1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN môn KINH tế CHÍNH TRỊ mác – LÊNIN đề tài sự NGHIỆP CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP hóa – HIỆN đại hóa đất nước TRONG THỜI đại 4 0

17 64 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Lý do chọn đề tài Sau khi rơi vào tình trạng kh ủn g hoảng về kinh tế - xã hội qua cuộc chiến tranh vô cùng khốc liệt với đế quốc Mỹ, Đảng và Nhà nước ta đã xác định nhiệm vụ trọng tâm

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ

¿¿ ֎֎ ֎¿

TIỂU LUẬN MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

Đề tài: SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI

HÓA ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI ĐẠI 4.0

Họ và tên : Nguyễn Thị Huyền My

Mã sinh viên : 2055380032

Lớp : Truyền thông chính sách – K40 Giáo viên hướng dẫn : Đào Anh Quân

HaNoi_2021

Trang 2

Lời cảm ơn!

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Báo chí và

Tuyên truyền đã đưa môn Kinh Tế Chính Trị Mác - Lênin vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên bộ môn – thầy Đào Anh Quân đã dạy dỗ và tâm huyết truyền đạt những kiến thức quý giá cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia học tập,

em đã trau dồi cho bản thân nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập nghiêm túc

và hiệu quả Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức có giá trị sâu sắc, là hành trang để em vững bước sau này

Bộ môn Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin là môn học thú vị, bổ ích và có tính thực tế cao Đảm bảo cung cấp đầy đủ kiến thức, kỹ năng, giúp sinh viên có thể ứng dụng vào thực tế Tuy nhiên, do khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều hạn hẹp, kiến thức chưa sâu rộng Mặc dù bản thân đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong cô xem xét và góp

ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện và tốt hơn

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 3

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sau khi rơi vào tình trạng kh

ủn

g hoảng về kinh tế - xã hội qua cuộc chiến tranh vô cùng khốc liệt với đế quốc Mỹ, Đảng và Nhà nước

ta đã xác định nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước là tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Bởi chỉ có con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới đưa nước ta trở nên giàu mạnh,đồng thời xây dựng được một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội, từ đó rút ngắn khoảng cách với các quốc gia phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu

Hiện nay, cách mạng công nghiệp 4.0 đưa tới nền kinh tế thông minh và đang phát triển rất mạnh mẽ, tạo cơ hội phát triển cho mọi quốc gia, nhất là các nước đang phát triển Đây sẽ là bước ngoặt, bước tiến lớn trong lịch sử phát triển của nhân loại Tuy nhiên, nó cũng tạo ra những thách thức lớn đối với nhiều quốc gia, nhiều đối tượng xã hội, trên nhiều lĩnh vực Các thành tựu khoa học - công nghệ trong cách mạng công nghiệp 4.0 làm cho tài nguyên thiên nhiên, lao động phổ thông giá rẻ ngày càng mất lợi thế Việc làm rõ những vấn

đề đặt ra và đưa ra những định hướng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư thời gian tới

là cấp bách và thiết thực Và đây cũng là lí do để em chọn đề tài “”

Dù đã rất cố gắng hoàn thành bài tiểu luận nhưng trong quá trình viết không thể tránh khỏi sai sót nên em kính mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa của thầy

để bài viết này thêm phần hoàn thiện hơn

Trang 4

Em xin trân trọng cảm ơn!

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu về quá trình tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta trong thời đại 4.0

- Vai trò sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Giải thích được tại sao phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Đề ra được những cách và những thành quả đạt được khi thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Nắm rõ mục tiêu sau này của Việt Nam khi thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0

4 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu về quá trình Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa trong thời đại mới – thời đại cách mạng công nghiệp 4.0

5 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là quốc gia Việt Nam

6 Phương pháp nghiên cứu

Bài tiểu luận sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp logic

kết hợp lịch sử và phương pháp so sánh Ngoài ra còn sử dụng phép biện chứng duy vật, duy vật lịch sử và những phương pháp khoa học chung như mô hình hóa các quá trình và hiện tượng nghiên cứu,xây dựng các giả thuyết , tiến hành thử nghiệm , quan sát thống kê, trừu tượng hoá, phương pháp hệ thống

