1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tài liệu Phim tài liệu VN pdf

6 449 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 281,88 KB

Nội dung

Phim tài liệu VN Lâu nay, các nhà làm phim tài liệu VN vẫn khiêm nhường khi có sự xuất hiện các đồng nghiệp người nước ngoài, tỏ ra là người học nghề hơn là người đang làm nghề. Cảnh trong phim Phóng viên chiến trường Lần đầu tiên, Hãng phim TL và KH TW phối hợp cùng với Đại sứ quán Thụy sĩ, Đức, Italia, phái đoàn Walloni – Bruxelles ( Bỉ) đồng tổ chức Tuần lễ phim tài liệu quốc tế HN 2009. Bốn phim tài liệu đại diện cho điện ảnh châu Âu là Người thắng kẻ thua ( Đức), Ngày xửa ngày xưa … những thú vui bình dị ( Italia), Phóng viên chiến trường ( Thụy sĩ), Mizike Mama ( Bỉ). Hãng phim TL và KH TW giới thiệu 4 bộ phim mang chủ đề tương ứng để người xem có thể so sánh và suy ngẫm : Gầm cầu mặt nước, Bài ca trên đỉnh Tà Lùng, Trở lại Ngư Thủy, Một trích đoạn cũ. Đặc điểm chung của các bộ phim chiếu tại Tuần lễ phim tài liệu HN 2009 đều phản ánh sự giao thoa và đa dạng văn hóa giữa cộng đồng các dân tộc, những xung đột, mâu thuẫn giữa con người với con người từ những nền văn hóa khác nhau, bảo tồn và lưu giữ nét đặc sắc văn hóa trong xu thế toàn cầu hóa. Hai bộ phim Phóng viên chiến trường, Mizike Mama rất nổi tiếng trên thế giới, giành được nhiều giải thưởng quốc tế khác nhau. Bốn bộ phim của VN đều từng đoạt giải tại các liên hoan phim trong nước. Riêng bộ phim Trở lại Ngư Thủy từng giành giải phim tài liệu hay nhất tại LH phim châu Á Thái Bình Dương. Bên cạnh mục đích giao lưu trao đổi văn hóa, Tuần lễ phim tài liệu HN 2009 còn mang nghĩa khởi động lại lòng yêu nghệ thuật của khán giả đối với phim tài liệu, thể loại phim gần gũi với cuộc sống nhưng không có nhiều người xem. Đối với các nhà làm phim tài liệu, họ ngầm hiểu với nhau, đây không chỉ là cuộc giao lưu, học hỏi lẫn nhau, mà còn là một cuộc thi xem ai hay hơn ai, đồng thời để xác định phim tài liệu VN hiện đang ở đâu trong gia đình họ hàng điện ảnh tài liệu thế giới. Sau 4 buổi tối chiếu phim, điều ngạc nhiên duy nhất là người xem có mặt khá đông, rạp chiếu hơn 200 chỗ thường xuyên chật kín, điều không ngạc nhiên là chúng ta có thể xác định phim tài liệu VN hiện nay không ở đâu cả. Phim tài liệu của chúng ta thường ngắn ngủi, khán giả chưa kịp ngồi ấm chỗ đã thấy chữ hết, chưa kịp hiểu đầu cua tai nheo của câu chuyện ra sao đã thấy tác giả kết luận lại bộ phim. Phim tài liệu nướcngoài, các tác giả chuẩn bị đầy đủ thể lực, kĩ thuật chiến thuật, các miếng đánh để thi đấu 90 phút trong một trận bóng đá. Phim tài liệu VN chỉ đủ sức thi đấu 20 – 30 phút. Nghĩa là phim của chúng ta đá 1 phần 3 trận đấu. Hai phần 3 thời gian còn lại, chúng ta xem họ chơi như thế nào. Phim tài liệu của chúng ta một mình một chợ nên chơi một mình một kiểu. Không phải các nhà làm phim tài liệu VN không biết thời lượng chuẩn của một bộ phim tài liệu dài bao nhiêu phút, nhưng từ rất nhiều năm nay chúng ta không phá nổi cái khung kinh phí hạn hẹp để chỉ có thể làm phim dưới 30 phút (nếu phim làm theo kĩ thuật analog, hoặc kĩ thuật số), 20 phút đối với phim nhựa. Cũng có tác giả làm phim dài hơn, hoặc phim tài liệu nhiều tập, tuy nhiên bắt buộc phải ôm đồm rất nhiều thứ cả vi mô và vĩ mô, tản mạn quá nhiều vấn đề, nhắc tới hàng loạt nhân vật kể cả có tên và không tên. Một ví dụ cụ thể, khi làm phim tài liệu về nhà tù Côn Đảo, tác giả phải dồn 113 năm lịch sử nhà tù với các âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, với