1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tài liệu Sơ lược ĐÀ LẠT doc

8 867 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 3,25 MB

Nội dung

Phong cảnh Đồi Cù Đồi Cù nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt nằm kế bên là Hồ Xuân Hương do vậy thường được nhắc đến như một địa danh dính liền nhau - nhiều người cho rằng Đà Lạt sẽ kém

Trang 1

Sơ lược

Đà Lạt là một thành phố trực thuộc tỉnh và tỉnh lị tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, ở độ cao 1500 m so với mặt nước biển và diện tích tự nhiên: 393,29 km² Thành phố Đà Lạt nằm trong cao nguyên Lang Biang, phía Bắc tỉnh Lâm Đồng, Về phía Bắc, Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương, về phía Đông và Đông Nam giáp với huyện Đơn Dương, về phía Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm Hà và Đức Trọng Hàng trăm năm trước đây, Đà Lạt là địa bàn cư trú của người Lạch, hay toàn bộ cao nguyên Lang Biang, diện tích hơn 400 km², bao bọc bởi các đỉnh núi cao và dãy núi liên tiếp: Phía Bắc và Tây Bắc giới hạn bởi dãy Chorơmui, Yộ Đa Myut (1.816 m), Tây Bắc dựa vào chân dãy núi Chư Yang Kae (1.921 m), thuộc quần sơn Lang Biang mà đỉnh cao nhất là Chư Yang Sinh (1.408 m) Phía Đông là chân dãy núi Bi Doup (2.278 m) dốc xuống cao nguyên Dran Phía Đông Nam chắn bởi dãy Cho Proline (1.629 m) Phía Nam và Tây Nam có dãy núi Voi (1.754 m) và Yàng Sơreng bao bọc Do ảnh hưởng của độ cao

và rừng thông bao bọc, Đà Lạt mang nhiều đặc tính của miền ôn đới Nhiệt độ trung bình 18—21°C, nhiệt độ cao nhất chưa bao giờ quá 30°C và thấp nhất không dưới 5°C

Thiền viện Trúc Lâm

Dinh thự

Trang 2

Đà Lạt có nhiều dinh thự và biệt thự đẹp như

• Dinh I: đã từng là văn phòng quốc trưởng của Bảo Đại, nay được Công

ty K'Gim - Hàn Quốc đầu tư thành khu khách sạn,giải trí cao cấp

• Dinh II: từng là biệt thự nghỉ mát của toàn quyền Decoux, rồi sau đó là của Ngô Đình Diệm và Nguyễn Cao Kỳ Sau năm 1975 là nhà khách UBND tỉnh Lâm Đồng

• Dinh III: còn gọi là dinh Bảo Đại, xây dựng từ năm 1933, nằm ở đường Triệu Việt Vương, gần Viện vacxin và các chế phẩm sinh học Đà Lạt Từ năm 1949, Đà Lạt là thủ phủ của Hoàng triều cương thổ, vua Bảo Đại sống với gia đình và làm việc tại đây Hiện nay còn lưu giữ lại nguyên trạng 25 phòng và một số hiện vật của ông vua cuối cùng triều Nguyễn, hoàng hậu Nam Phương, các hoàng tử và công chúa Vườn hoa trước biệt điện được chăm sóc công phu

• Biệt thự Long Mỹ Quận Công Nguyễn Hữu Hào (cha của Nam Phương Hoàng Hậu Nguyễn Hữu Thị Lan - vợ vua Bảo Đại)

• Biệt thự Thống đốc Nam kỳ, nay là trụ sở UBND tỉnh Lâm Đồng

• Biệt thự Hằng Nga

Phong cảnh

Đồi Cù

Đồi Cù nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt nằm kế bên là Hồ Xuân Hương do vậy thường được nhắc đến như một địa danh dính liền nhau - nhiều người cho rằng Đà Lạt sẽ kém phần mỹ lệ nếu thiếu Đồi Cù và hồ Xuân Hương Năm 1942, khi thiết kế đồ án quy hoạch thành phố Đà Lạt, kiến trúc sư Lagisquet đã khoanh vùng Đồi Cù như một khu vực bất khả xâm phạm nhằm tạo một tầm nhìn thoáng đãng cho Đà Lạt Về sau, một kiến trúc sư người Anh đã thiết kế biến Đồi Cù

thành sân golf 9 lỗ khá nổi tiếng của vùng Đông Nam Á và hiện nay Đồi Cù đã được nâng cấp thành sân golf 18 lỗ Tên Đồi Cù không rõ có từ bao giờ, và vì sao gọi là "Đồi Cù" lại có hai hướng lý giải, có người cho rằng những quả đồi thoai thoải nơi đây khi nhìn từ xa giống như tấm lưng trần của những con cù khổng lồ

