1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI tập lớn môn LỊCH sử ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM NHỮNG yếu tố dẫn đến sự RA đời của ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM

31 37 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 527,12 KB

Nội dung

Việc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên 1925 bao gồm những chiến sĩyêu nước để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước là hiện thân của sự kết hợp bayếu tố ngay từ những

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BÀI TẬP LỚN MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

LỚP: L08 NHÓM: 13

HỌC KỲ 212, NĂM HỌC 2021-2022

ĐỀ TÀI: NHỮNG YẾU TỐ DẪN ĐẾN SỰ RA ĐỜI

CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

GVGD: ThS Phan Thị Thanh Hương SVTH: Cao Minh Thắng MSSV: 1915214

Trương Hiếu Tài MSSV: 1910508 Nguyễn Nhật Tấn Tài MSSV: 1911996 Nguyễn Thị Hồng Thắm MSSV: 1915212

Võ Nhật Tân MSSV: 1915080

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 1 NĂM 2022

Trang 2

1.1.2 Tình hình Việt Nam và các phong tào yêu nước trước khi có Đảng 6

1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về việc thành lập Đảng cộng sản 9

CHƯƠNG 2: NGUYỄN ÁI QUỐC VẬN DỤNG SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA

MÁC LÊNIN TRONG VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 12

2.1 Tầm quan trọng của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc thành lập

2.2 Vai trò của giai cấp công nhân trong việc thành lập Đảng Cộng sản

2.3 Phong trào yêu nước – sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong việc

2.3.2 Sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập

Trang 3

CHƯƠNG 3 GIÁ TRỊ CỦA VIỆC KẾT HỢP BA YẾU TỐ TRONG VIỆC

3.1.2 Giá trị lý luận việc bổ sung phong trào yêu nước của Nguyễn Ái Quốc 21

3.2.1 Đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc (1930-1975) 23

Trang 4

MỞ ĐẦU

Cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sanggiai đoạn độc quyền, nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, yêu cầu về thị trường tăng cao Do

đó, các nước đế quốc đẩy mạnh quá trình xâm chiếm các nước nhỏ, chủ yếu ở châu Á, châu Phi

và khu vực Mỹ Latinh Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày cànggay gắt Sau khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp thực hiện chính sách khai thác tài nguyên,bóc lột sức lao động So với nhiều nước trên thế giới và khu vực, giai cấp công nhân Việt Nam

ra đời chậm và nhỏ bé Từ khi thực dân Pháp xâm lược đất nước ta, phong trào đấu tranh chốngthực dân Pháp liên tục diễn ra Mục tiêu đấu tranh của phong trào công nhân là đánh đổ thựcdân Pháp, đem lại độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân Nguyễn Ái Quốc đã đi từ chủ nghĩayêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin Trong quá trình tìm đường cứu nước, Người đã đếnvới chủ nghĩa Mác - Lênin và từ đó Người đã dày công truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vàoViệt Nam Việc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (1925) bao gồm những chiến sĩyêu nước để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước là hiện thân của sự kết hợp bayếu tố ngay từ những bước chuẩn bị ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

Chủ nghĩa Mác - Lênin là kim chỉ nam, định hướng cho chúng ta đấu tranh theo con đườngcách mạng vô sản, do giai cấp vô sản lãnh đạo để đem lại quyền lợi cho người dân Chủ nghĩaMác – Lênin đồng thời chỉ ra rằng rõ, muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh thựchiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải lập ra Đảng Cộng sản Đảng cộng sảnxuất hiện trên cơ sở phong trào công nhân Đảng Cộng sản ra đời đó là sự kết hợp chủ nghĩaMác với phong trào công nhân Giai cấp công nhân chỉ có thể thực hiện được, nhờ có sự lãnhđạo của Đảng Cộng sản được vũ trang bằng học thuyết mác-xít khoa học Giai cấp công nhân

là cơ sở, là nền tảng, là toàn thể; Đảng Cộng sản là bộ phận tiên tiến nhất của giai cấp côngnhân Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một yêu cầu khách quan cho cuộc đấu tranh của giaicấp công nhân Khi Chủ nghĩa Mác - Lênin vào nước ta, phong trào yêu nước và phong tràocông nhân phát triển mạnh mẽ theo khuynh hướng cách mạng vô sản Từ đó các tổ chức Cộngsản ở Việt Nam đã ra đời và mở đường cho công cuộc giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời mở đầu với Cương lĩnh đầu tiên đã xác định được nhữngnội dung cơ bản nhất của con đường cách mạng Việt Nam Là kết quả của quá trình vận động

