1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tài liệu Chiến tranh Tây Sơn - Chúa Nguyễn docx

10 555 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 297 KB

Nội dung

Chiến tranh Tây Sơn-Chúa Nguyễn 1787-1802 Chiến tranh Tây Sơn-Chúa Nguyễn 1787-1802 là giai đoạn 2 của Chiến tranh Tây Sơn-Chúa Nguyễn. Giai đoạn này bắt đầu khi Nguyễn Ánh trở về tái chiếm Gia Định (1787) và kết thúc khi ông đánh bại hoàn toàn lực lượng của nhà Tây Sơn năm 1802, thống nhất hoàn toàn Việt Nam để trở thành vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn là Hoàng đế Gia Long. Hoàn cảnh Tình hình chính trị, xã hội trong nước dưới triều Tây Sơn mới được ổn định hoàn toàn từ Đàng Trong ra tới Đàng Ngoài, tức là từ Trung Việt trở ra Bắc Việt. Còn miền Nam Việt bấy giờ thuộc Đông Định Vương Nguyễn Lữ nhưng đang có chiến tranh với quân chúa Nguyễn (Nguyễn Ánh) nên cơ bản, Việt Nam vẫn chưa được thống nhất hoàn toàn. Riêng về đất đai thuộc ảnh hưởng của thế lực Quang Trung thì thực tế chỉ có thể kể từ Thuận Hóa ra Bắc. [3] So sánh lực lượng đôi bên Chân dung người lính Tây Sơn năm 1793-Tranh của William Alexander ở Hội An Dựa theo các nguồn tư liệu của Pháp, nhiều nhất chưa có tới 100 người Pháp tại Nam Kỳ trước năm 1792, và chỉ có ít người ở lại sau thời điểm đó – có lẽ khoảng 12 sĩ quan và một vài người lính. Trong thời khoảng từ 1799 đến 1802, khi mà sự giao tranh mãnh liệt nhất đã xảy ra trước khi có sự chinh phục Việt Nam của Nguyễn Ánh, chỉ có bốn sĩ quan hải quân là hãy còn có mặt tại Cochinchina (Đàng Trong) [4] . Vì thế không thể nào nói rằng cá nhân họ đã làm thay đổi diễn biến của các sự việc. Tuy nhiên, họ đã huấn luyện quân đội của Nguyễn Ánh về các kỹ thuật mới và đã chia sẻ các kỹ thuật chiến đấu giúp cho quân lính và thủy thủ của ông cân bằng được ưu thế với quân đội Tây Sơn. Quân chúa Nguyễn tái chiếm Gia Định Vì tranh giành quyền nên anh em Nguyễn Huệ - Nguyễn Nhạc đã không có điều kiện kiểm soát đến các xứ thuộc Ðàng Trong nhất là từ Qui Nhơn (Bình Ðịnh) trở vào, lợi dụng thời cơ đó, Nguyễn Ánh đã cùng với các bộ tướng cũ, tháng 9 năm Ðinh Mùi (1787) trở về nước. Chúa Nguyễn đã được dân miền Nam giúp đỡ rất nhiều, có nhiều tướng giỏi đến phò như Võ Tánh, nên chẳng mấy chốc lực lượng Nguyễn Ánh đã lớn mạnh. [cần dẫn nguồn] [2] Tháng 7 năm Đinh Vị (1787) quân Nguyễn đánh vào Long Xuyên có kết quả. Nguyễn Ánh mạo một bức thơ để Nguyễn Lữ hiểu lầm thái độ của viên Trấn thủ Sài Côn là Phạm Văn Tham, lợi dụng sự nghi ngờ của tướng Tây Sơn [cần dẫn nguồn] , Nguyễn Vương chiếm Sa Đéc, Vĩnh Long rồi đóng quân ở Mỹ Tho dùng nơi này làm căn cứ. Ngày 7- 9-1788 quân Nguyễn đánh được Gia Định đuổi được tướng Phạm Văn Tham đang giữ thành này. Từ giờ này trở về sau thành Gia Định nằm dưới sự kiểm soát của họ Nguyễn. Tháng 9-1788, các tàu Dryade, Garonne, Đại úy Cook và Moyse mang nhiều vũ khí đến