1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu Bệnh do nhiễm Amib docx

12 391 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 212,2 KB

Nội dung

Bệnh do nhiễm Amib Entamoeba histolytica là một kí sinh trùng nguyên bào có thể gây bệnh trong và ngoài ruột. Là một bệnh nhiễm ký sinh gây tử vong đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau sốt rét. Bài viết sau đây sẽ nhắc lại những nét chính về triệu chứng, các biện pháp để chẩn đoán, điều trị cùng các biến chứng có thể xảy ra. I- CĂN BẢN A- Mô Tả - Bệnh amib do ký sinh trùng nguyên bào đường ruột Entamoeba histolytica gây ra. Nhiễm bệnh do ăn phải thực phẩm nhiễm phân, như rau sống, hoặc do lây truyền trực tiếp qua đường phân-miệng. Đa số bệnh nhân không có triệu chứng hoặc chỉ có tiêu chảy nhẹ; tình trạng nhiễm trùng sẽ nặng hơn ở bệnh nhân dùng corticoid và bệnh nhân suy giảm miễn dịch. - Ở một số ít bệnh nhân, có thể gặp tình trạng bệnh nhiễm trùng nặng xâm lấn ở ruột hoặc ngoài ruột (ví dụ, gan và ít gặp hơn là thận, bàng quang, sinh dục nam và nữ, da, phổi, não). Abscess gan do amib xảy ra ngay trong đợt cấp hoặc 1- 3 tháng sau; triệu chứng có thể đột ngột hoặc diễn biến từ từ. - E. histolytica được chia thành các chủng “gây bệnh” và “không gây bệnh”. Những chủng gây bệnh thường gây nhiễm trùng ồ ạt, trong khi những chủng không xâm lấn chỉ gây nhiễm trùng ruột không triệu chứng. Gần đây, chủng không gây bệnh đã được phân chia vào chủng amib riêng biệt khác, Entamoeba dispar. Tuy nhiên, không thể phân biệt các chủng amib bằng những xét nghiệm thông thường. - Hệ thống bị tổn thương: Tiêu hoá; Thần Kinh; Thận/Tiết niệu; Sinh dục; Da/Ngoại tiết - Từ đồng nghĩa: Viêm đại tràng do amib; Lỵ Amib B- Cảnh Báo - Lão khoa: Nặng hơn ở người cao tuổi - Nhi Khoa: Nặng hơn ở trẻ sơ sinh - Thai Nghén + Nặng hơn ở phụ nữ có thai + Đa số các thuốc điều trị nên tránh dùng khi có thai (nhất là ở 3 tháng đầu) do có khả năng gây quái thai, tuy nhiên những trường hợp nặng vẫn phải được điều trị . * Paromomycin đôi khi được khuyên dùng cho những trường hợp nhẹ vì không hấp thu vào máu. + Cần hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa Nhiễm. C- Phòng Ngừa chung: Tránh yếu tố nguy cơ nếu có thể. Bệnh do amib là một vấn đề xã hội, việc tiệt trừ đòi hỏi phải có những cải thiện về mặt y khoa cộng đồng, vệ sinh đầy đủ, cung cấp nước sạch và trên tất cả là một nền tãng giáo dục tốt về y tế. Đây thực sự không phải là một nhiệm vụ dễ dàng ở những vùng thiếu thốn về nguồn lực và các chương trình chăm sóc y tế. Không còn nghi ngờ gì, việc phát triển một thuốc chủng ngừa sẽ là chiến lược kinh tế nhất để phòng tránh nhiễm amib và những hậu quả nặng nề của nó. Tuy chưa được đưa ra sử dụng