Những vấn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự việt nam Những vấn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự việt nam Những vấn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự việt nam Những vấn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự việt nam
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
TIỂU LUẬN
HP1 ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Đề tài:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT
QUÂN SỰ VIỆT NAM
Sinh viên : PHẠM THUỲ TRANG
Mã số sinh viên : 2154030061
Lớp 7 : QUẢN LÍ CÔNG K41
Hà Nội - 11/2021
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………
NỘI DUNG
I Một số khái niệm……… 5
1.Khái niệm nghệ thuật quân sự……… 5
1.1Khái niệm bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa……… 5
1.2 Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự……… 5
1.3 Khái niệm về chiến tranh……… 5
1.4 Khái niệm về chiến tranh nhân dân………6
II Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta 1 Những yếu tố tác động đến việc hình thành nghệ thuật đánh giặc……… 6
1.1 Về địa lí……… 6
1.2 Về kinh tế……… 6
1.3 Về văn hoá – xã hội……… 7
2.Giai đoạn đầu hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam……… 7
2.1.Những cuộc kháng chiến của tổ tiên……… 7
2.2 Nghệ thuật đánh giặc của ông cha ngày trước……… 8
2.2.1 Tư tưởng chỉ đạo đánh giặc……… 8
2.2.2 Nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh…8 2.2.3 Về mưu kế đánh giặc……… 9
Trang 32.2.4 Nghệ thuật kết hợp giữa đấu tranh giữa các mặt trận quân sự chính trị, ngoại giao, binh
vận……….…… 9
III Nghệ thuật quân sự Việt Nam khi có Đảng lãnh đạo……… 10
3.1 Nghệ thuật chiến dịch……… 10
3.2 Chiến lược quân sự…….………11
3.3 Chiến thuật……… 11
IV Nghệ thuật quân sự Việt Nam hiện nay……… 12
4.1 Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của phát huy truyền thống nghệ thuật quân sự Việt Nam ……… 12
4.2 Quán triệt tư tưởng tích cực tiến công……… 13
4.3 Nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc……… 13
4.4 Xây dựng tổ chức các lực lượng phải phù hợp với nghệ thuật quân sự…… 13
4.5 Nhận thức của giới trẻ về nghệ thuật quân sự Việt Nam……… .14
KẾT LUẬN ……… 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 16
Trang 4MỞ ĐẦU
Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết chiến đấu chống ngoại xâm và đã sáng tạo ra một nghệ thuật quân sự phong phú và độc đáo Ðó cũng là sự kế thừa
và phát huy lên một trình độ mới nghệ thuật quân sự truyền thống của dân tộc.Trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước ông cha ta luôn phải chống lại
kẻ thù xâm lược lớn hơn nhiều lần về quân sự.Song với lòng nồng nàn yêu nước,
ý chí kiên cường bất khuất, cách đánh mưu trí, sáng tạo, ông cha ta đã đánh thắng tất cả kẻ thù xâm lược Chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta đã hình thành nên nghệ thuật Quân sự Việt Nam
Trong cuộc chiến không cân sức kéo dài ấy mà dân tộc ta đã hình thành nên rất nhiều loại hình nghệ thuật quân sự đặc sắc như nghệ thuật chiên tranh nhân dân, nghệ thuật chiến tranh du kích, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật, nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang Tùy vào tình hình cụ thể của ta và địch mà trong mỗi trận đánh khác nhau ông cha ta lại sử dung một loại hình nghệ thuật quân sự khác nhau, nhưng trong số những nghệ thuật ấy nghệ thuật chiến tranh nhân dân đóng vai trò là nòng cốt là chủ đạo trong mọi cuộc chiến Từ khi có Đảng lãnh đạo Nghệ thuật quân sự Việt Nam đã kế thừa nghệ thuật đánh giặc giữ nước của tổ tiên và đã không ngừng phát triển và hoàn thiện hơn
Biết bao thế hệ người Việt Nam đã chiến đấu vô cùng anh dũng, cực kỳ thông minh và trí tuệ đã để lại một di sản tinh thần, một di sản đạo đức vô giá, một di sản nghệ thuật quân sự phong phú Với mong muốn góp một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về những nét đặc sắc trong nghệ thuật quân sự của Việt Nam
từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa, em xin trình bày tiểu luận với đề tài:”Nghệ thuật quân sự Việt Nam từ xưa đến nay”.
