1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu Quy trình cụ thể đặt Nội khí quản doc

9 1,4K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 352,46 KB

Nội dung

Quy trình cụ thể đặt Nội khí quản 1 Tư thế đúng: 2 Tiến hành đặt đèn soi thanh quản và bộc lô thanh môn: Ngay sau khi bệnh nhân đã được đặt ở tư thế đúng, đèn soi thanh quản cần được đặ

Trang 1

Quy trình cụ thể đặt Nội khí quản 1) Tư thế đúng:

2) Tiến hành đặt đèn soi thanh quản và bộc lô thanh môn:

Ngay sau khi bệnh nhân đã được đặt ở tư thế đúng, đèn soi thanh quản cần được đặt ngay vào thanh môn (cửa vào khí quản) Đay là phần khó khăn và thiết yếu nhất của quy trình kĩ thuật Một khi đã nhìn rõ được thanh môn thì việc đưa ống NKQ vào sẻ dễ dàng

Tiến hành đặt đèn soi thanh quản

Trang 2

Bạn đứng phía đầu bệnh nhân Bật đèn soi thanh quản và nhớ luôn luôn cầm tay trái bằng 3 ngón tay đầu tiên (để tránh phần cong của lưỡi đèn sẻ che khuất tầm nhìn của bạn nếu cầm tay phải), hướng lưỡi đèn ra trước bạn

Đưa đèn soi thanh quản vào miệng bênh nhân, lúc đầu đi bên phải sau đó trựot nhẹ nhàng vào giữa và đẩy lưỡi sang trái Đẩy nhẹ đàu lưỡi đèn sâu vào vừa quá nền lưỡi

Trang 3

Bộc lộ thanh môn

Sau khi đưa lưỡi đèn sâu vào đúng mức, thì nhẹ nhàng nâng nó lên theo hướng lên trên và ra trước Như vậy sẽ nâng cả lưỡi lên và bộc lộ vùng hầu

Không nên nâng đáy lưỡi lên bằng động tác đu đưa và kéo cán đèn về phía bạn kiểu như đòn bẩy Làm như thế bạn sẽ không nhìn thấy rõ thanh môn, đồng thời lấy răng hàm trên làm đòn bẫy có thể gây gãy răng

Trang 4

Tìm mốc

Với lưỡi đèn đưa vào đúng mức và nâng nhẹ lên, vùng hầu sẽ bộc lộ ra Bước tiếp theo là tìm mốc Điều quan trọng lúc này là bạn phải xác định được lưỡi đèn nằm ở đâu? Điều đó cho phép bạn làm động tác hiệu chỉnh tức thời (nếu cần) nhằm bộc lộ thanh môn

Nếu đầu lưỡi đèn được đặt vào đúng thung lũng, bạn sẻ nhìn thấy nắp thanh quản ở đầu lưỡi đèn và cửa thanh môn mở ra ở phía dưới

Trang 5

Nếu những hiệu chỉnh không làm cho bạn nhìn thấy nắp thanh quản và thanh môn thì hãy rút ra, thông khí cho bệnh nhân bằng bóng và mặt nạ sau đó mới bắt đầu đặt lại

Dừng lại sau 30 giây

Để giảm thiểu tình trạng thiếu oxy, các lần đặt ống NKQ chỉ nên giới hạn trong vòng 30 giây Giữa các lần đặt đó bệnh nhân phải được thông khí bằng bóng

và mặt nạ

Đè vào bên ngoài vùng trên thanh môn

Một số bệnh nhân cần phải phối hợp thêm ấn vào trên thanh quản (theo hướng ra sau và lên trên cằm bệnh nhân) sẽ làm cho bạn thấy tối đa thanh môn (thủ thuật Sellick)

Trang 6

Việc này có thể thực hiện bằng ngón tay thứ 4 hoặc thứ 5 của tay trái bạn, hay nhờ người phụ tá làm hộ

