1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tư tưởng hồ chí minh về đoàn kết quốc tế và sự vận dụng của đảng ta trong quan hệ quốc tế hiện nay

28 43 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Đoàn Kết Quốc Tế Và Sự Vận Dụng Của Đảng Ta Trong Quan Hệ Quốc Tế Hiện Nay
Tác giả Phạm Thúy Quỳnh
Trường học Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền
Chuyên ngành Chính Trị Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 664,7 KB

Nội dung

Tư tưởng hồ chí minh về đoàn kết quốc tế và sự vận dụng của đảng ta trong quan hệ quốc tế hiện nay Tư tưởng hồ chí minh về đoàn kết quốc tế và sự vận dụng của đảng ta trong quan hệ quốc tế hiện nay

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA CHÍNH TRỊ HỌC

TIỂU LUẬN:

MÔN CHÍNH TRỊ HỌC

Đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế và sự vận dụng của

Đảng ta trong quan hệ quốc tế hiện nay

Họ và tên: Phạm Thúy Quỳnh

Mã số sinh viên: 2055290045 Lớp: Kinh tế và Quản lý Lớp tín chỉ: CT01001_4

Hà nội, 2021

Trang 2

MỤC LỤC:

Phần Mở đầu 3

Phần Nội dung 4

1, Cơ sở lý luận 4

1.1, Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? 4

1.2, Những nhân tố hình thành tư tưởng đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh 9

2, Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế 11

2.1, Đoàn kết giữa các dân tộc bị áp bức 11

2.2, Đoàn kết giữa phong trào cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa với phong trào cách mạng vô sản ở chính quốc 14

2.3 Đoàn kết giữa các đảng cộng sản và các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa 16

2.4 Đoàn kết với các nước láng giềng, các nước trong khu vực Trên tinh thần bốn biển đều là anh em, 17

2.5 Đoàn kết với các lực lượng yêu chuộng hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới 20

3 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, ủng hộ quốc tế vào giải quyết các vấn đề quốc tế hiện nay 22

Phần Kết luận 25

TÀI LIỆU THAO KHẢO 28

Trang 3

Phần Mở đầu

Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, đồng thời là chiến sĩ xuất sắc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế Người khôngchỉ là biểu tượng sáng ngời của đại đoàn kết dân tộc, mà còn là hiện thân rực

rỡ của tinh thần đoàn kết quốc tế cao đẹp trong thời đại ngày nay Trên thế giới, hiếm có một lãnh tụ cách mạng nào lại bàn nhiều, tiến hành hoạt động nhiều và đạt được nhiều kết quả tốt đẹp về đoàn kết quốc tế như lãnh tụ Hồ Chí Minh Thuở sinh thời, Người đã từng bôn ba khắp năm châu bốn biển, đến đâu, ở đâu, với tất cả đồng chí và bạn bè gần xa, Người luôn thể hiện sâu sắc tình đoàn kết quốc tế cao đẹp Từ sự chứa chan của lòng yêu nước thươngnòi và sự cảm thông vô hạn với những người cùng khổ, Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã sớm nhận thức được muốn giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, thì giai cấp cần lao toàn thế giới phải đoàn kết đấu tranh, đánh đổ giai cấp bóc lột tàn ác Đoàn kết quốc tếtheo tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm nhiều nội dung rộng lớn, sâu sắc, cao đẹp, trong đó trước hết là đoàn kết trong phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và đoàn kết trong đại gia đình các nước xã hội chủ nghĩa anh em Hồ Chí Minh luôn xác định, đoàn kết thống nhất trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đoàn kết gắn bó trong các nước xã hội chủ nghĩa anh em

là cơ sở nền tảng, là nhân tố quan trọng bậc nhất, nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới Người đã từng nhấnmạnh: “Thắng lợi cuối cùng nhất định sẽ thuộc về chúng ta, sẽ thuộc về chủ nghĩa xã hội Nếu như tất cả các nước anh em và các đảng anh em đoàn kết chặt chẽ với nhau” Với tinh thần ấy, Người tiếp tục khẳng định: ''Cuộc đấu tranh kiên quyết của các dân tộc bị áp bức nhất định sẽ đánh bại bọn đế quốc thực dân Chủ nghĩa xã hội cuối cùng sẽ toàn thắng trên khắp thế giới Trong

sự nghiệp đấu tranh vĩ đại ấy, sự đoàn kết giữa lực lượng các nước xã hội chủ nghĩa và sự đoàn kết nhất trí giữa các đảng cộng sản và công nhân tất cả các

Trang 4

nước có ý nghĩa quan trọng bậc nhất”.