Trang 5NỘI DUNG I.Một số khái niệm:
1.Khái niệm nghệ thuật quân sự
- Nghệ thuật quân sự là cách đánh, cách dùng binh đã trở thành thông thạo, điêu luyện trong một trận chiến đấu, một chiến dịch hay trên toàn bộ chiến trường nghệ thuật quân sự không có một khuôn mẫu cụ thể nào, nó có thể biến hòa khôn lường muôn hình muôn vẻ
1.1Khái niệm bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa
- Bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp bảo vệ và phát triển những thành quả của chủ nghĩa xã hội, bảo vệ an ninh, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, chống mọi âm mưu và hành động phá hoại, xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế
1.2 Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự là quan điểm và lý thuyết của Hồ Chí Minh về việc xây dựng nền quốc phòng, lực lượng vũ trang, về những vấn đề có tính quy luật của khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng, về chínhtrị và quân sự đó là sự áp dụng lý thuyết quân sự của chủ nghĩa Mac -Lê nin vào thực tiễn Việt Nam, kết hợp truyền thống quân sự, nghệ thuật binh pháp cổ truyền của dân tộc Việt Nam, tiếp thu khoa học quân sự cổ kim của nhân loại, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là một bộ phận hữu cơ cực kì quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam
1.3 Khái niệm về chiến tranh
Trang 6- Chiến tranh là một mức độ xung đột vũ trang giữa các quốc gia, chính phủ,
xã hội hoặc các nhóm bán quân sự như lính đánh thuê, quân nổi dậy và dân quân
1.4 Khái niệm về chiến tranh nhân dân
- Là cuộc chiến tranh do toàn dân Việt Nam tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa của dân tộc Việt Nam
II Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta
1 Những yếu tố tác động đến việc hình thành nghệ thuật đánh giặc
1.1 Về địa lí:
- Việt Nam nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải cho nên tài nguyên khoáng sản
và sinh vật phong phú vì thế rất nhiều kẻ thù đã nhòm ngó, đe doạ và tiến công xâm lược nước ta
- Nước ta có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Đông Nam Á và biển
Đông
- Chúng ta có hệ thống giao thông đường bộ, đường biển, đường sông,
đường không bảo đảm giao lưu trong khu vực châu Á và thế giới thuận lợi 1.2 Về kinh tế:
- Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, là điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý với các nước
Trang 7- Vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á vì thế tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.Cần tích cực phát triển sản xuất, chăn nuôi để ổn định, nâng cao đời sống nhân dân, đồng thời phát huy tính sáng tạo trong lao động, tự tạo ra vũ khí để chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc
1.3 Về văn hoá – xã hội
- Mảnh đất hình chữ S có 54 dân tộc anh em chung sống hoà thuận, đoàn Đây là nhân tố, là cơ sở tạo nên sức mạnh đoàn kết, thống nhất dân tộc, sự cố kết cộng đồng bền vững
- Dân tộc ta có chung một nền văn hoá truyền thống: đoàn kết, yêu nước thương nòi, sống hoà thuận, thuỷ chung, lao động cần cù, sáng tạo, đấu tranh anh dũng kiên cường, bất khuất
- Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các thời kì lịch sử, những khía cạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn hóa khác bổ sung thêm vào nền văn hóa của Việt Nam
- Đã xây dựng nên những dân tộc với những phong tục tập quán khác nhau ,
đa dạng và phong phú nhưng cũng có mối liên hệ gắn kết với nhau
- Các yếu tố địa lý kinh tế, chính trị- văn hóa xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến nghệ thuật đánh giắc của tổ tiên chúng ta.Tất cả những yếu tố tạo nên sức mạnh to lớn cho dân tộc ta trong quá trình xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ
Quốc,giữ vứng nền độc lập dân tộc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia
2.Giai đoạn đầu hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam
2.1.Những cuộc kháng chiến của tổ tiên
- Năm 938, chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền trước quân Nam Hán là một điển hình cho nghệ thuật đánh bằng mưu kế, thắng bằng thế, thời Mưu kế
Trang 8của Ngô Quyền trong trận này bắt nguồn từ kinh nghiệm dựa vào quy luật thuỷ triều lên xuống của dân chài, thế - thời được vận dụng rất rõ
