1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Tài liệu Nghiên cứu phương pháp đo lường trong giao thức BICC và MGCP, chương 1 doc

7 623 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 265,66 KB

Nội dung

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG THẾ HỆ SAU (NGN) VÀ CHUYỂN MẠCH MỀM 1.1 Mạng thế hệ sau NGN 1.1.1 Sự ra đời của mạng thế hệ sau NGN Nhu cầu trao đổi thông tin phản ánh trình độ phát triển của xã h ội. Khi thông tin được thừa nhận như một nguồn tài nguyên quý giá, nhu c ầu về trao đổi thông tin của con người ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng, đa dạng về loại hình thông tin chủng loại dịch vụ. Điều này tạo ra những cơ hội về doanh thu cho những nhà cung c ấp dịch vụ viễn thông, nhưng cũng đặt ra cho họ không ít những khó khăn về mặt công nghệ. Trước đây, lưu lượng chủ yếu là tín hiệu thoại, một hạ tầng cơ sở viễn thông theo mạng điện thoại công cộng PSTN (Public Switched Telecommunication Network) c ũng đủ đáp ứng nhu cầu khách hàng. Mạng PSTN hoạt động trên cơ sở chuyển giao theo ch ế độ kênh (Circuit Mode) với những tổng đài chuyển mạch kênh cho phép chuy ển mạch tín hiệu thoại với độ tin cậy cao, đảm bảo rất tốt tính thời gian thực. Ngày nay do s ự tác động của hai yếu tố: sự gia tăng nhu cầu của khách hàng sự ra đời của những công nghệ mới, hạ tầng viễn thông của mỗi nước đang đứng trước những bước ngoặt. Sự gia tăng nhu cầu của khách hàng về loại hình dịch vụ, không chỉ là tín hi ệu thoại mà bao gồm cả hình ảnh, dữ liệu các dịch vụ đa phương tiện….Nếu như lưu lượng thoại được đáp ứng rất tốt bởi mạng PSTN thì với những loại lưu lượng còn lại mạng PSTN lại tỏ ra có rất nhiều nhược điểm :  Sử dụng băng tần không linh hoạt  Lãng phí tài nguyên hệ thống  Không có cơ chế phát hiện sửa lỗi  Hiệu năng sử dụng mạng không cao … Để thoả mãn nhu cầu của khách hàng, đồng nghĩa với việc gia tăng lợi nhuận, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông yêu cầu những giải pháp công nghệ mới thay thế (hay bổ sung) cho mạng PSTN. Cùng v ới sự gia tăng nhu cầu của khách hàng, công nghệ chuyển mạch gói cũng góp phần đưa ngành công nghiệp viễn thông chuy ển sang thời kỳ mới. Công nghệ chuyển mạch gói đưa ra giải pháp chuyển giao thông tin dưới dạng các gói tin theo phương thức hướng kết nối (connection oriented) hay không kết nối (connectionless) trên các kênh ảo (chỉ thực sự chiếm dụng tài nguyên khi có lưu lượng trên nó). Mạng chuyển mạch gói có thể được xây dựng trên các giao thức khác nhau: X25, IP…trong đó giao thức IP đang là giao thức được quan tâm nhiều nhất. Mạng chuyển mạch gói dựa trên giao thức IP được coi là giải pháp công ngh ệ đáp ứng sự gia tăng nhu cầu của khách hàng. Với khả năng của mình, các dạng lưu lượng khác nhau được xử lý hoàn toàn trong su ốt trong mạng IP, điều này cho phép mạng IP có khả năng cung cấp các loại dịch vụ đa dạng, phong phú bao gồm cả dịch vụ đa phương tiện chứ không riêng gì dịch vụ thoại. Điều này rất có ý ngh ĩa khi trong tương lai, thông tin thoại chỉ còn tồn tại như dịch vụ gia tăng giá trị. Như vậy, để đáp ứng nhu cầu khách hàng các nhà quản trị mạng có hai sự lựa chọn hoặc xây dựng một cơ sở hạ tầng hoàn toàn m ới cho mạng IP hoặc xây dựng một mạng có khả năng cung c ấp các dịch vụ IP bằng cách nâng cấp trên cơ sở mạng PSTN hiện có. Trên quan điểm kinh tế, rõ ràng phương án hai là sự lựa chọn dúng đắn-đó là mạng thế hệ sau NGN-Next Generation Network. 1.1.2 Các đặc điểm ưu điểm của mạng thế hệ sau Hai đặc điểm quan trọng nhất của mạng thế hệ sau NGN đó là: M ạng tích hợp đa dịch vụ phát triển trên cơ sở hạ tầng viễn thông sẵn có với kiến trúc mở:  Các lớp chức năng được tích hợp theo chiều ngang trên lớp truyền dẫn chung dựa trên cơ sở chuyển mạch gói được chia sẻ bởi các dịch vụ khác nhau.  Lớp điều khiển được tách độc lập với lớp truyền dẫn.  Lớp điều khiển có khả năng cung cấp một giao diện lập trình mở nhằm cung cấp môi trường kiến tạo dịch vụ mới. M ột kiến trúc như trên sẽ đem lại nhiều lợi ích với các năng lực đầy hứa hẹn:  Nhờ sự độc lập giữa chức năng truyền dẫn điều khiển kết nối, việc cung cấp dịch vụ mới chỉ đơn giản là việc bổ sung thêm các server vào l ớp dịch vụ nằm phía trên lớp truyền dẫn.  Lớp điều khiển dịch vụ độc lập với lớp truyền dẫn cũng làm gi ảm thiểu ảnh hưởng của việc ứng dụng các công nghệ truyền dẫn mới.  Tất cả các loại hình dịch vụ đều có thể chia sẻ chung một mạng lõi, lưu lượng thoại dữ liệu không cần phải phân bi ệt.  Có khả năng cung cấp các dịch vụ đa phương tiện multimedia 1.1.3 Giải pháp xây dựng mạng thế hệ sau Xu hướng chung hiện nay là hình thành xây dựng các m ạng NGN thông qua việc chuyển đổi mạng PSTN trên nền cơ sở hạ tầng chuyển mạch kênh TDM sang cơ sở hạ tầng chuyển mạch gói IP. Tuy nhiên trong quá trình chuyển đổi, cần một giải pháp lai ghép gi ữa hai phương thức chuyển giao thông tin theo kênh và theo gói. Điều này được đáp ứng bằng cách sử dụng các cổng phương tiện Media Gateway (MG) có cấu trúc phân tán, dưới sự điều khiển của thiết bị điều khiển cổng phương tiện Media Gateway Controller (MGC). Đó chính là công nghệ chuyển mạch mềm-SoftSwitch. PBX M¹ng PSTN, N- ISDN LS M ¹ng Mobile MS M¹ng B-ISDN Mạng công ty M¹ng IP Router M¹ng IP DSLAM M¹ng FR MGC M¹ng lâi (SDH/IP/ATM, C¸p quang) AMG M¹ng gãi MGC M¹ng thuª bao PSTN, xDSL RMG TMG FRS AMG Mạng điều khiển (IP/ATM) MGC MGC MGC AMG Hình 1.1. Mạng NGN với công nghệ chuyển mạch mềm 1.2 Chuyển mạch mềm Các ý kiến khác nhau về chuyển mạch mềm cũng xuất phát từ góc độ nhìn nhận khác nhau về kiến trúc, chức năng. Trước khi đi tới một khái niệm chung, có thể tham khảo một số quan điểm về chuyển mạch mềm của một số hãng khác nhau. CommWorks: . Softswitch bao g ồm các mô đun phần mềm tiêu chuẩn, có chức năng điều khiển cuộc gọi, báo hiệu, có giao th ức liên kết khả năng thích ứng với các dịch vụ mới trong m ạng hội tụ. Thêm vào đó, Softswitch thực hiện chuyển mạch cuộc gọi mà không phụ thuộc vào phương thức truyền dẫn cũng như cách truy nhập mạng, các dạng lưu lượng khác nhau được xử lý trong suốt. Thông qua mạng IP, chuyển mạch mềm cung cấp các d ịch vụ IP với các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. MobileIN: . Softswitch là khái ni ệm trong đó bao hàm việc tách phần cứng mạng ra khỏi phần mềm mạng .Trong mạng chuyển mạch kênh truyền thống, phần cứng phần mềm không độc lập với nhau. Mạng chuyển mạch kênh dựa trên những thiết bị chuyên dụng cho việc kết nối được thiết kế với mục đích phục vụ thông tin thoại. Những mạng chuyển mạch gói với hiệu năng cao hơn sẽ sử dụng giao thức IP để định tuyến thông tin thoại số liệu qua các tuyến khả dụng các thiết bị dùng chung. Alcatel: v ới sản phẩm 5424 Softswitch sử dụng để giảm tải internet chạy các ứng dụng VoIP H.323, 1000 Softswitch ứng dụng làm packet tandem. Softswitch