1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đấu tranh phòng, chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc chống phá cách mạng việt nam

20 39 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đấu tranh phòng, chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc chống phá cách mạng Việt Nam
Tác giả Thào Thị Hoa Mai
Trường học Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chuyên ngành Công tác quốc phòng và an ninh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 2,37 MB

Nội dung

Đấu tranh phòng, chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc chống phá cách mạng việt nam Đấu tranh phòng, chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc chống phá cách mạng việt nam Đấu tranh phòng, chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc chống phá cách mạng việt nam

Trang 1

TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

-TIỂU LUẬN HỌC PHẦN 2 CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG VẤN

ĐỀ DÂN TỘC CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM - LIÊN HỆ VẤN ĐỀ PHÒNG, CHỐNG CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC

ĐỐI VỚI SINH VIÊN HIỆN NAY

Sinh viên: THÀO THỊ HOA MAI

Mã số sinh viên: 2055350034

Lớp 14 : VĂN HÓA PHÁT TRIỂN K40

Hà Nội, tháng 9 năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 5

I LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẾ LỰC THÙ ĐỊCH VÀ DÂN TỘC 5

1.1 THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LÀ GÌ ? 5

1.2 DÂN TỘC LÀ GÌ 6

1.2.1 Khái niệm dân tộc và đặc điểm của dân tộc Việt Nam 6

1.2.2 Dân tộc thiểu số và đặc trưng dân tộc thiểu số 6

II THỰC TRẠNG VỀ PHÒNG, CHỐNG CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM 8

2.1 THỰC TRẠNG VỀ PHÒNG, CHỐNG CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM CỦA ĐẢNG, NGƯỜI DÂN HIỆN NAY 9

2.1.1 Những thủ đoạn chính của thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc chống phá cách mạng Việt Nam hiện nay 8

2.1.2 Thực trạng phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc chống phá cách mạng Việt Nam của Đảng ta hiện nay 9

2.2 THỰC TRẠNG VỀ PHÒNG, CHỐNG CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY 12

III GIẢI PHÁP VỀ PHÒNG, CHỐNG CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM 13

3.1 Giải pháp phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc chống phá cách mạng Việt Nam đối với Đảng và người dân

3.2 Giải pháp phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc chống phá cách mạng Việt Nam đối với sinh viên

KẾT LUẬN 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 3

MỞ ĐẦU

Trên bản đồ thế giới, ở vùng Ðông Nam Châu á, nước Việt Nam hình chữ S chạy dài theo hướng Bắc - Nam, tiếp giáp Trung Quốc ở phía Bắc, Lào và Campuchia ở phía Tây, biển Ðông ở phía Ðông và phía Nam Việt Nam là một quốc gia thống nhất, đa dân tộc, đa tín ngưỡng, tôn giáo Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đồng bào các dân tộc, tôn giáo luôn luôn đoàn kết, chung tay đấu tranh với “thiên tai, dịch họa”, xây dựng Tổ quốc ngày càng giàu mạnh Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “mọi quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân tộc là một chiến lược lâu dài chứ không phải là thủ đoạn cấp thời” Ngay sau khi giành được chính quyền, Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã coi trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân; trong cơ cấu của Chính phủ, Người không quên các thành phần là những người dân tộc, tín hữu Trong các nghị quyết, nghị định về công tác dân tộc của Đảng và Chính phủ đều khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo, trừng trị những kẻ vi phạm quyền tự

do tín ngưỡng, tôn giáo, những kẻ lợi dụng tín ngưỡng, lợi dụng tôn giáo, dân tộc để chống phá cách mạng, làm tổn hại đến giáo hữu, giáo hội và đồng bào dân tộc thiểu số

