KHÍPHẾ THỦNG
Khí phếthũng là một bệnh tiến triển, lâu ngày và là nguyên nhân hàng đầu
gây thở hụt hơi (hơi thở ngắn). Ở những bệnh nhân bị khíphế thũng, những
nhu mô phổi cần thiết để giữ cho chức năng và hình dạng của phổi được
bình thường bị phá hủy. Nó nằm trong một nhóm các bệnh có tên gọi chung
là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay COPD (chronic obstructive pulmonary
disease). Khíphếthũng được gọi là bệnh phổi tắc nghẽn do sự phá hủy nhu
mô phổi xung quanh những đường dẫn khí nhỏ, được gọi là các tiểu phế
quản, làm cho chúng không thể giữ được hình dạng bình thường khi bệnh
nhân thở ra.
Nhóm bệnh này là nguyên nhân xếp hàng thứ 4 gây tử vong ở Hoa Kỳ.
Không như bệnh tim mạch và những nguyên nhân gây tử vong khác, tỷ lệ tử
vong do COPD đang có chiều hướng tăng lên.
Bệnh khíphếthũng thay đổi cấu trúc của phổi theo một số cách quan trọng.
• Bình thường phổi rất xốp và đàn hồi. Khi hít vào, thành ngực nở ra,
làm phổi cũng nở ra. Tương tự như khi một miếng xốp đang bị bóp
chặt khi được thả ra sẽ hút nước vào bên trong nó, phổi cũng hút
không khí vào bên trong nó khi thành ngực nở ra. Không khí đi vào
qua khí quản, các phế quản (hai ống dẫn khí chính đi vào phổi phải và
phổi trái). Hai ống này tiếp tục chia ra thành những ống nhỏ hơn và
nhỏ hơn nữa đến đơn vị nhỏ nhất được gọi là phế nang. Phế nang là
cấu trúc nhỏ nhất trong phổi, nó là một túi khí được sắp xếp tương tự
như một chùm nho. Phế nang nằm ở đầu tận của ống dẫn khí nhỏ nhất
có tên là tiểu phế quản. Các phế nang và tiểu phế quản là những cấu
trúc rất quan trọng của phổi giúp nó thực hiện tốt chức năng của mình.
Đó cũng chính là những cấu trúc bị phá hủy trong bệnh khíphế thũng.
• Miếng xốp hút nước được là do tất cả những lỗ nhỏ li ti bên trong nó
nở ra cùng một lúc sau khi được vắt khô. Nếu những lỗ này lớn hơn,
miếng xốp không thể hút nước nhiều được. Đó là do những lỗ lớn
không thể tự nở lớn ra bằng với nhiều lỗ nhỏ hơn. Hãy tưởng tượng
phổi cũng tương tự như vậy sẽ hiểu được dễ dàng hơn vì sao khíphế
thũng lại gây suy giảm chức năng phổi. Phổi cần phải có tính đàn hồi
để có thể dãn ra và co lại tốt. Cũng tương tự như miếng xốp, phổi cần
rất nhiều phế nang (hàng trăm triệu) để hút đủ khí vào bên trong. Các
phế nang càng ít và càng lớn hơn thì hiệu quả sẽ càng kém đi.
NGUYÊN NHÂN
Hút thuốc lá là nguyên nhân nguy hiểm nhất gây khíphếthũng và nó cũng là
nguyên nhân có thể phòng ngừa được nhất. Những yếu tố nguy cơ khác bao
gồm thiếu một loại enzyme có tên là alpha-1-antitrypsin, ô nhiễm không khí,
phản ứng của đường thở, di truyền, là nam giới, và tuổi tác.
• Tầm quan trọng của việc hút thuốc lá với vai trò là yếu tố nguy cơ của
khí phếthũng không thể được cường điệu hóa. Hút thuốc lá góp phần
đẩy nhanh tiến trình bệnh qua 2 cách. Nó phá hủy nhu mô phổi, là
nguyên nhân gây tắc nghẽn, và nó gây viêm và kích thích đường dẫn
khí có thể làm cho bệnh nặng hơn.