Sài Côn và một số sỹ quan Pháp là: Olivier, Dayot, Vannier, Laurent André Barisy, De Forsans phần nhiều sở trường về hải quân và tổ chức các ngành quân đội theo lối Âu châu. Từ giai đoạn này quân Gia Định của chúa Nguyễn mỗi ngày một mạnh bởi được chỉnh bị và cải tổ theo Tây phương về chiến thuật cũng như về chiến lược. Năm Canh tuất (1790) quân Nguyễn chiếm lại Bình Thuận. Tháng 3 năm Quý Sửu (1793) Nguyễn Phúc Cảnh được lập làm Đông Cung lănh chức coi Tả quân danh. Chúa Nguyễn củng cố hậu phương Chúa Nguyễn Ánh, tức vua Gia Long sau này Cha cố Adran, Giám mục Pigneau de Behaine, vị cố vấn đáng tin cậy của chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn Ánh thi hành ở Gia Định chính sách định quốc an dân. Việc cờ bạc, đàng điếm, mê tín nhảm nhí đều cấm ngặt. các ngạch thuế khóa được đặt ra để lấy ngân sách duy trì quân đội và việc khẩn hoang, trồng trọt được thúc đẩy rất là mạnh mẽ. Mười hai Điền Tuấn quan trong đó có Trịnh Hoài Đức, Ngô Tùng Châu, Lê Quang Định được cử ra để quản lý dân làm ăn cầy cấy. Nhà nước cấp trâu bò và nông cụ cho ai quá nghèo rồi các thứ này được trả bằng thóc vào ngày mùa. Chúa Nguyễn còn tổ chức các đồn điền ở những vùng cao nguyên. Khai khẩn ở đây là những đội gồm quân lính và dân chúng gọi là đồn điền đội, mỗi người phải nộp đồng niên 6 hộc thóc. Dân mộ được 10 người trở lên đi làm đồn điền tì́ cho làm cai trại và miễn sưu dịch. Nhờ có sự khôn khéo này Nam Kỳ xưa kia hoang vu dần dần trở nên trù phú, đông đảo và vui vẻ. Người ngoại quốc ra vào buôn bán tấp nập. Bấy giờ Nguyễn Vương chú ý rất nhiều đến việc mua các đồ đồng, sắt, gang, thép để làm quân khí và trả bằng ngũ cốc cùng đường cát. [5] Các chiến dịch theo mùa của cả 2 phe Quang Trung, vua nhà Tây Sơn Được Gia Định làm căn cứ có đủ thóc gạo nuôi quân, ngay năm sau là tháng tư năm Canh Tuất (1790) Nguyễn Ánh cho Lê Văn Câu là Chưởng Tiền Quân đem 5.000 quân thủy bộ ra đánh thành Bình Thuận. Võ Tánh và Nguyễn Văn Thành về Gia Định. Lê Văn Câu ở lại giữ Phan Rí. Sau việc thất bại này Câu bị lột hết chức tước, lấy làm xấu hổ nên uống thuốc độc mà chết. Những việc xuất quân của Gia Định trên đây xét ra không lợi. Bấy giờ là tháng 7, gió Bắc thổi mạnh phải đợi gió thuận thủy quân mới đi đánh nhau được. Năm Nhâm Tý (1792) vua Quang Trung qua đời, con là Quang Toản lên ngôi mới 10 tuổi, vì thế Vương nghiệp triều Tây Sơn nhanh chóng rơi vào suy vong. Quang Toản lên ngôi vua, dùng cậu là Bùi Đắc Tuyên làm thái sư giám quốc trông coi mọi việc trong ngoài. Vì Quang Toản còn nhỏ quá, Bùi Đắc Tuyên ngày càng chuyên quyền nên trong ngoài đều oán, đại thần trong triều ngoài trấn nghi kỵ lẫn nhau. Ðược tin vua Quang Trung băng hà, Nguyễn Ánh rất vui mừng, ông đẩy mạnh việc chuẩn bị đánh Tây Sơn. Dưới trướng Nguyễn Vương lúc bấy giờ có nhiều quan chức người nước ngoài như Dayot (Ông Trí), Philippe Vannier (Ông Chấn), Guilloux, Laurent Barisy (Ông Mân), De Forcant (Ông Lăng), Jean Baptiste Chaigneau, Olivier de Puymanel (Ông Tín), Theodore Lebuen. Những quan chức nầy là những cố vấn kỹ thuật cho Nguyễn Vương trong lãnh vực quân sự, vũ khí, đấp thành, v.v Năm Nhâm tý (1792) chúa Nguyễn tự thân đi đánh Qui Nhơn nhưng cũng không thành công.