Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
245,53 KB
Nội dung
PHẦN THÚ Y:
MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP
VÀ CÔNG TÁC VỆ SINH THÚY
TRONG CHĂN NUÔI LỢN
Bài 1: VỆ SINH PHÒNG BỆNH TRONG CHĂN NUÔI
- Lợn rất nhạy cảm với điều kiện sống như nóng, lạnh ẩm ướt, thay đổi
thức ăn, chỗ ở, vận chuyển nên dễ mắc bệnh.
- Lợn khỏe mạnh có dáng điệu sinh hoạt bình thường như ăn khỏe, vẫy
đuôi, vẻ mặt tươi tắn, mắt mở to, khô ráo, mũi màu hồng tươi, ướt và mát, lông
mịn và bóng, đuôi quăn lên.
- Lợn bị bệnh có dáng điệu buồn bã, nằm im hoặc chui dưới rơm lót, hoặc
đi lại xiêu vẹo. Nhiệt độ đến 40-42
0
C, lợn không muốn cử động. Mũi lợn khô,
nóng, bầm đen. Mắt nhắm hoặc chỉ hé mở, khó chịu khi ánh sáng chiếu vào.
Lông xù, táo bón hoặc tiêu chảy, nước tiểu có mùi tanh. Lợn bị bệnh tiểu ít, nước
tiểu đỏ hoặc màu cà phê nhạt. Nhịp thở và mạch đập nhanh hơn bình thường. Lợn
sụt cân, ho, khó thở, da nổi đỏ
- Khi lợn bị bệnh người chăn nuôi phải chăm sóc chu đáo. Nhốt riêng lợn
bệnh tránh làm lây lan sang lợn khác.
- Chuồng thoáng mát, ấm áp, yên tĩnh, tránh mưa tạt gió lùa, cho ăn thức
ăn dễ tiêu hoá, có nước sạch để uống.
1. Vệ sinh chuồng trại:
Lợn được nhốt tại chuồng 100% thời gian vì vậy chuồng nuôi có ảnh
hưởng rất lớn đối với chăn nuôi lợn.
Chuồng trại phải hợp lý, phù hợp với từng loại lợn để xây dựng. Ví dụ:
- Đối với lợn nái đẻ và lợn con: Phải sống trong chuồng ấm áp, khô ráo,
ánh sáng thích hợp và yên tĩnh.
- Đối với lợn nuôi thịt: Yên tĩnh và có ánh sáng dịu.
Chuồng trại phải đảm bảo vệ sinh, phòng bệnh, phòng dịch.
* Những yêu cầu chính trong xây dựng chuồng trại là:
- Chống nóng, chống được lạnh của gió mùa Đông Bắc, chống mưa, dông
bão hắt vào chuồng.
- Thoáng gió, tránh gió lùa.
- Vệ sinh, sạch sẽ. Chỗ nằm phải khô ráo, bằng phẳng, không trơn, chắc
chắn, tiện quét rửa và tiêu độc khi cần thiết.
* Ổ đẻ cho lợn nái:
- Bố trí một góc chuồng yên tĩnh, đảm bảo khô, ấm áp, vệ sinh phòng bệnh
tốt, thoải mái, chất độn chuồng phải thay thường xuyên.
- Mùa hè nên dùng rơm rác mềm để lót ổ.
- Mùa đông mưa phùn kéo dài có thể bố trí chất độn theo thư tự như sau:
Trên lớp gạch của ổ là vôi.
Giữa là đất cát pha.
Trên cùng là lớp rác độn.
Cấu tạo như vậy giảm được tỷ lệ lợn con đi phân trắng.
* Vệ sinh chuồng nuôi:
- Hàng ngày quét dọn chuồng.
- Hàng tuần nên lau rửa các bộ phận của chuồng, nếu bị hư hỏng phải sửa
chữa ngay.
- Sau mỗi lứa nuôi hoặc hàng năm phải quét vôi và kiểm tra tu bổ chuồng nuôi.
* Vệ sinh xung quanh chuồng:
- Xử lý phân và nươc tiểu: Không để chảy tràn lan ra xung quanh chuồng;
phải có hố nước tiểu, phân. Ủ phân để tiêu diệt vi sinh vật.
