Cátínhnào,côngviệcnấy
Mỗi công ty có một cách tuyển dụng và đào tạo nhân sự riêng - bạn cũng có phong
cách làm việc của riêng mình. Hãy tôn trọng phong cách và cátính riêng của mình để
chọn được một côngviệc như ý muốn.
Hãy tưởng tượng bạn đang tìm việc và được giới thiệu ba côngviệc từ ba công ty khác
nhau, đó đều là những côngviệc hấp dẫn mà bạn đang mong đợi, đồng thời đem lại cơ hội
cạnh tranh cao.
Bạn sẽ lựa chọn côngviệc nào cho mình?
Ảnh: www.cs.cmu.edu
Bạn quyết định gặp mỗi công ty thêm một lần nữa, đặc biệt để nói cho họ biết rõ kinh
nghiệm sẵn có của mình – và yêu cầu của bạn trong sáu tháng làm việc đầu tiên.
Dưới đây là những điều mà những người đại diện của ba công ty trao đổi với bạn. Bạn sẽ
chọn côngviệc nào?
Công ty A: Áp dụng hình thức bình bầu theo nhóm/thử việc:
“Trên thực tế, ba tháng đầu tiên của bạn là thời gian thử việc, trong thời gian này bạn sẽ học
và làm việc dưới sự giám sát chặt chẽ của nhóm đồng nghiệp.
Họ sẽ nhận xét năng lực làm việc theo nhóm và đóng góp của bạn vào thành công của
nhóm.
Cuối giai đoạn thử việc, các đồng nghiệp trong nhóm sẽ lựa chọn xem bạn có được ở lại
công ty hay không?”
Công ty B: Áp dụng hình thức thách thức bể cá (fishbowl) [1]
“Chúng tôi không thể nói cho bạn biết vai trò thực sự của bạn là gì hay bạn sẽ làm việc với
ai.
Trong ba tháng đầu, bạn sẽ ở trong “bể cá” của chúng tôi, thực hiện hàng loạt các thách
thức mỗi tuần, có thể là thiết kế sản phẩm mới hoặc thực hiện chiến dịch marketing dưới sự
kiểm soát của nhà quản lý của chúng tôi và các nhà quản lý cấp cao khác.
Cuối giai đoạn này, phụ thuộc vào những gì quan sát được, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra vị
trí phù hợp với kỹ năng của mình”.
Công ty C: Áp dụng hình thức Đào tạo - học việc
“Ba tháng đầu sẽ là thời gian bạn học tập cách thức
làm việc của chúng tôi.
Chúng tôi có cách hoạt động riêng biệt và chúng tôi
muốn bạn làm theo đúng theo quy trình đó. Mọi người
nói rằng cách thức làm việc của chúng tôi là hiệu quả
và thành công nhất.
Sau chương trình đào tạo, bạn sẽ có cơ hội học hỏi với
một trong những người làm việc tốt nhất của chúng
tôi”.
Cân nhắc và chọn lựa
Nếu bạn giống như hầu hết những người khác, bạn sẽ
thấy những cách bắt đầu côngviệc ở ba công ty mới
này có mức độ hấp dẫn khác nhau.
Thực tế, Quyết định lựa chọn côngviệc phụ thuộc vào
ý kiến cá nhân và sở thích của bạn - phụ thuộc cả vào
cách bạn nhìn nhận côngviệc và vai trò bạn muốn
thực hiện trong cuộc sống của bạn – cũng có thể bạn
sẽ có sở thích khác biệt với mọi người.
Quyết định lựa chọn côngviệc
phụ thuộc vào sở thích của bạn,
nhưng điều đó thật không dễ dàng chút nào
Ảnh: razorland55.free.fr
Nếu những mối quan hệ xã hội trong côngviệc là quan trọng với bạn; nếu làm việc theo
nhóm là điều bạn thích và tự tin mình sẽ làm tốt thì dạng côngviệc thứ nhất có vẻ là lựa
chọn tốt. Quá trình tham gia đưa đến luận điểm là: Đây là công ty đặt cư xử theo nhóm lên
ưu tiên hàng đầu!
Nếu bạn thích thách thức của việc tạo ra những điều mới mẻ và xem côngviệc như là bệ đỡ
để thể hiện cái tôi – và nếu bạn có lòng kiên trì cao cho những điều mơ hồ - thì công ty thứ
hai phù hợp với bạn. Ở công ty này, bạn sẽ tham gia vào quá trình tạo lập tiếng nói có trọng
lượng nhất định – thách thức cao độ, rõ ràng và cơ hội để thể hiện những gì bạn có thể làm.
