Công tác quản trị nhân sự tại Công ty sản xuất XNK Ninh Bình
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Trong các nguồn lực để phát triển KT- XH, thì nguồn tài nguyên con người giữ vai trò quan trọng nhất Là tài nguyên của mọi tài nguyên, trong lịch
sử đã cho thấy nước nào biết chăm lo đến con người, đào tạo sử dụng tốt con người thì nước đó sẽ phát triển tốt và hưng thịnh
Đặc biệt là hiện nay với nền kinh tế tri thức, nền tảng để phát triển là con người với chất xám và kĩ năng của họ khi mà cả nước đang chuyển mình thay đổi mạnh mẽ tư tưởng sau sự sự kiện Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO một sân chơi mới đầy cơ hội và thách thức đang chờ chúng ta phía trước, điều kiện đó bắt buộc mọi tổ chức KT-XH đến mỗi cá nhân phải làm việc sao cho hiệu quả hơn, xoá bỏ thái độ làm việc trước đây trông chờ vào chiếc nôi bao cấp, trong thời điểm mà sự thay đổi đồng nghĩa với sự còn hay mất của tổ chức khi mà việc làm có hiệu quả hay không Để đảm bảo sự sống còn cho mỗi
tổ chức và cá nhân đều phải nâng cao tính cạnh tranh của chính mình, việc đầu tiên phải làm là với con người để đối với cá nhân thì làm việc với năng xuất cao hơn và đem lại giá trị cao hơn cho họ và cho xã hội, đối với tổ chức thì làm sao tạo ra giá trị tốt nhất, nhiều nhất và đem lại lợi nhuận cao nhất vậy thì tổ chức đó phải tổ chức những con người sao cho phù hợp, và đúng vị trí nhất Nhận thức
được tầm quan trọng của công tác nhân sự nên em quyết định chọn đề tài “Công tác quản trị nhân sự tại Công ty sản xuất XNK Ninh Bình“ làm khoá luận tốt
nghiệp Trong bài viết này em chỉ cố gắng tìm hiểu đề cập đến một số nội dung chủ yếu của công tác quản trị nhân sự, tìm hiểu quá trình tuyển chọn, sử dụng,đãi ngộ người lao động tại Công ty SX-XNK Ninh Bình và đưa ra một số giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực hiện có của Công ty
Trang 2Kết cấu khoá luận gồm 3 chương :
Chương 1 : Giới thiệu về Công ty
Chương 2 : Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại Công ty
Chương 3 : Một số biện pháp chủ yếu hoàn thiện công tác nhân sự
Trước khi trình bày kết quả cụ thể khoá luận tốt nghiệp này Tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với: ThS Vũ Trọng Nghĩa, người giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành khoá luận này
Các cô, chú cán bộ Công ty XS-XNK Ninh Bình cung cấp tài liệu cần thiết giúp em hoàn thành khoá luận này Cuối cùng, em xin gửi cảm ơn tới toàn thể các thầy, cô giáo và cán bộ trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội, gia đình, bạn bè … những người đã khuyến khích, động viên tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp
Trang 3CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SẢN XUẤT - XUẤT NHẬP
KHẨU NINH BÌNH
1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty Sản Xuất - Xuất Nhập Khẩu Ninh Bình
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty XS-XNK Ninh Bình tiền thân là xí nghiệp thêu ren xuất khẩu Ninh Bình được thành lập năm 1992 khi tái lập tỉnh Ninh Bình theo quyết định
số 394/QĐ-UB ngày 24/10/1992 của UBND tỉnh Ninh Bình
- Thông qua hoạt động xuất khẩu đẩy mạnh xuất khẩu hàng xuất khẩu , với các mặt hàng chủ yếu là thêu ren và các mặt hàng khác, để tăng nhanh kim ngạch xuất nhập khẩu, thu ngoại tệ , đáp ứng nhu cầu nhập nguyên liệu , thiết bị và hàng hóa phục vụ nhu cầu trực tiếp sản xuất của xí nghiệp Điều đó góp phần giải quyết việc làm cho hàng vạn thợ thêu ren của tỉnh Ninh Bình đồng thời đã nâng cao đời sống nhân dân trong tỉnh