Trang 5

hợp quy luật, của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhânvới là sự sáng tạo độc đáo của Nguyễn Ái Quốc khi bổ sung thêm phong trào yêu nước ViệtNam Phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển của dân tộcViệt Nam, là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố cho sự ra đời của Đảng Cộngsản Việt Nam

Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt vô cùng quan trọng của lịch

sử cách mạng Việt Nam, quyết định sự phát triển của dân tộc Đảng ra đời đã chấm dứt thời kìkhủng hoảng sâu sắc về giai cấp lãnh đạo và đường lối cứu nước ở nước ta từ cuối thế kỉ XIXđầu thế kỉ XX Sự kiện đó chứng tỏ giai cấp công nhân nước ta đã trưởng thành "đủ sức lãnhđạo cách mạng” Đó là kết quả của sự vận động phát triển và thống nhất phong trào cách mạngtrong cả nước; sự chuẩn bị công phu về mọi mặt của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và sự đoàn kếtnhất trí của những chiến sĩ tiên phong vì lợi ích của giai cấp, của dân tộc

Mục đích của nghiên cứu đề tài:

Làm rõ quan điểm của Lênin về các yếu tố thành lập Đảng.Ý nghĩa của việc Nguyễn ÁiQuốc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin Từ đó, Người đã đưa ra 3 yếu tố thành lậpĐảng Cộng sản Việt Nam Sự quan trọng và cấp thiết của việc thành lập Đảng Vai trò củaĐảng trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc, vận dụng phát triển, sáng tạo quan điểmcủa chủ nghĩa Mác – Lênin

Nhiệm vụ cần giải quyết:

Một là, làm rõ quan điểm của Lênin về các yếu tố thành lập Đảng

Hai là, làm rõ được sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc khi đưa ra được 3 yếu tố thành lậpĐảng Cộng sản Việt Nam

Ba là, làm rõ ý nghĩa của 3 nhân tố dẫn đến việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Trang 6

CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA

MÁC – LÊNIN VỀ VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN 1.1.Bối cảnh lịch sử

1.1.1.Tình hình thế giới

Từ nửa sau thế kỷ XIX, các nước tư bản Âu – Mỹ đã có những chuyển biến mạnh mẽ trongđời sống kinh tế - xã hội Chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranhsang giai đoạn độc quyền (đế quốc chủ nghĩa), nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, yêu cầu

về nguyên liệu, thị trường tăng cao,chính vì vậy, các nước đế quốc đẩy mạnh quá trình xâmchiếm các nước nhỏ, chủ yếu ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh Trước bối cảnh đó,nhân dân các dân tộc bị áp bức đã đứng lên đấu tranh tự giải phóng khỏi ách thực dân, đế quốc,tạo thành phong trào giải phóng dân tộc mạnh mẽ, rộng khắp, nhất là châu Á, tác động mạnh

mẽ đến phong trào yêu nước Việt Nam

Năm 1917, thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga đã làm biến đổi sâu sắc tình hình thếgiới Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với cuộc đấutranh của giai cấp vô sản ở các nước tư bản mà còn , mà còn tác động sâu sắc đến phong tràogiải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, chủ nghĩa Mác lê-nin từ lý luận trở thành hiện thực,

mở ra một thời đại mới – thời đại cách mạng chống đế quốc, giải phóng dân tộc Sự ra đời củaQuốc tế Cộng sản (Quốc tế III) vào tháng 3/1919 do V.I.Lênin đứng đầu trở thành bộ thammưu chiến đấu, tổ chức lãnh đạo phong trào cách mạng vô sản thế giới.Quốc tế Cộng sảnkhông những vạch đường hướng chiến lược cho cách mạng vô sản mà còn đề cập các vấn đềdân tộc và thuộc địa, giúp đỡ, chỉ đạo phong trào giải phóng dân tộc, tiến hành hoạt độngtruyền bá tư tưởng cách mạng vô sản và thúc đẩy phong trào đấu tranh đi theo khuynh hướng

vô sản Quốc tế Cộng sản ra đời đã trở thành ngọn đuốc lớn soi đường cho cách mạng ViệtNam sau này

1.1.2.Tình hình Việt Nam và các phong tào yêu nước trước khi có Đảng

Trang 7

phong kiến của Pháp Tuy triều đình nhà Nguyễn đầu hàng thực đân Pháp, nhưng nhân dânViệt Nam không chịu khuất phục, phong trào đấu tranh nổ ra liên tục, khắp các địa phương.

