1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

triết học về con người và bản chất con người

6 25 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 220,04 KB

Nội dung

Trong chiều dài của bánh xe lịch sử, con người dần khám phá được hằng trăm nghìn những điều mới lạ trong và ngoài Trái Đất. Con người say mê tìm hiểu cấu tạo của mọi vật xung quanh, về những dải ngân hà, về những điều kì bí. Nhưng khi nhìn lại, bản chất con người là một sinh vật kì bí hơn cả. Con người là một khách thể hết sức phong phú được rất nhiều ngành khoa học nghiên cứu như sinh vật học, nhân chủng học, tâm lý học, xã hội học, y học, triết học… Mỗi khoa học có cách tiếp cận và phương pháp giải quyết khác nhau về vần đề con người. Song những lĩnh vực đó mới chỉ nghiên cứu những mặt riêng biệt, cụ thể về con người ( ví dụ: sinh học nghiên cứu các quy luật sinh lý , toán học nghiên cứu tư duy logic …..). Riêng với triết học , vì có đặc trưng của tư duy triết học là sự phản ánh của tư duy con người đối với chính bản thân mình , có đối tượng nghiên cứu là những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội nên vấn đề về “Bản chất con người” được nghiên cứu một cách bao quát và đầy đủ nhất. Hơn nữa, với triết học Mác – Lênin, lần đầu tiên, vấn đề con người được giải quyết một cách đúng đắn trên quan điểm biên chứng duy vật

Trang 1

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN

BỘ MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC -LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN ĐIỂM TRÊN.

TP Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 12 năm 2021.

Trang 2

NỘI DUNG:

Trong chiều dài của bánh xe lịch sử, con người dần khám phá được hằng trăm nghìn những điều mới lạ trong và ngoài Trái Đất Con người say mê tìm hiểu cấu tạo của mọi vật xung quanh, về những dải ngân hà, về những điều kì bí Nhưng khi nhìn lại, bản chất con người là một sinh vật kì bí hơn cả Con người là một khách thể hết sức phong phú được rất nhiều ngành khoa học nghiên cứu như sinh vật học, nhân chủng học, tâm lý học, xã hội học, y học, triết học… Mỗi khoa học có cách tiếp cận và phương pháp giải quyết khác nhau về vần đề con người Song những lĩnh vực đó mới chỉ nghiên cứu những mặt riêng biệt, cụ thể về con người ( ví dụ: sinh học nghiên cứu các quy luật sinh lý , toán học nghiên cứu tư duy logic … ) Riêng với triết học , vì có đặc trưng của tư duy triết học là sự phản ánh của tư duy con người đối với chính bản thân mình , có đối tượng nghiên cứu là những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội nên vấn đề về “Bản chất con người” được nghiên cứu một cách bao quát và đầy đủ nhất Hơn nữa, với triết học Mác – Lênin, lần đầu tiên, vấn đề con người được giải quyết một cách đúng đắn trên quan điểm biên chứng duy vật

1 Quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người:

1.1 Con người là một thực thể sinh học - xã hội:

Con người hiện thực là sự thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội Là thực thể sinh học, con người là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của tự nhiên (theo thuyết tiến hóa của ĐacUyn) Vì con người là sản phẩm của quá trình tiến hóa tự nhiên nên con người là một bộ phận tất yếu, không tách rời của giới tự nhiên Ph.Angghen cho rằng : “Bản thân cái sự kiện là con người từ loài động vật mà ra, cũng đã quyết định việc con người không bao giờ hoàn toàn thoát ly khỏi những đặc tính vốn có của con vật”1 Hay nói cách khác, Tiền đề vật chất đầu tiên quyết định cho sự tồn tại của con người là giới tự nhiên

Con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên cũng là

“thân thể vô cơ của con người” Con người tồn tại được trước tiên phải có cơ thể sống, trong khi đó, cơ thể sống là một bộ phận của tự nhiên, là sản phẩm của sự tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên Mặt khác, con người phải đấu tranh để sinh tồn và chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên, các quy luật sinh học (Ví dụ: quy luật sinh tử, quy luật

Trang 3

về quan hệ giữa cơ thể và môi trường, quy luật dinh dưỡng…) Tuy nhiên, con người không chỉ sống dựa vào tư nhiên mà còn cải biến tự nhiên dựa trên các quy luật khách quan, đây cũng là một trong những điểm đặc biệt để phân biệt con người với các loài vật khác

- Bản tính xã hội của con người được phân tích từ giác ngộ sau đây:

Trước hết, con người không chỉ có nguồn gốc từ sự tiến hóa, phát triển của vật chất tự nhiên mà còn chịu ảnh hưởng từ nguồn gốc xã hội, cơ bản nhất là nhân tố lao động Chính nhờ có lao động mà con người đã thoát khỏi được trạng thoái loài vật, để

từ đó trở thành chủ thể có lý tính, có “bản năng xã hội”

Con người bị chi phối bởi các nhân tố và các quy luật xã hội Xã hội và con người là mối quan hệ kết nối, có sự tác động và ảnh hưởng lẫn nhau Khi xã hội biến đổi thì con người do đó cũng có những sự thay đổi tương ứng Đồng thời, chính sự phát triển của mỗi cá nhân con người cũng là tiền đề cho sự phát triển của xã hội Con người không thể tách rời xã hội Ngoài mối quan hệ xã hội thì con người chỉ tồn tại với

tư cách là một thực thể sinh vật thuần túy mà không thể là “con người” với đầy đủ ý nghĩa của nó

1.2 Bản chất con người:

“Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử’’. Như đã nói trước đó, ta biết rằng con người là sản phẩm của lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội

Cả con người và động vật đều có lịch sử của riêng mình nhưng con người khác với động vật, không thụ động để lịch sử thay đổi Con người không chỉ là sản phẩm của lịch sử mà còn là sản phẩm của chính mình Tức là, lịch sử con người do chính con người tạo ra Với tư cách là một chủ thể có lý tính, con người đã thông qua các hoạt động thực tiễn tác động vào giới tự nhiên, làm cải biến giới tự nhiên Như vậy, con người cũng sáng tạo ra lịch sử của chính nó, thực hiện sự phát triển của lịch sử đó

Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội. Theo C Mác, không có con người trừu tượng, chung chung nằm ngoài các quan hệ xã hội, thoát ly điều kiện lịch sử mà nó tồn tại Chỉ có trong mối quan hệ với những người khác, với đồng loại con người mới tồn tại, phát triển Mọi mối quan hệ xã hội đều tham gia vào quá trình hình thành, phát triển bản chất con người Các mối quan hệ giữa người và người trong

Trang 4

môi trường điều kiện để con người thể hiện bản chất của mình Vị trí, vai trò của các mối quan hệ xã hội không ngang bằng nhau trong sự hình thành bản chất con người và vai trò đó phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể

2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan niệm Mác về con người:

a Về lý luận:

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở phương pháp luận cho mọi hoạt động của con người Để lý giải khoa học cho những vấn đề về con người thì không thể chỉ đơn thuần từ phương diện bản tính tự nhiên mà căn bản hơn là, phải từ phương diện bản tính xã hội của nó Trong việc xây dựng thái độ sống cũng cần phải quan tâm đến cả nhu cầu sinh học và phẩm chất xã hội Cần chú trọng xây dựng môi trường và những quan hệ tốt đẹp để từ đó hoàn thiện con người hơn Ngoài ra, trong các hoạt động nhận thức và thực tiễn phải luôn chú ý giải quyết đúng đắn các mối quan hệ xã hội - cá nhân.

b. Về thực tiễn:

Trải qua quá trình hội nhập nền kinh tế nước nhà với nền kinh tế quốc tế, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh

và triển vọng nhất Thế nhưng, chỉ tăng trưởng kinh tế thôi là chưa đủ Để đạt đến một nền kinh tế phát triển bền vững thì đòi hỏi sự tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội Mà thực hiện các chính sách xã hội chính là đầu tư vào nhân tố con người Hay nói cách khác, muốn đất nước có thể phát triển bền vững thì phải tập trung vào phát triển nhân tố con người

Thực chất, khái niệm nhân tố con người là sự tiếp tục triển khai quan điểm của triết học Mác - Lênin Xuất phát từ quan điểm của Mác cho thấy, khi là một thực thể tự nhiên - xã hội, con người nói chung biểu hiện ra trên nhiều phương diện Chẳng hạn, con người tồn tại với tư cách là một nguồn tài nguyên đặc biệt - tài nguyên con người; con người tồn tại với tư cách là một nguồn lực đặc biệt - nguồn lực con người, hoặc tồn tại với tư cách là một nhân tố thúc đẩy đời sống kinh tế - xã hội gọi là nhân tố con người

Trang 5

Vậy, chúng ta nên khai thác, tìm hiểu, phát triển và phát huy nhân tố con người như thế nào để xây dựng một đất nước bền vững?

Con người là sản phẩm của lịch sử Mỗi thời đại lịch sử cụ thể bao giờ cũng đặt

ra những chuẩn mực nhất định cho con người trong xã hội đó Mà bản chất con người được quy định bởi môi trường và điều kiện xã hội Do vậy, bản chất con người trong mối quan hệ với điều kiện lịch sử xã hội luôn luôn vận động biến đổi, cùng phải thay đổi cho phù hợp Khi cuộc sống ngày càng phát triển, con người không còn chỉ quan tâm đến việc “ăn no mặc ấm” mà đã đi đến nhu cầu về việc “ăn ngon mặc đẹp” Trong thời đại hiện nay chúng ta ngày càng ám ảnh về những chuẩn mực của hạnh phúc Con người dần quan tâm đến những lợi ích cá nhân nhiều hơn

Vì vậy, một trong những cách phát triển nhân tố con người chính là việc nâng cao sự quan tâm đến các nhu cầu chính đáng, những lợi ích vật chất của con người Theo tháp nhu cầu Maslow, hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu của họ Nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau từ “đáy” lên tới

“đỉnh”, theo một thứ tự ưu tiên từ thấp tới cao về tầm quan trọng, phản ánh mức độ

“cơ bản” của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội Những nhu cầu ở cấp cao hơn sẽ được thỏa mãn khi nhu cầu cấp thấp hơn được đáp ứng Con người cá nhân hay con người trong tổ chức chủ yếu hành động theo nhu cầu Chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ hài lòng và khuyến khích họ hành động Khi con người được thỏa mãn, người ta sẽ tận tâm và hết lòng với công việc Ngược lại, nếu nhu cầu này không được đảm bảo, con người không có động lực và lí do để phát triển Việc này sẽ hạn chế khả năng đóng góp, nhiệt huyết, tinh thần sáng tạo, kết quả làm việc thấp

Để phát huy nhân tố con người cần phải giải quyết hài hòa mối quan hệ về lợi ích - giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, giữa lợi ích riêng và lợi ích chung Con người bao giờ cũng tồn tại và phát triển trong mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, đây là mối quan hệ thống nhất có tác động nhân quả Mỗi cá nhân đơn lẻ không làm nên xã hội và xã hội bao giờ cũng là tập hợp của những cá nhân trong mối quan hệ của

họ Nói cách khác, do lợi ích và thông qua việc thực hiện lợi ích mà các cá nhân tập hợp, liên kết và có mối quan hệ Ăngghen đã khẳng định: ở đâu không có lợi ích chung

Trang 6

động được Đồng thời ông cũng chỉ ra rằng: chừng nào còn có sự chia cắt giữa lợi ích riêng và lợi ích chung chừng đó bản thân con người sẽ trở thành một lực lượng xã hội đối lập với con người và nô dịch con người, chứ không phải bị con người thống trị Lợi ích riêng sẽ là động lực trực tiếp cho mọi hoạt động của con người Con người ở bất kỳ thời đại nào cũng hoạt động trước hết cho lợi ích của bản thân mình Vì vậy, lợi ích cá nhân đóng vai trò trực tiếp, cơ sở cho mọi hoạt động tự giác, hoạt động tích cực của con người Lợi ích cá nhân là nhân tố quyết định trước hết, là cơ sở để thực hiện lợi ích xã hội Lợi ích xã hội với ý nghĩa là hướng vào giải quyết những nhu cầu chung của nhiều thành viên hợp lại thành cộng đồng xã hội Vì vậy, lợi ích xã hội đóng vai trò là điều kiện và định hướng cho việc thực hiện lợi ích cá nhân

Khi đi sâu vào khai thác nhân tố con người trong công cuộc phát triển đất nước,

ta phải đặt nó trong mối quan hệ với cộng đồng và xã hội Như đã nói, con người thông qua các hoạt động thực tiễn làm biến đổi đời sống xã hội đồng thời cũng biến đổi chính bản thân mình Muốn phát triển bản chất con người theo hướng tích cực thì phải hiểu rõ môi trường, điều kiện xã hội ở nơi mình đang sinh sống, ở thời đại mình đang tồn tại yêu cầu đòi hỏi con người cần những gì Vì vậy, con người không chỉ nên

kế thừa những giá trị tốt đẹp trong quá khứ mà còn phải biến đổi và phát triển để phù hợp với từng giai đoạn lịch sử Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mở rộng giao lưu văn hóa với nước ngoài, tiếp thu tinh hoa nhân loại luôn là một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển nguồn lực con người Việt

Ngày đăng: 15/03/2022, 13:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w