1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

TT-NHNN sửa đổi Thông tư quy định về quỹ tín dụng nhân dân

35 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thông Tư Sửa Đổi, Bổ Sung Một Số Điều Của Các Thông Tư Quy Định Về Ngân Hàng Hợp Tác Xã, Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Và Quỹ Bảo Đảm An Toàn Hệ Thống Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Trường học Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam
Chuyên ngành Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Thể loại Thông Tư
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 47,77 KB

Nội dung

Đối với quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản dưới 200 tỷ đồng: a Điều kiện, tiêu chuẩn đối với thành viên Hội đồng quản trị: i Là thành viên cá nhân hoặc người đại diện phần vốn góp của[r]

Trang 1

-Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một

số điều của các Thông tư quy định về ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân và quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.

Điều 1 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31/2012/TT-NHNN ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về ngân hàng hợp tác xã

1 Khoản 1 Điều 34 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1 Đối với quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tín dụng khác: Không thuộc đối tượng áp dụng kiểm soát đặc biệt theo quy định tại khoản 1 Điều 145 Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) tại thời điểm đề nghị tham gia là thành viên.”

2 Điều 44 được sửa đổi, bổ sung như sau:

3 Điều 46 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 46 Trách nhiệm của cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng

1 Đầu mối xử lý vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư này

Trang 2

2 Đầu mối, phối hợp với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước thẩm định hồ sơ xincấp Giấy phép ngân hàng hợp tác xã, có kiến nghị trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcquyết định việc cấp Giấy phép ngân hàng hợp tác xã.

3 Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện công tác thanh tra, giám sáthoạt động của ngân hàng hợp tác xã; tiếp nhận Quy chế điều hòa vốn theo quy định tại khoản

1 Điều 41 Thông tư này, yêu cầu ngân hàng hợp tác xã sửa đổi, bổ sung phù hợp với quy địnhcủa pháp luật nếu thấy cần thiết

4 Đầu mối, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trình Thống đốc Ngân hàngNhà nước yêu cầu ngân hàng hợp tác xã kiểm tra, giám sát quỹ tín dụng nhân dân thành viêntheo quy định tại khoản 4 Điều 44 Thông tư này

5 Cung cấp thông tin, số liệu cho các cơ quan, đơn vị chức năng về hoạt động, việcchấp hành các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của ngân hàng hợp tác xã.”

4 Điều 47 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 47 Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước

1 Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước:

a) Theo dõi, phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng để quản lý hoạtđộng của ngân hàng hợp tác xã trong phạm vi chức năng, quyền hạn;

b) Phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trong việc thẩm định hồ sơcấp Giấy phép ngân hàng hợp tác xã

2 Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngânhàng trong việc yêu cầu ngân hàng hợp tác xã thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 44 Thông

tư này.”

Điều 2 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 3 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về quỹ tín dụng nhân dân

1 Bổ sung khoản 1a vào Điều 2 như sau:

“1a Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam.”

2 Khoản 7 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“7 Vốn góp bổ sung là vốn góp thêm của thành viên (ngoài vốn góp xác lập tư cách

thành viên) để quỹ tín dụng nhân dân thực hiện hoạt động kinh doanh.”

3 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 8 Địa bàn và quy mô hoạt động

1 Địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân là một xã, một phường hoặc một thịtrấn (sau đây gọi chung là một xã)

2 Quỹ tín dụng nhân dân phải đảm bảo tổng mức nhận tiền gửi không được vượt quá

20 lần vốn chủ sở hữu.”

4 Khoản 1 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1 Chấp thuận nguyên tắc việc thành lập:

a) Ban trù bị lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15 và 16 Điều 11 Thông tư này và gửi bằng đường bưu điệnhoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;

Trang 3

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định tạiđiểm a Khoản này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản gửi Ban trù bị xác nhận đãnhận đủ hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ theo quyđịnh tại điểm a Khoản này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh:

i) Có văn bản gửi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quỹ tín dụng nhân dân

dự kiến đặt trụ sở chính về việc thành lập quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn; danh sách nhân

sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, TrưởngBan và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân;

ii) Có văn bản gửi ngân hàng hợp tác xã Việt Nam về danh sách nhân sự dự kiến bầu,

bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng Ban và cácthành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân (nếu thấy cần thiết);

d) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Ngânhàng Nhà nước chi nhánh, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quỹ tín dụng nhân dân dự kiến đặt trụ

sở chính, ngân hàng hợp tác xã Việt Nam có văn bản tham gia ý kiến về các nội dung được

đề nghị Quá thời hạn nêu trên, nếu không nhận được ý kiến bằng văn bản của các đơn vị,Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xác định đơn vị được lấy ý kiến không có ý kiến phản đối;

đ) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã,ngân hàng hợp tác xã Việt Nam hoặc kể từ ngày hết thời hạn gửi lấy ý kiến mà không nhậnđược ý kiến tham gia, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản gửi Ban trù bị chấp thuậnnguyên tắc thành lập quỹ tín dụng nhân dân và chấp thuận danh, sách nhân sự dự kiến bầu, bổnhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng Ban và các thànhviên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân Trường hợp không chấpthuận, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản gửi Ban trù bị, trong đó nêu rõ lý do.”

