1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu Một số vấn đề về nhà nước pháp quyền ở nước ta pptx

7 811 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 58,5 KB

Nội dung

NGUYỄN THỊ BÍCH THÙY – TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN Một số vấn đề về nhà nước pháp quyền nước ta Qua mấy chục năm xây dựng và đổi mới phương thức tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (1994), Đảng ta đã xác định nhiệm vụ và phương hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đây là nhiệm vụ lớn lao của Đảng và của toàn dân tộc, cho nên Đảng ta luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện và cụ thể hóa trong các văn kiện của Đảng như: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, khóa VII, năm 1995; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, v.v Để góp phần nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong những năm qua, chúng tôi xin đề cập, trao đổi, làm sáng tỏ thêm một số vấn đề. I - Về khái niệm nhà nước pháp quyền Trong việc nghiên cứu về nhà nướcpháp luật, vấn đề nhà nước pháp quyền trở thành mối quan tâm đặc biệt của nhiều tác giả là những người làm công tác thực tiễn cũng như nghiên cứu khoa học pháp lý hiện nay trong nước cũng như ngoài nước. Do cách tiếp cận vấn đề hoặc nhận định đánh giá vấn đề góc độ khác nhau, một số vấn đề rất cơ bản liên quan đến nhà nước pháp quyền vẫn chưa có nhận thức thống nhất hoặc chưa được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả đều thống nhất cho rằng: dưới góc độ chính trị - xã hội và phân tầng giai cấp xã hội, nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước mới, thoát ly các kiểu nhà nước mà lịch sử nhân loại đã chứng kiến là: Nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Vậy, nhà nước pháp quyền là kiểu nhà nước gì? Chúng ta có thể khẳng định rằng, nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước độc lập với các kiểu nhà nước nói trên và nó cũng không phải là nhà nước kiểu mới không mang tính giai cấp trong thời đại công nghiệp hiện nay như một số học giả tư sản đã từng tuyên bố. Qua thực tiễn tồn tại và phát triển của lịch sử nhân loại, qua nghiên cứu các quan điểm tư tưởng về tổ chức, xây dựng và vận hành của bộ máy nhà nước qua các thời kỳ lịch sử, chúng tôi cho rằng, khái niệm nhà nước pháp quyền đề cập đến phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máy nhà nước nói chung thông qua hệ thống pháp luật, như hiến pháp, luật và các văn bản pháp quy khác. Nói cách khác, nhà nước pháp quyềnnhà nước được xem xét dưới góc độ pháp luật, trong đó tính tối cao của pháp luật được tôn trọng, các tư tưởng và hành vi chính trị, tôn giáo của bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào cũng được giới hạn bởi khuôn khổ pháp luật và chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Với cách tiếp cận này, chúng ta có thể thấy, tư tưởng về xây dựng nhà nước pháp quyền đã có từ rất lâu trong lịch sử nhân loại và tương ứng với mỗi kiểu nhà nước (chủ nô, phong kiến, tư sản, xã hội chủ nghĩa) đều có một hệ thống pháp luật tương ứng và đạt mức độ phát triển khác nhau. Tuy nhiên, chúng tôi cũng không thống nhất với quan điểm cho rằng, "bất cứ nhà nước nào có NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN NGUYỄN THỊ BÍCH THÙY – TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN hiến pháp, luật và các văn bản quy phạm khác nhau đều coi là nhà nước pháp quyền" mà cần xác định rằng, tư tưởng về nhà nước pháp quyền phát triển không ngừng, là thành quả của nhân loại, nó hình thành và phát triển cùng với sự tiến bộ xã hội và cho đến nay đã được thế giới thừa nhận về mặt lý luận như một học thuyết về nhà nước pháp quyền. Tại Hội nghị quốc tế về nhà nước pháp quyền được tổ chức tại Bê-nanh, năm 1992, các luật gia đã đưa ra nhiều khái niệm, tiêu chí về một nhà nước pháp quyền và được đông đảo dư luận quốc tế đồng tình, bao gồm: sự thừa nhận tính tối cao của pháp luật; việc xác định quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trong bộ máy quyền lực nhà nước; việc tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của con người, tôn trọng pháp luật quốc tế v.v Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, vấn đề nhà nước pháp quyền đề cập đến phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máy nhà nước dưới góc độ pháp luật, mà pháp luật thì bao giờ cũng mang tính giai cấp và tính đặc thù của mỗi nhà nước, mỗi dân tộc; do đó, phương thức tổ chức xây dựng và vận hành của nhà nước pháp quyền sẽ thể hiện cụ thể khác nhau về bản chất chế độ chính trị, hệ thống quan điểm, mục đích nhiệm vụ của từng thời kỳ phát triển hoặc điều kiện cụ thể của mỗi nước, chứ không có mô hình, tiêu chí về nhà nước pháp quyền đồng nhất cho tất cả các nước khác nhau. Qua nghiên cứu sự hình thành, phát triển và các quan điểm lý luận về nhà nước pháp quyền hiện nay, chúng ta có thể xác định, nhà nước pháp quyềnnhà nước trong đó phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máy nhà nước do pháp luật quy định và thừa nhận tính tối cao của pháp luật; bao hàm việc xác định rõ ràng quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, với hệ thống pháp luật đầy đủ, rõ ràng, minh bạch, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân để điều chỉnh những quan hệ pháp luật phát sinh trong xã hội, nhất là việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cơ bản của công dân (hoặc con người nói chung). Từ đó, chúng ta có thể rút ra bốn tiêu chí chung của nhà nước pháp quyền như sau: - Phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máy nhà nước phải do pháp luật quy định; - Nhà nước và công dân phải thừa nhận tính tối cao của pháp luật (đảng phái, tổ chức, tôn giáo phải được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật); - Quyền lực nhà nước được xác định gồm: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp; - Có hệ thống pháp luật đầy đủ, rõ ràng, minh bạch, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân để điều chỉnh những quan hệ pháp luật phát sinh trong xã hội; đặc biệt là bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cơ bản của công dân (hoặc con người nói chung). II - Sự khác nhau giữa Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền tư sản Trên cơ sở các tiêu chí chung về nhà nước pháp quyền, chúng ta có thể nhận thấy tương đối rõ ràng sự khác nhau giữa Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với Nhà nước pháp quyền tư sản. NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN NGUYỄN THỊ BÍCH THÙY – TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN 1 - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền tư sản đều phải thừa nhận phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máy nhà nước do pháp luật quy định. Tuy nhiên, bản chất và nội dung pháp luật về tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máy của hai nhà nước đó có nhiều điểm khác nhau rất cơ bản. Rõ nhất là,sự khác nhau trong các quy phạm của hiến pháppháp luật về tổ chức, cơ cấu nhân sự và việc xây dựng, vận hành của bộ máy quyền lực như: Quốc hội và Nghị viện; Tổng thống và Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án, Tòa án Hiến pháp, v.v. Nhà nước pháp quyền xhcn: NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN NGUYỄN THỊ BÍCH THÙY – TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN Pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thừa nhận tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân bầu ra các cơ quan quyền lực (Quốc hội, Chính phủ ) và chỉ có nhân dân trực tiếp hoặc thông qua các đại biểu của mình là chủ thể duy nhất có quyền tuyên bố chấm dứt hoạt động của Quốc hội, Chính phủ hoặc tổ chức ra Quốc hội và Chính phủ nhiệm kỳ mới. Nhà nước pháp quyền tư sản: Hiến pháppháp luật tư sản lại thừa nhận quyền lực của cá nhân Tổng thống hoặc cá nhân Thủ tướng có quyền giải tán Nghị viện (Quốc hội) hoặc giải tán Chính phủ 2 - Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước và công dân đều phải thừa nhận tính tối cao của pháp luật, vì pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí và nguyện vọng của toàn thể nhân dân. Trong Nhà nước pháp quyền tư sản, nhà nước và công dân cũng phải thừa nhận tính tối cao của pháp luật, nhưng pháp luật tư sản không phải là pháp luật của toàn dân, không thể hiện đầy đủ ý chí, nguyện vọng của toàn dân mà chỉ phản ánh ý chí, nguyện vọng của một bộ phận nhân dân, đó là những người giàu, là giai cấp tư sản. Nói cách khác, luật pháp của Nhà nước pháp quyền tư sản chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản và gạt ra ngoài lề quyền lợi của người lao động - những người bị áp bức bóc lột. Đây là nội dung khác biệt cơ bản nhất giữa Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền tư sản. 3 - Nhà nước pháp quyền tư sản coi thuyết "tam quyền phân lập" là học thuyết cơ bản trong việc thực hiện quyền lực nhà nước, các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp hoàn toàn độc lập với nhau trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không thừa nhận việc phân chia quyền lực mà coi quyền lực nhà nước là thống nhất và thuộc về nhân dân; trong đó, có sự phân công, phối hợp, để thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm bảo đảm cho quyền lực nhà nước thống nhất, được thực hiện với hiệu quả cao nhất. 4 - Về hệ thống pháp luật của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền tư sản cũng có nhiều điểm khác nhau. Bên cạnh sự khác nhau về tính giai cấp, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chỉ công nhận các quy phạm pháp luật khi nó được xác lập và thông qua theo một trình tự và thủ tục nhất định; trong khi đó, Nhà nước pháp quyền tư sản thường coi "án lệ" hoặc "tập quán" như một loại quy phạm pháp luật "bất thành văn". III - Đặc điểm của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN 4 NGUYỄN THỊ BÍCH THÙY – TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngoài việc bảo đảm các tiêu chí của nhà nước pháp quyền nói chung, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói riêng, còn có một số đặc điểm sau: 1 - Về quá trình hình thành và phát triển, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được hình thành và phát triển trên cơ sở đánh đổ chế độ phong kiến, thực dân, không kinh qua giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản. Đây là đặc điểm lịch sử rất quan trọng cho chúng ta thấy rõ điểm xuất phát của quá trình xây dựng nhà nước cùng với những khó khăn, yếu kém của hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc xã hội. Qua mấy chục năm phấn đấu, xây dựng và đổi mới phương thức tổ chức và hoạt động, đến Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1994), lần đầu tiên trong văn bản chính thức của Đảng, chúng ta mới xác định việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. 2 - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đây là đặc điểm rất quan trọng mà nhà nước pháp quyền tư sản không thể có được. Thực chất đặc điểm này của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm bảo đảm tính giai cấp, tính nhân dân của Nhà nước ta. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và do nhân dân định đoạt, nhân dân quyết định phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành của bộ máy quyền lực nhà nước nhằm đáp ứng ngày càng cao lợi ích của nhân dân và của toàn bộ dân tộc. Đây còn là sự thể hiện về tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa so với các chế độ khác. 3 - Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan chức năng của nhà nước để thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đây là phương thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước rất mới mẻ, chúng ta phải lấy hiệu quả thực tiễn để kiểm nghiệm. Về nguyên tắc, chúng ta không thừa nhận học thuyết "tam quyền phân lập" vì nó máy móc, khô cứng theo kiểu các quyền hoàn toàn độc lập, không có sự phối hợp, thậm chí đi đến đối lập, hạn chế sức mạnh của cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể trở lại với nguyên tắc tập quyền, tức là tập trung toàn bộ quyền lực cao nhất của nhà nước lập pháp, hành pháp và tư pháp cho một cá nhân, hoặc một cơ quan tổ chức nhà nước. Bởi vì, làm như vậy là đi ngược lại lịch sử tiến bộ của nhân loại. Vấn đề đặt ra yêu cầu chúng ta phải nghiên cứu giải quyết đó là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải có sự phân công, phân định thẩm quyền cho rõ ràng, minh bạch để thực hiện có hiệu quả với chất lượng cao ba quyền, tránh tình trạng chồng chéo, tùy tiện, lạm quyền Theo Hiến pháppháp luật, Quốc hội là cơ quan duy nhất được giao thực hiện thẩm quyền lập pháp, bên cạnh đó Quốc hội còn được giao thực hiện 13 nhiệm vụ nữa (xem Điều 2 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001); Chính phủ được phân NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN 5 NGUYỄN THỊ BÍCH THÙY – TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN công thực hiện thẩm quyền hành pháp; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao được phân công thực hiện thẩm quyền tư pháp. Như vậy, Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao không phải là cơ quan được giao nhiệm vụ lập pháp, nhưng hiện nay Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân lại quy định các cơ quan đó trình các dự án luật, pháp lệnh trước Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Có ý kiến cho rằng, không nên giao cho Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao chủ trì soạn thảo và trình Quốc hội các dự án luật, pháp lệnh, vì đây là thẩm quyền của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội; hơn nữa, khái niệm lập pháp phải bao hàm toàn bộ nội dung của quá trình soạn thảo dự án luật, thông qua và ban hành luật, có như vậy mới bảo đảm tính khách quan toàn diện và chất lượng văn bản pháp luật. 4 - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Một trong số những nội dung cơ bản nhất của nguyên tắc tập trung dân chủ là thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên. Tập trung dân chủ được thể hiện trong quá trình tổ chức và xây dựng bộ máy quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, khi áp dụng nguyên tắc này cần cân nhắc, xem xét các điều kiện cần và đủ để phát huy tác dụng, hiệu quả tích cực của nguyên tắc này; đặc biệt phải lưu ý đến quyền hạn và trách nhiệm cá nhân trong việc thực hiện công vụ của bộ máy công quyền hiện nay. 5 - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có trách nhiệm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội. Mối quan hệ qua lại giữa Nhà nước với công dân, giữa dân chủ với kỷ cương trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải do pháp luật quy định và điều chỉnh. Đây là một đặc điểm quan trọng, xuyên suốt trong toàn bộ quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay và phải được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. 6 - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật, không ngừng tăng cường và đổi mới công tác lập pháp, hành pháp và tư pháp; đồng thời, thường xuyên quan tâm đến việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân. 7 - Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đây là đặc điểm nổi bật của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Hiến pháp ghi nhận và nhân dân Việt Nam đồng tình ủng hộ. Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua cương lĩnh, đường lối, chính sách được thể chế bằng pháp luật. Đảng không làm thay Nhà nước và phải hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật. Đảng không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo của mình nhằm tạo điều kiện cho bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả, đặc biệt trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, Đảng không ngừng đổi mới công tác tổ chức và xây dựng bộ máy để bảo đảm Đảng vẫn giữ được vai trò lãnh đạo Nhà nước, nhưng không chồng chéo NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN 6 NGUYỄN THỊ BÍCH THÙY – TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN với các cơ quan chức năng tương ứng trong bộ máy của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan tư pháp. NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN 7 . số vấn đề. I - Về khái niệm nhà nước pháp quyền Trong việc nghiên cứu về nhà nước và pháp luật, vấn đề nhà nước pháp quyền trở thành mối quan tâm đặc biệt. kiến, nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Vậy, nhà nước pháp quyền là kiểu nhà nước gì? Chúng ta có thể khẳng định rằng, nhà nước pháp quyền

Ngày đăng: 27/01/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w