Từ năm 1897, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành các cuộc khai thác thuộc địa lớn: cuộc khaithác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914 ) và cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ( 1919 –1929) Mưu đồ của thực dân Pháp nhằm biến Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chungthành thị trường tiêu thụ hàng hóa, đồng thời ra sức vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao động củangười bản xứ cùng nhiều hình thức thuế khóa nặng nề

Chính sách cai trị của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi

Một là, về chính trị : thực dân Pháp thực hiện chính sách chia để trị, chia nước ta thành bamiền: Bắc Kỳ ( đứng đầu là thống sứ) , Trung Kỳ ( đứng đầu là khâm sứ) và Nam Kỳ ( đứngđầu là thống đốc) nhằm pha vỡ khối đoàn kết cộng đồng quốc gia, dân tộc Thực dân Pháp thihành chính sách cai trị chuyên chế, thực hiện chính sách đàn áp, khủng bố hết sức dã man, tànbạo, chia rẽ dân tộc tôn giáo…làm cho nhân dân mất hết quyền độc lập, quyền tự do dân chủ,mọi phong trào đấu tranh của nhân dân đều bị đàn áp dã man

Hai là, về văn hóa : thực dân Pháp thực hiện chính sách “ngu dân ” để dễ cai trị, lập nhà tùnhiều hơn trường học, đồng thời du nhập những giá trị phản văn hóa, tạo nên nhiều tệ nạn xãhội, dung rượu cồn và thuốc phiện để đầu độc các thế hệ Việt Nam, ra sức tuyên truyền tưtưởng “khai hóa văn minh” của nước “Đại Pháp”

Ba là, về kinh tế : thực dân Pháp khẳng định “Việt Nam là bông hoa đẹp nhất trong vườnhoa Đông Dương” bởi đây là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên khoángsản, lực lượng lao động đông,…Chính vì vậy, thực dân Pháp đã không từ một thủ đoạn nào đểbóc lột nhân dân ta, thẳng tay cướp đoạt và bần cùng hóa nông dân, chiếm đoạt tài nguyênthiên nhiên, nắm các mạch máu kinh tế ở Việt Nam, kìm hãm công nghiệp nặng, hạn chế côngnghiệp nhẹ, độc chiếm thị trường Việt Nam, đồng thời cướp đoạt ruộng đất của nông dân để lập

ra các đồn điền cao su, cà phê,… và bắt dân ta lao động không công để phục vụ cho thực dânPháp Nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm nặng nề, tiến triển chậm chạp, què quặt, phiến diện, lệthuộc vào Pháp Mặc khác, về phương diện xã hội, dưới chế độ phong kiến

Bốn là, về xã hội: Dưới chế độ phong kiến, giai cấp địa chủ và nông dân là hai giai cấp cơbản trong xã hội, khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, giai cấp địa chủ bị phân hóa, một

bộ phận địa chủ cấu kết với Pháp và làm tay sai đắc lực cho Pháp trong việc ra sức đàn ápphong trào yêu nước và bóc lột nông dân; một bộ phận khác nêu cao tinh thần dân tộc, khởixướng và lãnh đạo các phong trào chống Pháp Giai cấp nông dân chiếm số lượng đông đảonhất, đồng thời là giai cấp bị bóc lột nặng nề nhất Do vậy , ngoài mâu thuẫn giai cấp vốn cóvới địa chủ, nông dân còn có mâu thuẫn sâu sắc với thực dân xâm lược Trải qua các cuộc khaithác thuộc địa, giai cấp công nhân ra đời Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểmriêng vì ra đời trong hoàn cảnh một nước thuộc địa nửa phong kiến, chủ yếu xuất thân từ nông

