê duyệt và tình hình thực hiện đấu thầu.
2.8. Về quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan thẩm định và trình
UBND tỉnh quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn để
UBND tỉnh trình Chính phủ, Thủ Tướng Chính phủ;
- Trình UBND tỉnh quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp và các cơ chế
quản lý đối với các cụm công nghiệp phù hợp với tình hình phát triển thực tế của
địa phương.
2.9. Về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh và kinh tế hợp tác xã:
- Chủ trì, phối hợp các Sở, Ban, ngành liên quan trình UBND tỉnh chương
trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý; cơ
chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với việc sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước và
phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn
tỉnh;
- Làm đầu mối thẩm định và chịu trách nhiệm về các Đề án thành lập, sắp xếp,
tổ chức lại doanh nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý; tổng hợp tình hình sắp
xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp Nhà nước và tình hình phát triển các doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác;
- Tổ chức thực hiện đăng ký kinh doanh cho các đối tượng trên địa bàn thuộc
thẩm quyền của Sở, hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký kinh doanh cho cơ quan chuyên
môn quản lý về kế hoạch và đầu tư các huyện, thànhphố Huế; phối hợp với các
ngành kiểm tra theo dõi, tổng hợp tình hình và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm
sau đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tại địa phương; thu thập, lưu trữ và
quản lý thông tin về đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành đề xuất các mô hình và cơ chế,
chính sách phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình; hướng dẫn, theo dõi,
Trần Duy Phú Yên Kế hoạch 47B
9
Báo cáo thực tập tổng hợp
___________________________________________________________________
tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình phát triển
kinh tế hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh.
2.10. Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cơ quan chuyên môn
của UBND huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về kế hoạch và đầu tư trên
địa bàn; theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện.
2.11. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa
học – công nghệ; thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo
quy định của pháp luật; tổ chức quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự
nghiệp dịch vụ công thuộc Sở.
2.12. Thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm trong việc
thực hiện chính sách, pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản
lý nhà nước của Sở, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
2.13. Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ
được giao theo quy định với UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2.14. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ công chức, viên chức theo
quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về
chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước thuộc quyền
quản lý của Sở và phát triển nguồn nhân lực ngành Kế hoạch và Đầu tư ở địa
phương.
2.15. Quản lý tài chính, tài sản được giao và thực hiện ngân sách được phân bổ
theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.
2.16. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND tỉnh giao.
3. Tổ chức bộ máy:
3.1. Lãnh đạo Sở:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư có Giám đốc và không quá 03 Phó giám đốc.
- Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước UBND trước
pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở và việc thực hiện nhiệm vụ được giao; chịu
Trần Duy Phú Yên Kế hoạch 47B
10