Chính vì vậy tôi xin mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế và sự vận dụng của Đảng ta trong quan hệ quốc

tế hiện nay”

Phần Nội dung

1, Cơ sở lý luận

1.1, Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?

Thứ nhất, trước hết phải hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống

quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng ViệtNam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa “Hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam” là nhiều quan điểm liên hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện rõ tính liên tục, nhất quán “Toàn diện” là bao quát nhiều lĩnh vực

Đó là tư tưởng về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quân sự, ngoại giao Đại hội IX chỉ rõ, đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân;

về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân ”

Trong văn kiện của một Đại hội Đảng không thể nêu hết hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh Từ di sản Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứu còn làm

rõ nhiều nội dung có giá trị to lớn khác không chỉ về cách mạng Việt Nam

Trang 5

mà cả về cách mạng thế giới như tư tưởng dân chủ tư tưởng ngoại giao; tư tưởng hội nhập, hòa bình, hợp tác và phát triển; phương pháp cách mạng

và phong cách; v.v Điều này hoàn toàn phù hợp với Đại hội đồng UNESCO khi khẳng định Hồ Chí Minh “để lại một dấu ấn trong quá trình phát triển của nhân loại ; là biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vìhòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội” “Toàn diện nhưng sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam”, nghĩa là khôngphải tất cả mọi vấn đề đều gắn với tư tưởng Hồ Chí Minh Ở đây cần hiểu

tư tưởng Hồ Chí Minh như là những tư tưởng chính trị theo nghĩa rộng, gồm tư tưởng về mục tiêu cách mạng: độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội; về mục đích cách mạng: giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về lực lượng cách mạng: toàn dân tộc lấy công-nông làm gốc, đoàn kết quốc tế về nền tảng lý luận: chủ nghĩa Mác Lênin; về tổ chức cách mạng: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận đoàn kết toàndân; về phương pháp cách mạng: động viên toàn dân, tổ chức toàn dân; v.v Tóm lại, đó là “giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản”

Thứ hai, tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát

triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin (hoặc là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin) vào điều kiện cụ thể của nước ta,

kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

Một số ý kiến cho rằng những vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng theo con đường cách mạng vô sản như mục tiêu, lực lượng, lãnh đạo, phương pháp, đoàn kết, nền tảng lý luận, v.v… đều đã được đề cập trong học thuyết Mác-Lênin; thậm chí đã được Khổng Tử, Tôn Dật Tiên,

Trang 6

ông cha ta trong lịch sử hàng nghìn năm bàn tới Chúng ta không phủ nhậnnhiều vấn đề đã được Mác, Ăngghen, Lênin, Khổng Tử, Tôn Dật Tiên, chaông ta đề cập; thậm chí, nhiều vấn đề được đề cập sâu trong học thuyết mácxít như mục đích giải phóng giai cấp, giải phóng con người, giải phóng nhân loại, Đảng Cộng sản lãnh đạo cách mạng, đoàn kết, xây dựng nhà nước, vai trò lý luận, v.v… Khổng Tử bàn nhiều tới đạo đức và ưu điểm của ông là tu dưỡng đạo đức cá nhân Tôn Dật Tiên xây dựng chủ nghĩa Tam dân: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc Nhưng chúng ta phải phủ nhận quan điểm cho rằng hễ đã có người đi trước đề cập thì người sau chỉ là nói theo, nói lại.

Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh nói rõ tư tưởng Hồ Chí Minh là

“kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta” Rõ ràng là khái niệm cho ta biết Hồ Chí Minh nắm chắc chủ nghĩa Mác-Lênin và hiểu rõ điều kiện nước ta Điểm chốt ở đây là “điều kiện cụ thể của nước ta” Hồ Chí Minh từng cảnh báo:

“Nghe người ta nói giai cấp đấu tranh, mình cũng ra khẩu hiệu giai cấp đấu tranh, mà không xét hoàn cảnh nước mình như thế nào để làm cho đúng” Điều kiện nước ta không giống các nước khác, ít nhất trên hai điểm: Truyền thống lịch sử, văn hóa, con người và nước thuộc địa thời cậnđại Hai điểm này không hoàn toàn tách bạch, mà có sự tiếp nối Nhưng cũng có nội dung chỉ có trong thời kỳ thuộc địa Nhận thức như vậy để thấy rằng Hồ Chí Minh không viết lại, nói lại các bậc thầy và những gì trong truyền thống dân tộc; ngược lại, Người đã khắc phục những hạn chế của truyền thống và thiếu hụt trong chủ nghĩa Mác Lênin

Hạn chế lớn nhất của giá trị truyền thống là lý luận khoa học Thiếu hụt lớn nhất của chủ nghĩa Mác-Lênin là những tư liệu lịch sử của các nước thuộc địa phương Đông Hồ Chí Minh đã lấp đầy những khoảng trống đó Chỉ cần nêu một số điểm tiêu biểu cũng thấy rõ rằng, nếu Hồ Chí

Trang 7

Minh không vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta thì không thể có thắng lợi của cách mạng ViệtNam

Thứ nhất, mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu ở các nước tư bản là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản Còn ở Việt Nam là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với bọn đế quốc xâm lược và phong kiến tay sai

Thứ hai, theo Hồ Chí Minh, làm cách mạng ở Việt Nam trước hết nhằm mục đích giải phóng dân tộc (theo con đường cách mạng vô sản) Vấn đề này ở các nước tư bản châu Âu cơ bản đã được giai cấp tư sản làm

Vì vậy, trong chủ nghĩa Mác-Lênin bàn trước hết tới đấu tranh giai cấp và giải phóng giai cấp

Thứ ba, quan điểm về Đảng và xây dựng Đảng ở các nước thuộc địa cũng không giống ở các nước tư bản châu Âu Đảng Cộng sản ra đời ở nước

Việt Nam thuộc địa phải có thêm yếu tố phong trào yêu nước và ngay từ đầu Đảng đã cắm rễ sâu trong lòng dân tộc

Thứ tư, quan điểm về đoàn kết theo Mác “Giai cấp vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”, và Lênin “Giai cấp vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại!” không thể áp dụng máy móc vào Việt Nam, nơi phải đoàn kết “đồng bào”, toàn dân tộc, mọi con dân nước Việt, con Lạc cháu Hồng

Thứ năm, ở nước Việt Nam hàng ngàn năm dưới chế độ phong kiến chuyên chế và gần trăm năm dưới chế độ thực dân không kém phần chuyênchế, một trong những vấn đề phải đặt lên hàng đầu là thực hành dân chủ và đạo đức

Thứ sáu, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, một nước vốn là thuộc địa, kinh tế và tư duy nông nghiệp lạc hậu, khoa học-kỹ thuật kém

Trang 8

phát triển không thể làm theo cách mà các nước đã trải qua chủ nghĩa tư bản như ở châu Âu v.v…

Vì không nhận thức sâu sắc những vấn đề nêu trên nên có người nghĩ rằng Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam cũng giống Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 Trong lúc đó sự khác nhau là rõ rệt Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 là cách mạng vô sản: đánh đổ giai cấp

tư sản, mục đích là thiết lập nền chuyên chính vô sản, lực lượng nông là chủ yếu, quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội Còn cách mạng Việt Nam tháng 8- 1945 là cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản: đánh đổ bọn đế quốc xâm lược, mục đích là giành độc lập dân tộc, lực lượng cách mạng là toàn dân tộc lấy công-nông làm gốc, quá độ gián tiếp lên CNXH

công-Nếu Hồ Chí Minh không vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta để xây dựng hệ thống lý luận cách mạng soi đường cho cách mạng Việt Nam thì làm sao chúng ta có thắng lợi nhanh gọn trong thời gian chưa đầy hai tuần của Tháng Tám năm1945?

