1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Những tồn tại của các báo cáo tài chính VN pdf

13 313 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 230,68 KB

Nội dung

Những tồn tại của các báo cáo tài chính VN 1. Tổng quan sự khác nhau của hệ thống báo cáo tài chính Việt Nam và Quốc tế. Khác vớiVAS, IAS mặc dùđưa ra rất chitiết các định nghĩa, phương pháp làm,cách trìnhbày và nhữngthông tinbắt buộc phải có trong các báocáo tài chính nhưnghọ khôngđưa ra nhữngbiểu mẫu báo cáo bắt buộc tất cả các công ty phải tuân theo vì họ hiểucác côngty có quy mô, đặc điểmngành nghề kinh doanhrất khác nhau. Chế độ kế toán Việt Namkhông những đưa ra mộthệ thống tàikhỏan kế toán thống nhất bắt buộc mà cònđưa ra cácbiểu mẫu báo cáo tài chính thống nhất bắt buộccho tất cả các doanh nghiệp ápdụng (hầu hết các quốc gia trên thế giới không làm như vậy). 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2.1 Lãi từ hoạt động kinh doanh không theo thông lệ quốc tế và khó có ý nghĩa để so sánh và quản trị. Lãi từ hoạt độngkinh doanh (Operating Profit/ Income) của mộtcông tyrấtquan trọng, nó là nguồn lãi quantrọngnhất và ổn định nhất của một doanhnghiệp. Khác vớicác nguồn lãi từ các hoạt độngtài chính hay các hoạt động khác về nguyên tắc thường không ổn định và khó dự đoán. Chínhvì vậy trong chuẩn mựcvà thônglệ kế toán quốctế lãi kinhdoanh là các khoảnlãi lỗ từ các họat độngkinh doanhthôngthường củadoanh nghiệp, không bao gồm các khoảnthu nhập và chi phí tài chính(chi phí lãivay). Tuy nhiên theo VAS 21“Trình bày các báo cáo tài chính” thì “Lợi nhuận thuầntừ hoạt độngkinh doanh” bao gồmcả lợi nhuận và chi phí tài chính. Để dễ hiểu hơn chúngta hãyxem ví dụ sau. Côngty X trongnăm2009 có doanh thu bánhàng là100 tỷ đồng, giá vốn hàng bánlà 60 tỷ, chi phí bán hàng và chiphí quản lý chungtươngứng là 12tỷ và8 tỷ. Trongnăm côngty có hoạt động bán cổ phiếu lãi 50 tỷ và chi phí lãi tiền vay là 10 tỷ. Vớicác thông tintrên, báocáo kết quả kinhdoanh năm 2009 của công ty Xđược trìnhbày theochuẩn mực (thônglệ) quốctế và Việt Nam như sau. Theo IAS, công tyX có lãi kinhdoanhlà 20 tỷ,đó là kết quả của cáchoạt độngsản xuất,kinhdoanhcủa công ty mà chưa gồm thunhập tài chínhvà chiphí lãi tiềnvay. Điều nàycho phép các nhàđầu tư có thể dự đoán, trong những năm tới nếu các điều kiện khác khôngthay đổi, lãi kinh doanh của côngty cũngsẽ ở mức20 tỷ, cộng mộttỷ lệ tăng trưởng nào đó. Tuy nhiên nếu theo VAS, côngty X có“lãi thuần kinh doanh” lên đến60 tỷ do nó baogồm lãi kinhdoanh theo IAS cộngthêm khoản lãi kinhdoanh chứngkhoán 50 tỷ và trừ chi phí lãi vay 10tỷ.Theo cáchtrình bày này cácnhà đầu tư dễ nhầm lẫntai hạirằnglãi kinhdoanh của công ty Xlà 60 tỷ, năm tớinếu không có gì đặcbiệt nócũng ở mức tương tự.Tuy nhiênkhoảnlãi 50 tỷ báncổ phiếu chỉ làmột trườnghợp đặc biệt và nó sẽ không xuất hiện trong năm tới! 2.2. Lãi cơ bản mỗi cổ phiếu (EPS) chưa tính đúng EPS làmột trong những chỉ tiêu đượcsử dụng thường xuyênnhất đốivới các nhà đầu tư, và cũngảnh hưởng lớn đối với giá cổ phiếu công ty. Tuy nhiên VASvà các hướngdẫn về nó vẫn còn chưa đầy đủ cũng như việc triển khaithực hiện nó còn có nhiều vấn đề. EPS cơ bản: Theo VAS 30,thông tư số 21/2006/TT-BTC hướng dẫn VAS 30 vàIAS 