Trang 3

nên đã ví von gọi là "Đồi Cù"; cũng có người giải thích sở dĩ có tên "Đồi Cù" vì nơi đây là một địa điểm chơi golf hay còn gọi là đánh cù

Hồ Xuân Hương

Nắng trên hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương nằm ngay trung tâm thành phố Đà Lạt và bên cạnh Đồi Cù Hồ thực chất là hồ nhân tạo được xây dựng vào năm 1919 do sáng kiến của Cunhac

Để tạo thành hồ, người ta đắp một cái đập chắn dòng suối chảy qua thung lũng, hồ

có diện tích mặt nước rộng 25 ha, chu vi dài 5,1 km Xung quanh hồ nhiều kiến trúc độc đáo có giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ cao được xây dựng như khách sạn Palace, thao trường Lâm Viên, nhà nghỉ Công Đoàn, Nhà hàng Thanh Thủy, Thủy Tạ Trước kia hồ có tên gọi Grand Lac (hồ lớn) Vào buổi sáng sớm sương mù hiện lên rất đẹp và thơ mộng

Hồ Suối Vàng

Là một hồ nước tự nhiên thuộc thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm

Đồng) và cũng là một địa điểm du lịch của thành phố này Tạp

chí Indochine (Đông Dương) số 28 ra ngày 13 tháng 3 năm

1941 chọn ảnh hồ Than Thở làm ảnh bìa Trước đây vùng hồ

Than Thở có một cái ao gọi là Tơnô Pang Đòng Vào năm 1917,

người Pháp đắp đập xây dựng hồ chứa nước cung cấp nước sinh

hoạt cho thành phố Đà Lạt Nằm ở độ cao 2.169 m so với mặt

biển, Langbiang ẩn chứa trong mình truyền thuyết về một tình

yêu say đắm, vượt ra ngoài lễ giáo phong kiến Langbiang còn

được ví như "nóc nhà" của Cao nguyên Lâm Viên, nóc nhà Đà

Lạt, là chốn lý tưởng để du khách tận hưởng những cảm xúc

bồng bềnh, là nơi mà bao lữ khách khát khao chinh phục, khám

phá những bất ngờ và thoả thú phiêu lưu, tang bồng Công viên

hoa Đà Lạt nằm quanh trên bờ phía Bắc của hồ Xuân Hương,

trên thung lũng của Đồi Cù Trước đây công viên hoa Đà Lạt có

tên là Bích Câu, hiện nay diện tích của công viên hoa được mở

rộng tới 7000 m², với cách bố trí thoáng đãng, tạo ấn tượng cho

người chợt ghé Các loại hoa và cây cảnh nổi tiếng của Đà Lạt

được trồng tỉa chăm sóc chu đáo, cảnh sắc tươi mát, phong phú

bốn mùa Hàng năm thường tổ chức lễ hội hoa và là thông điệp

nhằm mời gọi, thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài

phát triển Đà Lạt và các vùng phụ cận trở thành trung tâm sản

xuất, xuất khẩu hoa của cả nước và khu vực Đông Nam Á

Trang 4

Người Pháp đặt tên hồ là Lac des Soupirs với nghĩa thứ hai

(tiếng rì rào), nhưng khi dịch sang tiếng Việt lại dịch theo nghĩa

thứ nhất: hồ Than Thở

Thác Cam Ly

• Thác Cam Ly

Hồ Than Thở

Đỉnh Lang Biang

• Lang Biang

Hồ suối Vàng

Hồ Suối Vàng là hồ nước ngọt lớn nhất tại Đà Lạt, cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố qua đập tràn của công ty cấp nước Đà Lạt Thung lũng Suối Vàng còn

là điểm đến du lịch nổi tiếng với vườn hoa và rừng thông Ở gần trung tâm thành phố Đà Lạt, chỉ cách khu Hòa Bình 2,3 km về phía đông - nam Thác không đẹp

và thường ít nước vào mùa khô nhưng nhờ vị trí gần trung tâm thành phố nên du khách thường ghé thăm