- Để phù hợp với nhu cầu với khả năng và nhu cầu sản xuất kinh doanh của địa phương nhằm mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài,theo quyết định số 02/QĐ- UB ngày 03/01/1995 của ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc đổi tên doanh nghiệp nhà nước, xí nghiệp thêu ren xuất khẩu Ninh Bình được đổi tên thành “ Công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ “
- Theo quyết định số 715/QD-UB ngày 01/07/1995 Công ty được chuyển giao từ
sở Thương Mại Ninh Bình sang Ban tài chính quản trị tỉnh ủy Ninh Bình quản lý
và đổi tên thành công ty XS-XNK Ninh Bình – Tên đối ngoại là : PRIMEXCO NINH BINH
- Cùng với sự lớn mạnh của Công ty ban lãnh đạo của Công ty đã mạnh dạn đầu
tư phát triển sản xuất ra các khu vực lân cận như trạm thu mua hàng xuất khẩu Yên Khánh, trung tâm sản xuất thu mua hàng xuất khẩu Kim Sơn, thành lập chi nhánh tại Hà Nội và Hải Phòng Năm 1995, Công ty đã được Uỷ Ban nhân Dân tỉnh tặng bằng khen đơn vị thi đua theo Quyết định số 124/QĐ-UB ngày
Trang 421/12/1995 với thành tích hoàn thành vượt mức kế hoạch uỷ banh nhân dân tỉnh đặt ra là 108%, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu lên 2.400.000.000Đ
Với mong muốn xây dựng một Công ty phát triển và vững mạnh, ban lãnh đạo Công ty đã không ngừng tìm kiếm thị trường tiêu thụ, mạnh dạn đề nghị uỷ ban nhân dân tỉnh hỗ trợ mở rộng quy mô sản xuất Năm 1997 , công ty đã được quyền sử dụng một số lượng lớn diện tích nhà xưởng sản xuất
Như vậy qua gần 20 năm thành lập và phát triển Công ty Sản Xuất- XNK Ninh Bình đã đạt được nhiếu thành tích đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương cũng như đất nước trong thời kì đổi mới Với sự cố gắng, nỗ lực của ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công
ty, từ một xí nghiệp thêu ren nhỏ, trong thời gian qua Công ty đã không ngừng phát triển mở rộng các cơ sở trong nước cũng như thị trường xuất khẩu để trở thành 1 Công ty lớn với doanh thu hàng trăm tỷ đồng, đem lại việc làm cho hàng vạn lao động trong và ngoài tỉnh, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương
1.2 Tên gọi của Công ty
Tên Tiếng Việt ; Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Ninh Bình
Tên Tiếng Anh : NINH BINH PRODUCING AND IMPORT EXPORT CORPERATION
Tên viết tắt : PRIMEXCO NINH BINH
Trụ Sở đóng tại : Số 237- Đường Trần Hưng Đạo - Phường Vân Giang Thị Xã Ninh Bình - Tỉnh Ninh Bình
Điện thoại : 030.875883 030.873794
Số Fax : 030.871347
Email : Primexconinhbinh@hn.vnn.vn
Số tài khoản : 102010000372561 Tại ngân hàng Công Thương Ninh Bình
Đăng kí kinh doanh số : 113165 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư cấp ngày 26/10/2000 sửa đổi , bổ sung ngày 11/8/2005
Trang 51.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý sản xuất của công ty
1.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh
Công ty sản xuất xuất nhập khẩu Ninh Bình là một doanh nghiệp nhà nước, do đặc điểm sản xuất kinh doanh mà tổ chức bộ máy quản lý cũng được
bố trí một cách hợp lý để đảm bảo tính hiệu quả trong công việc Có thể khái quát tổ chức bộ máy quản lý của công ty dưới sơ đồ sau:
Sơ đồ : Bộ máy quản lý của công ty SX- XNK Ninh Bình
Nguồn Phòng nhân sự