33, EPScơ bản đềuđược tínhtheo công thức sau: EPS cơ bản = Tổnglãi/(lỗ) thuần thuộccác cổ đôngphổ thông . ___________Số bình quân gia quyền cổ phiếu phổ thông lưu hành trongkỳ a) Tử số: - Lãi thuộc cổ đông phổ thông nhưng lại chưa trừ các quỹ không thuộc cổ đông: VAS 30 không đề cậpđến việcphải điều chỉnh giảm các khoản lãi nhưng khôngdành cho cổ đông phổ thông như quỹ khen thưởng khách hàng, quỹ thưởng cho Hội Đồng QuảnTrị, và đặcbiệt là Quỹ Khen Thưởng PhúcLợi dànhcho nhân viên. Những khoản này theo IAS nó được ghi nhận là các khoản chi phí để trừ ra khỏi lãi dành cho cổ đông. Thôngthường sau một năm hoạt độngcó lãi, các công ty thường dành khoảng 5-15% tổng số lãithuần sau thuế để chi chonhân viên dưới hình thức lập Quỹ khen thưởng, phúc lợi. Có những công ty tỷ lệ này năm 2009 lên đến 30%như ThanNúi Béo (NBCtrên sàn HNX) b) Mẫu số: Số bìnhquân gia quyền của các cổ phiếu phổ thông lưu hành trong kỳ. Tuy nhiên những sự kiện chia tách cổ phiếu, thưởng cổ phiếu,chia cổ tức bằng cổ phiếu thìcổ phiếu được tính từ ngày đầutiên trongkỳ (xem chi tiết phần 2.3.). 2.3. EPS không điều chỉnh hồi tố hoặc điều chỉnh hổi tố chưa đầy đủ. Thông tư 21 hướng dẫn VAS30 đã đề cập khá rõ ràng là trongnhững trường hợp gộp, chia tách và thưởng cổ phiếu mà khôngcó bất cứ một sự tăng,giảm về dòng tiền, hay tài sản và nguồn vốn đối với công ty, thì cổ phiếu gộp,chia tách, thưởng mặc dù phátsinh bất cứ thời điểm nào trong kỳcũng phải đượctính vào ngày đầu tiên của năm báo cáo. Và cũng sẽ điều chỉnh tương ứng cho số cổ phiếu của những năm trước để có tínhso sánh giữa các năm. Mặc dù thôngtư 21không đề cập đến việc chia cổ tức bằng cổ phiếu (stock dividend), nhưngbản chất của việc chia cổ tức bằng cổ phiếu giốngnhư thưởng cổ phiếu (bonusissue), điều này được ghi rất rõ trongIAS 33. Đề nghị chế độ kế toán ViệtNamnên bổ sungviệc chiacổ tức bằng cổ phiếuđể việc thựchiện tạicác công ty dễ dàng hơn. Kể cả trong trường hợp chưa cóhướng dẫn bổ sung việc này thì các doanh nghiệp cũngnên điều chỉnh cho đúngbản chấtmà nó không trái với các quy định của chuẩn mực,làm như vậy là đúngvới VAS30. Ví du: côngty Acó 10 triệu cổ phiếu, ngày 30.6.2009công ty quyết địnhchia cổ tức bằngcổ phiếu với tỷ lệ 20%, Haychia cổ phiếu thưởng, 100 cổ phiếu hiệnhữu được chia20 cổ phiếu mới. TínhEPS năm2009 và EPStươngứng năm 2008 nếu tổng số lãi của Anăm 2009và 2008tương ứnglà 40 tỷ và 34 tỷ đồng. Kỳ kế toán là từ 1.1 đến 31.12 hàng năm. Giải: Năm 2009 Năm 2008 1. Lãi thuần sauthuế (triệu đ) 40.000 34.000 2. Số cổ phiếu đầukỳ (ngày 1.1),(triệu)10 10 3. Cổ phiếu thưởng phát hành (triệu)2* 2 ** 4. Tổng số cổ phiếulưu hành bq (triệu) 12 12 5. EPS cơ bản (=(1)/(4)) 3.333đ/CP2.833 đ/CP * Mặc dù thưởng haychia cổ tức bằng cổ phiếu được thực hiện ngày 30.6.2009 nhưng khilập báo cáo tài chínhnăm 2009, công tysẽ phải tính số cổ phiếu tăng thêmngay từ ngày đầu năm,ngày 1.1.2009. * * Trong báo cáotài chínhnăm 2009, để thấy được xu hướngEPS quacác năm, chúng ta phải điều chỉnh (hồi tố) lại EPS năm 2008 vàcác nămtrướcđó bằng cách tăng số cổ phiếu thưởngcủa năm 2009 vào cả năm2008 và các năm trước đó (thườnglà 5 năm, cả năm hiện tại). Nếukhông điều chỉnh số 2 triệu cổ phiếu thưởng cho năm2008, thì EPS gốc 2008là 3.400đ/CP (=34 tỷ/10triệu CP) cao hơnso với năm 2009, nó khôngphản ánh đúng xuhướng EPS.Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết, hầu hết chưa thực hiện việc điều chỉnh hồi tố này, làm các nhà đầu tư rất khó khăn để có được thông tin chính xác về EPS . Trường hợp phát hành quyền mua (Rights Issue): Đó là phát hành quyền mua cổ phiếumới cho các cổ đông hiện hữu với giá thấp hơngiá thị trường hiện tại. Do vậy ở đây đã bao gồm một yếu tố thưởng. Để tínhđược EPS khicó phát hành quyền mua, đầu tiên chúng tacần tínhgiá quyền mualý thuyết (Theoretical ex- rights price). Ví dụ: Công ty HAP có 3.850.250cổ phiếu đang lưu hành từ đầu năm 2006. Ngày 16/6/2006HAP phát hành thêm 1.925.125cổ phiếu (cứ hai cổ phiếu hiện hữu được quyền mua1 cổ phiếumới) với giá 25.000đ/cp. Giá cổ phiếu ngàycuối cùng chốt danhsách phát hành ngày 15/6/2006là 55.000đ/cp.Yêu cầu tính: 1. Giá lý thuyết quyền mua 1 cổ phiếu? 2. EPS năm 2006? Biết rằng lãi thuầnsau thuế năm 2006 là 16tỷ đồng. 3. Tính EPSđiềuchỉnh cho năm 2005và 2004? Biết rằng lãi thuần năm2005 là 14,58 tỷ và EPS gốc năm 2004 là 4,492 đ/cp. Lời giải: 1. Giá lý thuyết quyền mua 1cổ phiếu được tính: - Trướckhi phát hành: 2 CPx giá 55.000 đ/CP = 110.000đ - Phát hành quyền mua: 1 CP x giá 25.000 đ/CP = 25.000đ - Giá trị lý thuyếtcủa 3 CP (=110.000 + 25.000) = 135.000 đ - Giá lý thuyết quyền mua mỗi CP bìnhquân =135.000đ/3 =45.000 đ/CP. 2. Tính EPSchonăm 2006: - Số cổ phiếu trướcngày phát hành quyền mua là 3.850.250 CP sẽ đượcnhân với tỷ lệ giữagiá thị trườngngày cuốicùng trước khiphát hành (55.000đ/CP)và giá lý thuyết quyền mua(45.000đ/CP) - Số cổ phiếu bình quân củacả năm được tính theo 2 giai đoạn là: Giai đoạn trước khiphát hànhcổ phiếugiá thấp. Vìnó có yếu tố thưởngdo vậy giống như việc tính EPSđiềuchỉnh cho việcthưởng cổ phiếu nêu ở trên, chúng ta phải nhân số cổ phiếu với hệ số thưởng này. Hệ số thưởngbằng: Giá thị trường ngày cuối trước khichốt sổ phát hành =55 Giá lý thuyết quyền mua 45 Như vậy số cổ phiếu bình quân của cả năm sẽ được tính như sau: + Giai đoạn 1: từ 1/1-15/6/2006,tức 5,5tháng: 3.850.250cp x 5,5 tháng/12 tháng x 55/45= 2.156.853 cp + Giai đoạn 2: từ 15/6-31/12/2006 tức 6,5 tháng: (3.850.250+ 1.925.125) x6,5 tháng/12tháng = 3.128.328cp Tổngsố cổ phiếulưu hành bìnhquântrong năm = 5.285.181 cp EPS năm2006 = 16 tỷ/ 5.285.181cp = 3.027 đ/cp Tính EPSđiều chỉnh cho năm2005 vànăm 2004 (Khi lập báo cáo năm2006 để so sánh với năm 2005,2004): - EPSđiều chỉnh =EPS gốc x Giá lý thuyết quyềnmua . Giá thị trường ngày cuối trước khiphát hành mới Lưu ý: Hệ số điều chỉnh nàylà đảo ngược của hệ số điều chỉnhsố cổ phiếu ở phần trên. - EPSgốc năm 2005 =14,58tỷ đ/ 3.850.250cp = 3.787đ/cp - EPSđiều chỉnh năm 2005 =3.787đ/cp x45/55= 3.098 đ/cp - EPSđiều chỉnh năm 2004 =4.492 đ/cp x 45/55= 3.675 đ/cp Khi phân tích tăng trưởng EPS các năm,nhà đầu tư cần phải sosánh cácEPS đã điều chỉnhchứ không phải so sánhEPS gốc. 2.4. Không trình bày EPS pha loãng (Diluted EPS) trên Báo cáo kết quả kinh doanh. Các công ty có thể phát hànhcáccổ phiếu tiềm năng như như trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếuưu đãi, các quyền muahay chứng quyền (options or warrants) mà nó sẽ chuyển đổi thànhcổ phiếu phổ thông trong tương lai.Khi đó EPS củacông tysẽ thayđổi rất lớn docông ty tăng một lượng lớncổ phiếu phổ thông nhưng không có thêmdòng tiền vào. Trongnhững hợp như vậy, nếunhà đầu tư dùng EPScơ bản để dự đoán EPS chotương laicó thể sẽ dẫn đến những sailầmrất nghiêmtrọng.Bởi vậy IAS33 yêucầu bắt buộc báo cáokết quả kinh doanhcủa cáccông ty phảitrình bày cả hai chỉ tiêu EPS cơ bản và EPSpha loãng trên bề mặt của Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh với mức độ nổi bật như nhau. Cách tính EPS pha loãng: a) Lãi:Là lãi dùngđể tínhEPS cơ bản và đượcđiều chỉnh bởi các ảnh hưởng sau thuế của các khoản: a) Các khoản lãi suất tiền vaytrong kỳ của cáctrái phiếu chuyển đổi tiềm năng b) Cáckhoản cổ tức của các cổ phiếuưu đãi chuyển đổi tương lai mà chúngđã được trừ ra khỏi khitính lãi cho EPS cơ bản. c) Cáckhoản thayđổi khác trong thu nhập và chi phí (phí, chiết khấu, tiền thưởng) mà chúng là kết quả của việc chuyển đổi các trái phiếuchuyển đổi hay cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi thành cổ phiếuphổ thông. b) Số cổ phiếu: làsố bình quân giaquyền của cổ phiếu phổ thông dùng để tính EPS cơ bản cộngvới các cổ phiếu phổ thông mà chúng sẽ đượcpháthành từ việc chuyển đổi tất cả các cổ phiếu tiềm năng (trái phiếu chuyển đổi,cổ phiếu ưuđãi) thành các cổ phiếuphổ thông. Chúng ta luôn phải giả định cáccổ phiếu tiềm năng này sẽ được chuyển đổi thànhcác cổ phiếu phổ thông vào ngày đầu tiên củakỳ báo cáo. Ví dụ: Ngân hàng ABC năm 2007có lãi thuần sau thuế là 1.680tỷ đồng và có khối lượng cổ phiếu lưu hành bình quân là 198,8triệu CP,EPS cơ bản năm 2007là 8.451 đ/CP.ACB đã phát hànhhai đợttrái phiếu chuyển đổivới tổng số tiền là 1.900 tỷ đồng, lãi suất 10%/nămvà sẽ chuyển đổithành 190 triệu cổ phiếu phổ thông trong vòng1-3 năm tới. Tỷ lệ thuế TNDN là28%. Tính EPSpha loãng của ACB năm 2007. Giải: 1. Tính số cổ phiếu phổ thông: 198,8triệu +190 triệu = 388,8triệu CP. 2. Tính số lãi thuần: Số lãi thuần hiện tại 1.680tỷ Cộng lãi suất tiền vaygiảm (1.900 tỷ x10%)= + 190tỷ Trừ thuế TNDN trên phần lãivay (190 tỷ x 28%) = - 53,2tỷ Lãi thuần sau điềuchỉnh 1.816,8tỷ 3. EPS phaloãng= 1.816,8 tỷ/ 388,8 triệu CP =4.673 đ/cp Như vậy EPSphaloãng thấphơn so với EPS cơ bản 3.778 đ/CP (=8.451– 4.673) tức 45%. 3. Bảng cân đối kế toán (BCĐKT): Là mộtbáo cáotài chính quan trọngđể phản ánh tìnhhình tài chính củamột doanh nghiệp tại một ngày cụ thể. 3.1. Vốn chủ sở hữu bao gồm cả những khoản không thuộc chủ sở hữu. Như đã đề cập ở phần báo cáo kết quả kinhdoanh.Một số khoản phải trả thưởngcho nhânviên, cho hội đồng quản trị như các quỹ khen thưởng phúclợi, thựcchất là các khoản phảitrả chứ khôngthuộc vốn chủ sở hữunhưng vẫn được báocáo trong mục vốn chủ sở hữu. Nó cần phải được loại ra khỏivốn chủ sở hữu và đối xử như các khoản chi phí phải trả. 3.2. Các khoản cổ tức phải trả theo đề nghị nên được ghi giảm “Lãi chưa phân phối”.