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam Quá trình hình thành và phát triển của mỗi dân tộc không giống nhau, song nhìn chung, các dân tộc luôn có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ Đồng bào các dân tộc luôn đồng hành cùng tiến trình lịch sử phát triển dân tộc, góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt Nam, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đảng và Nhà nước ta luôn có quan điểm nhất quán đối với vấn đề dân tộc, đó là bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển Trên cơ sở đó, ban hành nhiều chủ trương, chính sách, tập trung làm giảm dần khoảng cách về trình độ dân trí, mức sống giữa các dân tộc trong lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số; gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa riêng của các dân tộc, kiên quyết đấu tranh loại

bỏ tư tưởng kỳ thị, chia rẽ đoàn kết dân tộc hoặc lợi dụng vấn đề dân tộc để gây bất ổn về chính trị - xã hội, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc; thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc cùng tiến bộ, góp phần xây dựng đất nước, hướng đến

Trang 4

tương lai các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều phát triển, ấm no, bình yên và hạnh phúc

Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn

cầu hóa hiện nay, vấn đề dân tộc vẫn đang là điểm nóng ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, ảnh hưởng không nhỏ trên nhiều phương diện của đời sống xã hội, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa

an ninh khu vực và thế giới Chống phá cách mạng Việt Nam là âm mưu không bao giờ thay đổi của các thế lực thù địch

Ở Việt Nam, các thế lực thù địch tìm mọi cách lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm chống phá Đảng và chế độ ta Mục đích của chúng là lợi dụng hạn chế, thiếu sót của ta trong việc thực thi chính sách dân tộc, sự chênh lệch về mức sống và thu nhập giữa các vùng dân tộc, trình

độ dân trí của một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp, những âm mưu và ý đồ thâm độc của các thế lực thù địch lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo nhằm can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của các quốc gia, vi phạm và chà đạp nghiêm trọng luật pháp và đạo lý quốc tế Do vậy, vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền trong quan hệ quốc tế không chỉ đơn thuần là việc thực thi nghĩa vụ pháp lý quốc tế, mà còn

là biểu hiện trực tiếp của cuộc đấu tranh về ý thức hệ, về quan điểm giá trị đạo đức, văn hóa

và truyền thống, giữa các quốc gia và nền văn hóa Chính vì đặc điểm cốt yếu này, cuộc đấu tranh bảo vệ các giá trị nền tảng của hệ tư tưởng, chế độ xã hội, thể chế chính trị trong các vấn đề dân tộc, tôn giáo là đặc biệt cần thiết và quan trọng Từ những nhận định trên em xin

chọn đề tài tiểu luận “ Đấu tranh phòng, chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc

chống phá cách mạng Việt Nam – Liên hệ vấn đề phòng,chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc đối với sinh viên hiện nay” để đưa ra những giải pháp và những hướng đi

cho dân tộc Việt Nam ta ở hiện tại và trong những năm tới

Trang 5

NỘI DUNG

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI DÂN TỘC

Chúng ta có thể hiểu một cách tối giản và dễ hiểu nhất thì “thế lực thù địch” là cá nhân, tổ chức có âm mưu, hành vi gây tổn hại đến chủ quyền, lãnh thổ và các lĩnh vực khác của Việt Nam, trái với những quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế

Đầu tiên, x“t trên góc đô ” lịch sử Ngay từ rất sớm, vấn đề thế lực thù địch đã được nhìn nhâ ”n rất sớm Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, thế lực thù địch ở đây được hiểu là Thực dân Pháp, bọn phản đô ”ng trong nước và ngoài nước, các cơ quan tình báo, gián điê ”p có hoạt

đô ”ng chống phá nước ta….Có thể thấy, viê ”c xác định thế lực thù địch trong giai đoạn này gắn liền với cuô ”c kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tô ”c, những thế lực, tổ chức, cá nhân chống lại đất nước, chống lại công cuô ”c kháng chiến trường kỳ chống Pháp của Đảng

Cô ”ng sản Viê ”t Nam, của dân tô ”c Viê ”t Nam đó được xác định là thế lực thù địch, là kẻ thù của dân tô ”c Viê ”t Nam