2. Vệ sinh thức ăn
- Không cho lợn ăn thức ăn đã bị ôi, thiu, thối, hỏng. mốc.
- Không cho lợn ăn rau bị ngâm nước mua sau khi thu hoạch, dễ sinh biến chất.
- Rửa rau sạch sẽ để hạn chế ký sinh trung, vi sinh vật.
- Cho ăn khẩu phần hợp lý, thức ăn, nước uống sạch sẽ, đủ số lượng và chất
lượng tốt.
- Dụng cụ cho lợn ăn (máng ăn, máng uống) phải được rửa thường xuyên
sau bữa ăn.
3. Vệ sinh phòng bệnh
- Hàng năm thực hiện tiêm phòng chống những bệnh truyền nhiễm chính
của lợn như: Dịch tả, tụ huyết trung, LMLM, phó thương hàn…
- Không mua lợn ở những vùng có dịch, mua lợn mới về phải cách ly một
thời gian khi đảm bảo không có bệnh mới được đưa vào chuồng nuôi. Khi mua
lợn giống nên chọn những lợn khoẻ mạnh. Không nên nuôi lợn ở các lứa tuổi
khác nhau cùng một ô chuồng.
- Khi phát hiện có dịch cần phải thực hiện các bước sau:
+ Cách ly con vật ốm;
+ Tiêu độc chuồng trại;
+ Không bán chạy lợn ốm;
+ Nếu gia súc mắc các bệnh như Dịch tả, LMLM phải báo cho chính quyền
địa phương theo quy định.
- Tắm chải hàng ngày cho lợn nhất là đực giống, lợn nái, dùng thuốc phòng
ghẻ, giun sán cho lợn.
- Đối với người chăn nuôi:
+ Không nên đến các gia đình có gia súc bị ốm (hạn chế thăm viếng).
+ Khi trong nhà có gia súc ốm không nên đến các nhà khác.
Bài 2:
TẦM QUAN TRỌNG
CỦA VIỆC TIÊM PHÒNG TRONG CHĂN NUÔI
1. Vì sao phải tiêm phòng vắc xin cho lợn:
Trong chăn nuôi lợn, phòng bệnh bằng vắc xin là biện pháp phòng bệnh ít tốn
kém nhất mà có hiệu quả nhất và chủ động nhất.
2. Việc gì xảy ra sau khi sử dụng vắc xin:
- Sau vài ngày: Kháng thể đặc hiệu được sinh ra;
Lúc này lượng kháng thể chưa đủ: lợn có thể bị bệnh;
- Sau 2-3 tuần: Lượng kháng thể đã đủ: Con vật được miễn dịch.
- Khi lượng kháng thể giảm: Cần dùng văc xin nhắc lại.
- Vắc xin loại nào chỉ phòng được bệnh đó.
Chú ý chỉ tiêm ngừa cho lợn khỏe mạnh, tiêm đúng liều, đúng thời gian quy định
và đúng quy trình tiêm phòng.
3. Một số chương trình tiêm phòng hàng năm của tỉnh:
* Tiêm phòng vắc xin vụ Xuân: Tiêm phòng vào khoảng tháng 3-4 hàng năm;
* Tiêm phòng vắc xin vụ Thu: Tiêm phòng vào khoảng tháng 8-9 hàng năm gồm
các loại vắc xin sau:
- Vắc xin Tụ huyết trùng cho trâu, bò;
- vắc xin Tụ huyết trùng cho lợn;
- Vắc xin LMLM cho trâu, bò;
- Vắc xin LMLM cho lợn;
- Vắc xin Dịch tả lợn;
- Vắc xin phó thương hàn cho lợn.
* 2 đợt tiêm phòng cúm gia cầm: đối tượng tiêm phòng là vịt, ngan và gà.
* Tiêm phòng vắc xin dại, chó mèo: Tiêm phòng vào khoảng tháng 5-6 hàng
năm.
Ngoài các đợt tiêm phòng chính, nếu người chăn nuôi có nhu cầu có thể đến các
Trạm Thúy huyện để mua vắc xin hoặc đề nghị cán bộ thúy tiêm phòng bổ sung cho
gia súc của mình mới nhập đàn.
