Tiêuramáu
Tiêu ramáu hoặc tiêu phân đen là một trong các triệu chứng báo động của
những rối loạn hoặc nhiễm trùng trong ống tiêu hóa. Tiêuramáu có phải là dấu hiệu
báo động một bệnh lý nguy hiểm? Những nguyên nhân nào có thể gây tiêura máu?
Khi nào người bệnh cần nhập viên ngay? Thân mời bạn đọc tham khảo bài viết sau để
có những thông tin bổ ích giúp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của bạn và người thân
A-Tiêu ra máu, tiêu phân đen
- Tiêuramáu cho thấy cho thấy có thương tổn hoặc rối loạn ở ống tiêu hoá.
- Phân có thể đen, sệt như hắc ín, hôi thối hoặc đỏ bầm hoặc có màu nâu sậm.
B- Ý Nghĩa
- Máu trong phân có thể xảy ra do bất kỳ tổn thương nào trong ống tiêu hoá, từ
miệng đến hậu môn.
- Xuất huyết có khi rất ít, không thể nhìn thấy được bằng mắt thường mà chỉ
nhận biết được bằng xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân.
- Khi xuất huyết tiêu hoá đủ nhiều để làm thay đổi màu sắc của phân, thầy
thuốc cần phải biết rõ màu nào để có thể xác định vị trí chảy máu. Để chẩn đoán, cần
phải thực hiện nội soi hoặc một số xét nghiệm X-quang đặc biệt.
+ Phân đen thường gặp trong xuất huyết ở đường tiêu hoá trên, bao gồm thực
quản, dạ dày và phần đầu của ruột non. Máu sẽ có màu sắc điển hình giống hắc ín sau
khi tiếp xúc với một số dịch tiêu hoá của cơ thể. Loét dạ dày tá tràng hay viêm do các
thuốc ibuprofen, naproxen, diclofenac hoặc aspirin là những nguyên nhân thường gây
xuất huyết tiêu hoá trên.
+ Phân màu nâu hoặc đỏ tươi gợi ý xuất huyết ở đường tiêu hoá dưới (đại tràng,
trực tràng, hay hậu môn). Trĩ hoặc túi thừa đại tràng là những nguyên nhân gây xuất
huyết tiêu hoá dưới thường gặp nhất. Các dị dạng động tĩnh mạch và các loại u bướu ở
ruột cũng có thể gây chảy máu đường tiêu hoá dưới. Tuy nhiên, một số trường hợp
xuất huyết lượng nhiều ồ ạt ở dạ dày cũng có thể gây tiêu phân máu đỏ
+ Uống cam thảo đen, chì, viên sắt, thuốc có chứa bismuth như Pepto-Bismol,
ăn tiết canh có thể gây tiêu phân đen. Củ dền, cà chua, dưa hấu làm cho phân có màu
hơi đỏ. Trong những trường hợp này, xét nghiệm phân bằng một hoá chất sẽ giúp loại
trừ được sự hiện diện của máu.
- Chảy máu nhanh, nhiều ở thực quản và dạ dày (như trong các trường hợp loét
tiêu hoá), còn có thể gây nôn ra máu.
C-Những nguyên nhân thường gặp
1- Đường tiêu hoá trên (thường là phân đen)
+ Bất thường về mạch máu (dị dạng mạch máu)
+ Rách thực quản do nôn ói dữ dội (hội chứng Mallory-Weiss)
+ Chấn thương hoặc dị vật
+ Dãn và tăng sinh các mạch máu (dãn tĩnh mạch thực quản và dạ dày)
2. Đường tiêu hoá dưới (thường máumàu nâu hoặc đỏ tươi)
+ Viêm ruột (do vi trùng Shigella, vi khuẩn lao, ký sinh trùng amibe, virus)
+ U ruột non
+ Chấn thương hoặc dị vật
+ Dị dạng mạch máu
Các giai đoạn ung thư đại tràng
D- Cần đi khám bệnh ngay trong những trường hợp sau
- Cần đi khám ngay nếu thấy máu hoặc có thay đổi màu sắc của phân.
- Ngay cả khi cho rằng trĩ chính là nguyên nhân gây tiêu máu, cũng cần phải
thăm khám để loại trừ các bệnh nghiêm trọng khác đi kèm.
- Đối với trẻ em, một chút ít máu trong phân thường không phải do nguyên
nhân nghiêm trọng.
- Nguyên nhân thường gặp nhất là do táo bón hoặc do dị ứng sữa.
Tuy vậy cũng nên báo cho bác sĩ biết, ngay cả khi không cần thiết phải có thêm
những đánh giá nào khác.
E- Bác sĩ có thể tiến hành những công việc sau đây
- Hỏi bệnh sử, khám lâm sàng, tập trung vào vùng bụng và trực tràng.
- Bác sĩ sẽ hỏi những điều sau đây để tìm kiếm những nguyên nhân gây tiêu
máu đỏ hoặc tiêu phân đen:
- Bệnh nhân có dùng thuốc kháng đông hoặc NSAIDs (ibuprofen, naproxen,
diclofenac, aspirin)?
- Có chấn thương vùng bụng hoặc trực tràng, có nuốt nhầm dị vật?
- Có dùng cam thảo đen, chì, Pepto-Bismol, tiết canh, huyết động vật?
- Có đi tiêuramáu nhiều lần? Phân mỗi lần có giống nhau không?
- Gần đây có sụt cân?
- Chỉ thấy máu trong giấy vệ sinh mà thôi?
- Phân có màu gì?
- Bệnh xảy ra lúc nào?
- Có triệu chứng và dấu hiệu nào khác đi kèm – đau bụng, ói ra máu, trướng
hơi, đánh hơi nhiều, tiêu chảy, sốt?
- Việc điều trị tuỳ thuộc vào nguyên nhân và mức độ trầm trọng của xuất huyết.
+ Nếu chảy máu nghiêm trọng, BN cần được nhập viện để được theo dõi và
đánh giá.
+ Nếu xuất huyết ồ ạt, người bệnh sẽ được theo dõi và xử trí ở Khoa Săn Sóc
Đặc Biệt.
Có thể cần phải truyền máu cấp cứu.
- Các xét nghiệm chẩn đoán sau đây có thể sẽ được thực hiện:
+ Chụp mạch máu (DSA)
+ Chụp cản quang
+ Chụp CT scan
+ Xét nghiệm máu, bao gồm huyết đồ, công thức bạch cầu, sinh hoá máu, chức
năng đông máu toàn bộ
+ Nội soi đại tràng
+ Cấy phân
+ Xét nghiệm tìm nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori
+ X-quang bụng
Nội soi đại tràng
F-Dự Phòng
- Ăn nhiều rau củ quả và các thực phẩm nhiều chất xơ và ít chất béo bảo hoà.
Điều này giúp giảm táo bón, bệnh trĩ, bệnh túi thừa, và ung thư đại tràng.
- Tránh dùng liều cao và kéo dài các loại thuốc kháng viêm như ibuprofen,
naproxen, diclofenac và aspirin. Chúng kích ứng dạ dày và gây loét.
- Không uống rượu hoặc uống thật ít. Rượu gây kích ứng niêm mạc thực quản
và dạ dày.
- Không hút thuốc. Hút thuốc gây loét và ung thư đường tiêu hoá.
- Cố gắng tránh stress – một yếu tố thuận lợi gây loét tiêu hoá.
- Bệnh nhân nhiễm H pylori cần được dùng kháng sinh và thuốc kháng tiết acid
để ngăn ngừa loét tiêu hoá tái phát.
- Càng chẩn đoán sớm ung thư đại tràng thì khả năng điều trị khỏi càng cao.
Sau 50 tuổi, Hiệp Hội Ung Thư Mỹ khuyến cáo thực hiện một hoặc nhiều các xét
nghiệm tầm soát dưới đây để phát hiện sớm ung thư đại tràng hoặc tình trạng tiền ung
thư:
- Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân mỗi năm.
- Nội soi đại tràng sigma bằng ống mềm hoặc chụp đại tràng mỗi 5 năm.
- Nội soi đại tràng mỗi 10 năm.
. Tiêu ra máu
Tiêu ra máu hoặc tiêu phân đen là một trong các triệu chứng báo động của
những rối loạn hoặc nhiễm trùng trong ống tiêu hóa. Tiêu ra máu. khoẻ của bạn và người thân
A -Tiêu ra máu, tiêu phân đen
- Tiêu ra máu cho thấy cho thấy có thương tổn hoặc rối loạn ở ống tiêu hoá.
- Phân có thể đen,