[3] Từ đấy hằng năm cứ đến mùa gió nồm Phúc Ánh cho quân tiến ra đánh các tỉnh miền Trung, khi gió bấc nổi lên ngài lại rút quân về Gia Định. Người trong nước, mà chủ yếu là ở vùng Thuận - Quảng trông ngóng quân của chúa Nguyễn từ Gia Định ra đánh Tây Sơn nên thời bấy giờ có câu ca dao còn truyền tụng đến giờ: [6] Lạy trời cho cả gió nồm, Để cho chúa Nguyễn kéo buồm thẳng ra. Chiến dịch gió mùa đầu tiên, trong năm 1792, đưa đến một sự triệt hạ gần như hoàn toàn hải quân của Tây Sơn tại Thị Nại, hải cảng ở Qui Nhơn. Tại đó người anh của Hoàng Đế, Nguyễn Nhạc, đã thả neo một hạm đội các chiến thuyền vừa mới xây dựng xong để chuẩn bị cho một cuộc xâm lăng xuống miền nam. Khi tin tức về chiến dịch chủ định của họ đến tai Nguyễn Phúc Ánh, ông đã phát động một cuộc viễn chinh của chính mình dưới sự chỉ huy của hai người Pháp. Với chiều gió thuận lợi cho nó, lực lượng này đã mau chóng tiến tới cửa Thị Nại, nhận thấy các chiến thuyền Tây Sơn đậu kín tại hải cảng, và đã tiến vào bến tàu, nơi binh sĩ tức thì đổ bộ và chiếm giữ các đồn lũy. Viên tướng Tây Sơn và lực lượng của ông ta đã bỏ chạy, để lại đàng sau các chiến thuyền và vũ khí của mình. Trong số các thuyền tham dự trận đánh này có 40 chiếc thuyền hải tặc được tuyển mộ bởi Hoàng Đế Quang Trung. Ba trong số các thuyền này bị bắt giữ bởi phe chúa Nguyễn, cùng với 75 chiến thuyền khác từ hạm đội mới của Nguyễn Nhạc. [7] Cờ hiệu Hải tặc Trung Hoa Thế kỷ XIX-Hải tặc Trung Hoa là lực lượng đã tham gia trong Hải quân của nhà Tây Sơn . Sự biến Phú Xuân Triều đường chi ân của nhà Tây Sơn. Chiến sự Qui Nhơn Gươm và súng của quân đội nhà Tây Sơn. Cuộc thất trận tệ hại nhất vẫn chưa xảy ra. Trong tháng Bảy, các lực lượng phe chúa Nguyễn, sau khi dành được lối tiếp cận với tòa thành, đã chinh phục được Qui Nhơn, nơi họ đặt tên lại là Bình Định. Họ ở lại đó cho đến tháng Mười Một năm 1799, khi mà sự từ trần của vị cố vấn quân sự từ lâu của Nguyễn Phúc Ánh, đức giám mục Adran, Pigneau de Behaine, đã buộc họ phải gửi lực lượng chủ yếu về lại miền nam. Một hạm đội dưới quyền Tổng Binh Võ Tánh đã được lưu lại phòng vệ hải cảng ở đó, cửa Thị Nại, để chống lại hải tặc Tây Sơn. Bình Định ở vị trí lẻ loi khó tiếp viện, nên mùa thu năm đó quân Tây Sơn vây thành và chận đường tiếp viện phía nam. Nhờ Võ Tánh giỏi cố thủ nên thành không bị mất. Năm Canh Thân (1800) chúa Nguyễn tự thân đi cứu viện đánh nhau nhiều phen với quân Tây Sơn nhưng không giải được vây. Chúa Nguyễn lấy lại Phú Xuân và xưng Đế Phú Xuân Thế kỷ XIX Từ năm 1800, triều sóng chiến