MỘT SỐ LOẠI VẮC XIN CHO LỢN
ĐANG SỬ DỤNG TẠI QUẢNG NAM
1. Vắc xin Dịch tả lợn đông khô
* Đặc tính:
Vắc xin đông khô, sản xuất từ vi rút dịch tả lợn nhược độc chủng C có nguồn gốc từ
Trung Quốc. Vắc xin rất an toàn tạo miễn dịch nhanh, mạnh và kéo dài.
* Cách sử dụng:
- Tiêm bắp thịt vùng sau gốc tai hoặc mặt trong đùi cho lợn trưởng thành và lợn
con đang theo mẹ.
- Pha loãng vắc xin bằng nước sinh lý mặn vô trùng đã làm mát.
- Sau khi pha, vắc xin phải được giữ trong nước đá, tránh ánh nắng mặt trời và
phải dùng hết trong vòng từ 2-3 giờ.
* Lịch tiêm:
- Lợn con theo mẹ: Tiêm 2 lần
+ Lần 1: 15-30 ngày tuổi.
+ Lần 2: 30-45 ngày tuổi (15 ngày sau khi tiêm mũi đầu).
- Lợn nái:
+ Nái hậu bị: Tiêm 2 tuần trước khi phối giống.
+ Nái mang thai: 1 tháng sau khi phối giống để tạo kháng thể dịch tả
lợn cao trong sữa đầu.
- Đực giống: Định kỳ mỗi năm tiêm 2 lần.
* Bảo quản: Nhiệt độ từ 4-8
o
C, không để vắc xin vào ngăn đông, tránh ánh sáng
mặt trời.
2. Vắc xin Phó thương hàn lợn
* Đặc tính:
Là loại vắc xin vô hoạt. Miễn dịch tốt và kéo dài 9 tháng (sau khi tiêm lần 2).
* Cách sử dụng:
- Lấy vắc xin ra khỏi nơi bảo quản, để 1-2h ở nơi râm mát, lắc kỹ trước khi dùng.
Sử dụng hết vắc xin trong ngày.
- Tiêm dưới da sau gốc tai hoặc mặt trong đùi cho lợn con với liều:
+ Lần 1: 20-30 ngày tuổi.
+ Lần 2: 3 tuần sau lần 1.
* Bảo quản: Nhiệt độ từ 4-8
o
C, không để vắc xin vào ngăn đông, tránh ánh sáng
mặt trời.
3. Vắc xin Tụ huyết trùng lợn
* Đặc tính:
Là vắc xin vô hoạt, ít phản ứng phụ, có hiệu lực miễn dịch tốt và kéo dài 9 tháng
(sau khi tiêm chủng lần 2).
* Cách sử dụng:
- Lấy vắc xin ra khỏi nơi bảo quản để 1-2h ở nơi râm mát, lắc kỹ trước khi dùng.
Sử dụng hết vắc xin trong ngày.
- Tiêm dưới da sau gốc tai hoặc mặt trong đùi cho lợn khoảng 2-3 tháng tuổi.
- Ở các trại giống:
+ Lợn con chủng 2 lần: Lần 1: 20-30 ngày tuổi.
Lần 2: 40-50 ngày tuổi.
+ Lợn nái và đực giống: mỗi năm chủng 1 lần trước mùa mưa khoảng 1
tháng.
* Bảo quản: Nhiệt độ từ 4-8
o
C, không để vắc xin vào ngăn đông, tránh ánh sáng
mặt trời.
4. Vắc xin LMLM týp O:
Là một loại vắc xin nhũ dầu, đảm bảo miễn dịch kéo dài.
* Sử dụng: Lắc kỹ lọ vắc xin trước khi lấy vắc xin ra để tiêm. Tiêm bắp vào
vùng cổ hoặc cơ đùi.
Liều sử dụng: Bò, trâu, lợn: 2ml; Cừu và dê: 1ml
* Khuyến cáo chương trình tiêm phòng:
Tiêm lần đầu: Tiêm mũi đầu vào 1-2 tháng tuổi;
Tiêm nhắc lại lần 1: 4-6 tuần sau khi tiêm mũi đầu
Tiêm nhắc lại lần 2: 4-6 tháng sau khi tiêm nhắc lại mũi 1.
Tái chủng: cứ 6 tháng tiêm phòng nhắc lại.
* Bảo quản: Nhiệt độ từ 4-8
o
C, không để vắc xin vào ngăn đông, tránh ánh sáng
mặt trời.