Với sơ đồ quản lý trên, mỗi bộ phận có trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, ngoài ra các bộ phận phải đảm bảo mục tiêu chung của toàn công ty
1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
- Giám đốc: là người đứng đầu Công ty, điều hành Công ty theo chế độ một thủ trưởng và chịu trách nghiệm chung về hoạt động của Công ty trước cơ quan chủ quản và cơ quan khác Giám đốc có quyền cao nhất trong việc đề ra các chính
Chi nhánh Kim Sơn
Chi nhánh Yên Khánh
Chi nhánh Hải Phòng
Chi nhánh
Hà Nội
Cửa hàng giầy dép
Phân
xưởng
giặt là
Phòng XNK
Trang 6sách, phương thức quản lý và sử dụng vốn, quyết định mô hình tổ chức quản lý
kế toán, đưa ra các kế hoạch đào tạo sử dụng tiền lương, các quỹ …
- Phòng tổ chức hành chính: là phòng tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy nhân sự, về chế độ, chính sách đối với người lao động, ngoài ra còn về vấn
đề thi đua, khen thưởng kỉ luật, công tác thanh tra kiểm tra lao động
- Phòng kế toán tài chính: là phòng nghiệp vụ cơ bản, chủ động lập kế hoạch tài chính quý, năm ,kiểm tra, giám sát từng đơn vị, từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty tổ chức công tác tài chính thống kê và hạch toán pháp lệnh kế toán ban hành
- Phòng xuất nhập khẩu: với chức năng chính là quản lý nghiệp vụ công tác xuất nhập khẩu và trực tiếp kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ Đây là phòng ban nghiệp vụ của công ty, ban tham mưu cho ban giám đốc về việc kí kết các hợp đồng xuất nhập khẩu cũng như việc thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu của công ty
- Phòng thêu và phân xưởng giặt là : bộ phận này trực tiếp sản xuất ra các mặt hàng thêu ren theo các đơn đặt hàng mà cấp trên giao cho sau khi nhận được các đơn hàng, trưởng phòng thêu tiến hành tính toán hoạch định kế hoạch sản xuất phù hợp và chi phí phát sinh liên quan đến đơn hàng, sau khi hoàn tất công việc thêu ren sản phẩm sẽ được chuyển trực tiếp cho phân xưởng giặt là để hoàn tất công việc giặt, tẩy, là phẳng trước khi chuyển đi đóng gói nhập kho
- Cửa hàng Bách hoá giầy dép: kinh doanh hàng hoá nội địa tại địa điểm số 237 Trần Hưng Đạo TXNB gồm 1 cửa hàng trưởng và 6 nhân viên bán hàng, khai thác lợi thế về thương mại, kinh doanh tổng hợp, kết hợp với đại lý bán hàng
Các chi nhánh của công ty:
- Chi nhánh Hà Nội
- Chi nhánh Hải Phòng
- Chi nhánh Yên Khánh
- Chi nhánh Kim Sơn
Các chi nhánh của Công ty thực hiện chức năng do Công ty giao tuỳ vào vị trí
và chức năng của đơn vị
6
Trang 71.3.3 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Công ty SX- XNK Ninh Bình có hình thức hoạt động chủ yếu là sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thủ công truyền thống từ thêu ren, đan lát…vv ngoài ra còn kinh doanh nhà hàng, ăn nghỉ, cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm giầy dép Các mặt hàng chủ yếu được thực hiện theo đơn đặt hàng, vì vậy quá trình sản xuất thường mang tính hàng loạt, với số lượng lớn Đối tượng của hàng thêu ren chủ yếu là các loại vải và sử dụng những nguyên liệu phụ như chỉ màu các loại hạt cườm… và sử dụng loại vải nào hay những vật liệu phụ nào là do yêu cầu của khách hàng theo từng đơn đặt hàng riêng biệt Đối với các mặt hàng gia công khác đối tượng chủ yếu là cói, rơm, mây… chúng được sử dụng để tạo ra các mẫu mã đồ dùng sinh hoạt theo đơn hàng Do hàng hoá sản xuất phụ thuộc vào đơn hàng của khách hàng nên quá trình sản xuất của công ty sẽ được bố trí phù hợp với từng mẫu mã hàng hoá mà khách hàng yêu cầu Tuy nhiên quá trình sản xuất của công ty có thể được khái quát một cách chung nhất cho hàng thêu ren và mây tre đan như sau:
Sau khi kí hợp đồng với khách hàng, Giám đốc giao cho phòng thêu lên kế hoạch sản xuất về nguyên vật liệu, nhân công, thời gian bắt đầu và hoàn thành Phòng kế toán tài chính phối hợp thực hiện trong việc lên kế hoạch tài chính cho đơn hàng Có thể khái quát theo sơ đồ sau:
7
Trang 8• Với hàng thêu ren
Thêu hoạ tiết, rua, bô
đê hàng, gắn các vật liệu phụ
Vắt sổ, máy hàng, cắt gọt
Giặt, tẩy, là tái chế hàng
Máy tem, kiểm tra
Bao bì, đóng gói
Kiểm tra sản phẩm, sửa chữa
Sấy khô, sơ chế ban đầu
Thực hiện gia công bán thành phẩm
Sấy khô sản phẩm, thêm vật liệu phụ
Với hàng Mây tre đan:
Trang 91.4 Đặc điểm nghành nghề và lĩnh vực kinh doanh
1.4.1 Ngành nghề kinh doanh
Nguyên liệu của công ty chủ yếu là rơm,tre nứa, vải, sợi Với những nguyên liệu là rơm, tre, nứa Công ty lấy ngay tại địa phương vì những nguyên liệu này sẵn có và cần được sơ chế ngay Còn vải, sợi Công ty mua của một số nhà máy trong nước và cả nguồn nhập khẩu nếu trong nước không sản xuất được
Việc mở rộng nghành nghề kinh doanh là một chủ trương đúng đắn của ban lãnh đạo Công ty cũng như Sở Thương Mại tỉnh, điều đó đã tạo điều kiện
mở rộng sản xuất của Công ty, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và phát triển các nghành nghề thủ công truyền thống ở địa phương
Ở đó mặt hàng thêu ren của công ty đã khẳng định được vị trí chất lượng của mình khi thu hút được một số lượng lớn người xem và Công ty ngày càng có nhiều những đơn đặt hàng mới
Bên cạnh đó hàng thủ công truyền thống Mây Tre đan, đồ Cói cũng đã được khách hàng đón nhận với doanh thu ngày càng tăng Các dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi cũng như cung cấp các sản phẩm Giầy Dép có chất lượng cao cũng đã được ban lãnh đạo Công ty chú trọng
1.4.3 Thị trường
Trang 10Khi mới thành lập, với tên gọi là “ trạm thêu ren xuất khẩu Hà Nam “ được đầu tư máy móc lạc hậu và mặt bằng chật hẹp, vì vậy số lượng hàng hóa chưa nhiều thị trường chủ yếu là các nước có quan hệ gần gũi với Việt Nam như Liên
Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên khi sản xuất được mở rộng, sản lượng gia tăng, mẫu mã đa dạng, thì lúc này việc tìm kiếm thị trường là việc có
ý nghĩa sống còn với Công ty Với sự nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên, cùng với chính sách khuyến khích xuất khẩu của nhà nước mà Công ty đã có thêm nhiều bạn hàng mới ở các nước như : Ý, Đan Mạch, Pháp…
Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của của nhà nước thì quan hệ hợp tác của Công ty với các nước trong khu vực và trên thế giới càng được mở rộng Ban lãnh đạo của Công ty cũng nhân cơ hội đó
để mở rộng thị trường tiêu thụ của mình ngoài việc củng cố thị trường truyền thống, Công ty còn chú trọng đi sâu và phát triển các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Vương Quốc Anh, Thuỵ Sỹ , Bồ Đào Nha…
Hiện nay Công ty có quan hệ giao dịch với trên 15 quốc gia và vùng lãnh thổ, tuy nhiên Công ty vẫn luôn quan tâm đến thị trường trong nước Ban lãnh đạo Công ty đẩy mạnh hoạt động của các chi nhánh Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn nhằm mục đích tìm kiếm các bạn hàng mới Mặt hàng trong nước chủ yếu phục vụ trong các nhà hàng, khách sạn lớn của các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh
Ban lãnh đạo của Công ty đã đề ra phương trâm: để giữ vững sự tồn tại và
sự phát triển của Công ty thì cần phải mở rộng thị trường Vì vậy mà Công ty
đã rất chú trọng đến các hình thức quảng bá sản phẩm của mình, thông qua các hội chợ trưng bày đã có nhiều khách hàng trong nước cũng như nước ngoài Ngoài ra, Công ty còn sử dụng mạng Internet như là một phương tiện để giới thiệu sản phẩm của mình đến với bạn hàng trên thế giới
Với uy tín, chất lượng và các chiến lược kinh doanh trên nên thị trường của Công ty Sản Xuất- XNK Ninh Bình không ngừng được phát triển mở rộng
Trang 112 Đặc điểm các nguồn lực của Công ty Sản Xuất - Xuất Nhập Khẩu Ninh Bình
2.1 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty
Qua Biểu 1 cho thấy :
Tổng vốn kinh doanh năm 2005 tăng 6.931 tr so với năm 2004, tốc độ tăng 2005/2006 là 14% điều này chứng tỏ Công ty đã chú trọng đầu tư thêm vốn vào sản xuất kinh doanh với nguồn vốn này Công ty đã đầu tư vào vốn chủ sở hữu 2.202 tr còn lại 4.729 tr là nguồn vốn vay thêm bên ngoài đồng thời với số vốn
đó Công ty đã đầu tư thêm vào TSCĐ 1.632 tr , vốn lưu động là 5.299 Năm
2006 tổng vốn kinh doanh giảm 538tr tức giảm 1,08 so với năm 2005 chính vì
lý do này mà khi nhìn vào số liệu năm 2006/2005 ta chỉ thấy các chỉ số đều âm
Do điều kiện kinh doanh có khó khăn về đầu ra, có cạnh tranh gay gắt Tuy vậy vốn lưu động của Công ty không hề giảm mà vẫn giữ nguyên ở mức 44.817tr đồng thời ta thấy vốn lưu động của Công ty luôn lớn hơn vốn cố định rất nhiều
cụ thể vốn lưu động luôn chiếm hơn 90% tổng vốn, còn lại chưa đến 10% là vốn
cố định Đây quả là điều rất lạ đối với một Công ty mà sản xuất là chính Nhưng đây cũng là đặc điểm khách quan của nghành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty là hàng thủ công mỹ nghệ, máy móc và nhà xưởng là rất ít , nguồn vốn chủ yếu được dùng vào việc mua nguyên vật liệu và thuê nhân công
Trang 12Biểu 1 Cơ cấu vốn của Công ty Sản- Xuất XNK Ninh Bình 2004-2006
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh tăng giảm 2005/2004 So sánh tăng giảm 2006/2005
Số lượng
Tỷ trọng
%
Số lượng
Tỷ trọng
%
Số lượng
Trang 132.2 Thiết bị máy móc
Máy móc thiết bị của Công ty là rất ít, bởi đặc thù là nghànhthu công mỹ nghệ sản phẩm làm chủ yếu dực vào bàn tay khéo léo của người thợ là chính máy móc chỉ có tác dụng hỗ trợ trong mốt số khâu nhất định nên máy móc thiết
bị của Công ty gồm có:
Khung thêu: 120 Bộ
Máy kéo cói: 3 Chiếc
Lò sấy : 1 Chiếc
Còn lại là kim, chỉ Công ty chỉ nhập theo nhu cầu của công việc
2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây
Qua Biểu 3 cho thấy :
Doanh thu trong 3 năm 2004/2006 tăng giảm không đều, năm 2005 giảm 10,7tr so với 2004 nhưng năm 2006 lại tăng 529.486tr so với năm 2005 đồng thời ta cũng thấy chi phí trong 3 năm cũng tăng giảm tương ứng với nhau
Doanh thu năm 2005/2004 giảm 10,7% chi phí xuống còn 10,8% doanh thu 2006/2005 so với chi phí thì tăng bằng nhau là 600%
Lợi nhuận trong 3 năm tăng liên tục từ 113tr lên 193tr đến năm 2006 là 236,1tr, năm 2005 lợi nhuận tăng là do Công ty đã tiết kiệm chi phí nên tuy doanh thu giảm nhưng lợi nhuận vẫn tăng, năm 2006 thì do doanh thu tăng 529.486tr nên lợi nhuận tăng 43,1%