- Cuối năm 1788, nhân cơ hội Lê Chiêu Thống cầu cứu, quân Thanh dưới
sự chỉ huy của Tôn Sĩ Nghị tiến vào nước ta chiếm đóng Thăng Long.Trong trận đánh này tài năng, nghệ thuật quân sự của Quang Trung - Nguyễn Huệ đã đạt tới đỉnh cao, chiến tích trận Thăng Long có thể so sánh với các trận đánh hay nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới, là sự kết hợp giữa chính binh và kỳ binh Đánh chính diện - đó là chính binh, kết hợp với bao vây vu hồi, đánh vào sau lưng - đó
là kỳ binh Đây là một nghệ thuật hay và hiểm, có tính bất ngờ cao
Đây là những trận đánh mang tính tiêu biểu cho nghệ thuật quân sự của ông cha ta ngày trước, bằng sự kết hợp của tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất, và trí thông minh, tư tưởng tích cực chủ động tiến công, toàn dân là binh
cả nước đánh giặc, đánh giặc mưu trí sáng tạo, dùng nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều lấy yếu chống mạnh thì ông cha ta đã đem lại nền hòa bình cho đất nước và những bài học quý giá cho thế hệ sau này
2.2 Nghệ thuật đánh giặc của ông cha ngày trước
2.2.1 Tư tưởng chỉ đạo đánh giặc
- Tư tưởng xuyên suốt là: Tích cực chủ động tiến công Đây là một quy luật
để giành thắng lợi trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc
- Cách tiến công là: tiến công liên tục từ nhỏ đến lớn, từ cục bộ đến toàn bộ
- Mục đích tiến công: Tiêu diệt nhiều sinh lực địch, làm thay đổi so sánh lực lượng trên chiến trường, thay đổi cục diện chiến tranh và giành thắng lợi
- Thể hiện tiêu biểu trong lịch sử về vận dụng tư tưởng tiến công:
Trang 9Trong tác chiến, cha ông ta vận dụng linh hoạt tư tưởng tích cực chủ động tiến công, nên đã đánh bại nhiều kẻ thù xâm lược, ngay khi buộc phải chiến đấu phòng ngự cũng phải là: phòng ngự thế công
2.2.2 Nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh
- Cơ sở của nghệ thuật này là:
+ Do điều kiện thực tiễn nước ta, một đất nước không rộng, người không đông, lại luôn phải đối mặt với những thế lực xâm lược lớn mạnh hơn mình nhiều lần, để giành chiến thắng buộc ta phải lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều + Xuất phát từ quy luật giải quyết mối quan hệ thế và lực Mặc dù lực của ta
có thể nhỏ nhưng biết tạo thế tốt thì vẫn tạo được sức mạnh to lớn để đánh địch Ngược lại lực của địch mạnh nhưng ta đưa chúng vào thế yếu, thì lực đó khó được phát huy Nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh trở thành nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự truyền thống Việt Nam + Xuất phát từ quan niệm về sức mạnh có thể chuyển hóa, phát triển chứ không phải vấn đề so sánh về quân số, trang bị, vũ khí ở hai bên, luôn tin tưởng vào sức mình, dám đánh, dám xông pha Đó là vấn đề tưởng chừng như không thể trong cuộc đối đầu giữa một quốc gia nhỏ bé với những kẻ thù lớn mạnh Thế nhưng lịch sử Việt Nam chứng minh được rằng kẻ thù có mạnh đến đâu ta cũng tìm cách tiêu diệt được chúng.Nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh trở thành nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự truyền thống Việt Nam
2.2.3 Về mưu kế đánh giặc
- Khái niệm: Mưu kế đánh giặc là mưu mẹo của dân cha ông đã được tính toán kỹ khi đánh giặc, để giành giành thắng lợi
- Đặc điểm của mưu kế đánh giặc của dân tộc ta:
Trang 10- Quan điểm của quân sự dân tộc Việt Nam cho rằng chỉ có tiến công và tiến công một cách quyết liệt thì mới có thể đánh bại được kẻ thù để giải phóng đất nước và bảo vệ tổ quốc.Và trên thực tế, dân tộc Việt Nam đều rất coi trọng nghệ thuật tiến công và thực hiện tiến công rất tài giỏi Cách tiến công của chúng ta là tích cực chuẩn bị , tiến công liên tục, tiến công từ nhỏ đến lớn, thay đổi cục diện chiến tranh và ta dành thắng lợi
- Kế sách đánh giặc mềm dẻo, khôn khéo của dân tộc ta được các triều đại vận dụng rất linh hoạt, sáng tạo, đã trở thành truyền thống đánh giặc của dân tộc, với truyền thống đó quân dân ta đã đánh bại nhiều kẻ thù xâm lược, giữ yên bờ cõi
2.2.4 Nghệ thuật kết hợp giữa đấu tranh giữa các mặt trận quân sự chính trị, ngoại giao, binh vận