Trong thời kỳ xây dựng và bảo vê ” tổ quốc Viê ”t Nam Xã hô ”i chủ nghĩa ngày nay Cùng với quá trình hô ”i nhâ ”p quốc tế sâu rô ”ng Sự thay đổi tư duy, nhâ ”n thức về địch, về thù, về bạn, về đối tác đã dẫn đến Đảng và Nhà nước ta có những luồng tư tưởng mới về viê ”c xác định “thế lực thù địch’ ngày nay R˜ ràng, ” thế lực thù địch” ngày nay không chỉ bó h™p trong mô ”t hê ” loại đối tượng cụ thể nào Mà dựa trên mô ”t quan điểm nhất quán đó chính là: Những tổ chức, cá nhân nào có hoạt đô ”ng chống lại Nhà nước CHXHCN Viê ”t Nam, xâm phạm đến lợi ích của tổ chứ, của nhân dân, xâm phạm đến cá lợi ích Nhà nước và pháp luâ ”t bảo vê ” đó được xem là thế lực thù địch R˜ ràng, việc xác định các vấn đề đâu là thế lực thù địch được xác định rất r˜ ràng, cụ thể Tất cả các tổ chức, cá nhân nào có hoạt động xâm phạm An ninh quốc gia của Việt Nam, xâm phạm đến độc lập, tự chủ, chủ quyền và toàn v™n lãnh thổ và lợi ích của quốc gia, của dân tộc, các quyền của công dân đó được xem là thế lực thù địch của Việt Nam

Trang 6

I.2 Dân tộc là gì?

I.2.1 Khái niệm dân tộc và đặc điểm của dân tộc Việt Nam.

a Khái niệm dân tộc

Dân tộc là quốc gia theo nghĩa rộng, gồm cộng đồng người dân cùng nhau sinh sống trên một lãnh thổ rộng lớn, được vận hành bởi sự quản lý của bộ máy nhà nước, trong một dân tộc thì có thể gồm nhiều tộc người, mỗi tộc người lại có những n“t văn hóa và ngôn ngữ khác nhau tạo ra n“t phong phú, độc đáo.Ngoài ra dân tộc còn được hiểu là những nhóm người cùng sinh sống với nhau trên một khu vực địa lý nhất định trong lãnh thổ, mang những đặc điểm riêng biệt như về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán…

b Đặc điểm của dân tộc Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia có số lượng dân tộc lớn trên thế giới, số lượng lớn dân tộc như trên là kết quả của hành trình dài của lịch sử Trong 54 dân tộc anh em, dân tộc kinh chiếm 1 tỷ lệ cao nhất (85,7%)

Về cơ bản, đặc điểm các dân tộc Việt Nam được thể hiện qua các mục sau đây:

- Một là, các dân tộc ở Việt Nam có truyền thống đoàn kết gắn bó xây dựng quốc gia dân tộc thống nhất

- Hai là, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú phân tán và xen kẽ trên địa bàn rộng lớn, chủ yếu là miền núi, biên giới, hải đảo

- Ba là, các dân tộc ở nước ta có quy mô dân số và trình độ p/triển không đều

- Bốn là, mỗi dân tộc ở Việt Nam đều có sắc thái văn hoá riêng, góp phần làm nên

sự đa dạng, phong phú, thống nhất của văn hoá Việt Nam

I.2.2 Dân tộc thiểu số và đặc trưng dân tộc thiểu số

a Dân tộc thiểu số

Trang 7

Dân tộc thiêu số là những dân tộc có số dân ít, chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dân số cả nước,