Thác Prenn

Mang một vẻ êm dịu, duyên dáng như một màn nước đổ nhè nhẹ từ độ cao 10 m xuống một hồ nước nhỏ, xung quanh đầy hoa lá và một đồi thông vi vu Thác Prenn nằm ở chân đèo Prenn cách trung tâm Đà Lạt khoảng 10 km, nằm ven quốc

lộ 20

Để vào thác, du khách phải qua một chiếc cầu ngắn bắc ngang dòng suối đã được

kè chắn bằng bêtông nhằm tránh bị xói lở Con đường xuống thác thật đẹp với những bậc đá ôm theo sườn đồi được bố trí một cách hợp lý; Du khách sẽ nhìn thấy một bức màn nước buông mình từ độ cao gần 10m xuống thung lũng nhỏ đã được chỉnh sửa thành vườn hoa mà từ đây có nhiều lối đẹp đưa chân lên các đồi thông thoáng đãng chung quanh

Trang 5

Thác Pongour:

hay còn gọi là thác Bảy tầng là một ngọn thác tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, nằm cách

Đà Lạt 50 km về hướng Nam

Công Viên hoa

Đà Lạt

• Công viên hoa rực rỡ ở Đà Lạt

Click vào đây để ẩn bản

đồ Đà Lạt

Map data ©2009 Europa Technologies -Terms of Use

Map

Satellite Hybrid

Ở đâu?

Đôi nét về lịch sử

Từ Thành phố Đà Lạt, đi theo hướng tây nam, qua Thác Cam Ly,

qua Xã Tà Nung về tới thị trấn nam Ban Huyện Lâm Hà với

khoảng cách khoảng 25km

Nơi đây có Thác Liêng Rơwoa còn gọi là thác Voi là một trong

những thác nước đẹp của Tây Nguyên hùng vĩ với chiều cao hơn

30m, rộng chừng 15m nước đổ trắng xoá và bụi nước bay mù mịt

cả một vùng.

Các già làng K'ho cư trú lâu đời ở miền đất này kể rằng: Ngày

xưa, vị tù trưởng của vùng núi Jơi Biêng có cô con gái rất đẹp

Mỗi khi sơn nữ cất giọng hát thì lá rừng thôi xào xạc, đàn chim

ngừng tiếng hót để lắng nghe Người yêu của nàng là con trai của

tù trưởng làng bên Chàng được nhiều người yêu mến, quý trọng

không chỉ bởi vóc dáng vạm vỡ, khuôn mặt khôi ngô mà còn vì sự

gan góc, dũng cảm ít ai sánh kịp Họ đã trao lời hẹn ước nên

duyên chồng vợ song chàng trai phải lên đường giết giặc và rồi

nhiều mùa trăng trôi qua mà chẳng thấy quay về Cô gái đau khổ

tìm đến ngọn núi hoang vắng mà trước kia họ từng hò hẹn, cất

tiếng hát tha thiết, sầu thảm với hy vọng người trong mộng tìm

về chốn xưa Tiếng hát khiến loài chim B'ling xúc động Chúng rủ

nhau bay đi thật xa để dò la tin tức rồi về báo cho nàng biết là

chàng trai đã hy sinh ngoài chiến trường Thế nhưng, sơn nữ vẫn

không chịu chấp nhận sự thật phũ phàng đó Nàng cứ hát, hát

mãi cho đến khi kiệt sức, ngã quỵ và không bao giờ gượng dậy

được nữa Đàn voi phủ phục nghe nàng hát bấy lâu nay cũng hóa

đá lặng câm Bỗng có tiếng nổ lớn, trời đất rung chuyển khiến

ngọn núi gãy ngang và một dòng thác đột ngột tuôn chảy, tung

bọt trắng xóa Tiếng thác nước rì rầm hòa cùng tiếng xào xạc của

rừng cây, tiếng líu lo chim hót như tiếp nối lời ca, tiếng đàn của

sơn nữ xinh đẹp, thủy chung Người K'ho bèn đặt tên cho thác là

Liêng Rơwoa Jơi Biêng - thác của những con voi phủ phục hóa đá

trước tình yêu nồng nàn, son sắt.