5 Điểm b khoản 3 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“b) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm bkhoản 2 Điều này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh cấp Giấy phép; trường hợp không cấpGiấy phép, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản nêu rõ lý do.”

6 Điểm a khoản 4 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“a) Có Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã; có đủ vốn điều lệ được gửi vào tài khoảnphong tỏa không hưởng lãi tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ít nhất 30 ngày trước ngàykhai trương hoạt động, vốn điều lệ được chấm dứt phong tỏa khi quỹ tín dụng nhân dân đãkhai trương hoạt động;”

7 Khoản 2, khoản 3 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2 Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân gồm Chủ tịch và các thành viên khác củaHội đồng quản trị Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị do Đại hội thànhviên, Đại hội thành lập (đối với trường hợp thành lập quỹ tín dụng nhân dân) quỹ tín dụngnhân dân trực tiếp bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo thể thức bỏ phiếu kín, số lượng thànhviên Hội đồng quản trị do Đại hội thành viên, Đại hội thành lập quyết định nhưng không íthơn 03 (ba) thành viên

Trường hợp số thành viên Hội đồng quản trị không đủ hai phần ba tổng số thành viêncủa nhiệm kỳ hoặc không đủ số thành viên tối thiểu theo quy định tại Điều lệ của quỹ tíndụng nhân dân thì trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày không đủ số lượng thành viên, quỹ tíndụng nhân dân phải bổ sung đủ số lượng thành viên Hội đồng quản trị

Trang 4

3 Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị do Đại hội thành viên, Đại hội thành lập quyếtđịnh và được ghi trong Điều lệ, ít nhất là 02 năm và không quá 05 năm Chủ tịch Hội đồngquản trị giữ chức vụ không quá 02 nhiệm kỳ liên tiếp, nhiệm kỳ tại thời điểm 01/01/2020được tính là nhiệm kỳ đầu tiên Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị theo nhiệm kỳcủa Hội đồng quản trị Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị được bổ sung hoặc thaythế là thời hạn còn lại của nhiệm kỳ Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị của nhiệm kỳ vừakết thúc tiếp tục hoạt động cho đến khi Hội đồng quản trị của nhiệm kỳ mới tiếp quản côngviệc.”

8 Khoản 2 Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2 Chủ tịch Hội đồng quản trị có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;

b) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng quản trị thực hiện, giám sát cácthành viên Hội đồng quản trị trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công và các quyền,nghĩa vụ chung;

c) Chuẩn bị nội dung, chương trình, triệu tập và chủ tọa các cuộc họp của Hội đồngquản trị, Đại hội thành viên;

d) Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Đại hội thành viên về công việc đượcgiao;

đ) Ký hoặc ủy quyền ký các văn bản của Hội đồng quản trị, Đại hội thành viên theoquy định của pháp luật và Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân;

e) Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định tại Điều lệ quỹ tín dụngnhân dân.”

9 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 20 Điều kiện, tiều chuẩn đối với thành viên Hội đồng quản trị

1 Đối với quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản dưới 200 tỷ đồng:

a) Điều kiện, tiêu chuẩn đối với thành viên Hội đồng quản trị:

i) Là thành viên cá nhân hoặc người đại diện phần vốn góp của thành viên pháp nhân;ii) Thường trú tại địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân;

iii) Có đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu công tác;

iv) Không thuộc những trường hợp quy định tại Điều 33, 34 Luật các tổ chức tín dụng(đã được sửa đổi, bổ sung);

v) Không phải là người phải chịu trách nhiệm theo kết luận thanh tra dẫn đến việc tổchức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựctiền tệ và ngân hàng ở khung phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm quy định về giấyphép, quản trị, điều hành, cổ phần, cổ phiếu, góp vốn, mua cổ phần, cấp tín dụng, mua tráiphiếu doanh nghiệp, tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hànhchính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng trong thời gian 24 tháng liền kề trước thời điểmđược bầu;

vi) Có ít nhất 01 năm là người quản lý, điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất

02 năm là người quản lý, điều hành của doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính, ngânhàng, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ vềtài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán;

Trang 5

vii) Có bằng trung cấp về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán,kiểm toán, quản trị kinh doanh, luật và có văn bằng (chứng chỉ) chứng minh đã được đào tạonghiệp vụ quỹ tín dụng nhân dân theo Chương trình đào tạo nghiệp vụ quỹ tín dụng nhân dâncủa Ngân hàng Nhà nước hoặc có bằng cao đẳng về một trong các chuyên ngành tài chính,ngân hàng, kế toán, kiểm toán, quản trị kinh doanh, luật hoặc có bằng đại học trở lên.

b) Điều kiện, tiêu chuẩn đối với Chủ tịch hội đồng quản trị:

i) Đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại điểm a(ii), a(iii), a(iv), a(v) Khoảnnày;

ii) Là thành viên cá nhân của quỹ tín dụng nhân dân;

iii) Có ít nhất 02 năm là người quản lý, điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất

03 năm là người quản lý, điều hành của doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính, ngânhàng, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 04 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ vềtài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán;

iv) Có bằng cao đẳng về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán,kiểm toán, quản trị kinh doanh, luật hoặc có bằng đại học trở lên

2 Đối với quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản từ 200 tỷ đồng đến 500 tỷ đồng:a) Điều kiện, tiêu chuẩn đối với thành viên Hội đồng quản trị:

i) Đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại điểm a(i), a(ii), a(iii), a(iv), a(v)khoản 1 Điều này;

ii) Có ít nhất 02 năm là người quản lý, điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất

03 năm là người quản lý, điều hành của doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính, ngânhàng, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 04 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ vềtài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán

iii) Có bằng cao đẳng về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán,kiểm toán, quản trị kinh doanh, luật hoặc có bằng đại học trở lên;

b) Điều kiện, tiêu chuẩn đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị:

i) Đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại điểm a(ii), a(iii), a(iv), a(v) khoản 1Điều này;

ii) Là thành viên cá nhân của quỹ tín dụng nhân dân;

iii) Có ít nhất 03 năm là người quản lý, điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất

04 năm là người quản lý, điều hành của doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính, ngânhàng, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ vềtài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán;

iv) Có bằng đại học trở lên

3 Đối với quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản 500 tỷ đồng trở lên:

a) Điều kiện, tiêu chuẩn đối với thành viên Hội đồng quản trị:

i) Đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại điểm a(i), a(ii), a(iii), a(iv), a(v)khoản 1 Điều này;

ii) Có ít nhất 03 năm là người quản lý, điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất

04 năm là người quản lý, điều hành của doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính, ngânhàng, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ vềtài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán;

Trang 6

iii) Có bằng đại học trở lên;

b) Điều kiện, tiêu chuẩn đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị:

i) Đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại điểm a(ii), a(iii), a(iv), a(v) khoản 1Điều này;

ii) Là thành viên cá nhân của quỹ tín dụng nhân dân;

iii) Có ít nhất 03 năm là người quản lý, điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất

05 năm là người quản lý, điều hành của doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính, ngânhàng, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ vềtài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán;

iv) Có bằng đại học trở lên

4 Trong trường hợp cần thiết khi quỹ tín dụng nhân dân thực hiện cơ cấu lại, xảy ra

sự kiện ảnh hưởng đến an toàn hoạt động hoặc được đặt vào kiểm soát đặc biệt, Ngân hàngNhà nước chi nhánh thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quỹ tín dụng nhân dân đặttrụ sở chính chỉ định nhân sự giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị của quỹ tín dụng nhân dân.Nhân sự được chỉ định đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn sau đây:

a) Có uy tín, có ý thức chấp hành pháp luật tốt;

b) Có bằng đại học trở lên hoặc có bằng trung cấp trở lên đối với lãnh đạo cấp phònghoặc chức danh tương đương trở lên trong bộ máy/tổ chức của cơ quan nhà nước, tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

c) Đã từng giữ chức vụ quản lý hoặc điều hành từ 01 năm trở lên ở một đơn vị thuộcmột trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, kế toán, kiểm toán theo Điều lệ hoặc văn bảntương đương của đơn vị đó hoặc lãnh đạo cấp phòng hoặc chức danh tương đương trở lêntrong bộ máy/tổ chức của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.”

10 Khoản 1, khoản 4 Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1 Đại hội thành viên, Đại hội thành lập quỹ tín dụng nhân dân (đối với trường hợpthành lập quỹ tín dụng nhân dân) bầu trực tiếp Trưởng Ban và thành viên Ban kiểm soát vàphải đảm bảo các quy định sau đây:

a) Ban kiểm soát của quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản từ 200 tỷ đồng trở lên phải

có ít nhất 03 thành viên, trong đó phải có ít nhất một phần hai tổng số thành viên là thànhviên chuyên trách, không đồng thời đảm nhiệm chức vụ, công việc khác tại tổ chức tín dụnghoặc doanh nghiệp khác;

b) Ban kiểm soát của quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản từ trên 08 tỷ đồng đếndưới 200 tỷ đồng phải có ít nhất 03 thành viên, trong đó phải có ít nhất 01 thành viên là thànhviên chuyên trách, không đồng thời đảm nhiệm chức vụ, công việc khác tại tổ chức tín dụnghoặc doanh nghiệp khác;

c) Đối với quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản từ 08 tỷ đồng trở xuống: Đại hộithành viên được quyết định việc bầu Ban kiểm soát theo quy định tại điểm b Khoản này hoặcchỉ bầu 01 kiểm soát viên chuyên trách;

d) Trường hợp số thành viên Ban kiểm soát không đủ hai phần ba tổng số thành viêncủa nhiệm kỳ hoặc không đủ số thành viên tối thiểu theo quy định tại Điều lệ của quỹ tíndụng nhân dân thì trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày không đủ số lượng thành viên, quỹ tíndụng nhân dân phải bổ sung đủ số lượng thành viên Ban kiểm soát.”

“4 Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát theo nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị Trưởng Ban

Trang 7

kiểm soát không giữ chức vụ quá 02 nhiệm kỳ liên tiếp, nhiệm kỳ tại thời điểm 01/01/2020được tính là nhiệm kỳ đầu tiên Nhiệm kỳ của thành viên được bổ sung hoặc thay thế là thờihạn còn lại của nhiệm kỳ Ban kiểm soát Ban kiểm soát của nhiệm kỳ vừa kết thúc tiếp tụchoạt động cho đến khi Ban kiểm soát của nhiệm kỳ mới tiếp quản công việc.”