7 Đóng góp của đề tài

Giúp mọi người có cách tiếp cận toàn diện mới và thay đổi suy nghĩ, cách nhìn nhận, tìm ra cách thức mới để biến những thách thức thành những cơ hội mới của kỉ nguyên cách mạng công nghiệp lần thứ 4 Đặc biệt, các thế hệ trẻ hiện nay phải tiếp tục nâng cao nhận thức và sự hiểu biết qua tất cả các lĩnh vực của xã hội, từ đó đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước gắn với nền kinh tế tri thức hiện nay

8 Cấu trúc của tiểu luận

Bài tiểu luận bao gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận Trong đó phần nội dung bao gồm 3 chương:

Trang 5

B PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

1 Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Lịch sử công nghiệp hóa trên thế giới đã trải qua hàng trăm năm Vào giữa thế kỷ XVIII, một số nước phương Tây, mở đầu là nước Anh đã tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp, với nội dung chủ yếu là chuyển từ lao động thủ công sang lao động cơ khí Đây là mốc đánh dấu sự khởi đầu cho tiến trình công nghiệp hóa của thế giới Tuy vậy, phải đến thế kỷ XIX, khái niệm công nghiệp hóa mới được dùng để thay thế cho khái niệm cách mạng

công nghiệp, mặc dù sau cách mạng công nghiệp ở Anh, một thế hệ công nghiệp hóa đã diễn ra ở các nước Tây Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản Có thể khái quát, công nghiệp hóa là quá trình tạo sự chuyển biến từ nền kinh tế nông nghiệp với nền kinh tế lạc hậu, dựa trên lao động thủ công, năng suất thấp sang nền kinh tế công nghiệp với cơ cấu kinh tế hiện đại, dựa trên lao động

sử dụng bằng máy móc, tạo ra năng suất lao động cao Như vậy, công nghiệp hóa là quá trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành nước công nghiệp hiện đại với trình độ công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, có năng suất lao động cao trong các ngành kinh tế quốc dân Hiện đại hóa là quá trình tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại

Trang 6

Trong điều kiện của Việt Nam, Ngày 30 tháng 7 năm 1994, Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương khóa VII đã ra Nghị quyết số

07-NQ/HNTW về phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng giai cấp công

nhân trong giai đoạn mới, trong đó chỉ rõ: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động

xã hội cao”

2., Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta

Thứ nhất: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong sự phát triển mạnh mẽ của lực

lượng sản xuất

Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội nhờ chuyển nền kinh tế từ chỗ dựa trên kỹ thuật thủ công sang nền kinh tế dựa vào kỹ thuật cơ khí thủ công Đồng thời chuyển nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp

Nếu áp dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ vào những ngành trong nền kinh tế quốc dân thì những thành tựu này được kết nối, gắn liền với quá trình hiện đại hóa và cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại

Nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực khi đất nước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Thứ hai: Xây dựng cơ cấu kinh tế một cách hợp lý, hiện đại và đạt hiệu quả cao

Cơ cấu kinh tế chính là tổng thể hữu cơ giữa các thành phần kinh tế Có hai loại cơ cấu kinh tế là cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế Trong khi đó cơ cấu của ngành kinh tế sẽ đóng vai trò trung tâm, quan trọng và cốt lõi nhất

Tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế có nghĩa là chuyển dịch cơ cấu, cấu trúc của nền kinh tế kém hiệu quả, bị tụt hậu theo hướng nền kinh tế hiện đại và hiệu quả hơn Xu hướng của sự chuyển dịch, thay đổi này là hướng

từ một nền cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và sau đó phát triển thành cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và dịch vụ

Cơ cấu lao động cũng sẽ được chuyển dịch theo hướng gắn với phát triển kinh tế tri thức Đây là một trong những tiền đề làm chi phối theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động từng thời kỳ ở nước ta

Trang 7

Thứ ba: Củng cố và làm tăng cường các địa vị lãnh đạo trong quan hệ sản xuất

xã hội chủ nghĩa

Đồng thời, hướng tới việc xác lập địa vị thống trị trong các mối quan hệ sản xuất xã hội trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Thứ tư: Thực hiện cuộc cách mạng khoa học – công nghệ để xây dựng cơ sở

vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất

Nước ta đang định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tất yếu phải được tiến hành bằng cách mạng khoa học và công nghệ Cố nhiên, trong điều kiện thế giới đã trải qua hai cuộc cách mạng khoa học và công nghệ và điều kiện cơ cấu kinh tế mở, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ ở nước ta có thể và cần phải bao hàm các cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mà thế giới đã, đang trải qua