chân dung của những người tù vào một khuôn khổ hữu hạn của phim,. Trong phim cái gì cũng có, nhưng chưa tới đầu tới đũa vấn đề này đã nhảy sang vấn đề khác. Chưa kể các nhà làm phim tài liệu VN không chuẩn bị đầy đủ về tâm thế, độ dày dặn của tư duy, mảng miếng kĩ thuật để bắt tay vào một công việc dài hơi. Còn có lí do khác rất đời, tác giả làm phim không nhanh không nhiều thì đói. Làm phim truyện, tác giả sáng tạo ra thế giới của riêng mình. Làm phim tài liệu, tác giả phải sống và ghi chép lại bằng hình ảnh thế giới hiện thực mà chúng ta đang sống. Tác giả phim tài liệu giống như bác sĩ đang hành nghề, nhìn các triệu chứng lâm sàng của cuộc sống từ góc nhìn của ngành y và quyết định mổ xẻ cuộc sống bằng con dao của nhà phẫu thuật. Hoạt động bên lề Tuần lễ phim tài liệu HN 2009 là cuộc hội thảo về phim tài liệu với sự tham gia của 2 nhà làm phim Violaine de Viller người Bỉ, tác giả phim Mizike Mama và Joseph Paquin người Italia, tác giả phim Ngày xửa ngày xưa … những thú vui bình dị. Hai đạo diễn người Bỉ người Italia xem phim VN qua con mắt của bác sĩ phẫu thuật. Họ nhìn phim tài liệu VN một cách lạnh lùng khách quan, không vị tình mà vị nghệ thuật vị cuộc sống. Họ nói rằng phim tài liệu VN không có vấn đề gì về kĩ thuật ( nghĩa là phim tài liệu VN được quay bằng những máy quay không lạc hậu so với châu Âu, thậm chí còn chơi sang hơn khi quay phim tài liệu bằng phim nhựa), các cảnh quay đẹp, có thể được coi là đã hình thành nên một phong cách quay phim tài liệu VN. Tuy nhiên, theo tôi, cảnh quay đẹp về kĩ thuật khác xa với các cảnh quay đẹp về cảm xúc. Họ khen phim tài liệu VN có cách lựa chọn đề tài rất tốt, rất phù hợp với những vấn đề của thời đại của toàn cầu của nhân loại. Họ tuân theo nguyên tắc khi làm phim: hết khen rồi đến chê. Đây mới là vấn đề những người làm phim tài liêụ quan tâm, dù có đau cũng phải chịu khi các con bệnh đã trót nằm trên bàn mổ. Thứ nhất, phim tài liệu VN có vấn đề trong cách tiếp cận hiện thực. Các nhà làm phim tài liệu VN đứng bên ngoài cuộc sống nhìn vào cuộc sống, phản ánh về thân phận con người một cách khách quan. Tác giả không đặt bản thân mình vào nhân vật nên chưa cảm nhận sâu sắc niềm vui nỗi buồn của nhân vật. Điểm xuất phát của phim không bắt nguồn từ bên trong con người, do vậy đã có khoảng cách khá lớn giữa bộ phim do tác giả làm ra và người xem, truyền lửa tới người xem với độ nóng vừa phải, có kìm nén và tiết chế. Thứ hai, phim tài liệu VN có vấn đề trong cách kể chuyện. Giống như người đẹp vô duyên, có sắc mà không hưong. Điều này phụ thuộc vào tài năng của đạo diễn, giống như một người thầy khi đứng lớp. Có ông/ bà thày kiến thức uyên thâm nhưng lên lớp không ma nào nghe. Có ông/bà thày kiến thức vừa phải nhưng hễ cất giọng học sinh sán lại gần mà nghe. Về kĩ năng kể chuyện, có lẽ đạo diễn phải học theo nghề của các nhà truyền giáo. Có những bộ phim, chủ đề không mới, chi tiết bình thường, nhân vật quá cũ, nhưng do cách kể chuyện bằng hình hấp dẫn nên trở thành bộ phim hay và ngược lại. Lại một lỗi khác, phim tài liệu VN thích kể chuyện bằng lời bình, mang nặng tính giáo dục tuyên truyền, dạy khôn cho người xem cứ phải như thế như thế mới đúng đạo lí làm người. Thực ra, hành động của các nhân vật trong phim đã mang đầy đủ chức năng giáo dục như trong lời bình. Vậy thì, lời bình phải bị thẻ đỏ để loại ra khỏi cuộc chơi, lời bình đã làm thay khả năng suy ngẫm của người xem. Chỉ khi nào hình ảnh không đủ sức, lời bình mới có quyền lên tiếng. Thứ ba, phim tài liệu VN