11 Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“ Điều 23 Điều kiện, tiêu chuẩn đối với thành viên Ban kiểm soát và kiểm soát viên chuyên trách

1 Đối với quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản dưới 200 tỷ đồng:

a) Điều kiện, tiêu chuẩn đối với thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên chuyêntrách theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 21 Thông tư này:

i) Đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại điểm a(i), a(ii), a(iii), a(iv), a(v)khoản 1 Điều 20 Thông tư này;

ii) Thành viên Ban kiểm soát không được đồng thời là Kế toán trưởng, Thủ quỹ, nhânviên nghiệp vụ của quỹ tín dụng nhân dân và không phải là người có liên quan của thành viênHội đồng quản trị, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Thủ quỹ quỹ tín dụng nhândân;

iii) Có ít nhất 01 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán,kiểm toán;

iv) Có bằng trung cấp về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán,kiểm toán, quản trị kinh doanh, luật và có văn bằng (hoặc chứng chỉ) chứng minh đã đượcđào tạo nghiệp vụ quỹ tín dụng nhân dân theo Chương trình đào tạo nghiệp vụ quỹ tín dụngnhân dân của Ngân hàng Nhà nước hoặc có bằng cao đẳng về một trong các chuyên ngành tàichính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, quản trị kinh doanh, luật hoặc có bằng đại học trở lên;

b) Điều kiện, tiêu chuẩn đối với Trưởng Ban kiểm soát:

i) Đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại điểm a(ii), a(iii), a(iv), a(v) khoản 1Điều 20 Thông tư này;

ii) Là thành viên cá nhân của quỹ tín dụng nhân dân;

iii) Có ít nhất 02 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán,kiểm toán;

iv) Có bằng cao đẳng về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán,kiểm toán, quản trị kinh doanh, luật hoặc có bằng đại học trở lên

2 Đối với quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản từ 200 tỷ đồng đến 500 tỷ đồng:a) Điều kiện, tiêu chuẩn đối với thành viên Ban kiểm soát:

i) Đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại điểm a(i), a(ii), a(iii), a(iv), a(v)khoản 1 Điều 20 Thông tư này;

ii) Thành viên Ban kiểm soát không được đồng thời là Kế toán trưởng, Thủ quỹ, nhânviên nghiệp vụ của quỹ tín dụng nhân dân và không phải là người có liên quan của thành viênHội đồng quản trị, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Thủ quỹ quỹ tín dụng nhândân;

iii) Có ít nhất 02 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán,kiểm toán;

iv) Có bằng cao đẳng về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán,

Trang 8

kiểm toán, quản trị kinh doanh, luật hoặc có bằng đại học trở lên;

b) Điều kiện, tiêu chuẩn đối với Trưởng Ban kiểm soát:

i) Đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại điểm a(ii), a(iii), a(iv), a(v) khoản 1Điều 20 Thông tư này;

ii) Là thành viên cá nhân của quỹ tín dụng nhân dân;

iii) Có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán,kiểm toán;

iv) Có bằng đại học trở lên

3 Đối với quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản 500 tỷ đồng trở lên:

a) Điều kiện, tiêu chuẩn đối với thành viên Ban kiểm soát:

i) Đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại điểm a(i), a(ii), a(iii), a(iv), a(v)khoản 1 Điều 20 Thông tư này;

ii) Thành viên Ban kiểm soát không được đồng thời là Kế toán trưởng, Thủ quỹ, nhânviên nghiệp vụ của quỹ tín dụng nhân dân và không phải là người có liên quan của thành viênHội đồng quản trị, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Thủ quỹ quỹ tín dụng nhândân;

iii) Có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán,kiểm toán;

iv) Có bằng đại học trở lên;

b) Điều kiện, tiêu chuẩn đối với Trưởng Ban kiểm soát:

i) Đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn đối với thành viên Ban kiểm soát quy định tạiđiểm a Khoản này trừ điểm a(i) khoản 1 Điều 20 Thông tư này;

ii) Là thành viên cá nhân của quỹ tín dụng nhân dân.”

12 Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 24 Giám đốc

1 Đối với quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản dưới 200 tỷ đồng:

a) Trường hợp bổ nhiệm một thành viên Hội đồng quản trị làm Giám đốc:

i) Đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại điểm a(ii), a(iii), a(iv), a(v) khoản 1Điều 20 Thông tư này;

ii) Có ít nhất 01 năm là người quản lý, điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất

02 năm là người quản lý, điều hành của doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính, ngânhàng, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ vềtài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán;

iii) Có bằng cao đẳng về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán,kiểm toán, quản trị kinh doanh, luật hoặc có bằng đại học trở lên;

iv) Là thành viên cá nhân của quỹ tín dụng nhân dân

b) Trường hợp Giám đốc là người đi thuê:

i) Đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại điểm a(ii), a(iii), a(iv), a(v) khoản 1Điều 20 Thông tư này;

Trang 9

ii) Có ít nhất 01 năm là người quản lý, điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất

02 năm là người quản lý, điều hành của doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính, ngânhàng, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ vềtài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán;

iii) Có bằng đại học trở lên;

iv) Không phải là người thuộc bộ máy quản trị, điều hành, Ban kiểm soát của thànhviên là pháp nhân;

v) Cư trú tại địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân trong thời gian đươngnhiệm

2 Đối với quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản từ 200 tỷ đồng đến 500 tỷ đồng:a) Trường hợp bổ nhiệm một thành viên Hội đồng quản trị làm Giám đốc:

i) Đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại điểm a(i), a(iv) khoản 1 Điều này;ii) Có ít nhất 02 năm là người quản lý, điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất

03 năm là người quản lý, điều hành của doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính, ngânhàng, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 04 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ vềtài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán;

iii) Có bằng đại học trở lên

b) Trường hợp Giám đốc là người đi thuê:

i) Đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại điểm a(ii), a(iii), a(iv), a(v) khoản 1Điều 20 Thông tư này;

ii) Có ít nhất 02 năm là người quản lý, điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất

03 năm là người quản lý, điều hành của doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính, ngânhàng, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 04 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ vềtài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán;

iii) Có bằng đại học trở lên;

iv) Không phải là người thuộc bộ máy quản trị, điều hành, Ban kiểm soát của thànhviên là pháp nhân;

v) Cư trú tại địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân trong thời gian đươngnhiệm

3 Đối với quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản 500 tỷ đồng trở lên:

a) Trường hợp bổ nhiệm một thành viên Hội đồng quản trị làm Giám đốc:

i) Đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại điểm a(i), a(iv) khoản 1 Điều này;ii) Có ít nhất 03 năm là người quản lý, điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất

04 năm là người quản lý, điều hành của doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính, ngânhàng, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ vềtài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán;

iii) Có bằng đại học trở lên

b) Trường hợp Giám đốc là người đi thuê:

i) Đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại điểm a(ii), a(iii), a(iv), a(v) khoản 1Điều 20 Thông tư này;

ii) Có ít nhất 03 năm là người quản lý, điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất

Trang 10

04 năm là người quản lý, điều hành của doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính, ngânhàng, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ vềtài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán;

iii) Có bằng đại học trở lên;

iv) Không phải là người thuộc bộ máy quản trị, điều hành, Ban kiểm soát của thànhviên là pháp nhân;

v) Cư trú tại địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân trong thời gian đươngnhiệm

4 Trong trường hợp cần thiết khi quỹ tín dụng nhân dân thực hiện cơ cấu lại, xảy ra

sự kiện ảnh hưởng đến an toàn hoạt động hoặc được đặt vào kiểm soát đặc biệt, Ngân hàngNhà nước chi nhánh thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quỹ tín dụng nhân dân đặttrụ sở chính chỉ định nhân sự giữ vị trí Giám đốc của quỹ tín dụng nhân dân Nhân sự đượcchỉ định đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn sau:

a) Có uy tín, có ý thức chấp hành pháp luật tốt;

b) Có bằng đại học trở lên hoặc có bằng trung cấp trở lên đối với lãnh đạo cấp phònghoặc chức danh tương đương trở lên trong bộ máy/tổ chức của cơ quan nhà nước, tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

c) Đã từng giữ chức vụ quản lý hoặc điều hành từ 01 năm trở lên ở một đơn vị thuộcmột trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính theo Điều lệ hoặc văn bản tương đương của đơn

vị đó hoặc lãnh đạo cấp phòng hoặc chức danh tương đương trở lên trong bộ máy/tổ chức của

cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.”

13 Bổ sung Điều 25a như sau:

“Điều 25a Miễn nhiệm, bãi nhiệm

1 Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng Ban và thành viên kháccủa Ban kiểm soát, Giám đốc của quỹ tín dụng nhân dân bị miễn nhiệm, bãi nhiệm khi thuộcmột trong các trường hợp sau đây:

đ) Các trường hợp khác do Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân quy định

2 Sau khi bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quảntrị, Trưởng Ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc của quỹ tín dụng nhân dânphải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong thời gian đương nhiệm

3 Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày thông qua quyết định miễn nhiệm, bãinhiệm đối với các đối tượng theo quy định tại khoản 1 Điều này, Hội đồng quản trị của quỹtín dụng nhân dân phải có văn bản kèm tài liệu liên quan báo cáo Ngân hàng Nhà nước chinhánh.”

Trang 11

14 Khoản 1 Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1 Vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân là tổng số vốn do các thành viên góp vàđược ghi vào Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân, hạch toán bằng đồng Việt Nam Vốn điều lệ củaquỹ tín dụng nhân dân được bổ sung từ các nguồn sau đây:

a) Vốn góp xác lập tư cách thành viên, vốn góp bổ sung;

b) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và các quỹ khác theo quy định của pháp luật;c) Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.”

15 Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 28 Góp vốn của thành viên

1 Vốn góp của thành viên bao gồm vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp bổsung:

a) Mức vốn góp xác lập tư cách thành viên được quy định tại Điều lệ quỹ tín dụngnhân dân, tối thiểu là 300.000 đồng;

b) Mức vốn góp bổ sung của thành viên quỹ tín dụng nhân dân thực hiện theo quyđịnh tại Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân

2 Tổng mức vốn góp tối đa của một thành viên quỹ tín dụng nhân dân không đượcvượt quá 10% vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân

3 Đại hội thành viên của quỹ tín dụng nhân dân quyết định cụ thế mức vốn góp xáclập tư cách thành viên, vốn góp bổ sung, phương thức nộp, tổng mức vốn góp tối đa của mộtthành viên theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này

4 Hằng năm, căn cứ số vốn thực góp của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình để trở thànhthành viên theo quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này, quỹ tín dụng nhân dân thựchiện:

a) Hội đồng quản trị thẩm định điều kiện, lập danh sách thành viên xin tham gia vàbáo cáo Đại hội thành viên thông qua danh sách kết nạp thành viên mới theo quy định tạiđiểm đ khoản 2 Điều 80 Luật các tổ chức tín dụng;

b) Phát hành Thẻ thành viên theo mẫu do ngân hàng hợp tác xã hướng dẫn thống nhấttrên toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cho thành viên mới sau khi được Đại hội thành viênthông qua danh sách kết nạp thành viên mới;

c) Phát hành số vốn góp do quỹ tín dụng nhân dân in ấn theo mẫu tại Phụ lục số 05ban hành kèm theo Thông tư này cho thành viên mới sau khi Đại hội thành viên thông quadanh sách kết nạp thành viên mới

5 Việc ghi nhận vốn góp của thành viên mới và vốn góp bổ sung của thành viên quỹtín dụng nhân dân vào vốn điều lệ được thực hiện theo hướng dẫn về hạch toán, kế toán tạithời điểm như sau:

a) Việc góp vốn của thành viên mới, góp vốn bổ sung của thành viên trong trườnghợp mức vốn điều lệ không có sự thay đổi: thực hiện sau khi Đại hội thành viên có nghị quyếtthông qua danh sách kết nạp thành viên mới

b) Việc góp vốn của thành viên mới, góp vốn bổ sung của thành viên trong trườnghợp mức vốn điều lệ giảm: sau khi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản chấp thuậngiảm mức vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân

c) Việc góp vốn của thành viên mới, góp vốn bổ sung của thành viên trong trường

Trang 12

hợp mức vốn điều lệ tăng: thực hiện sau khi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ra quyết địnhsửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với mức vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.

6 Quỹ tín dụng nhân dân phải mở sổ theo dõi vốn góp xác lập tư cách thành viên, vốngóp bổ sung, chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng vốn góp.”

16 Điều 30 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 30 Chuyển nhượng, hoàn trả vốn góp

1 Thành viên được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn góp của mình chothành viên khác hoặc cho cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân không phải là thành viên nhưngđáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 31 Thông tư này Việc chuyển nhượng vốn góp củathành viên phải đảm bảo:

a) Mức vốn góp còn lại (đối với trường hợp chuyển nhượng một phần vốn góp) đápứng quy định về mức vốn góp của thành viên quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 28 Thông

tư này;

b) Việc chuyển nhượng toàn bộ vốn góp chỉ được thực hiện sau khi thành viên đãhoàn thành nghĩa vụ trả nợ khoản vay và nghĩa vụ tài chính khác đối với quỹ tín dụng nhândân theo quy định tại Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân;

c) Thành viên nhận chuyển nhượng vốn góp phải đáp ứng quy định về tổng mức vốngóp tối đa của một thành viên quy định tại khoản 2 Điều 28 Thông tư này

2 Việc hoàn trả vốn góp cho thành viên phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:a) Đối với thành viên: Thành viên đã giải quyết dứt điểm các nghĩa vụ tài chính củamình đối với quỹ tín dụng nhân dân, bao gồm:

i) Các khoản nợ (cả gốc và lãi) của thành viên;

ii) Các khoản tổn thất mà thành viên chịu trách nhiệm bồi thường;

iii) Các khoản lỗ trong kinh doanh, các khoản rủi ro trong hoạt động tương ứng với tỷ

lệ vốn góp mà thành viên cùng chịu trách nhiệm theo quyết định của Đại hội thành viên;

b) Đối với quỹ tín dụng nhân dân:

i) Việc hoàn trả vốn góp không làm giảm giá trị thực của vốn điều lệ của quỹ tín dụngnhân dân thấp hơn mức vốn pháp định;

ii) Không vi phạm các quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ nhận tiền gửi từthành viên, mua, đầu tư vào tài sản cố định của quỹ tín dụng nhân dân trước và sau khi hoàntrả vốn góp cho thành viên;

iii) Số vốn góp hoàn trả cho thành viên được xác định theo công thức sau:

Trong đó: A: số vốn góp hoàn trả cho thành viên.

B1: Số vốn góp của thành viên tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất với thờiđiểm được chấp thuận chấm dứt tư cách thành viên

B2: Số vốn góp bổ sung của thành viên đã góp nhưng chưa được hạch toán vào vốnđiều lệ của quỹ tín dụng nhân dân

C: Vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhấtvới thời điểm được chấp thuận chấm dứt tư cách thành viên

Trang 13

C1: Giá trị thực của vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân tại thời điểm lập báo cáotài chính gần nhất với thời điểm được chấp thuận chấm dứt tư cách thành viên.

3 Việc hoàn trả vốn góp của thành viên phải được Đại hội thành viên của quỹ tíndụng nhân dân thông qua trên cơ sở báo cáo thẩm định điều kiện, danh sách thành viên xin ra

và danh sách khai trừ thành viên quỹ tín dụng nhân dân của Hội đồng quản trị Quỹ tín dụngnhân dân hoàn trả vốn góp cho thành viên theo hướng dẫn về hạch toán, kế toán tại thời điểmnhư sau:

a) Hoàn trả vốn góp trong trường hợp mức vốn điều lệ không có sự thay đổi: sau khiĐại hội thành viên thông qua danh sách kết nạp thành viên mới, cho ra khỏi thành viên hoặcquyết định khai trừ thành viên quỹ tín dụng nhân dân Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việcsau khi hoàn thành việc hoàn trả vốn góp cho thành viên, quỹ tín dụng nhân dân phải báo cáobằng văn bản tới Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về việc hoàn trả vốn góp cho thành viên;

b) Hoàn trả vốn góp trong trường hợp mức vốn điều lệ giảm: sau khi Ngân hàng Nhànước chi nhánh có văn bản chấp thuận giảm mức vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân;

c) Hoàn trả vốn góp trong trường hợp mức vốn điều lệ tăng: sau khi Ngân hàng Nhànước chi nhánh ra quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với mức vốn điều lệ của quỹ tíndụng nhân dân

4 Việc chuyển nhượng vốn góp giữa thành viên với cá nhân, hộ gia đình, pháp nhânkhông phải là thành viên chỉ được thực hiện sau khi Đại hội thành viên thông qua việc kếtnạp thành viên mới đối với với cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân này

Việc chuyển nhượng vốn góp giữa các thành viên phải được Đại hội thành viên thôngqua hoặc do Hội đồng quản trị thông qua theo quy định tại Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.”

17 Khoản 1, khoản 2 Điều 31 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1 Đối với cá nhân:

a) Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, thườngtrú hoặc đăng ký tạm trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Trường hợp đăng

ký tạm trú, cá nhân phải có hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc là người lao động làm việctrên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân và phải có tài liệu chứng minh về vấn đềnày;

b) Cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại các tổ chức, cơ quan có trụ sởchính đóng trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thành viên của quỹ tín dụngnhân dân là cán bộ, công chức, viên chức không được giữ các chức danh Chủ tịch và thànhviên Hội đồng quản trị; Trưởng Ban và thành viên Ban kiểm soát; Giám đốc, Phó giám đốc;

Kế toán trưởng và các chức danh chuyên môn nghiệp vụ trừ trường hợp được chỉ định theoquy định tại khoản 4 Điều 20 và khoản 4 Điều 24 Thông tư này;

c) Không thuộc các đối tượng sau đây:

i) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang phải chấp hành bản án, quyết định vềhình sự của tòa án; người đã bị kết án từ tội phạm nghiêm trọng trở lên mà chưa được xóa ántích;

ii) Cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở những ngành, nghề có liên quan đến bímật nhà nước theo quy định của pháp luật;

iii) Sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong các đơn vị lực lượng vũ trangnhân dân

2 Đối với hộ gia đình:

Trang 14

a) Là hộ gia đình có các thành viên thường trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tíndụng nhân dân; các thành viên trong hộ có chung tài sản để phục vụ sản xuất, kinh doanhdịch vụ của hộ gia đình;

b) Người đại diện của hộ gia đình phải được các thành viên của hộ gia đình ủy quyềnđại diện bằng văn bản theo quy định của pháp luật và phải đảm bảo các điều kiện theo quyđịnh tại khoản 1 Điều này.”

18 Bổ sung khoản 6a vào Điều 35 như sau:

“6a Đại hội thành viên bất thường của quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặcbiệt:

a) Trường hợp số lượng thành viên, đại biểu thành viên tham dự không đủ theo quyđịnh tại khoản 5 Điều này thì phải tạm hoãn Đại hội thành viên và triệu tập lại trong vòng 30ngày kể từ ngày tạm hoãn Đại hội thành viên lần thứ nhất Đại hội thành viên lần thứ haiđược tiến hành khi có ít nhất một phần hai tổng số thành viên hoặc đại biểu thành viên dựhọp;

b) Trường hợp số lượng thành viên, đại biểu thành viên tham dự Đại hội thành viênlần thứ hai không đủ theo quy định tại điểm a Khoản này thì phải tạm hoãn và triệu tập lạitrong vòng 20 ngày kể từ ngày tạm hoãn Đại hội thành viên lần thứ hai Trong trường hợpnày, Đại hội thành viên được tiến hành không phụ thuộc vào số lượng thành viên hoặc đạibiểu thành viên dự họp.”

19 Khoản 2 Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2 Tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân có địa bàn hoạtđộng trên một xã tối thiểu bằng 50% tổng mức nhận tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân

Tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân có địa bàn hoạt độngliên xã tối thiểu bằng 60% tổng mức nhận tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân

Tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản 500

tỷ đồng trở lên tối thiểu bằng 70% tổng mức nhận tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân.”