trận đã từ từ trở nên bất lợi cho phía Tây Sơn. Lần đầu tiên Nguyễn Phúc Ánh, thay vì trở về miền nam, đã ở lại Quy Nhơn, khi đó đang dưới sự bao vây. Sau gần một năm không có các kết quả quyết định, ông ta lựa chọn việc chuyển hướng tấn công vào Phú Xuân. Từ ngày giữ chức Đại nguyên sóai đến lúc này trải qua 25 năm, Nguyễn Ánh được 40 tuổi, nhiều phen ông vào sinh ra tử mới thu phục lại được Kinh đô cũ. Hoàng đế Trung Hoa Gia Khánh Ðến tháng Tư năm Nhâm Tuất (1802) vua Gia Long cho sửa chữa Hoàng Thành, qua ngày mồng một tháng 5 cho lập đàn ở xã An ninh (nay là Kim Long, Hương Trà, Thừa Thiên) hiệp tế trời đất về việc đặt niên hiệu, hôm sau ngày mồng hai tháng 5 (1.6.1802) vua ngự ở điện nhận lễ triều hạ, đặt niên hiệu Gia long, ban lệnh đại xá khắp nước. Sau đó cho dựng Thái Miếu ở bên trái Hoàng Thành. Lên Ngôi vua rồi, ông sai Trịnh Hoài Ðức, Ngô Nhân Tĩnh đem phẩm vật và những ấn sách của nhà Thanh đã phong cho Tây Sơn, sang nạp cho Thiên Triều và xin cho mình làm An Nam Quốc Vương thay thế Tây Sơn. Đoàn sứ thần của vua Gia Long đi trên 2 thuyền Bạch Yến và Hoàng Hạc vượt biển tới cửa Hổ Môn thuộc Quảng Đông đem theo cả bọn hải tặc Tây Sơn để nộp. Tổng đốc nhà Thanh là Ái Tân Cát Khánh đem việc này chuyển lên Gia Khánh. Gia Khánh vốn ghét Tây Sơn vô đạo, chiêu nạp bọn Mạc Quan Phù cho cướp bóc, đã lâu ngăn trở ở ngoài biển, nay được tin báo nên rất vui lòng, khoản đãi sứ thần rất hậu và đưa các tướng lãnh hải tặc Tây Sơn ra giết hết. [8] Vua tôi Tây Sơn chạy ra Bắc Đại chiến Trấn Ninh Trận chiến tại Kỳ Sơn Những trận đánh cuối cùng (Đoạn trên bị xoá do vi phạm bản quyền) Nhà Tây Sơn tới đây là dứt. Quang Toản lên ngôi vua nǎm 1793, đến nǎm 1802 thì bị giết ở tuổi 20, ở ngôi được 9 nǎm. Như vậy triều Tây Sơn kể từ vua Thái Đức Nguyễn Nhạc đến hết Cảnh Thịnh tồn tại được 24 nǎm (1778-1802). Ðến tháng 6 cùng năm thì vua Gia Long đã thống nhất được sơn hà, chấm dứt cuộc chiến tranh kéo dài gần 300 năm.[4] Trận đánh cuối cùng của vua Gia Long và tàn quân Tây Sơntại đảo Giang Bình thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc tháng 7/1802. Quân chúa Nguyễn đã chém đầu Đại Tư Mã Trịnh Thất-1 hải tặc Trung Hoa trong hàng ngũ Tây Sơn-và kết thúc hoàn toàn cuộc nội chiến đã kéo dài suốt gần 30 năm. Tháng Giêng năm Giáp tý (1804), Gia Long làm lễ nhận tuyên phong của nhà Thanh, qua tháng 2 đổi quốc hiệu là Việt Nam và mãi đến năm Bính Dần (1806) vua Gia Long mới chính thức làm lễ lên ngôi Hoàng Ðế ở điện Thái Hòa. . Chiến tranh Tây Sơn- Chúa Nguyễn 178 7-1 802 Chiến tranh Tây Sơn- Chúa Nguyễn 178 7-1 802 là giai đoạn 2 của Chiến tranh Tây Sơn- Chúa Nguyễn. Giai. trong Hải quân của nhà Tây Sơn . Sự biến Phú Xuân Triều đường chi ân của nhà Tây Sơn. Chiến sự Qui Nhơn Gươm và súng của quân đội nhà Tây Sơn. Cuộc thất trận

Ngày đăng: 26/01/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w