Và tiếp theo là thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến thần thánh, quá độ lên CNXH khi cả nước có chiến tranh với tư duy “chủ nghĩa xã hội thời chiến” Trong “khái niệm” có nói tới tư tưởng Hồ Chí Minh kế thừa và pháttriển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Điều này cần được hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh không phải xuất hiện từ một mảnh đất trống không, mà trên nền dân tộc Điều cần nhấn mạnh là dưới ánh sáng cách mạng, khoa học và nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã nâng cao các giá trị truyền thống lên một chấtmới, trình độ mới, tạo nên sức mạnh mới trong thời đại mới Hồ Chí Minh cũng tiếp thu có chọn lọc văn hóa nhân loại Người đã làm giàu trí tuệ của mình và trí tuệ dân tộc bằng những giá trị văn hóa phương Đông như đạo

Trang 9

đức, chủ nghĩa tập thể, lòng từ bi hỷ xả và những giá trị văn hóa phương Tây như đề cao vai trò cá nhân, truyền thống và phong cách dân chủ, những vấn đề về nhân quyền, dân quyền Chúng ta cần nhận thức rằng,

Hồ Chí Minh không phủ nhận các giá trị Đông, Tây, kim, cổ Ngược lại, Người là số ít trong các nhân vật đã trở nên huyền thoại ngay khi còn sống, vì trong khi chống thực dân Pháp, Người vẫn quý trọng, đề cao văn hóa Pháp; chống xâm lược Mỹ, vẫn đề cao truyền thống và ý chí đấu tranhgiành độc lập của người Mỹ Người trả lời các nhà báo: “Khổng Tử, Giêxu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng phải đã có những ưu điểm chung đó sao?

Họ đều muốn mưu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ họp lại một chỗ, tôi tin rằng

họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy” Tư tưởng Hồ Chí Minh là một khoa học, vì vậy cần được đối xử như một khoa học Hiện nay, có một số lực lượng thù địch đang cố tình đưa ra những quan điểm thù địch nhằm xuyên tạc, bóp méo, bôi nhọ và cuối cùng đi tới phủ nhận tưtưởng Hồ Chí Minh song cũng lại có một số quan điểm sai trái, lệch lạc dokhông nghiên cứu thấu đáo dẫn tới không hiểu đúng tư tưởng Hồ Chí Minh Loại ý kiến này - hoặc vô tình hay hữu ý - đều có thể tiếp tay cho các quan điểm thù địch Để phê phán và chống lại các quan điểm sai trái phủ nhận hệ thống quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin trong tư tưởng Hồ Chí Minh, cần hiểu đúng, hiểu sâu, nắm chắc khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh, xuất phát từ cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của Người Phải coi khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh là chìa khóa mở cửa đi vào nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh

1.2, Những nhân tố hình thành tư tưởng đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh Một là xuất phát từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Ý

Trang 10

thức quốc gia, dân tộc, làm chủ đất nước của cộng đồng người Việt có từ ngàn xưa Cuộc chiến đấu với thiên nhiên, với giặc ngoại xâm trong lịch

sử ngàn năm đã hun đúc nên truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam: Yêunước nồng nàn, độc lập tự chủ, kiên cường bất khuất, đoàn kết thống nhất, nhân ái khoan dung

Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình lịch sử của dân tộc Việt Nam, đó cũng là nguồn sức mạnh thúc giục người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: Lúc đầu, chính chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản

đã đưa tôi theo Lênin, tin theo quốc tế thứ III Truyền thống yêu nước của dân tộc được Nguyễn Tất Thành tiếp thu từ những ngày ở quê hương và trên con đường bôn ba khắp năm châu bốn bể Người đã đến với những người lao động trên thế giới, đến với tình hữu ái vô sản và đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, đến với con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Tinh thần đoàn kết, tương ái, sống gắn bó trong tình làng nghĩa xóm,tối lửa tắt đèn có nhau của người Việt Nam tạo thành sức mạnh đoàn kết của dân tộc, và đó cũng cái nôi để hình thành tư tưởng đoàn kết quốc tế, phấn đấu vì một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển trong con người

như nhà sử học Phan Huy Chú đã đúc kết lịch sử ngoại bang của đất nước:

“Trong việc trị nước, hòa hiếu với láng giếng là việc lớn”

Hai là, xuất phát từ quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về đoàn kết quốc tế

Chủ nghĩa Mác – Lênin đã đề cập đến đoàn kết quốc tế của giai cấp

Trang 11

vô sản như là một điều kiện quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân Sau khi Nguyễn Ái Quốc bắt gặp luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa Người khẳng định “Muốn cứu nước

và giải phóng dân tộc không còn con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”, gắn chủ nghĩa yêu nước Việt Nam với chủ nghĩa Mác - Lênin

Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp họp tại Tua (tháng

12/1920) Nguyễn Ái Quốc bỏ qua phiếu tán thành Đảng ra nhập Quốc tế III, trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp Bằng việc làm đó, Nguyễn Ái Quốc đã nêu cao ngọn cờ đoàn kết quốc tế Từ đoàn kết các dân tộc thuộc địa, mở thành đoàn kết với giai cấp vô sản chính quốc và giai cấp vô sản thế giới Nguyễn Ái Quốc viết những bài tham luận, phát biểu trong các kỳ sinh hoạt đảng và các cuộc họp của các

tổ chức xã hội khác, tham gia lãnh đạo Ban Nghiên cứu về thuộc địa, ra báo Người cùng khổ

Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ tội ác của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, tranh thủ sự ủng hộ của dư luận tiến bộ Pháp và thế giới, hình thành mặt trận đoàn kết quốc tế đối với sự nghiệp giải phóng các dân tộc bị áp bức với sự tiếp thu sâu sắc và sáng tạo những khẩu hiệu chiến lược của chủ nghĩa Mác - Lênin: “Lao động tất cả các nước đoàn kết lại” và người khẳngđịnh, chính Lênin và Quốc tế Cộng sản đã chỉ ra cho dân tộc và giai cấp vôsản thế giới sự cần thiết và con đường tập hợp đoàn kết các lực lượng cáchmạng trong phạm vi từng nước và thế giới vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc

2, Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế

2.1, Đoàn kết giữa các dân tộc bị áp bức.

Hồ Chí Minh có nhiều cống hiến cả trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn đối với phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa

Trang 12

và phụ thuộc Một trong những cống hiến đó của Người là tạo dựng được tình đoàn kết giữa các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc

Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước xuất phát từ mong muốn giảiphóng dân tộc mình khỏi ách thống trị của thực dân Pháp Trong hành trìnhqua các châu lục, Người đã tận mắt chứng kiến và xúc động trước bao nỗi khổ cực của người dân mất nước và người lao động Người rất cảm thông với nỗi thống khổ và sự cùng cực của họ Người nhận thức sâu sắc rằng, các nước này tuy có nhiều điểm khác Việt Nam về vị trí địa lý, văn hóa, trình độ kinh tế song cùng có điểm chung là bị thực dân, đế quốc bóc lột nặng nề và nguyện vọng của người dân được thoát khỏi ách áp bức Vì vậy, theo Người, các dân tộc này phải đoàn kết thành một mặt trận, tạo nênsức mạnh cả về vật chất và tinh thần, chống kẻ thù chung là thực dân, đế quốc, giành lại quyền độc lập, tự do cho mỗi dân tộc

Tiếp cận với bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc

và vấn đề thuộc địa của Lênin, Hồ Chí Minh càng thấy được sự cần thiết phải liên hiệp giữa các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc Với trách nhiệm của người cộng sản chân chính, Người đã nêu rõ nguyên nhân đầu tiên gây ra sự suy yếu của các dân tộc phương Đông là “Sự biệt lập” - hậu quả của chính sách “chia để trị” của bọn thực dân đế quốc Người nhận thấy họ “không có những quan hệ và tiếp xúc giữa các lục địa với nhau Họ hoàn toàn không biết đến những việc xảy ra ở các nước láng giềng gần gũi nhất của họ, do đó họ thiếu sự tin cậy lẫn nhau, sự phối hợp hành động và sự cổ vũ lẫn nhau” Người chỉ ra: “Sẽ rất có ích cho người An Nam biết bao, nếu họ được biết những người anh em Ấn Độ của họ tự tổ chức như thế nào để đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc Anh, hoặc biết công nhân Nhật Bản đoàn kết nhau lại như thế nào để chống lại ách bóc lột của chủ nghĩa tư bản, hoặc biết người

Trang 13

Ai Cập đã phải hy sinh cao cả như thế nào để đòi lại quyền tự do của mình? Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình

cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”