o Sự phá hủy nhu mô phổi có thể xảy ra theo nhiều cách. Đầu
tiên, khói thuốc sẽ tác động trực tiếp lên các tế bào ở đường thở
chịu trách nhiệm làm sạch chất nhầy và các chất xuất tiết khác
ra khỏi đường thở. Hút thuốc là không thường xuyên sẽ chỉ
ngăn chặn tạm thời hoạt động quét của các lông nhỏ li ti của các
tế bào này (được gọi là lông chuyển) nằm trên lớp niêm mạc
đường thở. Nếu tiếp tục hút sẽ dẫn đến rối loạn chức năng của
các lông chuyển. Tiếp xúc với khói thuốc trong thời gian dài sẽ
làm các lông chuyển này biến mất khỏi các tế bào bề mặt đường
thở. Không được quét bởi các lông chuyển, các chất tiết nhầy
không thể bị loại bỏ ra khỏi đường hô hấp dưới. Ngoài ra, khói
thuốc còn làm cho dịch nhầy tiết ra nhiều hơn cùng lúc với hiện
tượng đường hô hấp bị giảm khả năng làm sạch những chất tiết
và kết quả là chất nhầy tích tụ lại tạo môi trường thuận lợi cho
vi khuẩn phát triển dẫn đến nhiễm trùng.
o Những tế bào miễn dịch của phổi, vốn có chức năng phòng
ngừa và chống lại nhiễm trùng, cũng bị ảnh hưởng bởi khói
thuốc. Chúng không thể chống lại vi khuẩn một cách hiệu quả
nữa, và chúng cũng không loại bỏ được những thành phần chứa
trong thuốc lá ra khỏi phổi. Bằng những cách đó, khói thuốc lá
tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm trùng xuất hiện thường
xuyên. Mặc dù những đợt nhiễm trùng này có thể sẽ không
nghiêm trọng đến mức phải nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ
nhưng quá trình viêm gây ra bởi hệ miễn dịch để chống lại vi
khuẩn và những thành phần của thuốc lá dẫn đến việc phóng
thích những enzyme có tính chất phá hủy từ các tế bào miễn
dịch.
o Theo thời gian, những enzyme được phóng thích trong quá
trình viêm kéo dài này làm mất những protein chịu trách nhiệm
giữ cho phổi được đàn hồi. Ngoài ra, những mô nằm giữa để
chia tách các phế nang riêng với nhau cũng bị phá hủy. Nhiều
năm sau đó, nếu vẫn tiếp tục tiếp xúc với khói thuốc thì sự giảm
đàn hồi của phổi cùng với sự phá hủy các phế nang sẽ làm chức
năng phổi bị hủy hoại từ từ.
• Alpha-1-antitrypsin là một chất chống lại một loại enzyme phá hủy
bên trong phổi có tên là trypsin. Trypsin là một enzyme tiêu hóa,
thường thấy trong các ống tiêu hóa được cơ thể sử dụng để tiêu hóa
thức ăn. Chúng cũng được các tế bào miễn dịch tiết ra để chống lại vi
khuẩn và những chất khác. Những người bị thiếu men alpha-1-
antitrypsin sẽ không thể chống lại được tác dụng phá hủy của trypsin
một khi nó bị tiết vào phổi. Sự phá hủy mô của trypsin cũng cho
những tác động tương tự như sự phá hủy của khói thuốc. Nhu mô phổi
sẽ bị phá hủy dần dần dẫn đến giảm khả năng thực hiện những chức
năng bình thường của phổi.
• Không khí ô nhiễm cũng có các tác động tương tự như khói thuốc lá.
Chúng gây viêm đường hô hấp dẫn đến phá hủy nhu mô phổi.
• Những người có họ hàng gần với bệnh nhân bị khíphếthũng cũng có
khả năng bị bệnh này, đây được gọi là thể bệnh do di truyền, tuy nhiên
vai trò của gen di truyền trong cơ chế phát sinh bệnh cho đến nay vẫn
chưa được biết rõ.
• Phản ứng bất thường của đường dẫn khí, chẳng hạn như hen phế quản,
cũng là yếu tố nguy cơ gây khíphế thũng.
• Nam giới dễ bị khíphếthũng hơn nữ, tuy nhiên nguyên nhân chính
xác vẫn chưa được biết đến, có thể là do sự khác nhau về hormon giữa
nam và nữ.
• Lớn tuổi cũng là yếu tố nguy cơ của khíphế thũng. Chức năng phổi sẽ
suy giảm theo tuổi. Do đó, có thể đây là lý do vì sao những người lớn
tuổi, khi mà nhu mô phổi của họ bị phá hủy một lượng vừa đủ để có
thể gây ra bệnh khíphế thũng.