đa số các dân tộc thiểu số đều tập trung sinh sống ở những khu vực giáp biên giới, vùng sâu vùng xa, có điều kiện kinh tế khó khăn, vấn đề giáo dục, chăm sóc sức khỏe người dân còn nhiều hạn chế Ngoài ra cộng đồng các dân tộc thiểu số ít người thường khó hòa nhập do họ

sử dụng ngôn ngữ riêng, nhận thức còn hạn chế, có nhiều phong tục tập quán cổ hủ

Ở nước ta thì chỉ có dân tộc Kinh được coi là dân tộc đa số, chiếm tỷ lệ dân số lớn trong tổng số dân số cả nước Tuy nhiên hiện nay số dân của một số dân tộc ngày càng tăng lên như Tày, Thái, Mường….đồng thời địa bàn sinh sống đã tản ra, trình độ văn hóa, kinh tế phát triển mạnh Do đặc điểm của cộng đồng dân tộc thiểu số mà trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm chú trọng đến việc phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa, giáo dục tại địa bàn các khu vực có dân tộc thiểu số sinh sống, góp phần tạo lập sự bình đẳng, phát triển đồng đều trên cả nước

b Đặc trưng dân tộc thiểu số

Mỗi dân tộc đều mang trong mình những n“t đặc trưng riêng về truyền thống, văn hóa được tạo dựng bởi bề dày lịch sử dân tộc Ở Việt Nam cũng vậy, 54 dân tộc mang 54 màu sắc văn hóa khác nhau, tạo lên sự phong phú, đa dạng

Trước kia mỗi dân tộc đều chỉ sinh sống trong một khu vực địa lý nhất định, mọi vấn đề liên quan đến công việc, giáo dục hay sức khỏe đều chỉ được diễn ra trong khu vực địa lý đó Phương hướng phát triển kinh tế cùng với điều kiện sinh sống phụ thuộc rất nhiều vào địa hình nơi cư trú, chủ yếu là phát triển nông, lâm hoặc ngư nghiệp Văn hóa cũng mang n“t đặc trưng riêng của từng dân tộc như về trang phục truyền thống, chứ viết, tiếng nói hay đến các ngày lễ quan trọng…Chính vì vậy trước kia các dân tộc thường sống tách biệt và không

có mối quan hệ với nhau

Hiện nay, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các chính sách phát triển, ưu đãi mà các dân tộc đang ngày càng có đời sống tốt hơn Địa bàn cư trú của các dân tộc đã có

sự xen kẽ với nhau chính vì vậy mà đã tạo ra sự giao thoa của các nền văn hóa So với việc

Trang 8

phát triển kinh kế riêng biệt thì hiện nay các dân tộc đã mở rộng phạm vi, tham gia vào công cuộc phát triển kinh tế của cả nước

1.3 Quan điểm chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh về dân tộc và giải quyết vấn

đề dân tộc.

1.3.1 Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về dân tộc.

- Thực chất của vấn đề dân tộc là sự va chạm, mâu thuẫn lợi ích giữa các dân tộc trong quốc gia đa dân tộc và giữa các quốc gia dân tộc với nhau trong quan hệ quốc tế diễn ra trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội

- Vấn đề dân tộc còn tồn tại lâu dài Bởi do dân số và nhiều sự khác biệt giữa các dân tộc (như trình độ phát triển, văn hoá, ngôn ngữ, tâm lý, lợi ích khác nhau); Do tàn dư của tư tưởng dân tộc h™p hòi, tự ti dân tộc; Do thiếu sót, hạn chế trong hoạch định, thực thi chính sách KT - XH của nhà nước cầm quyền; do sự thống trị, kích động chia rẽ của các thế lực phản động đối với các dân tộc

- Vấn đề dân tộc là vấn đề chiến lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa Vấn đề dân tộc gắn kết chặt chẽ với vấn đề giai cấp

1.3.2 Giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm của V.I.Lênin (Giải quyết vấn đề dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực của CMXHCN)

- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng

+ Các dân tộc dù lớn hay nhỏ, ở các trình độ phát triển khác nhau đều có quyền bình đẳng như nhau trong mọi mối quan hệ; đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau; không một dân tộc nào được giữ đặc quyền đặc lợi và đi áp bức dân tộc khác