- Mặt trận ngoại giao kết hợp chặt chẽ với mặt trận chính trị, quân sự, đánh vào ý chí xâm lược của kẻ thù, làm sáng tỏ giá trị nhân văn quân sự của ta Tư tưởng xuyên suốt trong đấu tranh ngoại giao là giữ vững nguyên tắc độc lập dân tộc Ngoại giao kết hợp với quân sự chính trị để giành thắng lợi càng sớm càng tốt
- Nghệ thuật quân sự của nhân dân ta chính là giải quyết mối quan hệ giữa đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao, binh vận với các đấu tranh khác
- Mặt trận quân sự có tính chất quyết định trực tiếp tới thắng lợi của chiến tranh, là quá trình tổ chức thực hành các phương thức tác chiến, huy động lực lượng, các hình thức, biện pháp chiến đấu, nhằm tiêu diệt nhiều sinh lực địch, tạo thế cho các mặt trận khác
III Nghệ thuật quân sự Việt Nam khi có Đảng lãnh đạo
3.1 Nghệ thuật chiến dịch
Trang 11- Chiến dịch là tổng thể các trận chiến đấu có tác động liên quan chặt chẽ, diễn ra trông một khong gian, thời gian cụ thể và chính xác, dưới quyền chỉ huy thống nhất của một bộ phận, nhằm hoàn thành những nhiệm vụ do chiến lược đặt
ra Bộ phận hợp thành của nghệ thuật quân sự Việt Nam là toàn diện, tập trung vào những vấn đề sau:
+ Loại hình chiến dịch : Chiến dịch Việt Nam luôn phát triển sâu rộng Bằng
sự thực hiện nhiều loại hình chiến dịch như Chiến dịch tiếng công, Chiến dịch phản công, Chiến dịch phòng ngự và cuối cùng là Chiến dịch tổng hợp cho nên chúng ta đã đánh đich trên nhiều hướng , tiêu diệt địch trên nhiều mặt trận cũng như đã đem lại được hòa bình cho dân tộc
+ Quy mô chiến dịch : Trong chiến dịch Hồ Chí địa bàn thì ở giai đoạn đầu các chiến dịch diễn ra ở miền trung và vùng núi chủ yếu Giai đoạn cuối kháng chiến thì diễn ra hầu hết trên tất cả các địa bàn, quy mô mở rộng, đắc biệt đánh vào thành phố Sài gòn, trung tâm kinh tế- chính trị, kết thúc chiến tranh
-Nét đặc sắc của chiến dịch trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là các cuộc tiến công như vũ bão của các binh đoàn chủ lực, ở cả nông thôn và thành thị trên địa bàn chiến dịch, thực hiện chặt chẽ giữa tiêu diệt địch và quyền làm chủ
3.2 Chiến lược quân sự
- Chiến lược quân sự là tổng thể phương châm, chính sách và mưu lược được hoạch định để ngăn ngừa và sẵn sàng tiến hành chiến tranh thắng lợi, là bộ phận hợp thành có tác dụng chủ đạo trong nghệ thuật quan sự Việt Nam
Trang 12+ Việc xác định đúng kẻ thù, đúng đối tượng tác chiến: trong chiến tranh việc xác định đúng kẻ thù của cách mạng và đối tượng tác chiến là vấn đề quan trong của quân sự và rất phức tạp Từ đó đưa ra đối sách có hiệu quả nhất + Đánh giá đúng kẻ thù: Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích, đánh giá đúng mạnh, yếu của kẻ thù.Do vậy qua từng giai đoạn lịch sử, kẻ địch luôn có sự thay đổi chiến lược khó lường, đòi hỏi chúng ta phải nhận định và đánh giá đúng kẻ thù đồng thời đưa ra các phương pháp xử lý đúng đắn, đem lại thắng lợi vẻ vang cho quân và dân ta
+ Mở đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc: Nghệ thuật chiến tranh của ta là biết mở đầu đúng lúc , biết đánh lâu dài, giành thắng lợi từng bước Và cũng đã biết kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến có lợi nhất cho cách mạng nước ta + Phương châm tiến hành chiến tranh: Đảng ta chỉ đạo tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện trê tất cả các mặt trận quân sự, chính trị, văn hoá, ngoại giao…trong đó, mặt trận quân sự giữ vai trò quyết định nhất Đảng ta chỉ đạo tiến hành chiến tranh với tinh thần “”tự lực cách sinh, đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính
- Cuộc chiến tranh chống quân xâm lược của nước ta chính là cuộc chiến tranh cách mạng, chính nghĩa, tự vệ Đảng đã chỉ đạo phương thức tiến hành chiến tranh là chiến tranh nhân dân kết hợp giữa địa phương với các binh đoàn chủ lực
3.3 Chiến thuật
-Sự phát triển chiến thuật là kết quả của nghệ thuật chỉ đạo chiến lược, chiến dịch, nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận chiến đấu thông qua việc vận dụng các hình thức chiến thuật của người chỉ huy và đối tượng, địa hình
-Nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo đã kế thừa nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, không ngừng phát triển cả ba bộ phận chiến lược quân
sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật góp phần quyết định thắng lợi trong cuộc