Nếu tính rõ ràng và định nghĩa là quan trọng với bạn - nếu bạn muốn một cách làm việc rõ
ràng để thành công trong côngviệc – thì công ty thứ ba sẽ phù hợp với bạn. Rõ ràng họ đã
nghĩ về cách thức để làm việc tốt – và sẵn sàng chuẩn bị đầu tư nhiều thời gian cũng như
nguồn lực để giúp bạn nắm được mấu chốt của vấn đề.
Chia sẻ và đưa ra nhận định
Để hiểu đúng về vấn đề này, tôi và Lynda Gratton[2]
đã
thảo luận kỹ hơn trong bài viết “Làm việc ở đây có nghĩa
gì”, đăng trên Tạp chí Kinh doanh Harvard vào tháng
Ba/ 2007, chúng tôi thấy việc tìm ra kinh nghiệm công
việc phù hợp với sở thích của bạn là chìa khoá để
bạn toàn tâm toàn ý cho công việc.
Cuối cùng, những nhu cầu thực tế trong côngviệc cần
phù hợp với vai trò mà bạn đã chuẩn bị để làm việc.
Bằng cách lựa chọn công ty nào là phù hợp với nhu cầu
và những ưu tiên của bạn sẽ giúp bạn thực hiện tốt
công việc.
Các công ty khác nhau chủ yếu ở những điểm quan
trọng này trong quá trình làm việc của một người.
Một vài công ty có chế độ đãi ngộ dựa trên rủi ro (lựa
chọn, thưởng), trong khi các công ty khác có cơ cấu
lương theo chi phí dự tính.
Một số công ty khác lại thiết lập những nhóm làm việc
linh hoạt cao, tự lập kế hoạch; trong khi những công ty
khác giải quyết “mọi vấn đề quản lý trên bàn” hầu hết thời gian.
Tìm được kinh nghiệm côngviệc phù hợp
với sở thích của bạn là chìa khoá để bạn
toàn tâm toàn ý với côngviệc
Ảnh: www.solidhost.com
Một vài công ty khác thì phản ánh quan điểm chủ nghĩa gia trưởng; các công ty khác có thái
độ không giám sát kiểu nhà thầu.
Khi nghĩ về điều bạn sẽ làm tiếp theo, thì nghĩ về những sở trường cho những nhân tố “kinh
nghiệm” cũng quan trọng như khi cân nhắc mục tiêu thực sự trong côngviệc mà bạn sẽ làm.
Nếu bạn không sáng suốt, cho dù ý tưởng làm việc của bạn có thông minh đến đâu thì bạn
vẫn sẽ không thực sự tham gia được vào công việc.
Những nhân tố nào trong côngviệc làm bạn cảm thấy muốn làm nhất và công ty đó
làm cho những nhân tố này tốt hơn ra sao?
Còn bạn… Bạn sẽ chọn việc nào trong ba côngviệc trên?
- Tóm tắt ý tưởng chính từ bài báo đăng trên tạp chí Harvard Business Review của Tammy
Erickson -
Một số ý kiến phản hồi của độc giả
1. Phản hồi của Mike Palmer
Đó là ý kiến hay để đánh giá một công ty thực sự chia sẻ và hoà hợp với nhân sự mới
như thế nào.
Một đóng góp tiếp theo sẽ là công ty phát hiện và mô tả văn hoá công sở của mình
bằng cách sử dụng một vài biện pháp hữu hiệu cho mục đích này. Sau đó đưa ra nhận
xét: Bạn thấy thoải mái và làm việc năng suất nhất ở công ty nào.
Chúng ta đang ở một kỷ nguyên mà ở đó tất cả các công ty cần tự nhận thức hơn.
Cách tốt nhất là học hỏi sự tự ý thức và nỗ lực để phát triển văn hoá và công sở để đạt
lợi thế cạnh tranh.
2. Phản hồi của Anilkumar
Với tư cách là người làm công ăn lương, tôi thích lựa chọn thứ hai hơn và không thể
chọn (trừ khi tôi buộc phải chọn để tồn tại) lựa chọn thứ nhất.
Tại sao tôi thích lựa chọn hai - lựa chọn thách thức bể cá?
Bất kỳ nhiệm vụ nào định hướng vào con người sẽ
không sợ bất kỳ sự phân côngcôngviệc nào.
Khi bạn đang làm việc dưới sự giám sát của một vài
nhà quản lý cấp cao, cần thảo luận nhiều để nhận thức và có
nhiều cơ hội cho sáng tạo hơn.