Sẽ thật đáng tiếc khi đến Đà Lạt - Lâm Đồng mà không tới Liêng

Rơwoa (thác Voi) kỳ bí, thơ mộng Thác nước gắn liền với sự tích

về mối tình thủy chung, bi tráng này đã được công nhận là di tích

thắng cảnh quốc gia Dòng nước trong veo tuôn chảy qua sườn

núi đá hoa cương trông thật ngoạn mục, nhất là khi ánh nắng rực

rỡ chiếu rọi xuống thác làm bừng lên cầu vồng bảy sắc

Vào những năm 1995 trở về trước, khi ấy để xuống dưới chân

thác này thì phải bám theo những rễ cây rừng bám trên những

vách đá dựng đứng để xuống, tuy rất khó khăn và nguy hiểm

nhưng tạo cho chúng ta một cảm giác thích thú vì sự khám phá

và chinh phục Ngày nay muốn xuống chân thác, du khách phải

"chinh phục" 145 bậc tam cấp vòng vèo: khi là những bậc đá

thiên tạo "ăn" vào vách núi cheo leo, lúc là các tấm ván của chiếc

cầu gỗ xinh xinh chênh vênh bên bờ vực thẳm Ngút tầm mắt là

rừng đại ngàn với những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, thân và

cành chằng chịt dây leo Giữa mênh mang, lớp lớp cây rừng mầu

xanh ngắt hoặc điểm xuyết những chòm lá đỏ rực như lửa, những

thảm hoa màu vàng tươi hoặc tím biếc đẹp đến lạ lùng Dưới

chân thác và trong cánh rừng già xuất hiện một số tảng đá lớn có

hình thù hệt như những con voi Thế nên, tiếng thác đổ ầm ào

khiến người thưởng ngoạn tưởng như có một đàn voi chạy đua

hoặc tung vòi phun nước đùa nghịch với nhau Phía sau dòng thác

trắng xóa đang tung bụi nước mù mịt là những hang động sâu

hun hút đầy bí ẩn Đó là hang Dơi ăn sâu xuống lòng đất đến

50m với những vách đá có các hình thù, mầu sắc rất lạ mắt Rễ

cây và dây leo đan xen chằng chịt, càng xuống sâu, hang càng

tối nhờ nhờ và lạnh lẽo như động của phù thủy Đó là hang Gió

với lối vào rất hẹp nhưng bên trong khá rộng, vi vút tiếng sáo gió

trời.

Bên cạnh vẻ đẹp quyến rũ, thơ mộng, thác Voi từng là cứ địa

cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp - Mỹ Mới

được tôn tạo thành điểm tham quan du lịch trong những năm gần

đây, song thác Voi nhanh chóng được công nhận là di tích văn

hóa - lịch sử cấp quốc gia Một dự án đầu tư 20 tỷ đồng để nâng

cấp thắng cảnh Liêng Rơwoa trong những năm 2003 - 2005 cũng

đã được chính quyền địa phương phê duyệt Tuy nhiên, nguyện

vọng tha thiết nhất mà những người yêu thác Voi nhắn nhủ các

Thác Vàng

Lễ hội Cồng Chiêng

Là một điểm tham quan du lịch nổi tiếng của

Đà Lạt nằm cách trung tâm Đà Lạt 12km về phía Bắc, hồ Đankia – Suối vàng trông như một thiếu nữ vừa bước vào tuổi thanh xuân nằm phơi mình bên những đồi thông xanh biếc trập trùng Nơi đây, năm 1893 bác sĩ A.Yersin đã từng ngây ngất trước vẽ đẹp thiên nhiên của núi non hùng vĩ trên cao nguyên Langbiang và từ đó đã khai sinh ý tưởng thiết lập một trạm nghỉ dưỡng trên cao nguyên – thành phố Đà Lạt.