+ Thực chất của bình đẳng dân tộc là xoá bỏ nạn nô dịch của dân tộc này đối với dân tộc khác, để trên cơ sở đó mà dần dần xoá bỏ sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân

Trang 9

tộc, và để các dân tộc được tham gia bình đẳng vào các hoạt động của cộng đồng quốc gia và quốc tế

+ Hiện nay, trong mỗi quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc phải được pháp luật bảo vệ và được thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó việc phấn đấu khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hoá do lịch sử để lại có ý nghĩa cơ bản

- Các dân tộc được quyền tự quyết

Quyền tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc đối với vận mệnh dân tộc mình, quyền tự quyết định chế độ chính trị – xã hội và con đường phát triển của dân tộc mình Quyền tự quyết bao gồm quyền tự do độc lập về chính trị, tách ra thành lập một quốc gia dân tộc độc lập và quyền tự nguyện liên hiệp với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi để

có đủ sức mạnh chống nguy cơ xâm lược từ bên ngoài, giữ vững độc lập chủ quyền và có thêm những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của quốc gia – dân tộc Quyền dân tộc tự quyết còn có nghĩa là các dân tộc không được can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

- Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc

+ Nó phản ánh bản chất quốc tế của phong trào công nhân, phản ánh sự thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp

+ Nó đảm bảo cho phong trào dân tộc có đủ sức mạnh để giành thắng lợi Để chiến thắng các thế lực áp bức, bóc lột, một tất yếu khách quan là phải tổ chức sự liên minh giai cấp công nhân các dân tộc trong từng quốc gia cũng như trên phạm vi thế giới

1.3.3 Tư tưởng HCM về vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc

Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo cùng toàn Đảng lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan

hệ tốt đ™p giữa các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam: Đó là mối quan hệ bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển đi lên con đường ấm no, hạnh phúc của các dân tộc

Trang 10

Hồ Chí Minh luôn đặt đoàn kết dân tộc lên hàng đầu…

Người rất quan tâm chăm sóc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc tiểu số Khắc phục tàn dư tư tưởng phân biệt, kì thị dân tộc, tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc h™p hòi Người quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc Lên án, vạch trần mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam

Xây dựng mối quan hệ tốt đ™p giữa dân tộc Việt Nam với các quốc gia dân tộc trên thế giới

II THỰC TRẠNG VỀ PHÒNG, CHỐNG CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM.

II.1 Thực trạng về phòng, chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc chống phá cách mạng Việt Nam của Đảng đối với người dân hiện nay.

II.1.1 Những thủ đoạn chính của thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc chống phá cách mạng Việt Nam hiện nay.

Thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá cách mạng Việt Nam là cách làm, các

biện pháp xảo trá, lừa lọc, có bản chất xấu xa của các thế lực thù địch nhưng được che đậy, bao bọc một cách tinh vi, làm cho người ta tin và làm theo Vỏ bọc che đậy cho các hành vi, thủ đoạn xấu xa mà các thế lực thù địch thường dựa vào là các chiêu bài "nhân quyền", "dân chủ", "tự do", nhất là tự do tín ngưỡng, tôn giáo; những vấn đề do lịch sử để lại; những khó khăn trong đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc; hay thiếu sót trong việc thực hiện đường lối phát triển kinh tế, xã hội ở miền núi, trong thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ở các địa phương; những đặc điểm về văn hoá, đời sống tâm lý, tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân các dân tộc thiểu số Cách làm, biện pháp lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch hiện nay là muôn hình, muôn vẻ, tuỳ theo điều kiện của mỗi dân tộc mà chúng có sự triển khai cụ thể khác nhau, nhưng chung nhất nổi lên mấy thủ đoạn chính sau đây:

Về lĩnh vực tư tưởng: Kẻ địch tập trung mũi nhọn xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh, trực tiếp nhất là quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách, pháp

Ngày đăng: 17/03/2022, 15:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w