Trang 8

dân, cơ cấu chủ yếu là công nhân khai thác mỏ, đồn điền, lực lượng còn nhỏ bé, nhưng sớmvươn lên tiếp nhận tư tưởng tiên tiến của thời đại, thể hiện giai cấp có năng lực lãnh đạo cáchmạng Sau giai cấp công nhân, giai cấp tư sản Việt Nam cũng ra đời, một bộ phận gắn liền với

tư bản Pháp,một bộ phận là giai cấp tư sản dân tộc, có tinh thần yêu nước, chống thực dân.Ngoài các tầng lớp chính thì xã hội Việt Nam còn có tầng lớp tiểu tư sản, các sĩ phu phongkiến, họ có tinh thần dân tộc, yêu nước Tuy nhiên ở tầng lớp tiểu tư sản, do địa vị kinh tế bấpbênh, thiếu kiên định nên không thể lãnh đạo cách mạng

Chính vì vậy, mà nhiệm vụ đặt ra hàng đầu đó là chống đế quốc, đánh đổ chủ nghĩa thựcdân, giành chính quyền Đòi hỏi dân tộc Việt Nam phải có ý chí mạnh mẽ, tinh thần yêu nước

và đoàn kết chống giặc ngoại xâm, đồng thời phải thành lập ra một tổ chức để lãnh đạo, tổ chứccác tầng lớp nhân dân chiến đấu chống Pháp

Các phong trào yêu nước trước khi có Đảng

Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước lâu dài, nhân dân ta đã sớm hình thànhtruyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh anh dung kiên cường bất khuất Ngay khithực dân Pháp xâm lược, các phong tào đấu tranh của nhân dân Việt Nam đã diễn ra liên tục,rộng khắp, chia ra làm hai giai đoạn

Thứ nhất, phong trào cuối thế kỷ XIX, phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến

 Mặc dù triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng, nhưng một bộ phận phong kiến yêunước đã cùng với nhân dân tiếp tục đấu tranh vũ trang chốp Pháp, như phong trào Cần Vương

do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết khởi xướng (1885 – 1896 ) Hưởng ứng lời kêu gọi CầnVương cứu nước, các cuộc khởi nghĩa Ba Đình (Thanh Hóa), Bãi Sậy (Hưng Yên), Hương Khê(Hà Tĩnh)… diễn ra sôi nổi, thể hiện tinh thần quật cường chống ngoại xâm của các tầng lớpnhân dân nhưng bị thất bại Một phong trào tiêu biểu khác trong giai đoạn này là phong tràonông dân Yên Thế nổ ra dưới sự lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám, tuy nhiên cuộc khởi nghĩa nàymang nặng “cốt cách phong kiến” , không có khả năng mở rộng hợp tác và thống nhất tạothành một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, do vậy cũng bị thực dân Pháp đàn áp

Thứ hai, phong trào đầu thế kỷ XX, phong trào theo khuynh hướng tư sản, gồm các phong

trào tiêu biểu như sau

 Khuynh hướng bạo động do Phan Bội Châu tổ chức, lãnh đạo: chủ trương tậphợp lực lượng với phương pháp bạo động chống Pháp, xây dựng chế độ chính trị như ở NhậtBản, tổ chức đưa thanh niên yêu nước Việt Nam sang Nhật Bản học tập Đến 1908, chính phủNhật Bản cấu kết với thực dân Pháp trục xuất lưu học sinh Việt Nam và những người đứng đầuphong trào Năm 1912, với sự ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi (1911), Phan Bội Châu lập

tổ chức Việt Nam Quang phục Hội với tôn chỉ là vũ trang đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục

Trang 9

Việt Nam, thành lập nước cộng hòa dân quốc Việt Nam Tuy nhiên lại thất bại do chưa nắm rõbản chất thực sự của chủ nghĩa thực dân, đế quốc.

 Khuynh hướng cải cách của Phan Châu Trinh: Phan Châu Trinh cho rằng “bấtbạo động, bạo động tắc tử”, phải “khai dân trí, chấn dân trí, hậu dân sinh” , phải bãi bỏ chế độquân chủ, thực hiện dân quyền, khai thông dân trí, mở mang thực nghiệp Vì vậy mà PhanChâu Trinh đã đề nghị nhà nước “bảo hộ” Pháp tiến hành cải cách Tuy nhiên cũng bị thất bại

 Phong trào của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng, mục đích là đánh đuổi thựcdân Pháp xâm lược, giành độc lập dân tộc, xây dựng chế độ cộng hòa tư sản, với phương phápđấu tranh vũ trang nhưng theo lối manh động, ám sát cá nhân, lực lượng chủ yếu là binh lính,sinh viên,…tuy oanh liệt nhưng nhanh chóng thất bại do tính hấp tấp của tiểu tư sản, tính chấthang hái nhất thời và biểu lộ tính chất không vững chắc, non yếu