Hồ Suối Vàng gồm có hai hồ Đankia và Ankoret có sức chứa khoảng 21 triệu m3 nước cung cấp nguồn nước cho hai nhà máy điện và nước sinh hoạt cho người dân thành phố Đà Lạt Ngay phía dưới hồ Đankia có một thác nước đẹp gọi là thác 7 tầng, thềm thác rộng có thể chứa được hàng trăm du khách vui chơi cùng một lúc Cái tên Suối Vàng không biết do ai đặt, có lẽ

do ở đây có rất nhiều vàng sa khoáng Nhưng dù sao từ hơn 50 năm qua dòng nước mát Suối Vàng đã thực sự cung cấp nước và điện nuôi sống thành phố Hoa – Đà Lạt Nơi đây có nhà máy thuỷ điện Ankoret – nhà máy thuỷ điện xây dựng đầu tiên ở Việt Nam năm 1943 Năm 2000, tại khu vực này đã khánh thành công trình nâng cấp cải tạo nhà máy nước Đankia – Suối Vàng do Đan Mạch viện trợ và giúp Đà Lạt trở thành một đô thị

có tỷ lệ người dân được cung cấp nước sạch cao nhất nước (80%) và tỷ lệ thất thoát nước cũng thuộc loại thấp nhất nước (dưới 20%) Nếu trong tương lai gần, khi dự án khu du lịch tổng hợp lớn nhất nước với số vốn hơn 730 triệu USD (đã được chính phủ phê duyệt vào tháng 2 năm 1998) đi vào hoạt động thì cái tên Suối Vàng thực sự là

“vàng ròng” cho vùng đất Lâm Đồng – Đà Lạt Theo quy hoạch, nơi đây sẽ hình thành nên một Đà Lạt thứ hai với những khu nhà, biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp, những khu vui chơi giải trí vùng núi đặc thù như chơi Golf, đua ngựa… và một Casino quốc tế Sẽ có một con đường cao cấp từ sân bay Cam Ly đưa khách Singapore và khách ở khu vực Đông Nam Á đến nghỉ cuối tuần khu Suối Vàng – Đankia…

Nhà hàng Hạnh phúc

Nhà Cổ

Đồi Trịnh Công Sơn

Trích đoạn Vạn Lý Trường

Thành

Làng Văn hoá dân tộc

Vườn thơ Hàn Mạc Tử

Trang 6

Ngày 3 tháng 8 năm 1891, bác sĩ Alexandre Yersin thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên với ý định tìm đường núi từ Nha Trang vào Sài Gòn, nhưng chuyến đi này bất thành Từ 28 tháng 3 đến 9 tháng 6 năm 1892, Yersin thực hiện một cuộc thám hiểm từ Nha Trang, băng qua vùng cao nguyên Đắk Lắk để đến Stung Treng, nằm bên bờ sông Mê Công (thuộc địa phận Campuchia)

Tháng 1 năm 1893, Yersin nhận nhiệm vụ từ toàn quyền Jean Marie Antoine de Lanessan, khảo sát một tuyến đường bộ từ Sài Gòn xuyên sâu vào vùng người Thượng và kết thúc ở một địa điểm thuận lợi trên bờ biển Trung Kỳ Yersin còn phải tìm hiểu về tài nguyên trong vùng: lâm sản, khoáng sản, khả năng chăn nuôi

Từ ngày 8 tháng 4 đến ngày 26 tháng 6 năm 1893, Yersin đã thực hiện ba chuyến

đi quan trọng Và 15h30 ngày 21 tháng 6, Yersin đã phát hiện ra cao nguyên Lang Biang, trong nhật ký hành trình, ông ghi vắn tắt "3h30: grand plateau dénudé mamelonné" (3h30: cao nguyên lớn trơ trụi, gò đồi nhấp nhô)

Với nhu cầu tìm một vùng đất có khí hậu ôn hòa, gần giống với châu Âu để xây dựng khu nghỉ mát, trạm điều dưỡng, toàn quyền Paul Doumer viết một bức thư hỏi ý kiến của Yersin, và Yersin đã trả lời là cao nguyên Lang Biang Tháng 3 năm 1899, Yersin cùng toàn quyền Doumer thực hiện một chuyến đi lên cao nguyên Lang Biang và chuyến đi này có ý nghĩa quyết định về việc thành lập một trạm điều dưỡng ở đây