Đaphần cáccông ty đều chia cổ tức lần cuối hoặc duynhất sau kỳ họp đại hội đồngcổ đôngthường vào cuối quý 1 và đầu quý 2 năm tiếptheo. Tuyvậy khi lập báo cáo tài chínhnăm, các công ty thường đã có kế hoạch chia cổ tức cho năm rồi mặc dù nó có thể được công bố hay chưa.Xét về bản chất các khoản vốnchủ sở hữulànhững khoản mà công ty đượcsử dụng lâu dài mà không phải lotrả nợ. Những khoản cổ tức nàycho dù chưa có quyết định chính thức, mới chỉ có đề nghị từ Hội đồng quản trị haysự ước tính của ban lãnhđạo công ty thì các công ty cũng nên ghinó vào làmột khoản cổ tức (ước tính) phải trả vàghi giảmphần vốn “Lãi chưa phân phối”.Làm đượcđiều đó sẽ làm cho Bảng cân đối kế toán phản ánh chínhxác hơn tình tình tàichính, vốn chủ sở hữucủa công ty. 3.3. Các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn và dài hạn dưới 20% vốn vào một công ty được đầu tư nên được báo cáo theo giá hợp lý có thể thực hiện được (giá thị trường)giống như IAS hơnlà báo cáo theo giá vốn như VAS hiện nay (mặc dù có sự điều chỉnh nếu giá thị trườngxuống thấp hơn giávốn). Hiện nay do giá chứngkhoán trên thị trường xuốngở mức kháthấp cácnhà đầutư nên xem phần thuyết minh các báo cáo tài chính liên quan đến việc lậpdự phòng giảm giá các khoản đầu tư, xemxét việc công ty có lập dự phòng đúng và trung thực theo quy địnhhaykhông? Nócó thể ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanhnếu công ty có khoản đầu tư tài chính lớn. 3.4. Các khoản phải thu, phải trả thương mại khôngnên bao gồm cả các khoản phải thu,phải trả cho các hoạt độngđầu tư tài sảndài hạn(xem phần báo cáolưu chuyển tiền tệ). 3.5. Giá trị của hàng tồn kho có thể không phải là giá trị hợp lý có thể thực hiện được do: 1) không được lập dự phòng một cách nghiêm túctheo giá trị thuần cóthể thực hiện được, nhất là với tình hình kinh tế suy thoái như hiện nay,rất nhiều loại hàng hóa phải giảm giá rất mạnh,mà vẫn rấtkhó bán. 2) chưa tính theo mức độ hoạt động bình thường của doanhnghiệp.Hầu hết các doanh nghiệp vẫn tính giá thành theo phương pháp thực tế (actual costing),phân bổ chi phí sản xuất chung chothành phẩm theo chiphí thựctế phát sinh. Việc phân bổ theo thực tế có thể làm chogiá thành hàng tồn khobiến động lớn giữa các kỳ và nó khôngphản ánhđúnggiá thành của hàng tồn kho.Theo IAS 2 và VAS2 về “Hàng [...]... thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không phải là các hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính. ” và “Hoạt động đầu tư là các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền.” Giả sử công ty A năm 2008 có lãi thuần sau thuế là 30 tỷ, chi phí khấu hao của năm là 5 tỷ, số dư các tài khoản tài sản ngắn... làm cho các nhà đầu tư nghĩ rằng các hoạt động kinh doanh thông thường của công ty thu không đủ bù chi? Chất lượng khoản lãi của công ty 30 tỷ cũng như tình hình tài chính của công ty là có vấn đề, không bình thường? Và nếu tiếp tục như vậy công ty có thể sẽ gặp nguy hiểm Trong các báo cáo tài chính của các công ty có đầu tư mua sắm tài sản cố định nhiều mà chưa trả tiền, dòng tiền thuần từ hoạt động... lỗ này ngay tại kỳ phát hiện ra việc này Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (LCTT) Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh có thể bao gồm cả dòng tiền từ hoạt động đầu tư Báo cáo LCTT cung cấp các thông tin về các dòng tiền được chia làm ba loại hoạt động là 1) kinh doanh, 2) đầu tư và 3) tài chính (Operating, Investing & Financing) VAS 24 về Báo cáo LCTT đã định nghĩa “Hoạt động kinh doanh là các hoạt động... kinh doanh của công ty sẽ dư ra khoảng 35 