Nhìn chung, nguyên nhân thất bại của các phong trào đó là do thiếu đường lối chính trịđúng đắn để giải quyết triệt để những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu của xã hội, chưa có một tổchức vững mạnh để tập hợp, giác ngộ và lãnh đạo toàn dân tộc, chưa xác định phương pháp đấutranh thích hợp để đánh đổ kè thù Tuy thất bại nhưng các phong trào yêu nước đã góp phần cổ

vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân, thúc đẩy các nhà yêu nước Việt Nam, nhất là lớpthanh niên trí thức tiên tiến chọn lựa con đường mới, một giải pháp cứu nước, giải phóng dântộc

1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về việc thành lập Đảng cộng sản

1.2.1 Khái quát về chủ nghĩa Mác –Lênin

 Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học về sự nghiệp giảiphóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột, tiến tới thựchiện sự nghiệp giải phóng con người; học thuyết này được sáng lập bởi C Mác, Ph Ăngghen

và được V.I Lênin kế thừa và phát triển, trên cơ sở thực tiễn của thời đại; là thế giới quan,phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng

Chủ nghĩa Mác – Lênin được cấu thành từ ba bộ phận lý luận cơ bản

Thứ nhất, triết học Mác – Lênin, là bộ phận lý luận nghiên cứu những quy luật vận động,

phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; xây dựng thế giới quan và phương phápluận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng

Thứ hai, kinh tế chính trị Mác – Lênin, nghiên cứu những quy luật kinh tế của xã hội, đặc

biệt là những quy luật kinh tế của quá trình ra đời, phát triển, suy tàn của phương thức sản xuất

tư bản chủ nghĩa và sự ra đời, phát triển của phương thức sản xuất mới - phương thức sản xuấtcộng sản chủ nghĩa

Thứ ba, chủ nghĩa xã hội khoa học, là kết quả của sự vận dụng thế giới quan, phương pháp

luận triết học và kinh tế chính trị Mác - Lênin vào việc nghiên cứu làm sáng tỏ những quy luật

Trang 10

khách quan của quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa - bước chuyển biến lịch sử từ chủ nghĩa

tư bản lên chủ nghĩa xã hội và tiến tới chủ nghĩa cộng sản

Như vậy, chúng ta có thể thấy ở chủ nghĩa Mác – Lênin là sự thống nhất của ba thuộc tính:tính khoa học, tính cách mạng và tính nhân văn cao cả Tính khoa học thể hiện ở học thuyết là

sự kế thừa của các thành tựu khoa học; bản thân học thuyết cũng đã thể hiện đó là một hệ thống

lý luận mang tính logic, khoa học và nội dung chứa đầy những dự báo khoa học về tươnglai Tính cách mạng thể hiện trong việc học thuyết đã chỉ ra con đường đấu tranh, chống lại bảothủ lạc hậu, chống lại chế độ áp bức bóc lột để hướng đến một xã hội tốt đẹp hơn Tính nhânvăn thể hiện ở trong quan điểm về con người, về cuộc sống con người và việc xây dựng mộtchế độ mới trên cơ sở giải phóng con người khỏi khổ đau, áp bức

1.2.2 Quan điểm của Lênin về các yếu tố thành lập Đảng Cộng sản

Do ảnh hưởng trực tiếp của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 Năm 1918, đã xuấthiện một loạt các đảng cộng sản như Đảng Cộng sản Áchentina, Phần Lan, Áo, Hungari, BaLan, Đức Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đánh dấu sự chiến thắng của giai cấp côngnhân Sự thành lập Quốc tế Cộng sản có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với phong trào cộngsản và công nhân quốc tế Nó góp phần đẩy nhanh sự hình thành các Đảng cộng sản ở nhiềunước, Quốc tế III ra đời đánh dấu thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lênin với chủ nghĩa xã hội.V.I.Lê-nin đã viết: “Ý nghĩa lịch sử toàn thế giới của Quốc tế III, Quốc tế Cộng sản, là ở chỗ