Từ bối cảnh đó, vị trí của cuộc cách mạng này phải được xác định là “then chốt” và khoa học và công nghệ phải được xác định là một “quốc sách”, một “động lực” cần đem toàn lực lượng để nắm lấy và phát triển nó

Thứ năm: Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và phân công lại lao động xã hội

* Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý

Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành, cùng với vị trí, tỷ trọng và quan hệ tương tác phù hợp giữa các bộ phận trong hệ thống kinh tế quốc dân

Cơ cấu kinh tế được xem xét dưới góc độ: cơ cấu ngành (như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…); cơ cấu vùng (các vùng kinh tế theo lãnh thổ) và cơ cấu thành phần kinh tế

Xây dựng cơ cấu kinh tế là yêu cầu cần thiết khách quan của mỗi nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá

* Tiến hành phân công lại lao động xã hội

Từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa bỏ qua giai đoạn phát triển

tư bản chủ nghĩa trong quá trình công nghiệp hoá tất yếu phải phân công lại lao động xã hội Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hóa lao động, tức là chuyên môn hóa sản xuất giữa các ngành, trong nội bộ từng ngành và giữa các vùng trong nền kinh tế quốc dân Phân công lao động xã hội có tác dụng rất to lớn Nó là đòn bẩy của sự phát triển công nghệ và năng suất lao động; cùng với cách mạng khoa học và công nghệ, nó góp phần hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý

Trang 8

CHƯƠNG II: LÝ LUẬN VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

1 Khái quát về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được gọi là Công nghiệp 4.0 Công nghiệp

4.0 tập trung vào công nghệ kỹ thuật số từ những thập kỷ gần đây lên một cấp

độ hoàn toàn mới với sự trợ giúp của kết nối thông qua Internet vạn vật, truy cập dữ liệu thời gian thực và giới thiệu các hệ thống vật lý không gian mạng Công nghiệp 4.0 cung cấp một cách tiếp cận liên kết và toàn diện hơn cho sản xuất Nó kết nối vật lý với kỹ thuật số và cho phép cộng tác và truy cập tốt hơn giữa các bộ phận, đối tác, nhà cung cấp, sản phẩm và con người Công nghiệp 4.0 trao quyền cho các chủ doanh nghiệp kiểm soát và hiểu rõ hơn mọi khía cạnh hoạt động của họ và cho phép họ tận dụng dữ liệu tức thời để tăng năng suất, cải thiện quy trình và thúc đẩy tăng trưởng

Lịch sử nhân loại đã chứng kiến 4 cuộc cách mạng công nghiệp

Công nghiệp 4.0 cho phép các nhà máy thông minh, sản phẩm thông minh và chuỗi cung ứng cũng thông minh, và làm cho các hệ thống sản xuất và dịch vụ trở nên linh hoạt và đáp ứng khách hàng hơn Các thuộc tính của hệ thống sản xuất và dịch vụ với Công nghiệp 4.0 đã được nêu bật Những lợi ích mà Công nghiệp 4.0 mang lại cho các doanh nghiệp đã được thảo luận Trong tương lai, công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa và do đó các doanh nghiệp cần sẵn sàng để chuẩn bị cho một sự đổi mình liên tục thể cập nhật các

xu hướng hiện đại sắp tới

2 Bản chất của nền công nghiệp 4.0

CMCN 4.0 được hình thành dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả

các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; bao gồm những công nghệ đã, đang và sẽ có tác động lớn nhất như: mạng Internet

Trang 9

kết nối vạn vật (IOT), điện toán đám mây, công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu nano, công nghệ tự động hóa, người máy, từ công nghệ tái tạo đến toán lượng tử v.v Cuộc cách mạng này có xu hướng tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất tạo điểu kiện ra đời các nhà máy thông minh mà ở đó các hệ thống mạng vật lí ảo tương tác với nhau theo thời gian thực khiến con người tham gia vào chuỗi giá trị thông qua việc sử dụng các dịch

vụ này Tất cả những sự phát triển và công nghệ mới đều có một đặc điểm chung: đó là tận dụng sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin Tất

cả những đổi mới được mô tả trong chương này được kích hoạt và được tăng cường nhờ sức mạnh kỹ thuật số Ví dụ, việc giải mã trình tự gen không thể được thực hiện nếu thiếu tiến bộ trong sức mạnh tính toán và phân tích dữ liệu Tương tự vậy, những con rô bốt cao cấp sẽ không tồn tại mà không có trí thông minh nhân tạo, mà trong đó, bản thân trí thông minh nhân tạo lại phần lớn phụ thuộc vào sức mạnh điện toán Để xác định các xu thế lớn và truyền đạt cái nhìn bao quát về các yếu tố thúc đẩy công nghệ của cuộc cách mạng công

nghiệp lần thứ tư, tôi đã chia danh sách các yếu tố thành ba nhóm: vật lý, kỹ thuật số và sinh học Cả ba nhóm đều liên quan chặt chẽ với nhau và các công nghệ khác nhau đều hưởng lợi từ mỗi nhóm dựa trên những khám phá và tiến bộ

mà các nhóm này tạo ra

3 Những ảnh hưởng của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến sức cạnh tranh của Việt Nam

3.1 Những cơ hội mà Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại cho Việt Nam

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động mạnh đến Việt Nam Tạo ra thời cơ mới cho Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn và hiệu quả hơn vào nền kinh

tế thế giới, tiến thẳng vào lĩnh vực công nghiệp mới, tranh thủ các thành tựu khoa học- đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thu hẹp khoảng cách phát triển

Thực tế cho thấy, nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã xác định ngành kinh

tế - kỹ thuật mũi nhọn là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, từng bước hiện thực hóa chiến lược “phát triển rút ngắn”, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững Thông qua việc ứng dụng những thành tựu công nghệ hiện đại của các nước tiên tiến vào một số lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm với giá thành hợp lý, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế Thí dụ đầu tư phát triển ngành du lịch biển và dịch vụ trung chuyển hàng hải; ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, bảo đảm chất lượng, nâng cao giá trị kinh tế sản phẩm; hướng dẫn nông dân sản xuất nông sản sạch, hướng tới phát triển nền nông nghiệp xanh bền vững, tham gia

Trang 10

vào chuỗi giá trị toàn cầu, Điều này vừa khai thác hiệu quả nguồn lực sẵn có, nâng cao năng lực sản xuất trong nước, vừa cải thiện giá trị xuất khẩu Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, chính trị của giai cấp công nhân ngày càng được cải thiện

Công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài được tiếp xúc với máy móc, thiết

bị tiên tiến, làm việc với các chuyên gia nước ngoài nên được nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động, rèn luyện tác phong công nghiệp, phương pháp làm việc tiên tiến Lớp công nhân trẻ được đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp ngay từ đầu, có trình độ học vấn, văn hóa, được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất hiện đại, sẽ là lực lượng lao động chủ đạo, có tác động tích cực đến sản xuất công nghiệp, giá trị sản phẩm công nghiệp, gia tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong tương lai…

Một lợi thế khác phải kể đến là Chính phủ quan tâm đặc biệt tới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tập trung phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh, đô thị thông minh, thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, cải cách giáo dục và dạy nghề, đào tạo nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới

3.2 Những thách thức đối với Việt Nam trong nền công nghiệp 4.0

Thứ nhất, với đặc trưng là ứng dụng phổ biến các thành tựu khoa học công

nghệ hiện đại, trí tuệ nhân tạo và kết nối mạng, sự phát triển của công nghiệp 4.0 đặt ra nhu cầu cấp bách phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ cao Nhiều nghiên cứu cho thấy, công nghiệp 4.0 tác động rất lớn đến cơ cấu nguồn nhân lực Sẽ có sự chuyển dịch mạnh mẽ trong thị trường lao động theo hướng từ nguồn nhân lực giá rẻ - trình độ thấp sang nguồn nhân lực chất lượng cao, do vậy thị trường lao động truyền thống có nguy cơ bị phá vỡ Thách thức lớn nhất đối với lĩnh vực lao động việc làm là hiện nay Việt Nam có cơ cấu lao động lạc hậu, trình độ thấp, thiếu nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao

Lực lượng lao động của nước ta hiện nay chủ yếu là lao động giản đơn, trình

độ thấp Với chất lượng nguồn nhân lực như vậy, tiếp cận công nghiệp 4.0 sẽ là một thách thức lớn đối với Việt Nam

Đổi mới công nghệ và tăng cường ứng dụng công nghệ rô bốt trong quá trình sản xuất là xu hướng tất yếu, song cũng là nguy cơ lớn đối với doanh nghiệp và người lao động, đồng thời là nguyên nhân làm gia tăng phân hóa giàu - nghèo, phân hóa xã hội

Ngày đăng: 16/03/2022, 12:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w