[...]... Thiên Huế cần phải khắc phục nhiều yếu điểm Vì vậy, sau thời gian thực tập tổng hợp và được nghiên cứu về vấn đề này, em chọn đề tài “Giải pháp nâng cấp tỉnh Thừa Thiên Huế lên Thànhphố trực thuộc trung ương” để trau dồi kiến thức chuyên ngành, đóng góp một phần nhỏ vào đề án Nâng cấp tỉnh Thừa Thiên Huế lên thànhphố trực thuộc trung ương của tỉnh II PHÁT TRIỂN THÀNHPHỐHUẾ - THÀNHPHỐDULỊCHXANH Huế. .. Thiên Huế vẫn còn khả năng phát triển rất nhiều địa điểm dulịch hấp dẫn khác Trong thời gian thực tập tổng hợp, với những kiến thức và tài liệu thu thập được, em chọn đề tài Xây dựngthànhphố Huế - Thànhphốdulịchxanh làm chuyên đề thực tập để trau dồi thêm kiến thức và kĩ năng chuyên ngành; đồng thời cũng muốn góp một phần nhỏ vào phát triển dulịch ở tỉnh nhà, để cả nước và thế giới biết đến Huế. .. viện trợ nước ngoài Duy trì và phát huy các thị trường xuất khẩu cũ 3 Phối hợp phát triển giữa Thừa Thiên Huế với các tỉnh, thànhphố trong cả nước Để phát huy có hiệu quả vị trí địa lý kinh tế và góp phần taoj ra sự phát triển ổn định chung cho toàn vùng KTTĐ miền Trung, Thừa Thiên Huế cần xây dựng kế hoạch phối, kết hợp với Đà Nẵng, Hà Nội, thànhphố Hồ Chí Minh với các tỉnh, thànhphố trong cả nước,... _ dự án Petrolimex Huế, các dự án tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, cấp giấy phép đầu tư cho dự án Khu dulịch Nam A với tổng vốn đầu tư gần 500 triệu USD Từ đó, có thể thấy dulịch là một lĩnh vực rất quan trọng trong nền kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế ThànhphốHuế có nhiều nguồn lực cho phát triển dulịch Năm 1993, quần thể di tích cung đình triều Nguyễn... thống đô thị: Phấn đấu cho mục tiêu xâydựng Thừa Thiên Huế trở thành thànhphố trực thuộc Trung ương, không gian đô thị đã được mở rộng đáng kể, tòan tỉnh hiện có: ThànhphốHuế - được công nhận là đô thị loại I, có 24 phường, 3 xã Có 9 đô thị loại 5; trong đó, 7 đô thị là thị trấn trung tâm huỵên lỵ, 2 đô thị (Thuận An, Lăng Cô) có chức năng là thị trấn trung tâm dulịch – dịch vụ; đô thị thứ 10, đô... những nét nổi bật nhất của dulịch ở Thừa Thiên Huế Trên địa bàn tỉnh còn có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng như chùa Thiên Mụ, chùa Từ Đàm, chùa Từ Hiếu, hệ thống chùa Huyền Không, Thiền Viện Trúc Lâm và hàng trăm ngôi chùa lớn nhỏ khác Đây là một tiềm năng rất lớn cho các tour dulịch tâm linh và dulịch sinh thái Thừa Thiên Huế còn có rất nhiều thắng cảnh đẹp và hấp dẫn khách dulịch Sông Hương và núi... đầu tiên của nhiều khách dulịch khi đến Huế Gắn kết với tour dulịch này là nhiều tour văn hóa, ẩm thực phi vật thể Du khách sẽ có cơ hội tham dự một bữa tiệc trang trọng với nhiều nghi thức và món ăn của cung đình Huế ngày xưa hay dạo chơi trên sông Hương trong những đêm trăng thanh gió mát cùng với những chiếc du thuyền rồng phượng và giọng ca ngọt ngào của người con gái xứ Huế Đó dường như là những... ương của tỉnh II PHÁT TRIỂN THÀNHPHỐHUẾ - THÀNHPHỐDULỊCHXANHHuế được biết đến là một thànhphốdulịch thơ mộng với sông Hương xanh êm đềm và Núi Ngự Bình hùng vĩ Hàng năm, doanh thu dulịch luôn chiếm 1 phần khá lớn trong tổng giá trị sản xuất của tỉnh và tốc độ tăng ngày càng nhanh Năm 2008, hoạt động dulịch phát triển mạnh, tổng lượt khách ước đạt 1,53 triệu lượt, tăng 17,6% so năm 2007, trong... TƯ THỪA THIÊN HUẾ Thực hiện chức năng, nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho lãnh đạo sở trên các mặt: − Tham gia xâydựng chiến lược, quy hoạch tổng thể của tỉnh − Chủ trì hướng dẫn các Sở, Ban ngành, Ủy ban nhân các huyện, thành phốxâydựng quy hoạch, kế hoạch phát triển KT – XH của tỉnh; − Chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn thẩm định các quy hoạch KT- XH 5 năm, hàng năm; − Chủ trì, phối hợp với... nhạc cung đình Huế tiếp tục được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới Với 2 di sản văn hóa thế giới như vậy, Huế đã thu hút hàng triệu khách dulịch trong và ngoài nước với triển vọng số lượng khách dulịch sẽ tiếp tục tăng trong giai đoạn tiếp theo Quần thể di tích cung đình triều Nguyễn bao gồm đại nội và hệ thống lăng tẩm của 13 triều vua nhà Nguyễn được coi là tour dulịch trọng điểm, . sản xuất, xây dựng quy hoạch mở rộng thành phố Huế, quy hoạch
huyện, quy hoạch phát triển ngành nông lâm nghiệp và chế biến nông lâm sản, xây
dựng sơ đồ. nhất là
dịch vụ du lịch bước đầu được khai thác có hiệu quả, doanh thu du lịch năm 2008
đạt 831,3 tỉ đồng, tăng 32,2% so với năm 2007. Du lịch phát triển