nó đã bắt đầu thực hiện khẩu hiệu vĩ đại nhất của Mác, khẩu hiệu tổng kết thực tiễn trong mộtthế kỷ của CNXH và của phong trào công nhân, khẩu hiệu biểu hiện bằng khái niệm: chuyênchính của giai cấp vô sản”11 Những giá trị chính trị, tư tưởng, lý luận và tổ chức mà Quốc tếCộng sản tạo nên đã tác động sâu sắc, ảnh hưởng to lớn đối với cách mạng Việt Nam Sự ảnhhưởng đó không chỉ đối với quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và sự lựachọn con đường, mục tiêu của cách mạng; mà còn đối với cả quá trình xây dựng Đảng về chínhtrị, tư tưởng và tổ chức, thực hiện và củng cố sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng ViệtNam Lênin đã xây dựng lý luận cơ bản về sự ra đời của đảng cộng sản: đảng cộng sản là sảnphẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin và phong trào công nhân Lý luận này dựatrên hai căn cứ:

Thứ nhất, Đảng cộng sản xuất hiện trên cơ sở phong trào công nhân.

 Những quy luật khách quan của sự phát triển xã hội đã tạo ra những nhân tố chủquan nhằm thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa bằng chế độ xã hội mới cao hơn Nhân tố chủ quantrước hết là giai cấp công nhân có tinh thần giác ngộ và được tổ chức lại, đủ khả năng để lật đổchế độ tư bản và xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từcác cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, số lượng ít, chủ yếu là công nhân khai thác mỏ,đồn điền mà chưa phải là công nhân đại công nghiệp như ở phương Tây Tuy vậy, giai cấp

1 V.I Lê-nin - Toàn tập, Tập 38, Nxb Tiến bộ, Mát-cơ va, 1978, tr 364.

Trang 11

công nhân Việt Nam cũng là giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, có tinh thầncách mạng triệt để nhất, có mối liên hệ mật thiết với nông dân, là lực lượng lãnh đạo cáchmạng Giai cấp công nhân là cơ sở, là nền tảng, là toàn thể mà đảng cộng sản là bộ phận tiêntiến nhất của toàn thể đó.

Thứ hai, Muốn cho đảng cộng sản có thể ra đời, cần phải có sự tồn tại của học thuyết Mác

-Lênin

 Học thuyết Mác là sản phẩm của những điều kiện phát triển nhất định của chủnghĩa tư bản và của phong trào công nhân Theo Lênin, phong trào công nhân không thể thắnglợi nếu như không có lý luận cách mạng khoa học, đó là chủ nghĩa Mác Chủ nghĩa xã hộikhoa học chỉ có thể trở nên sức mạnh, khi nó trở thành mục tiêu của cuộc đấu tranh chính trịcủa giai cấp công nhân Chỉ trong điều kiện này, lý luận cách mạng mới trở thành sức mạnh cảitạo, mới được quán triệt vào đời sống, mới được phát triển sáng tạo và phong phú, trên cơ sởkinh nghiệm đấu tranh mới của giai cấp công nhân và chính đảng Đảng cộng sản, bộ phận tiênphong của giai cấp, nhờ được vũ trang bởi học thuyết mác-xít mới có thể đem ý thức giác ngộ

xã hội chủ nghĩa đến cho phong trào công nhân, mới là tổ chức đại diện cho những quyền lợi

cơ bản của giai cấp công nhân

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trước sự xâm lược cùng với những chính sách cai trị, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp,bằng tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước và khát khao độc lập dân tộc, nhân dân ta đã từng bướcđứng lên đánh đổ chủ nghĩa thực dân, giành chính quyền Tuy nhiên, do chưa có tổ chức tậphợp, lãnh đạo toàn dân tộc nên các cuộc đấu tranh đều bị thất bại Vì vậy, cần phải có một tổchức cách mạng tiên phong và có đường lối đúng đắn để giải phóng dân tộc Bằng sự kết hợpgiữa chủ nghĩa Mác – Lênin và phong trào công nhân, Đảng Cộng sản ra đời, đã soi sáng chocông cuộc giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thựcdân

Trang 12

CHƯƠNG 2: NGUYỄN ÁI QUỐC VẬN DỤNG SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN

TRONG VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

2.1 Tầm quan trọng của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

2.1.1 Quá trình lựa chọn con đường cách mạng vô sản

Nhân dịp này, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Danh Tiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng cóbài viết với chủ đề: “Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và giá trị đối với tiến trìnhcách mạng Việt Nam” Trân trọng giới thiệu bài viết trên:

Ngày 5-6-1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành từ cảng Nhà Rồng, thànhphố Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) ra đi tìm đường cứu nước Hành trang mà Ngườimang theo là lòng yêu nước nhiệt thành và quyết tâm “làm bất cứ việc gì để sống và để đi”nhằm thực hiện hoài bão tìm ra con đường cứu nước, cứu dân Song đi đâu và đến nước nào,bản thân Nguyễn Tất Thành cũng không biết trước Điều này thể hiện rõ khi Người trả lời nhàvăn Mỹ, Anxa Lu-y Xtơrông: “Nhân dân Việt Nam trong đó có cụ thân sinh ra tôi, lúc nàythường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp Người này thìnghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ Sau khi xemxét họ làm ăn ra sao tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi” Từ câu trả lời của bác cho chúng ta thấycon đường cứu nước thoát khỏi ách thống của thực dân Pháp vẫn lun nung nấu qua từng ngàytừng giờ trong con tim Người Người sống hết mình với nhân dân với đất nước với tổ quốc Ýchí quyết tâm đưa nhân dân tổ quốc thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp

Trang 13

Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội Tours của Đảng Xã hội Pháp, tháng 12-1920 Ảnh tư liệu/TTXVN.

Thứ nhất, Mang trong mình khát vọng giải phóng dân tộc, qua nhiều năm bôn ba ở nướcngoài, Nguyễn Ái Quốc đã đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin và tìm ra con đường cách mạngđúng đắn - con đường cách mạng vô sản Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóngdân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” Nguyễn Ái Quốc lựachọn con đường cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga(1917), bởi theo Người: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, vàthành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật” Việclựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản, thể hiện tầmnhìn chiến lược và phù hợp với xu thế thời đại, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớpnhân dân lao động Đến thời điểm này, cách mạng vô sản là cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc

và triệt để nhất Cuộc cách mạng đó không chỉ giải phóng giai cấp, mà gắn liền với nó là giảiphóng dân tộc, giải phóng xã hội Chỉ có cách mạng vô sản mới là con đường duy nhất giảiphóng dân tộc, giải phóng xã hội

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trước cảnh lầm than của quốc gia dân tộc, các phong tràocứu nước theo các lập trường phong kiến, dân chủ tư sản, đã diễn ra quyết liệt nhưng đềukhông thành công Việt Nam lâm vào tình cảnh khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứunước: mất phương hướng trong hiện tại và mờ mịt ở tương lai Bởi, hệ tư tưởng phong kiến và

hệ tư tưởng tư sản không phải là con đường phù hợp cho cách mạng nước ta Năm 1911,

Trang 14

Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc quyết chí ra đi tìm đường cứu nước với mục tiêu: “Cái

mà tôi cần nhất trên đời là đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập” Bằng chính

quá trình thâm nhập thực tiễn: lao động kiếm sống và hoạt động cách mạng, bằng chính quátrình tự vô sản hóa chính mình đã giúp Người hiểu rõ hơn về bản chất kẻ thù (khác với tiềnbối) Người có nhận thức so với các vĩ nhân thời phong kiến muốn độc lập tự do phải nhờ vàochính dân tộc mình không phụ thuộc hay giúp đỡ từ ngoại ban

Tìm hiểu về CMTS Anh, CMTS Pháp, CMTS Mỹ… Người thấy rằng các cuộc cách mạng

ấy đều “không đến nơi”, “không triệt để” bởi các cuộc cách mạng ấy không đáp ứng được nhucầu giải phóng các tầng lớp nhân dân lao động mà chỉ đem lại quyền lợi cho giai cấp tư sản

Thứ hai, trên con đường tìm tòi đó, Nguyễn Ái Quốc tiếp cận ánh sáng cách mạng từtrong bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa củaV.I.Lênin đăng trên báo Nhân đạo (Pháp), Nguyễn Ái Quốc lập tức bị cuốn hút vì tính chất

cách mạng triệt để của nó Người đi đến khẳng định: “Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc,

không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” Đó là con đường theo Cách

mạng Tháng Mười Nga - con đẻ của tư tưởng Lênin - sự vận dụng sáng tạo, phát triển Chủnghĩa Mác vào nước Nga, mở ra hướng đi đúng đắn không chỉ cho nước Nga mà còn cho tất cảcác dân tộc bị áp bức trên thế giới, trong đó có Việt Nam – một dân tộc cũng đang chịu cảnh nôdịch lầm than Người xác định con đường cách mạng vô sản là tính tất yếu để cứu nước và giảiphóng dân tộc Chỉ có con đường cách mạng vô sản mới cho người dân được cuộc sống ấm nođộc lập, bình đẳng, bác ái