đại trà nhưng hiện đang có những tiến bộ đáng kể về mặt này. D- Dịch Tễ Học - Tuổi thường gặp: Tất cả - Giới tính: Nam > Nữ; có thể do phơi nhiễm nghề nghiệp nhiều hơn. Độ Lưu Hành: Khoảng- < 1% tính chung trong dân, nhưng có thể cao hơn ở những quần thể nhiều nguy cơ cao E- Yếu Tố Nguy Cơ - Tầng lớp kinh tế xã hội thấp - Bị giam giữ - Đồng tính nam - Bệnh nặng thường gặp ở một số vị trí địa lý, bao gồm nhiều nơi ở Mehico, Nam Phi, Ấn Độ, Đông Nam Á. F- Căn Nguyên Nhiễm E. histolytica được truyền qua thực phẩm và nước hoặc lây do tiếp xúc trực tiếp từ người này sang người khác. II- CHẨN ĐOÁN A- Triệu Chứng và Dấu Hiệu Bệnh Sử - Nhiễm trùng nhẹ (có thể đến 99%) (điển hình của E. dispar) + Không triệu chứng (90%) + Tiêu chảy nhẹ + Khó chịu ở bụng - Nhiễm trùng ruột nặng + Đau bụng nhiều + Đau trực tràng + Tiêu chảy + Phân có máu + Sốt (30%) + Nhiễm độc toàn thân - Nhiễm trùng ngoài đường tiêu hoá + Sốt + Nhiễm độc toàn thân + Đau tức hạ sườn phải + Buồn nôn và nôn + Tiêu chảy (50%) + Tiểu ra máu, tiểu đau, mót tiểu B- Xét Nghiệm 1- Phòng Thí Nghiệm - Xét nghiệm phân tìm trứng, nang và kí sinh trùng (độ nhạy thấp) + Phân lỏng cần được quan sát tìm dưỡng bào ngay + Khi có nhiễm trùng ruột nặng, phân có máu, nhưng ít khi thấy hiện diện của bạch cầu. - Huyết thanh chẩn đoán (đặc biệt xét nghiệm kết dính hồng cầu gián tiếp= indirect hemagglutination), dương tính ở 85% ở bệnh nhân viêm đại tràng và đa số bệnh nhân có bịnh ngoài ruột. Huyết thanh chẩn đoán cần được làm ở những bịnh nhân viêm đại tràng vô căn để loại trừ bệnh do amib. - Đối với nhiễm trùng ở bàng quang: Amib và/hoặc nang trong nước tiểu - Men gan và alkaline phosphatase có thể tăng cao ở bịnh gan do amib. - Thuốc có thể gây ảnh hưởng đến kết quả phòng xét nghiệm Nhiều thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm phân. 2- Chẩn Đoán Hình Ảnh CT scan hoặc siêu âm khi có nhiễm trùng gan 3- Thủ Thuật Chẩn Đoán/ Phẫu Thuật - Nội soi trực tràng và đại tràng sigma kèm sinh thiết - Hút thương tổn ở gan bằng kim để loại trừ nhiễm trùng sinh mủ hoặc bội nhiễm. 4- Giải Phẫu Bệnh - Sinh thiết đại tràng + Lý giải các tế bào niêm mạc (flask ulcers) + Dưõng bào (trophozoites) nhuộm periodic acid-Schiff + Bạch cầu trung tính ở ngoại biên - Sinh thiết gan + Hoại tử bao vây bởi dưỡng bào amib - Chọc hút gan + Dịch nâu đỏ (mủ sôcôla) C- Chẩn Đoán Phân Biệt - Viêm đại tràng do các nguyên nhân khác + Shigella + Nhiễm Campylobacter + Viêm đại tràng màng giả + Bệnh do Salmonella hoặc do Yersinia - Viêm đại tràng không do nguyên nhân nhiễm trùng + Viêm loét đại tràng + Viêm đại tràng do bệnh Crohn + Viêm đại tràng do thiếu máu mạc treo - Bệnh abscess do amib ở gan cần được phân biệt với abscess gan do