TRIỆU CHỨNG
Thở hụt hơi (hơi thở ngắn) là triệu chứng thường gặp nhất của khíphế
thũng. Những triệu chứng sau cũng có thể gặp là ho, có thể đôi khi là do
dịch nhầy bị tiết ra, và thở khò khè. Bạn sẽ cũng có thể để ý đến khả năng
vận động của mình giảm dần theo thời gian. Khíphếthũng thường phát triển
từ từ. Bạn có thể sẽ không có những đợt thở hụt hơi cấp tính. Sự hư hỏng sẽ
diễn ra từ từ và không làm cho bạn chú ý.
Một trong những triệu chứng đặc hiệu của khíphếthũng là thở chu môi.
Bệnh nhân bị khíphểthũng sẽ phải cố gắng hết sức mình để thở ra hoàn
toàn do đường dẫn khí đã bị đóng khi thành ngực xẹp xuống trong khi thở
ra. Họ sẽ chu môi lại để miệng chỉ còn là một lỗ nhỏ cho phép khí đi ra. Khi
đó, lúc thở ra, hai môi sẽ ngăn dòng khí đi ra ngoài làm tăng áp lực bên
trong đường thở bị xẹp làm cho chúng nở ra để bệnh nhân có thể thở ra được
hoàn toàn.
Bệnh nhân cũng có thể bị lồng ngực hình thùng, đó là khi khoảng cách từ
ngực đến lưng, bình thường nhỏ hơn chiều rộng của lồng ngực, trở nên lớn
hơn. Đây là hậu quả trực tiếp của việc khí bị giữ lại bên trong đường dẫn khí
đã bị tắc nghẽn.
KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM BỆNH
Khi bạn mới bị thở hụt hơi hoặc khi triệu chứng này tăng lên, hãy đến gặp
bác sĩ để được khám bệnh. Triệu chứng này có thể là do những bệnh khác
gây ra, đặc biệt là những bệnh của tim mạch hoặc những bệnh khác của
phổi, do đó điều quan trọng là không nên bỏ qua hoặc xem nhẹ triệu chứng
này. Sự giảm dần khả năng gắng sức, ho dai dẳng, khò khè cũng là những
dấu hiệu báo động bạn cần phải đi khám bệnh.
Do khói thuốc là một yếu tố nguy cơ nguy hiểm đối với khíphếthũng nên
bạn cũng sẽ cần phải bỏ thuốc dưới sự tư vấn của bác sĩ ngay cả khi không
có triệu chứng thở hụt hơi. Các bác sĩ sẽ đề nghị bạn một vài phương pháp
bỏ thuốc khác nhau và sự giúp đỡ này sẽ làm cho tiến trình bỏ thuốc dễ dàng
hơn là bạn tự làm một mình.
Triệu chứng thở hụt hơi phải luôn được xem là nghiêm trọng, đặc biệt là khi
nó xuất hiện bất ngờ hoặc diễn tiến xấu đi trong một khoảng thời gian tương
đối ngắn.
• Nếu bạn biết mình bị khíphế thũng, hãy đến phòng cấp cứu của bệnh
viện ngay nếu như triệu chứng thở hụt hơi mới xuất hiện, nặng nề
hoặc diễn tiến xấu đi. Mất khả năng nói 1 câu hoàn chỉnh có thể là dấu
hiệu của thở hụt hơi.
• Bất kỳ dấu hiệu gợi ý nào của môi, lưỡi, móng tay, hoặc da chuyển
sang màu xanh đều nên đến khoa cấp cứu tại bệnh viện lập tức vì dấu
hiệu này, dấu tím tái, có thể là biểu hiện của tình trạng diễn tiến nặng
của phổi.
• Thất bại trong việc cải thiện triệu chứng thở hụt hơi hoặc triệu chứng
này trở nên xấu hơn bất kể là đã được dùng thuốc có thể là một biểu
hiện cần phải được đưa đi cấp cứu.
• Đợt ho mới xuất hiện hoặc nặng hơn có thể là dấu hiệu của nhiễm
trùng, chẳng hạn như viêm phổi, và cần phải được đưa đi cấp cứu để
đánh giá. Tăng tiết đàm nhớt có thể cũng là dấu hiệu của nhiễm trùng.