tỷ đồng để có thể tài trợ cho các hoạt động khác mà không cần đến các nguồn tài chính bên ngoài Tuy vậy nếu nhìn vào báo cáo theo cách thứ 2, thì dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2008 là âm 5 tỷ đồng Đây rõ ràng là một vấn đề rất nghiêm trọng khi dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là số âm Điều đó có thể làm cho các nhà đầu tư nghĩ rằng các hoạt... tình trạng này) Tóm lại các công ty Việt Nam nên trình bày báo cáo LCTT theo đúng VAS 24 về Báo cáo LCTT Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh sẽ không bao gồm các hoạt động đầu tư, do đó theo phương pháp gián tiếp, tài khoản phải trả người bán và phải thu khách hàng sẽ không bao gồm những khoản phải thu và phải trả liên quan đến hoạt động đầu tư mua sắm tài sản dài hạn Nó chỉ bao gồm các khoảnn phải thu và.. .tồn kho”, các doanh nghiệp cần dùng phương pháp giá thành bình thường (normal costing) Các chi phí được tính và phân bổ theo mức độ hoạt động bình thường của doanh nghiệp (mức bình quân gia quyền của cả năm) như vậy giá thành sẽ đúng, ổn định hơn và có ý nghĩa hơn cho việc định giá bán 3.6 Tài sản dài hạn không ghi nhận việc giảm giá do hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật (impairment losses) Ví dụ nếu một tài. .. không đổi giữa đầu năm và cuối năm ngoại trừ khoản phải trả cho các nhà cung cấp về một công trình xây dựng là 40 tỷ Theo IAS 7 và/ hoặc VAS 24 và thông tư 105/2003 TT-BTC ngày 4.11.2003 về hướng dẫn Báo cáo LCTT, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trên báo cáo LCTT theo phương pháp gián tiếp (phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất bởi các doanh nghiệp) sẽ như sau: Dòng tiền hoạt động kinh doanh Tỷ... trong phải trả thương mại 0 Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 35 Tuy nhiên có lẽ vì cách hướng dẫn tài khoản phải trả người bán bao gồm cả phải trả cho các nhà cung cấp tài sản dài hạn, vì vậy rất nhiều công ty đã không tách phần phả trả cho việc mua TSCĐ ra khỏi khoản phải trả thương mại nên họ đã lập báo cáo LCTT như sau: Dòng tiền hoạt động kinh doanh Tỷ đồng Lãi thuần sau thuế 30 Cộng khấu... theo cách 2 mà rất nhiều doanh nghiệp đang thực hiện, khoản phải trả để xây dựng tài sản cố định (thuộc hoạt động đầu tư) lại được ghi lẫn vào với hoạt động kinh doanh Nó làm cho dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh không còn đúng ý nghĩa của nó nữa Theo bản chất của giao dịch trên, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty cho năm 2008 sẽ là 35 tỷ đồng Nếu công ty hoạt động bình thường, các . Những tồn tại của các báo cáo tài chính VN 1. Tổng quan sự khác nhau của hệ thống báo cáo tài chính Việt Nam và Quốc tế. Khác vớiVAS, IAS mặc dùđưa ra rất chitiết các định nghĩa,. phương pháp làm,cách trìnhbày và nhữngthông tinbắt buộc phải có trong các báocáo tài chính nhưnghọ khôngđưa ra nhữngbiểu mẫu báo cáo bắt buộc tất cả các công ty phải tuân theo vì họ hiểucác côngty. mộtbáo cáotài chính quan trọngđể phản ánh tìnhhình tài chính củamột doanh nghiệp tại một ngày cụ thể. 3.1. Vốn chủ sở hữu bao gồm cả những khoản không thuộc chủ sở hữu. Như đã đề cập ở phần báo

Ngày đăng: 22/07/2014, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w