Bái 3:
MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG Ở LỢN
1. Đặc điểm:
- Bệnh do vi rút gây nên;
- Có 7 týp vi rút gây bệnh nhưng ở Việt Nam hiện nay có 3 týp: O, A và Asia 1.
- Bệnh lây lan rất nhanh, có thể lây truyền qua không khí, lây lan trực tiếp từ con
vật ốm sang con vật khoẻ, lây lan thông qua vận chuyển động vật, con người, phương
tiện vận chuyển
- Bệnh không có thuốc điều trị.
- Bệnh gây thiệt hại lớn về kinh tế:
+ Gây chết nhiều gia súc non.
+ Làm giảm chất lượng thịt.
+ Ảnh hưởng đến các hoạt động khác của xã hội.
2. Triệu chứng:
- Lợn sốt dưới 41
o
C;
- Xuất hiện các mụn nhỏ mọng nước ở lưỡi, xong miệng, mõm, sau vỡ ra thành
nốt loét đỏ rồi chuyển màu xám có phủ bựa trắng.
- Ở chân: xung quanh móng mọc các mụn loét;
- Ở các con cái, mụn loét còn ở xung quanh vú.
- Lợn khó ăn, đi lại khó khăn.
- Lợn lớn chết khoảng 5%, lợn con chết khoảng 50%.
3. Chẩn đoán:
- Dựa vào triệu chứng lâm sàng;
- Chẩn đoán phòng thí nghiệm (xác định týp vi rút gây bệnh để sử dụng vắc xin)
4. Phòng và chữa bệnh:
a. Phòng bệnh:
- Phòng bệnh bằng vắc xin; Ở Việt Nam, lợn mắc bệnh LMLM týp O nên sử
dụng vắc xin týp O để phòng bệnh.
- Không đến các khu vực có dịch LMLM xảy ra.
- Không sử dụng thịt gia súc mắc bệnh LMLM.
- Thường xuyên vệ sinh, tiêu độc chuồng trại: quét, đốt rác, ủ phân; sau mỗi lứa
lợn xuất chuồng nên tiêu độc chuồng trại bằng cách rải vôi bột để tiêu diệt vi khuẩn, vi
rút.
- Chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ, khô ráo cũng là một yếu tố phòng bệnh.
b. Điều trị:
- Bệnh không có thuốc đặc trị;
- Khi xảy ra bệnh LMLM ở lợn thì biện pháp tốt nhất là tiêu huỷ.
5. Phải làm gì khi phát hiện lợn bị bệnh LMLM?
- Chủ gia súc có trách nhiệm thông báo cho cán bộ thúy cơ sở hoặc chính quyền
địa phương nơi gần nhất khi phát hiện trường hợp nghi mắc bệnh LMLM;
- Không được phép bán chạy gia súc.
- Khi đã chẩn đoán xác định đúng bệnh thì cần thực hiện biện pháp giết huỷ theo
hướng dẫn của cơ quan thú y.
BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG LỢN
1. Đặc điểm của bệnh:
- Bệnh tiến triển nhanh, sốt cao;
- Viêm phổi, rối loạn hô hấp, bại huyết;
- Có nhiều trường hợp chết đột ngột;
- Bệnh gây khắp thế giới, mọi thời tiết, mọi điều kiện chăn nuôi.
2. Nguyên nhân:
- Do một loại vi khuẩn gây ra, loại vi khuẩn này có sẵn trong niêm mạc mũi, hạch
amidan.
- Khi môi trường bất lợi như thời tiết thay đổi, nhiệt độ, độ ẩm không khí chuồng
nuôi cao, chuyển chuồng nuôi, chuồng chật cơ thể giảm sức đề kháng và vi khuẩn
tăng sinh, tăng độc lực và gây bệnh.
- Bệnh lây do gia súc ốm truyền sang gia súc khoẻ qua đường không khí, trực
tiếp, thông qua đường thức ăn, nước uống;
- Dụng cụ chăn nuôi, chim trời, chó, chuột là những vật mang mầm bệnh.