Nhiễm trùng làm cho khíphếthũng nặng hơn và có thể dẫn đến
những vấn đề mạn tính sau này.
KHÁM VÀ XÉT NGHIỆM
Khi nghi ngờ bạn bị khíphếthũng dựa vào những lời khai bệnh của bạn, các
bác sĩ sẽ thực hiện những thao tác khám bệnh. Bác sĩ sẽ chú ý đặc biệt đến
tiếng thở của bạn, tiếng tim và quan sát tổng trạng của bạn. Một số xét
nghiệm và các phương tiện cận lâm sàng sẽ được thực hiện tại phòng mạch
hoặc trong phòng cấp cứu để xác định mức độ lan rộng của bệnh, chức năng
phổi còn lại, và sự hiện diện của nhiễm trùng phổi.
• X quang phổi giúp các bác sĩ xác định được những thay đổi bên trong
phổi có thể gợi ý đến khíphế thũng. X quang phổi cũng có thể cho
thấy sự nhiện diện của nhiễm trùng và các khối bất thường bên trong
phổi (chẳng hạn như khối u) có thể giải thích được những triệu chứng
của bạn. Thở hụt hơi có thể do nhiều nguyên nhân. X quang ngực
được hầu hết các bác sĩ xem là phương tiện nhanh nhất và dễ dàng
nhất giúp phân biệt được những nguyên nhân khác nhau của triệu
chứng này và giúp hình thành chẩn đoán.
• Đo chức năng phổi cũng cung cấp cho các bác sĩ những thông tin đặc
biệt về tình trạng hoạt động cơ năng của phổi. Bệnh nhân sẽ được thở
vào bên trong một ống nối với máy vi tính hoặc một số thiết bị theo
dõi khác để ghi nhận lại những thông tin cần thiết. Xét nghiệm này có
thể xác định được khả năng của phổi có thể chứa được bao nhiêu khí,
phổi có thể đẩy không khí ra bên ngoài với tốc độ như thế nào trong
khi thở ra, và khả năng đáp ứng của phổi khi được đòi hỏi ở mức độ
cao hơn, chẳng hạn như khi tập thể dục.
• Nếu bạn có tiền sử gia đình bị thiếu men alpha-1-antitrypsin, các bác
sĩ sẽ phải thực hiện xét nghiệm máu để đánh giá.
• Bạn cũng sẽ được đo công thức máu để kiểm tra số lượng tế bào bạch
cầu, đôi khi có thể phản ánh được một tình trạng nhiễm trùng. Thông
tin này có thể kết hợp với x quang ngực để đánh giá viêm phổi, viêm
phế quản hoặc những nhiễm trùng hô hấp khác có thể làm cho tình
trạng khíphếthũng tồi tệ hơn.
• Một loại xét nghiệm máu khác cũng có thể hữu ích, đặc biệt là khi
được nhập viện, đó là xét nghiệm khí máu động mạch. Các bác sĩ sẽ
xác định lượng Oxy, Carbon dioxide bên trong máu của bệnh nhân,
thông tin này sẽ thể hiện được tình trạng nặng của bệnh.
ĐIỀU TRỊ
Thuốc
Có thể điều trị khíphếthũng theo nhiều cách khác nhau. Thông thường, các
bác sĩ sẽ điều trị theo từng bước, tùy thuộc vào độ nặng của bệnh.
• Ngừng hút thuốc: mặc dù không thật sự nghiêm ngặt nhưng các bác sĩ
cũng cho lời khuyên này đối với bệnh nhân bị khíphếthũng (và đối
với tất cả mọi người). Bỏ thuốc có thể làm tiến trình của bệnh ngừng
lại và có thể cải thiện chức năng của phổi. Bác sĩ sẽ có thể cho thuốc
để cai nghiện hoặc cũng có thể dùng các cách thay đổi thói quen khác
như dùng nhóm hỗ trợ. Bạn phải cùng hợp tác với bác sĩ để có thể bỏ
thuốc thành công và để bắt đầu cải thiện chức năng phổi và chất lượng
sống.