Từ đó, Người kiến nghị với Ban phương Đông của Quốc tế Cộng sản những biện pháp nhằm tăng cường sự hiểu biết giữa các dân tộc ở phương Đông Vì theo Người: “Làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sởcho một Liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”

Năm 1921, Người chủ trì và sáng lập tổ chức Hội liên hiệp thuộc địa

và xuất bản tờ báo Người cùng khổ(Le Paria) Trong lời kêu gọi thành lập Hội, Người viết: Đồng bào thân mến, nếu câu phương ngôn “Đoàn kết làm

ra sức mạnh” không phải là một câu nói suông, nếu đồng bào muốn giúp

đỡ lẫn nhau, nếu đồng bào muốn bênh vực cho quyền lợi của bản thân mình, cũng như quyền lợi của tất cả đồng bào ở các xứ thuộc địa, hãy gia nhập Hội liên hiệp thuộc địa”

Hội này và báo Le Paria- tờ báo đầu tiên trên thế giới lấy đối tượng phục vụ là các dân tộc thuộc địa - đã góp phần tích cực thức tỉnh các dân tộc thuộc địa Pháp đứng lên làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thực hiện đoàn kết quốc tế

Trong thời kỳ hoạt động tại Trung Quốc, Người đã cùng các đồng chí Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Inđônêxia, Miến Điện thành lập HộiLiên hiệp các dân tộc bị áp bức (1925) nhằm đoàn kết các dân tộc nhỏ yếu

bị áp bức trong một tổ chức cách mạng vì mục tiêu giải phóng đất nước khỏi ách thực dân

Tuyên ngôn của Hội khẳng định: “Hỡi các bạn thân yêu, chúng ta nên sớm kết đoàn lại! Hãy hợp lực để đòi quyền lợi và tự do của chúng ta!

Trang 14

Hãy hợp lực để cứu lấy nòi giống chúng ta! nếu các bạn muốn thoát khỏinanh vuốt của những kẻ đang hành hạ các bạn thì các bạn hãy kết đoàn vớichúng tôi! Chúng tôi cần sự giúp đỡ của các bạn Chúng ta cùng có chung lợi ích,

nên khi đấu tranh cho chúng tôi là các bạn cũng chiến đấu cho các bạn Khigiúp đỡ chúng tôi các bạn cũng tự cứu mình”

Trong những năm 1938 - 1940, Hồ Chí Minh hoạt động và chiến đấubên cạnh nhân dân Trung Quốc do Đảng Trung Quốc lãnh đạo Hoạt động này của Người đã gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng Trung Quốc, tạo cơ sở vững chắc cho quan hệ đoàn kết Việt - Trung

Từ 1954 trở đi, Người dành nhiều sự quan tâm và đóng góp tích cực trong việc xây dựng khối đoàn kết giữa các thuộc địa ở châu Á là Việt Nam, Ấn Độ, Inđônêxia, Miến Điện đặc biệt là khối đoàn kết giữa ba nước Đông Dương là Việt - Miến - Lào

2.2, Đoàn kết giữa phong trào cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa với phong trào cách mạng vô sản ở chính quốc

Hồ Chí Minh nhận thức được rằng cần thiết phải có sự liên minh chặt chẽ giữa các dân tộc thuộc địa, giữa nhân dân thuộc địa với giai cấp

vô sản ở chính quốc: “Thời đại của chủ nghĩa tư bản lũng đoạn cũng là thời đại một nhóm nước lớn do bọn tư bản tài chính cầm đầu thống trị các nước phụ thuộc và nửa phụ thuộc, bởi vậy công cuộc giải phóng các nước

và các dân tộc bị áp bức là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản

Do đó mà trước hết nảy ra khả năng và sự cần thiết phải có liên minh chiến đấu chặt chẽ giữa các dân tộc thuộc địa với giai cấp vô sản của các nước đế quốc để thắng kẻ thù chung”

Ngay từ những năm đầu hoạt động ở Pháp, đặc biệt là khi tham gia Đảng Xã hội rồi Đảng Cộng sản Pháp, Hồ Chí Minh dành nhiều công sức giúp các đồng chí mình ở chính quốc nhìn rõ hơn bản chất chính sách thuộc

Ngày đăng: 17/03/2022, 15:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w