Nhìn vào hàng 4 ta thấy vốn lưu động vẫn luôn giữ tỉ lệ cao trong tổng vốn kinh doanh và số liệu bảng này trùng với biểu 1 Tỷ suất lợi nhuận qua 3 năm tăng liên tục năm 2005 tăng 0,13% so với năm 2004 tương ứng với tốc độ tăng là 50%, năm 2006 tăng 23,1% số nhân viên cũng biến động liên tục nhưng không nhiều có năm tăng, năm giảm
Thu nhập bình quân tăng liên tục nhưng không đều, đây cũng là xu thế chung của toàn nền kinh tế khi lương cơ bản từ 250-450 nghìn, số vòng quay vốn lưu động năm 2004 là 2,96 vòng/năm, năm 2004 giảm còn 2,37 vòng đến năm 2006 do doanh thu tăng đột biến là 600% nên số vòng quay vốn lưu động tăng lên là 14,18 vòng tương ứng với tốc độ tăng là 600%
Trang 14Biểu 3 kết quả kinh doanh của Công ty SX-XNK Ninh Bình 2004-2006
STT Các chỉ tiêu chủ yếu ĐVT Năm 2004 2005Năm Năm 2006
So sánh tăng giảm 2005/2004
So sánh tăng giảm2006/2005
49.6824.86444.817
49.6064.78944.817
6.9311.6315.299
16,250,413,4
-76-750
99,898100
7 Thu nhập bình quân 1 lao động(V) 1000
Đ
8 Năng xuất lao động bình quân (W=1/6) 912,6 726,6 4.539,8 -186 -20,4 3813.2 524,8
Nguồn: Công ty Sản Xuất - Xuất Nhập khẩu Ninh Bình
Trang 15CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY
SX-XNK NINH BÌNH
1 Đ ặc đi ểm Nhân sự của công ty
Qua biểu 3 ta thấy tổng số lao động tăng giảm không đều , năm 2004 là 128 người, Năm 2005 là 146 đến năm 2006 giảm xuống còn 140 người.Năm 2005
số người lao động tăng 18 người nhưng doanh thu lại giảm 10,7tr Năm 2006 số người giảm xuống còn 140 người mà doanh thu lại tăng so với năm 2005 là 529.464tr cho thấy Công ty có một số lãng phí trong việc sử dụng nguồn lực con người Đây là một đặc điểm mà nhiều Công ty nhà nước mắc phải và Công ty SX-XNK Ninh Bình cũng không phải là ngoại lệ
Về cơ cấu lao động của Công ty: lao động trong công ty chủ yếu lại dựa vào lao động thủ công là chính nên không yêu cầu bộ máy quản lý cồng kềnh tuy nhiên Năm 2004 , 2005 số lao động gián tiếp vẫn hơn 30 người chiếm hơn 20% Đến năm 2006 Công ty đã tiến hành cải cách nên số lao động gián tiếp đã giảm đáng kể chỉ còn 20 người, chiếm14% trên tổng số lao động
Lao động trong Công ty chiếm trên 60% là nữ Thích hợp với những công việc thủ công cần sự khéo léo và bền bỉ, Còn lại hơn 30% là nam giới, phụ trách các khâu và công việc có tính chất nặng nhọc và liên quan tới máy móc
Về trình độ học vấn: Số lượng lao động tốt nghiệp các trường ĐH còn thấp chỉ chiếm từ 15- 16% số lao động toàn công ty Năm 2006 lao động có trình
độ đại học là 23 người tăng 2 người so với năm 2004 và 1 người so với năm
2005 Vậy mỗi năm tăng thêm 1 người có trình độ đại học, xét về đặc thù chung của nghành thủ công mỹ nghệ thì số lao động đại học ở công ty là hợp lý.Số lượng lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp trong công ty biến động trong khoảng từ 25- 29% số lao động có trình độ PTTH và THCS trong Công ty khá cao năm 2004 là 70 người chiếm 55%, năm 2005 là 86 người chiếm 59%, năm
2006 là 97 người chiếm 69% Ta thấy số lao động này tăng liên tục qua 3 năm tỷ
lệ này là rất cao so với mặt bằng chung tuy nhiên với nghành thủ công thì phải
Trang 16giữ một tỷ lệ cao vừa đủ số lao động này và nó là một điểm cần có của các Công
ty kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ
- Về độ tuổi, Công ty đã có sự biến động giảm về số lượng người lớn tuổi và Công ty đang trẻ hoá đội ngũ nhân sự của mình Điều này có được là do Công ty
đã đề ra những chính sách khuyến khích người lao động nghỉ hưu sớm và chú trọng tuyển chọn bồi dưỡng những lao động trẻ