Giảm thiểu làm sai và bạn có thể tập trung để hoàn
thành nhiệm vụ ở mức độ “thống nhất mệnh lệnh” hoàn toàn.
Cuối cùng, tôi tin tưởng kỹ năng hoàn thiện của mình
khi thách thức là thực sự khó khăn và to lớn.
Tôi không thích dạng côngviệc thứ nhất - lựa chọn bình bầu theo nhóm/ thử việc
Bình bầu của đồng nghiệp sẽ đảm bảo thành công cho một người “khéo léo” giỏi PR
cho mình. Để trở thành một chuyên gia thì phải là một người định hướng con người
hoặc là người biết “định hướng công việc”.
Nếu cấp dưới và lãnh đạo đang lựa chọn nhân viên, thì chắc chắn anh ta sẽ được chấp
nhận. Nhưng nếu đồng nghiệp phải lựa chọn anh ta, tôi không tìm thấy cơ sở hợp lý
nào hết! Đó không phải là bài kiểm tra tính hợp lý mà là bài kiểm tra sự phù hợp.
Lựa chọn ba - lựa chọn đào tạo, học việc
Lựa chọn này cũng được khi trong giai đoạn đầu của công việc. Nếu bạn thực sự là
một chuyên gia thì tại sao bạn lại đánh mất khả năng chủ đạo đó của mình? Người
không có kinh nghiệm (trừ khi anh ta không thành công) sẽ chấp nhận lựa chọn này.
Mỗi ngày, thách thức sẽ khác nhau và thành công của những ngày vừa qua không đem
lại bất kỳ đảm bảo nào cho ngày tiếp theo. Vì thế, lựa chọn dựa vào khả năng trong quá
trình học việc nghĩa là chỉ dựa vào sự kỳ vọng. Thay vào đó một người đã được thị
trường công nhận cũng sẽ được đánh giá nhiều hơn để được phân côngcông việc.
• HBV-TVN
“Bản quyền @Harvard Business School Publishing”
[1] Đàm thoại kiểu “bể cá” là kiểu đối thoại được sử dụng khi thảo luận một chủ đề nào đó với các nhóm thảo luận lớn. Đàm thoại
kiểu “bể cá” thường được sử dụng trong những sự kiện đòi hỏi sự tham gia cao của người tham dự và nó cho phép trao đổi bình
đẳng giữa các bên tham gia.
[2] Lynda Gratton là Giáo sư của Khoa Thực hành Quản lý tại Trường Kinh doanh London. Bà được xem như là một người có uy
tín trong lĩnh vực nghiên cứu về tổ chức và hành vi tổ chức. Bà tham gia tư vấn cho vô số công ty trên khắp thế giới. Cuốn sách
do bà viết có tựa đề Living Strategy (TD: Chiến lược sống) được xuất bản năm 2000 và đã được dịch ra 15 thứ tiếng và được các
CEOs đánh giá là một trong những cuốn sách quan trọng nhất trong năm. Một cuốn sách gần đây nhất của bà có tựa đề The
Democratic Enterprise (TD: Doanh nghiệp Dân chủ) được Tờ Thời báo Tài chính (Financial Times) xem như là một tác phẩm có
tính uyên bác. Bài báo Integrating the Enterprise (TD: Sự hợp nhất Doanh nghiệp) của bà đã khảo sát các chiến lược hợp tác của
các doanh nghiệp và đã dành được giải Bài viết hay nhất của tạp chí MIT Sloan Management Review năm 2002. Nghiên cứu tình
huống của bà về ứng dựng hỗ trợ hòa nhập của BP đã giành giải Nghiên cứu tình huống hay nhất ECC năm 2005. Cuốn sách
mới nhất của bà được ấn hành năm 2007 có tên Hot Spots - why some teams, workplaces and organizations buzz with energy
and others don"t (TD: Điểm nóng – Tại sao một số nhóm, công ty và tổ chức lại tạo ấn tượng mạnh hơn các công ty khác). Năm
2005 bà được chỉ định là Giám đốc Kinh doanh của Trung tâm phụ nữ Lehman.
. Cá tính nào, công việc nấy
Mỗi công ty có một cách tuyển dụng và đào tạo nhân sự riêng - bạn cũng có phong
cách làm việc của riêng mình phong cách và cá tính riêng của mình để
chọn được một công việc như ý muốn.
Hãy tưởng tượng bạn đang tìm việc và được giới thiệu ba công việc từ ba công