Hút dịch

Khi đưa lưỡi đèn soi thanh quản vào, nếu bạn thấy dịch tiết che kín khí đạo, thì phải hút vùng đó Hút dịch là việc làm cần thiết để bộc lộ thanh môn và để đề phòng bệnh nhân hít vào đường thở

3) Đặt ống NKQ:

Trang 7

Cầm ống ở tay phải, luồn vào miệng bệnh nhân phía bên phải Điều này sẻ ngăn ngừa việc ống che khuất tầm nhìn của bạn vào thanh môn

Luôn nhìn rõ thanh môn, khi các dây thanh âm giãn xa (trong thì hít vào của bệnh nhân) thì nhẹ nhàng luồn ống NKQ vào

Tay phải giữ ống NKQ ở mức 20 – 22cm tính từ cung răng bệnh nhân

* Ghi chú: Nếu các dây thanh âm khép lại thì hãy chờ cho chúng mở ra Đừng vội vàng đụng vào các dây thanh âm đang khép kín vì có thể kích thích phế

vị gây co thắt phế quản Nếu dây thanh âm không mở ra và giới hạn 30 giây đã hết, thì dừng lại và thông khí bằng bóp bóng và mặt nạ

Rút đèn soi thanh quản ra

Trong khi tay phải giữ ống NKQ ở mức 20 – 22 cm, thì tay trái cẩn thận rút đèn soi thanh quản sao cho không để xê dịch ống NKQ Nếu có luồn một nòng ống , thì sau đó rút nòng ra

4) Kiểm tra vị trí đặt ống:

Sau khi kết thúc khâu đặt ống xong, sẻ có các tình huống sau đây xẩy ra:

1 Đặt đúng, ống NKQ vào khí quản và vị trí hợp lý

2 Đặt đúng, ống NKQ vào khí quản nhưng vị trí chưa hợp lý

3 Đặt sai, ống NKQ nhầm vào thực quản

Tất cả cần được xem lại, nếu không muốn hậu quả xấu xẩy ra Như vậy đây

là bước cuối cùng, nhưng cũng không kém phần quan trọng, góp phần to lớn trong

sự thành bại của thủ thuật và giảm nguy hại cho bệnh nhân và cho chính cả người thầy thuốc

Trang 8

Nếu đặt đúng:

* Cảm tính:

⎫ hết rên.→Bệnh nhân đang thở rên

⎫ Thấy khí, hơi ra mạnh (sò sè) trong ống NKQ

* Quan sát bụng - lồng ngực và tiếng thở trong lúc thống khí bóp bóng cho bệnh nhân:

⎫ Lồng ngực nhô lên mỗi lần thông khí

⎫ Vùng dạ dày không phình ra khi thông khí

⎫ Cường độ các nhịp thở như nhau

* Nghe bằng ống nghe khi thông khí:

_ Lưu ý: Khi nghe tiếng thở, phải đảm bảo đặt ống nghe ở cao và bên lồng

ngực đối xứng 2 bên Bởi nếu đặt ống nghe ở thấp bạn có thể nhầm tiếng khí vào

dạ dày với tiếng thở

- Nếu đặt đúng vị trí ta sẽ nghe:

⎫ Tiếng thở vào cả 2 bên

⎫ Tiếng thở đều như nhau

⎫ Không nghe tiếng khí vào dạ dày

Trang 9

5) Cố định NKQ lên mặt bệnh nhân: (thường là do điều dưỡng thực hiện,

nhưng không có điều dưỡng thì cũng phải lo mà làm)

⎫ Ghi lại số cm chiều sâu của ống tính từ cung răng: để giúp ban nhận ra sự

di động của ống

Cố định ống lên mặt bệnh nhân: bằng băng dính hoặc dụng cụ khác,⎫ nhưng phải đảm bảo da mặt phải khô nhằm cố định được chặt và bảo vệ da mặt bệnh nhân

Ngày đăng: 27/01/2014, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w