3. Triệu chứng:
Có thể xảy ra ở 3 thể: quá cấp, cấp tính và mạn tính; thời gian nung bệnh là 6-48
giờ.
a. Quá cấp:
- Bệnh tiến triển rất nhanh;
- Chết đột ngột;
- Lợn sốt cao 4-42
0
C;
- Lợn bỏ ăn, nằm lỳ một chỗ; đôi lúc ho;
- Da lợn đỏ rực đến tím tái thành từng mảng lớn;
- Có thể chết nhanh sau 12-36 giờ.
b. Thể cấp tính:
- Bệnh tiến triển nhẹ hơn với những triệu chứng viêm phổi, ho, sốt;
- Bệnh kéo dài 4-5 ngày nếu không điều trị kịp thời lợn sẽ chết.
c. Thể mãn tính:
- Có thể chuyển sang viêm khớp, lợn đi tập tễnh, viêm phổi và phế quản mãn
tính.
4. Chẩn đoán: Dựa vào triệu chứng.
5. Phòng và trị bệnh:
a. Phòng bệnh:
- Tiêm phòng bắt buộc một năm 2 lần vắc xin Tụ huyết trùng;
- Chăm sóc lợn tốt: thức ăn, nước uống đầy đủ, chuồng trại sạch sẽ, khô ráo,
thoáng mát sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh Tụ huyết trùng.
b. Điều trị:
- Phải chẩn đoán nhanh, kịp thời, sử dụng thuốc càng sớm càng tốt;
- Phải hạ sốt ngay cho lợn: sử dụng Anagin.
- Một số kháng sinh có thể sử dụng là: Streptomycin, gentamycin, kanamycin,
ampicilin,
- Thuốc trợ lực: Cafein, vitamin B1, vitamin C, vitamin B12, B-complex
BỆNH DỊCH TẢ LỢN
Nguyên nhân:
- Bệnh lây lan do truyền trực tiếp chủ yếu qua đường tiêu hoá hay đường hô hấp,
từ con ốm sang con khoẻ.
- Vi rút có thể lây qua nước tiểu, nước mắt, dịch mũi, rơm rác, qua nước rửa thịt
và lòng lợn chết tại ao hồ. Chuột, bọ, chó, mèo, người, xe cộ, dụng cụ chăn nuôi để có
thể trở thành vật truyền bệnh.
a. Thể quá cấp
- Bệnh phát ra nhanh chóng, lợn khoẻ mạnh tự nhiên chê cám, ủ rũ bỏ ăn, sốt cao
40-42
o
C. Lợn giãy giụa một lát rồi chết.
- Bệnh tiến triển trong 1-2 ngày, tỉ lệ chết 100%.
b. Thể cấp tính
- Thể này thường gặp, lợn buồn bã, ủ rũ, biếng ăn hoặc bỏ ăn, chui dưới rơm
hoặc nơi tối để nằm.
- Sốt 41-42
o
C trong 4-5 ngày. Chỗ da mỏng nhất là bẹn xuất huyết chấm đỏ như
đầu đinh ghim, hạt đậu, có khi từng mảng đỏ lớn.
- Mắt có ghèn che lấp.
- Lúc đầu lợn táo bón sau đó tiêu chảy nặng, có khi ra cả máu tươi, phân lỏng,
khắm, mùi hôi thối đặc biệt.
- Lợn ho thở khó, đuôi rũ, lưng cong, ngồi như chó ngồi và ngáp.
- Có con co giật hoặc bại liệt, đi chệch choạng.
- Lợn nái chửa sắp đẻ thường bị sảy thai.
c. Thể mãn tính
Khi bệnh cấp tính kéo dài, bệnh chuyển sang thể mãn tính.
- Lợn gầy lúc táo bón, lúc tiêu chảy, thích uống nươc.
- Ho, thở khó, trên da lưng sườn có vết đỏ, có khi loét ra từng mảng. Bệnh kéo
dài 1-2 tháng.
- Lợn chết do kiệt sức, khỏi bệnh cũng gầy còm. Lợn khỏi có miễn dịch nhưng
gieo rắc vi rút gây bệnh đến 3 tháng.
3. Phòng bệnh
Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là áp dụng các biện pháp phòng
ngừa như:
- Nhốt riêng lợn mới mua về 15-30 ngày, nếu lợn chưa tiêm phòng, phải tiêm
phòng xong mới thả chung đàn, mua lợn ở vùng không có dịch.