2.1.2 Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị

Sau Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), phong trào cộng sản và công nhân quốc tế pháttriển mạnh mẽ Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất đề cương về vấn

đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin và đã đi đến một sự lựa chọn dứt khoát con đườnggiải phóng dân tộc do Lênin vạch ra

Tháng 12 năm 1920, tại Đại hội Đảng xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã tánthành việc gia nhập Quốc tế thứ III và biểu quyết sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp Nguyễn ÁiQuốc trở thành chiến sĩ cộng sản đầu tiên của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam

Nguyễn Ái Quốc tích cực xúc tiến việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việcthành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Người đã viết bài đăng các báo: “Người cùng khổ” doNgười sáng lập, báo “Nhân đạo” – cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Pháp, báo “Đờisống công nhân” – tiếng nói của giai cấp công nhân, báo Sự thật (Liên Xô), Tạp chí thư tínQuốc tê quốc tế cộng sản), báo Thanh niên (Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội)…

và các tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Đường cách mệnh” mang tên Người Quanội dung các bài báo và các tác phẩm đó, Người tập trung lên án chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩathực dân nói chung và chủ nghĩa thực dân Pháp Người vạch trần bản chất xâm lược, phản

Trang 15

động, bóc lột, đàn áp tàn bạo của chủ nghĩa thực dân Bằng những dẫn chứng cụ thể, sinh động,Người đã tố cáo trước dư luận Pháp và thế giới tội ác tày trời của thực dân Pháp đối với nhândân các nước thuộc địa Đặc biệt, Người đã trình bày các quan điểm lý luận về cách mạngthuộc địa một cách đúng đắn, sáng tạo và khá hoàn chỉnh Các bài báo trên như là các bản ánđanh thép vạch trần chủ nghĩa thực dân Nêu ra những luận điểm không thể chối từ về tội áccủa chủ nghĩa thực dân.

2.1.3 Sự chuẩn bị về tổ chức

Tháng 12-1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc), Người tham gia sáng lậpHội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á – Đông để thống nhất hành động chống chủ nghĩa thựcdân

Tháng 6-1925, Người thành lập “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội”, tổ chứctrung kiên là “Cộng sản đoàn” làm nòng cốt để trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vàoViệt Nam; mở nhiều lớp huấn luyện đào tạo một số thanh niên yêu nước Việt Nam thànhnhững cán bộ cách mạng, trong đó, một số được chọn đi học ở Trường đại học Phương Đông(Liên Xô); một số được cử đi học quân sự, phần lớn sau này được đưa về nước hoạt động

Hệ thống quan điểm, lý luận về con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc trở thành tưtưởng cách mạng hướng đạo phong trào dân tộc và các tổ chức chính trị theo khuynh hướngcách mạng vô sản, dẫn đến sự ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam:

Đông Dương cộng sản đảng (6-1929), An Nam cộng sản đảng (7-1929) và Đông Dươngcộng sản liên đoàn (9-1929)

Từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930, Hội nghị thống nhất Đảng đã họp tại Cửu LongHương Cảng), dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sảnthành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chính cương vắn tắt,Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng và Điều lệ vắn tắt của các hộiquần chúng; thông qua lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc thảo.Các văn kiện quan trọng của Đảng được Hội nghị thông qua là Cương lĩnh cách mạng đầu tiêncủa Đảng Cộng sản Việt Nam Sự chuẩn bị mang tính quyết định của cuộc kháng chiến gópphần to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội

2.2 Vai trò của giai cấp công nhân trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

2.2.1 Khái quát về sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam

Giai cấp công nhân (GCCN) Việt Nam ra đời trong quá trình khai thác thuộc địa của thựcdân Pháp Sau khi cuộc xâm lăng và bình định đã cơ bản hoàn thành, thực dân Pháp liền bắttay tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất với quy mô mở rộng ra cả nước Các nhà máyrượu bia, vải sợi, điện nước, ngành đường sắt, hầm mỏ, đồn điền cao su, cà phê lần lượt rađời và cùng với đó đội ngũ những người công nhân Việt Nam đầu tiên được hình thành Họ là

Ngày đăng: 17/03/2022, 10:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w