• Thuốc dãn phế quản: đây là những loại thuốc làm cho đường dẫn khí
mở ra lớn hơn giúp trao đổi khí tốt hơn, thường là thuốc được lựa
chọn đầu tiên đối với các bệnh nhân khíphế thũng. Ở những trường
hợp bệnh rất nhẹ, có thể chỉ cần phải dùng khi cần thiết, trong những
giai đoạn bị thở hụt hơi.
o Thuốc dãn phế quản thường gặp nhất đối với trường hợp khí
phế thũng nhẹ là albuterol (Proventil hoặc Ventolin). Nó cho
tác dụng nhanh và một liều thường kéo dài trong khoảng 4-6
giờ. Albuterol thường gặp nhất dưới dạng bình xịt định liều
hoặc MDI (Metered-dose inhaler) và là dạng thường được dùng
nhất đối với các trường hợp khíphếthũng nhẹ với những cơn
thở hụt hơi xuất hiện gián đoạn. Trong trường hợp này,
albuterol được khuyên dùng như là một thuốc giải cứu. Nó
dùng để giải cứu bệnh nhân khỏi những cơn thở hụt hơi cấp tính
nặng nề.
o Nếu bạn bị thở hụt hơi ở một mức độ nào đó ngay cả khi nghỉ
ngơi, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng albuterol thường xuyên theo
lịch dưới dạng MDI hoặc xông khí dung. Xông khí dung là khi
bạn được hít thở dung dịch thuốc đã được biến thành hơi nước
bằng những dòng khí được thổi liên tục (cũng tương tự như
cách các nhà hàng làm ẩm không khí bằng cách cho quạt thổi
không khí đi xuyên qua nước). Bạn sẽ được xông khí dung một
khi dùng dưới dạng hít qua MDI không còn có tác dụng nữa.
o Ipratropium bromide (Atrovent) là một loại thuốc dãn phế quản
khác được dùng trong những trường hợp khíphếthũng tương
đối nhẹ. Tương tự với Albuterol, nó cũng có dưới dạng bình xịt
định liều hoặc dung dịch dùng để xông. Tuy nhiên, không giống
với albuterol, nó thường được cho theo lịch, do đó nó không
được kê toa với mục đích cấp cứu. Atrovent cho tác dụng kéo
dài hơn albuterol.
o Methylxanthine (Theophylline) và những loại thuốc dãn phế
quản khác có những tính chất khác nhau có thể hữu ích trong
những trường hợp nhất định. Tương đối thông dụng là dạng
thuốc viên. Theophylline được dùng qua được miệng. Nó có
khả năng duy trì tác dụng làm thông đường thở. Buộc phải theo
dõi nồng độ theophylline trong máu. Nếu có quá nhiều
theophylline sẽ gây ra hiện tượng quá liều, nếu quá ít, sẽ không
đủ khả năng làm giảm triệu chứng thở hụt hơi. Ngoài ra, một số
loại thuốc khác cũng có thể tác dụng với theophylline, thay đổi
nồng độ máu mà không có dấu hiệu báo động nào. Do đó, ngày
nay các bác sĩ rất cẩn thận trong việc sử dụng theophylline. Nếu
bạn đang dùng theophylline, hãy tuân thủ đúng theo toa và
khám lại với bác sĩ trước khi bắt đầu dùng bất kỳ loại thuốc mới
nào.
• Corticoid: làm giảm viêm cho cơ thể. Do khả năng này mà chúng
được dùng trong phổi và các nơi khác, chúng đã được chứng minh
rằng có một số lợi ích trong khíphế thũng. Tuy nhiên, không phải tất
cả mọi người đều đáp ứng với corticoid. Corticoid có thể được dùng
qua đường uống hoặc hít qua bình xịt định liều hoặc những dạng hít
khác.
• Kháng sinh: thường được kê toa cho những bệnh nhân khíphếthũng
bị tăng thở hụt hơi. Ngay cả khi x quang phổi không cho thấy hình
ảnh của viêm phổi hoặc bằng chứng nhiễm trùng, bệnh nhân được
điều trị với kháng sinh có khuynh hướng giảm dần thời gian của các
giai đoạn khó thở. Người ta nghi ngờ rằng nhiễm trùng có thể đóng
vai trò trong những cơn khíphếthũng cấp, ngay cả trước khi nhiễm
trùng trở thành viêm phổi hoặc viêm phế quản cấp tính.