vi trùng hoặc abscess do amib bội nhiễm III- ĐIỀU TRỊ Thường điều trị ngoại trú nếu bệnh nhẹ, tuy nhiên cần nhập viện điều trị đối với các thể amib ngoài gan hoặc những bệnh nhân nặng, cao tuổi. Biện Pháp Chung - Dịch truyền và dinh dưỡng - Cân bằng điện giải Chế Độ Ăn: Tuỳ theo dung nạp Hoạt Động: Phù hợp với tình trạng bịnh IV- THUỐC MEN A- Thuốc Đầu Tay - Nhiễm trùng nhẹ: Diiodohydroxyquin (còn gọi là iodoquinol): 650 mg ngày 3 lần. Uống trong 20 ngày - Nhiễm trùng nặng + Metronidazole (Flagyl): 750 mg ngày 3 lần. Uống trong 5-10 ngày, theo sau bởi một đợt 20 ngày diiodohydroxyquin để loại trừ tình trạng mang mầm bệnh trong ruột + Tinidazole (Tindamax) 2 g mỗi ngày sau bữa ăn trong 3 ngày cho lỵ amib và 2 g mỗi ngày trong 3-5 ngày cho abscess gan - Chống chỉ định + Diiodohydroxyquin: Dùng thận trọng ở bịnh nhân có bịnh lý tuyến giáp. Chống chỉ định ở người suy gan hoặc suy thận. Có thể gây viêm thần kinh thị hoặc bịnh thần kinh ngoại biên. + Tiền sử dị ứng với thuốc - Thận trọng: Không có thuốc nào được xem là an toàn cho thai phụ, tuy nhiên vẫn phải điều trị nếu bệnh nặng. - Tương tác đáng lưu ý có thể xảy ra: + Metronidazole và rượu ethanol: phản ứng Disulfiram B- Thuốc Hàng Thứ 2 - Bệnh nhẹ: + Diloxanide 500 mg uống ngày 3 lần, trong 10 ngày. + Paromomycin 500 mg uống ngày 3 lần trong 10 ngày. - Bệnh nặng: + Dehydroemetine (hiệu quả như metronidazole, nhưng độc cho tim): 1-1.5 mg/kg/ngày, Tiêm bắp trong 5 ngày + Chloroquine: ít hiệu quả hơn): 600 mg /ngày, uống 2 ngày, sau đó 200 mg/ngày uống trong 2-3 tuần (liều trẻ em: 10 mg/kg/ngày tối đa 300 mg/ngày) C- Phẫu Thuật [...]... viêm đại tràng nặng do amib, phẫu thuật cần thiết khi thủng hoặc hoại tử ruột V- THEO DÕI A- Tiên Lượng - Bệnh do Amib nặng thường gây tử vong nếu không được chữa trị - Với điều trị, thường cải thiện sau vài ngày - Một số bệnh nhân bị viêm đại tràng do amib sẽ có những triệu chứng của đại tràng kích thích nhiều tuần sau khi đã điều trị - Có thể tái phát B- Biến Chứng - Phình đại tràng nhiễm độc, vỡ đại... nhiễm độc, vỡ đại tràng - Vỡ abscess gan, có thể vỡ vào khoảng dưới cơ hoành, khoang màng phổi phải, hoặc những cơ quan kề cận - Vỡ bàng quang, hẹp niệu đạo, đường rò bàng quang-ruột C- Quản Lý Người Bệnh - Triệu chứng và dấu hiệu của bịnh nhân - Xét nghiệm phân tìm trứng và ký sinh trùng . Tả - Bệnh amib do ký sinh trùng nguyên bào đường ruột Entamoeba histolytica gây ra. Nhiễm bệnh do ăn phải thực phẩm nhiễm phân, như rau sống, hoặc do lây. Viêm đại tràng do thiếu máu mạc treo - Bệnh abscess do amib ở gan cần được phân biệt với abscess gan do vi trùng hoặc abscess do amib bội nhiễm III- ĐIỀU

Ngày đăng: 26/01/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN