1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu Đề tài “ Một số vấn đề về khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp” doc

28 339 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề tài : Một số vấn đề về khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp , Tháng năm §Ò ¸n m«n häc NguyÔn ThÞ Chinh - Líp KT15G 1 LỜI MỞ ĐẦU Những năm vừa qua đất nước ta đang từng bước tiến lên Chủ nghĩa Xã hội theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá phát triển lâu dài. Cùng với quá trình phát triển kinh tế và đổi mới cơ chế kinh tế, hệ thống kế toán Việt Nam đã không ngừng phát triển và hoàn thiện, góp phần tích cực vào việc tăng cường và nâng cao chất lượng quản lý tài chính của Nhà nước và trong quản lý doanh nghiệp. Với tinh thần chung đó, hệ thống kế toán doanh nghiệp mới đã được xây dựng phù hợp với đặc điểm kinh tế, yêu cầu quản trị kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, để phù hợp với những quy định mới về cơ chế tài chính đối với các doanh nghiệp hiện nay thì hệ thống kế toán phải thường xuyên bổ sung, hoàn thiện để phù hợp với thực tế. Trong những vấn đề cần đề cập hiện nay thì việc hạch toán khấu hao TSCĐ cũng rất quan trọng cần được xem xét, đánh giá. Bởi các doanh nghiệp khi sử dụng TSCĐ phải tính toán và phân bổ dần giá trị của TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong từng kỳ hạch toán nhằm mục đích thu hồi dần vốn đầu tư, phản ánh hao mòn của TSCĐ và tính đủ chi phí vào chi phí từng kỳ. Xuất phát từ mục tiêu và tầm quan trọng của công tác tổ chức hạch toán khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp là rất cần thiết nên em đã chọn đề tài: Một số vấn đề về khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp” . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu vấn đề về khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu vấn đề về khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp theo chế độ tài chính hiện hành ( Quyết định 206/2003 – BTC của bộ tài chính về quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ) Mục đích nghiên cứu: - Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và sự cần thiết về trích khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp. §Ò ¸n m«n häc NguyÔn ThÞ Chinh - Líp KT15G 2 - Làm rõ một số vấn đề về trích khấu hao TSCĐ: Các phương pháp trích khấu hao, Nguyên tắc trích khấu hao, phương pháp hạch toán khấu hao TSCĐ. - Đánh giá và kiến nghị về trích khấu hao TSCĐ theo chế độ tài chính hiện hành về quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ (Quyết định206/2003 – BTC của Bộ tài chính. Phương pháp Nghiên cứu: - Phương pháp phân tích - Phương pháp tổng hợp - Phương pháp so sánh Kết cấu của đề án: Đề án môn học ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề án môn học gồm 3 phần: Phần I : Cơ sở lý luận về khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp Phần II : Một số vấn đề về khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp Phần III: Đánh giá và kiến nghị Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ của Cô giáo Thạc sĩ Phạm Minh Hồng trong thời gian em làm đề án môn học. Trong quá trình viết đề án môn học em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của thày cô để em tiếp tục học hỏi nhiều hơn nữa. Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ CHINH §Ò ¸n m«n häc NguyÔn ThÞ Chinh - Líp KT15G 3 NỘI DUNG PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẤU HAO TSCĐ TRONG DOANH NGHIỆP I. TIÊU CHUẨN, NHẬN BIẾT VÀ PHÂN LOẠI TSCĐ: 1. Tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ: Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó: Lợi ích kinh tế do tài sản mang lại được biểu hiện ở việc tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng của sản phẩm, dịch vụ khi doanh nghiệp kiểm soát và sử dụng một tải sản nào đó. Giá trị ban đầu của tài sản phải được xác định một cách tin cậy: Tiêu chuẩn này yêu cầu một tài sản nào đó muốn được ghi nhận là TSCĐ thì phải có cơ sở khách quan để xác định giá trị ban đầu của nó. Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên: Tiêu chuẩn này nhằm cụ thể hoá tiêu chuẩn thứ nhất của TSCĐ. Lợi ích kinh kế trong tương lai do việc sử dụng TSCĐ không phải là trong một năm tài chính mà ít nhất là 2 năm. Có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên: Theo quan điểm của chế độ tài chính hiện hành, một tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên thì được coi là có giá trị lớn. 2. Phân loại TSCĐ: Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác, đòi hỏi doanh nghiệp phải huy động, phân phối và sử dụng một khối lượng tài sản nhất định. Một loại tài sản nào đó được ghi nhận là tài sản của doanh nghiệp khi nó đáp ứng được hai tiêu chuẩn cơ bản là: Doanh nghiệp kiểm soát được tài sản đó; Dự tính đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp. Khi sử dụng TSCĐ thì các doanh nghiệp phải tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong từng kỳ hạch toán và gọi là khấu hao TSCĐ. §Ò ¸n m«n häc NguyÔn ThÞ Chinh - Líp KT15G 4 Để làm rõ về vấn đề khấu hao TSCĐ cần phân loại TSCĐ và các khái niệm liên quan đến vấn đề khấu hao TSCĐ. 2.1. TSCĐ hữu hình: Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định) thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như Nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị,… 2.2. TSCĐ vô hình: TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả,… 2.3. TSCĐ thuê tài chính: TSCĐ thuê tài chính là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. 3. Các khái niệm cơ bản về Khấu hao TSCĐ: 3.1. Khái niệm về khấu hao TSCĐ: Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của TSCĐ. 3.2. Khái niệm về giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ: Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ là tổng cộng giá trị hao mòn của tài sản cố định tính đến thời điểm báo cáo. §Ò ¸n m«n häc NguyÔn ThÞ Chinh - Líp KT15G 5 3.3. Khái niệm về hao mòn TSCĐ: Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật,… trong quá trình hoạt động của tài sản cố định. II. SỰ CẦN THIẾT VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ TRÍCH KHẤU HAO TSCĐ TRONG DOANH NGHIỆP: Hao mòn TSCĐmột phạm trù mang tính khách quan, muốn xác định giá trị hao mòn của một TSCĐ nào đó thì cơ sở có tính khách quan nhất là thông qua giá cả thị trường, tức là phải so sánh giá cả của TSCĐ cũ với TSCĐ mới cùng loại. Tuy nhiên, TSCĐ được đầu tư mua sắm là để sử dụng lâu dài cho quá trình kinh doanh, do vậy, các doanh nghiệp không thể xác định giá trị hao mòn TSCĐ theo phương pháp như trên. Nhận thức được sự hao mòn TSCĐ có tính khách quan, cho nên khi sử dụng TSCĐ, các doanh nghiệp phải tính toán và phân bổ nguyên giá của TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong từng kỳ hạch toán. Mục đích của việc trích khấu hao TSCĐ là giúp cho các doanh nghiệp tính đúng, tính đủ chi phí sử dụng TSCĐ và thu hồi vốn đầu tư để tái tạo TSCĐ khi chúng bị hư hỏng hoặc thời gian kiểm soát hết hiệu lực. Như vậy, khấu hao TSCĐmột hoạt động có tính chủ quan là con số giả định về sự hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Chính vì vậy, về phương tiện kế toán, giá trị hao mòn của TSCĐ được tính bằng số khấu hao luỹ kế đến thời điểm xác định. Khi TSCĐ bắt đầu đưa vào sử dụng tại doanh nghiệp thì giá trị hao mòn coi như bằng không ( trừ trường hợp TSCĐ chuyển giao giúp các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp, giá trị hao mòn TSCĐ bên nhận được tính bằng giá trị hao mòn ghi trên sor của đơn vị giao). TSCĐ của doanh nghiệp có nhiều thứ, nhiều loại với đặc tính hao mòn khác nhau, cho nên các doanh nghiệp phải xác định phương pháp tính khấu hao phù hợp với từng TSCĐ. Tuy nhiên, các phương pháp khấu hao khác nhau sẽ cho kết quả các khác nhau về chi phí khấu hao TSCĐ và qua đó ảnh §Ò ¸n m«n häc NguyÔn ThÞ Chinh - Líp KT15G 6 hưởng đến thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Do vậy, việc vận dụng phương pháp khấu hao TSCĐ phải nằm trong khuôn khổ quy định của Nhà nước. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÍCH KHẤU HAO TSCĐ: 1. Phương pháp trích khấu hao đường thẳng. Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng. * Theo phương pháp khấu hao đường thẳng, mức khấu hao hàng năm của một TSCĐ ( Mkhn) được tính theo công thức sau: Mức khấu hao năm = Nguyên giá của TSCĐ X Tỷ lệ khấu hao năm Trong đó: 1 Tỷ lệ khấu hao năm = Số năm sử dụng dự kiến * Mức trích khấu hao trung bình tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng. Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại ( được xác định là chênh lệch giữa thời gian sử dụng đã đăng ký trừ thời gian đã sử dụng) của TSCĐ. Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng TSCĐ được xác định là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐsố khấu hao luỹ kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của TSCĐ đó. Đối với những tài sản cố định được mua sắm đầu tư mới thì số năm sử dụng dự kiến phải nằm trong khoảng thời gian sử dụng tối đa và tối thiểu do Nhà §Ò ¸n m«n häc NguyÔn ThÞ Chinh - Líp KT15G 7 nước quy định. Tuy nhiên, để xác định số năm sử dụng dự kiến cho từng TSCĐ cụ thể, doanh nghiệp phải dựa vào những căn cứ chủ yếu sau: - Tuổi thọ kỹ thuật của tài sản cố định theo thiết kế. - Hiện trạng tài sản cố định ( Thời gian tài sản cố định đã qua sử dụng, thế hệ tài sản cố định, tình trạng thực tế của tài sản,…) - Tuổi thọ kinh tế của tài sản cố định: Được quyết định bởi thời gian kiểm soát TSCĐ hoặc yếu tố hao mòn vô hình do sự tiến bộ kỹ thuật. 2. Phương pháp trích khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh. Phương pháp trích khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được sử dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh và TSCĐ phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau: - Là TSCĐ đầu tư mới ( Chưa qua sử dụng). - Là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm. Các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm, thiết bị và phương tiện vận tải, dụng cụ quản lý, súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của TSCĐ theo quy định tại Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003 QĐ - BTC của Bộ tài chính. Xác định mức trích khấu hao năm của TSCĐ trong các năm đầu theo công thức dưới đây: Mức khấu hao năm = Giá trị còn lại của TSCĐ X Tỷ lệ khấu hao nhanh Trong đó: §Ò ¸n m«n häc NguyÔn ThÞ Chinh - Líp KT15G 8 Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau: Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng X Hệ số điều chỉnh Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng xác định như sau: 1 Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng (%) = Thời gian sử dụng của TSCĐ X 100 Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ quy định tại bảng dưới đây: Thời gian sử dụng của TSCĐ Hệ số điều chỉnh (lần) Đến 4 năm ( t < 4 năm) 1,5 Trên 4 đến 6 năm ( 4 năm < t < 6 năm 2,0 Trên 6 năm ( t > 6năm) 2,5 Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng ( hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ. Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng. 3. Phương pháp trích khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm. Phương pháp khấu hao theo sản lượng được áp dụng để tính khấu hao các loại máy móc, thiết bị thoả mãn đồng thời các điều kiện sau: - Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm. - Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ. §Ò ¸n m«n häc NguyÔn ThÞ Chinh - Líp KT15G 9 - Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế. - Trình tự thực hiện phương pháp khấu hao TSCĐ theo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau: - Căn cứ vào hồ kinh tế – kỹ thuật của TSCĐ, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế. - Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của TSCĐ. - Xác định mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công thức dưới đây: Mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng X Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm Trong đó: Nguyên giá của TSCĐ Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm = Sản lượng theo công suất thiết kế Mức trích khấu hao năm của TSCĐ bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau: Mức trích khấu hao năm của TSCĐ = Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm X Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của TSCĐ đó. IV. KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀI KHOẢN HAO MÒN TSCĐ. [...]