BệnhDaNhiễmNấmĐaSắc (Tinea Versicolor)
bác sĩ Nguyễn Nguyên
Tuy thuật ngữ Việt Nam dành cho bệnh này chưa được
hoàn chỉnh và thống nhất, nhưng công thức đơn giản
SHOW DEMO hy vọng sẽ làm rõ ý niệm về bệnhda
được nhiều nước gọi là Tinea Versicolor – nay tạm gọi là
Bệnh DaNhiễmNấmĐaSắc (NNĐS).
S for Subjective Symptoms: Cảm nhận chủ quan khiến bệnh nhân tìm thầy thuốc có thể
được ghi nhận là gì đáng kể. Nhưng người bệnh có thể tìm thầy thuốc do cảm thấy không
an tâm vì thể diện và thẩm mỹ. Đôi khi họ đến tìm thầy do cảm thấy một vùng da hơi
ngứa.
H for History of Illness: Suy tìm bệnh sử, thầy thuốc có thể thấy:
Người bệnh ở tuổi tráng niên, và tiết mồ hôi nhiều. Bệnh nhân đã hay đang sống trong
vùng khí hậu nóng và ẩm. Bệnh nhân hoặc thân quyến phát hiện trên da một hay nhiều
đốm sẫm mầu hoặc nhạt mầu hơn sắcda bình thường của vùng da kế cận. Đốm dađa
mầu kéo dài lâu ngày, và thường tái phát trong mùa bệnh nhân đi tắm nắng cho da sậm
mầu theo thời trang. Tắm nắng xong, các đốm (Macule: Vết Ban) có thể đậm hơn (nếu
bệnh nhân vốn có nước trắng - nhạt mầu) hoặc nhạt hơn (nếu da của bệnh nhân vốn sậm
mầu).
Đôi khi bệnh nhân có bệnh sử đặc biệt như đã và đang bị Tiểu đường, Suy Dinh Dưỡng,
Suy Miễn Nhiễm.
O for Objective Signs: Các chỉ dấu khách quan mà thầy thuốc có thể phát hiện khi khám
thường gồm:
Trên da có Vết Ban (Macule), mầu hơi vàng, hoặc nâu nhạt. Vết Ban thường thấy trên
các vùng dễ phơi nắng như trán, thân trước, lưng, vai. Vết ban có bờ rõ, đường kính 3-4
mm, thường lớn thêm theo chiều hướng ly tâm và kế cận nhau;
Nhìn kỹ hoặc cạo nhẹ sẽ thấy có vẩy nhỏ như vỏ ngũ cốc.
W for Work-up: Xét nghiệm bổ sung
Nhìn đại thể qua ánh sáng đèn đặc biệt (Wood's light), vùng danhiễmnấm sẽ có mầu
vàng- xanh nhạt như lân tinh
Nhìn vi thể: Cạo các vết ban (macule) để đem nhìn dưới kính hiển vi sẽ thấy nhiều sợi
ngắn xen lẫn tế bào tròn như thể một đĩa Spaghetti trộn thịt vò viên - "spaghetti in
meatballs"
Nấm gây bệnh có tên là Malassezia furfur
Cấy nấm này ít khi thành công và đòi hỏi môi trường kỹ thuật đặc biệt.
Xét nghiệm bổ sung cận lâm sàng thường ít thực hiện vì triệu chứng, bệnh sử và chỉ dấu
lâm sàng thường quá rõ để giúp chẩn đoán rồi.
D for Diagnos(es):
Chẩn đoán xác định: bệnh Tinea Versicolor còn có các tên khác như Pityriasis
Versicolor; Dermatomycosis Furfuracea; Chromophytosis
Chẩn đoán phân biệt (Differential diagnoses):
1. Những chứng Da Lang Trắng Đen ( Leucomelanoderma) khác; vì thuật ngữ
Leucomelanoderma dùng để mô tả hình thái của da do nhiều cơ chế khác như bẩm sinh
(người da đen), phong tình (Syphilis), Yaws (Ghẻ cóc - Pian thuật ngữ của người Pháp),
nhiễm độc hóa chất hydroquinone monobenzylether (do dùng thuốc) hoặc p-Phenyl
Phenol (do nghề nghiệp);
2. Pityriasis alba: cũng do nấm nhưng chỉ gây đốm thiểu sắc hypopigmentation;
3. Vitiligo: thường thấy quanh mắt, miệng, tay chân; với các đốm mất mầu đều và mầu
trắng hơn;
4. Một dạng Eczema có tên là numular eczema: thường gây ngứa nhiều hơn;
5. Seborrheic dermatitis viêm da do tăng tiết bã nhờn: da có nốt sần lẫn vẩy
(papulosquamous).
E for Education of the patient: Khuyên bảo bệnh nhân
Giữ lau da thật khô sau khi tắm rửa;
Dùng gòn thoa thuốc lên chỗ da bị bệnh trong suốt thời gian được chỉ định bởi thầy
thuốc;
Tái dùng thuốc được chỉ định, khi bệnhtái phát;
Tái dùng thuốc được chỉ định, trong mùa Xuân khi dự định tắm nắng để làm đẹp với da
sậm màu (tanning) theo thời trang.
M for Management: Xử lý bệnh trạng:
Thuốc thường dùng gồm:
Selenium sulfite shampoo (Selsun): thoa và để cho khô 40 phút trước khi tắm trong vòng
1 tuần, hoặc thoa và để 12 giờ trước khi tắm, mỗi tuần 1 lần trong 4 tuần;
Clotrimazole thoa (Lotrimil) 2 lần mỗi ngày trong 4 tuần;
Miconazole thoăMonistat) 2 lần mỗi ngày trong 4 tuần;
Ketoconazole thoăNizoral)2 lần mỗi ngày trong 4 tuần.
Thuốc ít dùng gồm:
Ketoconazole 200 mg uống ngày 1 lần tron 1 tuần hoặc 400 mg uống liều duy nhất.
Thuốc này có thể gây viêm gan.
Thuốc để điều trị củng cố gồm:
Ketoconazole shampoo dùng mỗi tuần;
Sebulex (Sulfur-Salicylic Acid) soap or shampoo;
Zinc pyrithione 2% để pha trong bồn tắm.
O for Outcome and Outlook: Tiên lượng bệnh tình
Bệnh da Tinea versicolor không là một bệnh hiểm nghèo. Nhưng vì loại nấm gây bệnh
thường vốn có sẵn trên da nên bệnh có thể dai dẳng và dần dàtái phát - dù có chữa trị
đúng mức. Đôi khi các đốm thiểu sắc và nhạt mầu vẫn tồn tại dù đã điều trị hết nấm và đã
phơi nắng cho da đậm mầu.
bác sĩ Nguyễn Nguyên
Copyright, 2007. Muốn phổ biến bài viết này, cần xin phép tác giả và xin ghi rõ nguồn Y
Dược Ngày Nay,
www.yduocngaynay.com
. Tiên lượng bệnh tình
Bệnh da Tinea versicolor không là một bệnh hiểm nghèo. Nhưng vì loại nấm gây bệnh
thường vốn có sẵn trên da nên bệnh có thể dai dẳng. DEMO hy vọng sẽ làm rõ ý niệm về bệnh da
được nhiều nước gọi là Tinea Versicolor – nay tạm gọi là
Bệnh Da Nhiễm Nấm Đa Sắc (NNĐS).
S for Subjective