- Cho lợn ăn tốt, khẩu phần đầy đủ.Vùng có dịch phải cho lợn ăn thức ăn chín.
- Chuồng nuôi phải sạch sẽ, hợp vệ sinh, tiêu độc thường xuyên. Hạn chế ra vào
trại chăn nuôi.
- Cách ly lợn bệnh hoặc nghi mắc bệnh. Nhốt riêng lợn khoẻ thành từng nhóm
nhỏ. Tiêu độc chuồng và dụng cụ chăn nuôi theo định kỳ.
- Tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dịch tả cho lợn nái trước khi phối giống, lợn
con lúc 20 ngày tuổi và nhắc lại khi cai sữa.
- Lợn ốm phải xử lý cách xa nơi chăn nuôi, nguồn nước; phủ tạng phải chôn sâu
dưới 2 lớp vôi bột.
- Nên tiến hành thụ tinh nhân tạo để hạn chế lây lan dịch và tiêm phòng lại cho
toàn đàn.
BỆNH PHÓ THƯƠNG HÀN
Bệnh Phó thương hàn do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn tác động chủ yếu đến bộ máy
tiêu hoá gây viêm dạ dày, ruột, tiêu chảy, mụn loét ở ruột già.
Bệnh thường xảy ra trên lợn con từ cai sữa đến 4 tháng tuổi.
1. Triệu chứng
a. Thể cấp tính:
- Lợn sốt 41-42
o
C, kém ăn hoặc bỏ ăn. Giai đoạn đầu lợn táo bón, bí đại tiện, nôn
mửa, sau đó lợn tiêu chảy, phân lỏng, màu vàng, có nước và máu, con vật kêu la đau
đớn do viêm dạ dầy, viêm ruột nặng.
[...]... khi cho ăn bình thường Bài 12: T y sán xơ mít ở chó Hạt bí ngô (bóc vỏ) 100g Đường mía hay mật 50g Hạt bí ngô rang khô tán nhỏ, trộn với đường hay mật cho ăn một lần trong ng y Sau 3 giờ cho uống thuốc t y Natri sunphat, Magiê sunphat hay c y chút chít, sán sẽ ra KỸ THUẬT BÀO CHẾ MỘT SỐ C Y THUỐC THƯỜNG GẶP Có nhiều c y cỏ có thể dùng để chữa bệnh nhưng có một số loại c y thuốc cần phải bào chế và chiết... phòng trị bệnh 1.C y bán hạ (c y củ chóc) C y bán hạ được đào l y củ, rửa sạch, đem đồ chín, thái lát mỏng, phơi khô Khi sử dụng ta l y những lát bán hạ đã thái mỏng ở trên đêm ngâm với phèn chua 01 đêm (1kg bán hạ +50g phèn chua), sau đó vớt ra rửa sạch phèn và đêm đồ lại cho mềm Trong quá trình đồ không đ y vung để hoạt chất g y ngứa sẽ theo hơi bay ra ngoài Sau khi đồ chín l y ra tẩm với nước gừng... dùng: Trâu bò: 300ml/ng y; Bê nghé: 100ml/ng y; Lợn: 60ml/ng y IV Một số bài thuốc Nam t y giun sán: Bài 1: Chữa giun kim Rau sam tươi: 50g, rửa sạch, thêm ít muối, cho vào cối giã nát, vắt l y nước thuốc, bỏ bã Cho gia súc uống một lần trong ng y Uống trong 2-3 buổi sáng Bài 2: T y giun đũa, giun kim Vỏ xoan: cho vào nước đun sôi, cô đặc thành cao mềm và chiết cao mềm bằng cồn etylic Thu hồi cồn ta được... Lợn thở khó, thở gấp, ho, suy nhược Cuối thời kỳ bệnh, da tụ máu thành từng nốt, đỏ ửng rồi chuyển thành màu tím xanh ở tai, bụng, mặt trong đùi ngực Bệnh tiến triển trong 2-4 ng y, con vật g y còm, còi cọc, tiêu ch y nhiều rồi chết b Thể mãn tính - Lợn g y yếu dần, ăn uống giảm sút, chậm lớn thiếu máu, da xanh, có khi trên da có những mảng đỏ hoặc tím bầm - Lợn tiêu ch y phân lỏng vàng rất thối -... s y thai, bỏ ăn giai đoạn sinh con - Lợn đực giống: Bỏ ăn, sốt, đờ đẩn hoặc hôn mê, giảm hưng phấn hoặc mất tính dục, lượng tinh dịch ít, chất lượng kém và cho lợn con sinh ra nhỏ - Lợn con theo mẹ: g y yếu, không bú được, mắt có dử màu nâu, da có vết phồng rộp, tiêu ch y nhiều, tăng nguy cơ mắc các bệnh khác, y u, chân đi run r y - Lợn con cai sữa và lợn choai: Chán ăn, ho nhẹ, lông xác xơ… tuy nhiên,... - Năm 1992 được Hội nghị quốc tế về bệnh n y nhất trí gọi tên là "Hội chứng hô hấp và sinh sản ở lợn" - Ở Việt Nam, bệnh được phát hiện vào năm 1997 trên đàn lợn nhập từ Mỹ 2 Tác nhân g y bệnh: - Do một loại vi rút g y nên; Loại vi rút n y thường xâm nhập vào phổi để tiêu diệt hệ thống bảo vệ cơ thể làm tăng nguy cơ nhiễm các bệnh kế phát 3 Đường truyền l y: - Vi rút có trong dịch mũi, nước bọt, tinh... liều 2ml/con/lần, ng y 2 lần; cho uống liên tục trong 7 - 10 ng y Bài 2: Rễ cỏ xước khô: 500g Gừng tươi: 50g Nước sạch: 2000ml Đun sôi, cô đặc còn 500ml, cho lợn con uống với liều 3-5ml/con/lần, ng y 2 lần; cho uống liên tục đến khi hết thì ngừng II Chữa tiêu ch y ở lợn: Bài 1 Tiêu ch y kèm đau bụng: Vỏ quả măng cụt: 10 vỏ Cho nước ngập vỏ măng cụt (300ml), đum sôi trong 15 phút, ng y uống 3-4 chén to... 1000ml Ngâm gừng và rượu trong 10-15 ng y, mỗi ng y lắc 2 lần để hoạt chất gừng tan vào rượu Rượu gừng, nuớc gừng dùng để xoa bóp toàn thân cho gia súc, gia cầm chữa họ chứng cảm lạnh, dùng làm thuốc chống nôn khi gia súc bị viêm dạ d y, ruột Liều dùng: 50-100ml/con trâu, bò, 20-30ml/1con lợn, mỗi ng y 2 lần c Gừng khô (can khuơng): Gừng tươi rửa sạch đem phơi khô hay s y khô dùng để chữa cảm mạo và kích... ng y III Thuốc nam chữa bệnh đường hô hấp của gia súc: Bài 1 Hoa đu đủ đực tươi hoặc phơi khô đem hấp với đường kính hoặc đường phèn cho lợn uống Bài 2: Chữa ho: C y mã đề: 10g; Cam thảo: 2g Nước sạch:400ml Đun sôi trong 30 phút, cho lợn uống trong ng y Bài 3: Chữa ho, long đờm, viêm khí quản phổi ở gia súc: Củ bán hạ (củ c y chóc): 50g; Nước: 1000ml Sắc còn 300ml cho gia súc uống 2 lần trong ng y; ... Đối với lợn nái giai đoạn đẻ và nuôi con: biếng ăn, lười uống nước, mất sữa và viêm vú (triệu chứng điển hình), đẻ sớm 2-3 ng y, da biến màu, lờ đờ, thai gỗ (10-15 thai chết trong 3-4 tuần cuối của thai kỳ), lợn con chết ngay sau khi sinh (30%), lợn con y u, tai chuyển màu xanh duy trì trong vài giờ Tỷ lệ chết ở đàn con có thể lên tới 70% ở tuần thứ 3-4 sau khi xuất hiện triệu chứng - Rối loạn sinh sản . 1.
- Bệnh l y lan rất nhanh, có thể l y truyền qua không khí, l y lan trực tiếp từ con
vật ốm sang con vật khoẻ, l y lan thông qua vận chuyển động vật,. LỢN
Nguyên nhân:
- Bệnh l y lan do truyền trực tiếp chủ y u qua đường tiêu hoá hay đường hô hấp,
từ con ốm sang con khoẻ.
- Vi rút có thể l y qua nước