... Nguyờn tc trớch khu hao TSC trong doanh nghip 11 Phn II: k toỏn khu hao TSC trong doanh nghip: 13 I Bn v khu hao TSC trong doanh nghip: 13 1 Bn v tiờu chun nhn bit TSC: 13 2 Bn v phng phỏp khu hao TSC: 13 3 Bn v Cụng thc tớnh khu hao TSC: .14 4 Bn v Ch tớnh khu hao TSC trong doanh nghip: 16 II Hch toỏn khu hao TSC trong doanh nghip: 16 1 Hch toỏn khu hao TSC hu hỡnh, TSC vụ... KT15G 10 Đề án môn học c Ti khon 2143 Hao mũn TSC vụ hỡnh: Phn ỏnh giỏ tr hao mũn ca TSC vụ hỡnh trong quỏ trỡnh s dng do trớch khu hao ( hoc tớnh hao mũn) TSC vụ hỡnh v nhng khon lm tng, gim hao mũn TSC vụ hỡnh khỏc d Ti khon 2147 Hao mũn bt ng sn u t: Phn ỏnh giỏ tr hao mũn bt ng sn u t trong quỏ trỡnh nm gi ch tng giỏ, cho thuờ hot ng ca doanh nghip V NGUYấN TC TRCH KHU HAO TSC TRONG DOANH NGHIP... trớch khu hao TSC c ỏp dng bt u t Nm 2004 n nay ó cú nhng thay i ỏng k so vi Quyt nh s 166 c Lm rừ hn cỏc khỏi nim liờn quan n khu hao, s cn thit phi trớch khu hao trong cỏc doanh nghip hin nay; vic tớnh khu hao, giỏ tr ti sn c khu hao, cỏch tớnh khu hao v khung khu hao Theo quyt nh ny thỡ vic tớnh v phõn b khu hao TSC vo chi phớ kinh doanh trong tng k hch toỏn s nhanh hn, to iu kin cho cỏc doanh nghip... khu hao dn vo chi phớ sn xut kinh doanh 2 Bn v phng phỏp khu hao TSC: Chun mc k toỏn s 3 cng quy nh ba phng phỏp khu hao TSC HH gm: Phng phỏp khu hao ng thng; Phng phỏp khu hao theo s d gim dn; Phng phỏp khu hao theo s lng sn phm Theo phng phỏp khu hao ng thng, s khu hao hng nm khụng thay i trong sut thi gian s dng hu ớch ca ti sn Theo phng phỏp khu hao theo s d gim dn, s khu hao gim dn hng nm trong. .. chớnh hin hnh v trớch khu hao TSC (Quyt nh s 206/2003/Q - BTC) thỡ phng phỏp trớch khu hao ng thng c tớnh nh sau: Mc khu hao nm T l khu hao Nguyờn giỏ ca TSC = nm X T l khu hao 1 nm = S nm s dng d kin Trong khi theo K toỏn Quc t thỡ phng phỏp trớch khu hao ng thng c tớnh nh sau: Giỏ tr phi khu hao Mc khu hao = nm S nm d = phi khu hao kin s dng Giỏ tr phi khu hao T l khu Giỏ tr X hao bỡnh quõn Giỏ tr thu... phớ kinh doanh trong tng k hch toỏn, tc phi tớnh khu hao TSC Vic tớnh khu hao TSC vi mc ớch thu hi dn vn u t, phn ỏnh hao mũn ca TSC v tớnh chi phớ vo chi phớ trong k Vỡ vy thu hi nhanh vn u t TSC v tỏi to TSC thỡ vic trớch khu hao cho cỏc TSC trong doanh nghip phi nhanh hn Bờn cnh ú thỡ Nh nc cn cú nhng chớnh sỏch, bin phỏp hu hiu hn na trong vic trớch khu hao TSC to iu kin thun li cho cỏc doanh nghip... ng sn u t Hao mũn TSC cú bn ti khon cp hai: a Ti khon 2141 Hao mũn TSC hu hỡnh: Phn ỏnh giỏ tr hao mũn ca TSC hu hỡnh trong quỏ trỡnh s dng do trớch khu hao ( hoc tớnh hao mũn) TSC v nhng khon tng, gim hao mũn khỏc ca TSC hu hỡnh b Ti khon 2142 Hao mũn TSC thuờ ti chớnh: Phn ỏnh giỏ tr hao mũn ca TSC thuờ ti chớnh do trớch khu hao ( hoc tớnh hao mũn) TSC thuờ ti chớnh v nhng khon tng, gim hao mũn... vo cui nm ti chớnh doanh nghip xem xột li thi gian trớch khu hao v phng phỏp khu hao TSC vụ hỡnh nu cú s thay i mc khu hao cn phi iu chnh s khu hao ghi trờn s k toỏn nh sau: - Nu do thay i phng phỏp khu hao v thi gian khu hao TSC vụ hỡnh, m mc khu hao TSC vụ hỡnh tng lờn so vi s ó trớch trong nm, s chờnh lch khu hao tng, ghi: N TK 627,641,642 (S chờnh lch khu hao tng) Cú TK 214 Hao mũn TSC (2143)... phỏp khu hao v thi gian khu hao TSC vụ hỡnh, m mc khu hao TSC vụ hỡnh gim so vi s ó trớch trong nm, s chờnh lch khu hao gim, ghi: N TK 214 Hao mũn TSC(2143) Cú TK 627, 641, 642 (S chờnh lch khu hao gim) 2 Hch toỏn khu hao Bt ng sn u t: 2.1 nh k tớnh, trớch khu hao bt ng sn u t ang nm gi ch tng giỏ, ang cho thuờ hot ng, ghi: N TK 632 Giỏ vn hng bỏn (Chi tit chi phớ kinh doanh BS u t) Cú TK 214 Hao mũn... thi ghi: N TK 214 Hao mũn TSC ( 2147 Hao mũn BS t) Cú TK 214 Hao mũn TSC ( Chi tit TK 2141, 2143) Nguyễn Thị Chinh - Lớp KT15G 21 Đề án môn học PHN III: NH GI V KIN NGH Thụng qua mt s vn v khu hao TSC trong doanh nghip theo ch ti chớnh hin hnh v qun lý, s dng v trớch khu hao TSC ( Quyt nh s 206/2003 BTC ca B ti chớnh) em cú a ra mt s ỏnh giỏ v kin ngh v trớch khu hao TSC trong doanh nghip nh sau: . đề tài: “ Một số vấn đề về khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp” . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu vấn đề về khấu hao. phần: Phần I : Cơ sở lý luận về khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp Phần II : Một số vấn đề về khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp Phần III: Đánh giá và kiến

Ngày đăng: 26/01/2014, 13:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

bảng dưới đây: - Tài liệu Đề tài “ Một số vấn đề về khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp” doc
bảng d ưới đây: (Trang 9)
3. Phương pháp trích khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm. - Tài liệu Đề tài “ Một số vấn đề về khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp” doc
3. Phương pháp trích khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm (Trang 9)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w