là trung tâm điều khiển trong c ấu trúc mạng viễn thông. Nó cung cấp khả năng chuyển tải thông tin m ột cách mềm dẻo, an toàn đáp ứng các đặc tính mong đợi khác của mạng. Đó là các sản phẩm có chức năng quản lý dịch vụ, điều khiển cuộc gọi gatekeeper, thể hiện ở việc hội tụ các công ngh ệ IP, ATM, TDM trên nền cơ sở hạ tầng sẵn có. Hơn nữa, softswitch còn có kh ả năng tương thích giữa chức năng điều khiển cuộc gọi các chức năng mới sẽ phát triển sau. Như vậy, tuỳ vào thị trường của mình, các nhà cung cấp khác nhau có quan điểm khác nhau về chuyển mạch mềm, tuy nhiên các quan điểm đó bổ sung cho nhau để hình thành một định nghĩa chung về Softswitch. Softswitch là hệ thống chuyển mạch thực hiện đầy đủ chức năng của chuyển mạch truyền thống, có khả năng kết hợp nhiều loại dịch vụ, có thể đáp ứng nhiều loại lưu lượng, kh ả năng kết nối với nhiều loại mạng, nhiều loại thiết bị, dễ dàng nâng c ấp cũng như tương thích với các dịch vụ mới các dịch vụ trong tương lai. Liên hi ệp chuyển mạch mềm quốc tế (ISC-International Softswitch Consortium) u ỷ ban tư vấn kỹ thuật internet (IETF- Internet Enginerring Task Force) đều hướng tới chuyển mạch mềm với kiến trúc mạng phân tán với các thành phần chức năng hoàn toàn độc lập nhau-các thành phần chức năng bao gồm truyền tải, chuyển mạch, điều khiển mạng các logic dịch vụ. Lợi ích mang l ại là mạng này không gặp phải sự giới hạn về phần cứng như trong mạng truyền thống (đó là sự cần thiết giữa chuyển mạch kênh truyền tải, giữa các dịch vụ mạng thông minh với cơ chế và logic dịch vụ). Một chuyển mạch mềm hoàn toàn là chuyển mạch trong đó các thực thể chức năng tồn tại trong các thiết bị thành phần vật lý khác nhau phân tán. Hiện nay chức năng truyền dẫn đang bắt đầu chuyển cho các thành phần mạng trên cơ sở IP. Trong tương lai, chức năng điều khiển mạng, logic dịch vụ cũng sẽ tách rời khỏi chức năng chuyển mạch. Việc phân bố các th ực thể chức năng sẽ cho phép dễ dàng phát triển các thuộc tính tiên tiến chuyển giao với chi phí thấp. Nỗ lực tách các thực thể chức năng ra khỏi chuyển mạch làm cho chức năng chuyển mạch trở nên đơn giản hơn, hiệu quả hơn rẻ hơn. Các logic dịch vụ phân bố cũng làm cho việc phát triển các ứng dụng không bị hạn chế bởi các dịch vụ chuyển giao, điều khiển kiến tạo tập trung. M ạng NGN (Hình 1.1) được xây dựng theo chuyển mạch mềm sẽ có cấu hình mạng lõi là các tổng đài chuyển mạch mềm được liên kết bằng mạng chuyển gói IP, ATM. Phần tiếp cận thuê bao là các node truy nh ập băng rộng thiết bị truy nhập tích hợp. Mạng lõi giao tiếp với các mạng ngoài thông qua các MG hoạt động dưới sự điều khiển của MGC. . Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG THẾ HỆ SAU (NGN) VÀ CHUYỂN MẠCH MỀM 1. 1 Mạng thế hệ sau NGN 1. 1 .1 Sự ra đời của mạng thế hệ sau. dụng tài nguyên khi có lưu lượng trên nó). Mạng chuyển mạch gói có thể được xây dựng trên các giao thức khác nhau: X25, IP trong đó giao thức IP đang là giao

Ngày đăng: 26/01/2014, 20:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Xu hướng chung hiện nay là hình thành và xây dựng các mạngNGN thông qua việcchuyển đổimạngPSTN trên n ền cơ s ở - Tài liệu Nghiên cứu phương pháp đo lường trong giao thức BICC và MGCP, chương 1 doc
u hướng chung hiện nay là hình thành và xây dựng các mạngNGN thông qua việcchuyển đổimạngPSTN trên n ền cơ s ở (Trang 4)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w