có vấn đề trong cách thức xây dựng nhân vật. Nhân vật trong phim nhảy nhót hết chỗ nọ sang chỗ kia. Họ như những thánh nhân, tốt bụng tới mức không tưởng. Con người phải có những góc khuất, góc không người. Cần phải đảy con người tới tận cùng của số phận, hành động của họ lúc đó sẽ người hơn sẽ đáng nhớ hơn. Phim tài liệu VN cũng tham khi liệt kê trên hình ảnh quá nhiều nhân vật nên loãng, người xem khó theo dõi khó phân biệt ai là ai. Nhẽ ra, cần ít nhân vật hơn, nhân vật nào đã xuất hiện phải thật rõ ràng về nhân cách và cá tính. Hai đạo diễn châu Âu đánh giá cao bộ phim Trở lại Ngư Thủy của cố đạo diễn Lê Mạnh Thích và Lò Minh về sự tinh tế, nhạy cảm và lòng nhân ái, có thể chiếu ở châu Âu châu Mỹ mà không sợ xấu hổ. Đương nhiên. Đạo diễn Lê Mạnh Thích và Lò Minh đã làm phim bằng cả cuộc đời mỉnh, bằng cả trải nghiệm qua năm tháng giữa chiến tranh và hòa bình, đã sống đã đi qua và là nhân chứng của cả một thế hệ. Cũng cần phải nói thêm một cách công bằng, các nhà làm phim tài liệu VN hiện nay chỉ được phép làm phim trong vòng vài ba tháng, không làm vài năm một phim như các nhà làm phim tài liệu nước ngoài vẫn thường làm. Nếu có nhà đầu tư, họ làm một phim có thể đủ sống nhiều năm. Các nhà làm phim tài liệu VN làm phim theo kiểu nghệ sĩ – công chức, chất tuyên truyền nhiều hơn chất nghệ sĩ. Các nhà làm phim tài liệu nước ngoài làm phim với tư cách nghệ sĩ – công dân, bản năng sáng tạo được đặt lên hàng đầu. Tâm thế của người làm nghề khác nhau tạo nên sự khác biệt trong phương pháp tiếp cận hiện thực. Chắc chắn điều này chỉ đúng với khái niệm số nhiều, còn số ít vẫn có thể vượt qua những rào cản tâm lí và tư duy. Bằng chứng là một số đạo diễn phim tài liệu VN đã mang tên tuổi của mình đi ra thế giới. Lâu nay, các nhà làm phim tài liệu VN vẫn khiêm nhường khi có sự xuất hiện các đồng nghiệp người nước ngoài, tỏ ra là người học nghề hơn là người đang làm nghề. Khiêm tốn đúng mức khiến người ta lớn hơn, khiêm tốn quá mức khiến người ta nhỏ bé. Nhưng có một điều không thể phủ nhận, khi xem 4 bộ phim châu Âu chiếu tại Tuần lễ phim tài liệu HN 2009, tính tác giả thể hiện trong tác phẩm quá mạnh, thông qua phim, tác giả có thể áp đặt và sai khiến người xem, bắt người xem phải suy nghĩ và đồng cảm. Có thể hiểu, đó là cá tính của người làm nghề, phải để người xem phim biết mình là ai và quan điểm của mình về vấn đề trong phim như thế nào, rõ ràng phân minh, đôi khi tới mức quyết liệt. Sự mạnh mẽ của cá tính sáng tạo dựa trên nền tảng của tư duy, sự hiểu biết, kinh nghiệm sống và lòng nhiệt thành đấu tranh cho lẽ phải. Vì thế, phim của họ sống động và giàu sức thuyết phục. Từ trước tới nay, phim tài liệu vẫn được giới phê bình coi là thể loại phim đồng hành cùng cuộc sống, tác động tới cuộc sống và định hướng lại dư luận xã hội bằng lòng nhân ái, bằng lương tri và lẽ phải. Cá tính sáng tạo của tác giả càng mạnh mẽ bao nhiêu, tác động tới người xem càng lớn bấy nhiêu. Một bộ phim bị coi là nhạt, bởi vì bộ phim đó thiếu cá tính. Làm thế nào để phim không bị nhạt, mỗi tác giả phải tự hỏi lại bản thân mình. Đặt ra một câu hỏi cũng đã là một câu trả lời. . các nhà làm phim tài liệu VN hiện nay chỉ được phép làm phim trong vòng vài ba tháng, không làm vài năm một phim như các nhà làm phim tài liệu nước ngoài. lề Tuần lễ phim tài liệu HN 2009 là cuộc hội thảo về phim tài liệu với sự tham gia của 2 nhà làm phim Violaine de Viller người Bỉ, tác giả phim Mizike

Ngày đăng: 26/01/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w