• Thở oxy: nếu bạn bị thở hụt hơi và được đưa đến khoa cấp cứu ở bệnh
viện, thường bạn sẽ được cho thở oxy. Cũng có thể cần phải cung cấp
oxy cho bệnh nhân bằng cách đặt một ống vào bên trong khí quản cho
phép một loại máy có thể giúp thở cho bệnh nhân. Ở một số trường
hợp, có thể cần phải thở oxy tại nhà. Có những bình oxygen tại nhà có
thể mang đi được và thuận tiện cho những khi thực hiện các công việc
thường ngày.
Phẫu thuật
Phẫu thuật có thể thực hiện ở một số bệnh nhân bị khíphếthũng tiến triển.
• Đầu tiên là phẫu thuật cắt phổi. Mặc dù có thể nó không cho ấn tượng
rằng giảm thể tích của phổi sẽ giúp cải thiện triệu chứng thở hụt hơi,
điều quan trọng cần nhớ là khíphếthũng gây ra sự giãn nở bất thường
của thành ngực, có thể làm giảm hiệu năng hô hấp. Bằng cách lấy đi
một số vùng phổi thừa hoặc bị chết, phương pháp này có thể cải thiện
khả năng hô hấp và chất lượng sống ở một số người.
• Đối với những người bị khíphếthũng tiển triển nặng nhất, việc ghép
1 hay cả 2 phổi có thể là cách điều trị tức thời. Ghép phổi sẽ đưa đến
một số nguy cơ cũng như thuận lợi khác. Những người được ghép
phổi sẽ phải dùng thuốc để ngăn sự đào thải của cơ thể đối với mô
ghép. Ngoài ra, không phải tất cả mọi người đều có đủ khả năng ghép,
và những người đủ khả năng cũng chưa chắc được ghép bởi số phổi
hiến có giới hạn.
NHỮNG BƯỚC TIẾP THEO
Theo dõi
Nếu bạn bị khíphếthũng thì việc theo dõi sát là rất quan trọng để kiểm soát
bệnh. Bạn cần phải cộng tác tốt với bác sĩ để có thể kiểm soát được sức khỏe
của mình.
Phòng ngừa
Phòng ngừa khíphếthũng liên hệ mật thiết với việc phòng tránh khói thuốc.
Yếu tố nguy cơ duy nhất của bệnh này mà bạn có thể kiểm soát được là khói
thuốc lá. Những người hút thuốc thường xuyên đã đặt chính bản thân và sức
khỏe của họ vào sự gia tăng nguy cơ theo mỗi gói thuốc lá và mỗi năm họ
tiếp tục hút.
Cơn bùng phát của khíphếthũng có thể được phòng ngừa bằng cách dùng
thuốc đã được kê toa và đi khám bệnh khi gặp bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu
chứng nào của nhiễm trùng đường hô hấp hoặc thở hụt hơi. Ngoài ra, nếu
bạn bị khíphế thũng, bạn nên theo đúng lịch tiêm vaccin để phòng ngừa
nhiễm trùng hô hấp. Điều quan trọng là nên tiêm vaccine pneumococcal mỗi
5 năm và vaccine virus influenza hằng năm, trước khi mùa cúm diễn ra.
Tiên lượng
Khí phếthũng là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 ở Hoa Kỳ. Nó là
một bệnh mạn tính, tiến triển ảnh hưởng đến chất lượng sống trong ít nhất là
toàn bộ quãng đời còn lại.
Tương tự như với nhiều bệnh mạn tính khác, tiên lượng của bệnh bị ảnh
hưởng bởi nhiều yếu tố. Không có cách điều trị dứt điểm nhưng có những
phương pháp hiệu quả để làm chậm lại tiến trình của bệnh để cho người
bệnh một cuộc sống bình thường.
Tóm lại, khíphếthũng là một loại bệnh đòi hỏi bạn phải đóng vai trò chủ
động trong việc kiểm soát bệnh của mình. Bước đầu tiên là bỏ thuốc lá.
Thường xuyên đến khám bệnh và uống thuốc theo toa là rất quan trọng.
Theo emedicinehealth - Y học NET dịch
. KHÍ PHẾ THỦNG
Khí phế thũng là một bệnh tiến triển, lâu ngày và là nguyên nhân hàng đầu
gây thở hụt hơi (hơi thở ngắn). Ở những bệnh nhân bị khí phế. ứng bất thường của đường dẫn khí, chẳng hạn như hen phế quản,
cũng là yếu tố nguy cơ gây khí phế thũng.
• Nam giới dễ bị khí phế thũng hơn nữ, tuy nhiên