Trong hai thập niên 1900 và 1910, người Pháp đã xây dựng hai tuyến đường từ Sài Gòn và từ Phan Thiết lên Đà Lạt Hệ thống giao thông thuận lợi giúp Đà Lạt phát triển nhanh chóng Vào năm 1893, vùng Đà Lạt ngày nay hầu như hoang vắng Đến đầu năm 1916, Đà Lạt vẫn còn là một khu thị tứ nhỏ với độ 8 căn nhà gỗ tập trung hai bên bờ dòng Cam Ly, chỉ có 9 phòng khách sạn phục vụ du khách, đến cuối năm này mới nâng lên được 26 phòng Cuối năm 1923, đồ án thiết kế đầu tiên hoàn thành, Đà Lạt đã có 1.500 dân

Đi những đâu?

Trang 7

Đến Đà Lạt, bạn chẳng những được thoả chí” trèo đèo, lội suối” mà còn được đến thăm những khu biệt thự của Bảo Đại hay các ngôi chùa cổ kính và những ngôi

nhà thờ của người dân tộc

Được ví như một Tiểu Paris, Đà Lạt từng mộng mơ và nên thơ nhờ cái lạnh cao nguyên ban đêm, sương mù buổi sớm và những dải rừng thông bao quanh thành phố

Thắng cảnh

_Chùa và thiền viện

Thiền việnTrúc Lâm

• Thiền viện Trúc Lâm là thiền viện lớn nhất Việt Nam, khánh thành năm

1994, là một trong những công trình xây dựng Phật giáo lớn nhất sau năm

1975 Chùa tọa lạc bên cạnh hồ Tuyền Lâm trên một khu đất rộng 25 ha Thiền viện Trúc Lâm hiện nay được nối với Trung tâm thành phố Đà Lạt (đồi Robin) bằng hệ thống cáp treo, chuyên chở khách đến Thiền viện và quay về.Hồ Tuyền Lâm năm 2005 được chính quyền tỉnh Lâm Đồng xây dựng thành một khu du lịch lớn, thu hút khoảng khoảng 30 nhà đầu tư

• Chùa Linh Phước còn được gọi là Chùa Ve Chai vì trong sân có con rồng dài 49 m được làm bằng 12.000 vỏ chai, sành sứ Chùa là một kiến trúc khảm sành độc đáo của Đà Lạt Chùa tọa lạc tại Trại Mát, cách trung tâm thành phố 10 km về phía Đông

• Chùa Linh Sơn được xây dựng từ năm 1938 đến năm 1940 do sự đóng góp của các Phật tử, nhất là ông Nguyễn Văn Tiến và Võ Đình Dung, người

đã nhận thầu hầu hết các công trình kiến trúc thời bấy giờ

• Chùa Thiên Vương Cổ Sát được khởi xây năm 1958, cách trung tâm Đà Lạt vào khoảng 5 km, nằm trên một đồi thông Chính điện chùa có 3 tượng Phật cao 4 m thỉnh từ Hồng Kông, phía sau chùa, trên đồi thông là tượng

Trang 8

Thích Ca Phật Đài cao 20 m Chùa còn được gọi là Chùa Tàu, theo hệ phái Phật giáo Huê Nghiêm của Trung Quốc

• Chùa Linh Phong tọa lạc tại đường Hoàng Hoa Thám, được xây dựng năm 1944 Trong chùa chỉ có sư nữ tu nên chùa còn được gọi là Chùa Sư Nữ

• Chùa Linh Quang, ngôi tổ đình đầu tiên của Đà Lạt, tọa lạc trên đường Hai Bà Trưng do hòa thượng Thích Nhân Thứ tạo lập năm 1931

Nhà thờ

• Nhà thờ chánh tòa Đà Lạt thường được gọi là Nhà thờ Con gà vì có hình con gà trên nóc, biểu tượng cho thánh Phê-rô Nhà thờ được khởi công xây dựng từ năm 1931, đến năm 1942 thì hoàn thành Nhà thờ là một trong những kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa của Đà Lạt

• Nhà thờ Con Gà

Ngày đăng: 27/01/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w