20 Bổ sung Điều 36a như sau:

“Điều 36a Sổ tiết kiệm trắng

1 Kể từ ngày 01/01/2020, các quỹ tín dụng nhân dân chỉ được sử dụng sổ tiết kiệmtrắng theo mẫu do ngân hàng hợp tác xã ban hành, cung cấp để nhận tiền gửi tiết kiệm củakhách hàng khi thực hiện hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 36 Thông tư này

c) Ban hành quy định về việc cung cấp sổ tiết kiệm trắng cho quỹ tín dụng nhân dân

để thực hiện thống nhất đối với các quỹ tín dụng nhân dân Quy định cung cấp sổ tiết kiệmtrắng phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau đây:

i) Giá bán bảo đảm nguyên tắc bù đắp chi phí in, vận chuyển sổ tiết kiệm trắng, không

Trang 15

vì mục tiêu lợi nhuận và được công khai, minh bạch;

ii) Quy trình đăng ký nhu cầu, cung cấp sổ tiết kiệm trắng cho quỹ tín dụng nhân dân,bảo đảm cung cấp kịp thời, đầy đủ sổ tiết kiệm trắng theo đăng ký của quỹ tín dụng nhân dân

và phục vụ cho việc giám sát của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;

iii) Quy định về việc nhập, xuất, bảo quản, kiểm kê, quản lý sổ tiết kiệm trắng theoquy định của pháp luật;

d) Trước ngày 10 hằng tháng hoặc khi có yêu cầu, báo cáo Ngân hàng Nhà nước chinhánh về tình hình cung cấp sổ tiết kiệm trắng cho quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh,thành phố của tháng trước liền kề theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05a ban hành kèm theoThông tư này để Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thực hiện việc theo dõi, giám sát tình hình

sử dụng sổ tiết kiệm trắng của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn

3 Quỹ tín dụng nhân dân có trách nhiệm:

a) Ban hành quy định nội bộ về quản lý, sử dụng sổ tiết kiệm trắng và gửi Ngân hàngNhà nước chi nhánh ngay sau khi ban hành Quy định nội bộ về quản lý, sử dụng sổ tiết kiệmtrắng tối thiểu phải có các nội dung sau đây:

i) Quy trình cụ thể về đăng ký mua, quản lý, sử dụng sổ tiết kiệm trắng, đảm bảo quản

lý chặt chẽ số lượng, chất lượng sổ tiết kiệm trắng trong quá trình lưu giữ, giao nhận, bàngiao, bảo quản, vận chuyển, quản lý, sử dụng; về kiểm kê, đối chiếu hằng tháng; về xử lý sổtiết kiệm trắng bị mất, bị hỏng, sổ tiết kiệm trắng phải được quản lý chặt chẽ như giấy tờ cógiá và chỉ được lưu giữ tại trụ sở của quỹ tín dụng nhân dân;

ii) Trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc (Phógiám đốc), Ban kiểm soát và các cá nhân, bộ phận liên quan trong việc quản lý, sử dụng sổtiết kiệm trắng; kiểm tra, đối chiếu sổ tiết kiệm trắng và xử lý sổ tiết kiệm trắng bị mất, bịhỏng;

iii) Quy trình xử lý trách nhiệm của cá nhân, bộ phận liên quan trong việc quản lý, sửdụng sổ tiết kiệm trắng và làm mất sổ tiết kiệm trắng Ngay sau khi nhận sổ tiết kiệm trắng từngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân phải thực hiện đóng dấu giáp lai giữa phần thẻgửi khách hàng và thẻ lưu lên tất cả các sổ tiết kiệm trắng hoặc vào phần sổ tiết kiệm trắng;

b) Báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và ngân hàng hợp tác xã ngay khi pháthiện mất sổ tiết kiệm trắng để có biện pháp xử lý, đồng thời niêm yết danh sách sổ tiết kiệmtrắng bị mất (số seri) tại trụ sở chính, phòng giao dịch, trụ sở Ủy ban nhân dân thuộc địa bànhoạt động của quỹ tín dụng nhân dân ngay khi phát hiện mất sổ tiết kiệm trắng;

c) Công khai mẫu sổ tiết kiệm trắng do ngân hàng hợp tác xã ban hành, cung cấp tạitrụ sở chính, phòng giao dịch và trên các phương tiện truyền thông của xã, phường; tạo điềukiện để khách hàng đã gửi tiết kiệm tại quỹ tín dụng nhân dân đối chiếu với mẫu sổ tiết kiệmtrắng và thực hiện đổi sổ tiết kiệm theo mẫu mới khi khách hàng có yêu cầu;

d) Trước ngày 10 hằng tháng hoặc khi có yêu cầu, tổng hợp, báo cáo tình hình sửdụng sổ tiết kiệm trắng của tháng trước liền kề theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05a banhành kèm theo Thông tư này và gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh

4 Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có trách nhiệm:

a) Tổ chức thanh tra, giám sát, kiểm tra việc quản lý, sử dụng sổ tiết kiệm trắng củaquỹ tín dụng nhân dân;

b) Thông báo đến các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn về sổ tiết kiệm trắng bị mấtngay khi nhận được báo cáo của quỹ tín dụng nhân dân;

Trang 16

c) Định kỳ hằng quý, trước ngày 20 tháng đầu tiên quý tiếp theo, tổng hợp báo cáotình hình sử dụng sổ tiết kiệm trắng của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn và thực hiện đốichiếu với báo cáo của ngân hàng hợp tác xã;

d) Tiếp nhận quy định nội bộ về quản lý, sử dụng sổ tiết kiệm trắng của quỹ tín dụngnhân dân Yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ trong trường hợpkhông đảm bảo các quy định của pháp luật.”

21 Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 37 Hoạt động cho vay

1 Hoạt động cho vay của quỹ tín dụng nhân dân chủ yếu nhằm mục đích tương trợgiữa các thành viên để thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ vàcải thiện đời sống của các thành viên quỹ tín dụng nhân dân

2 Quỹ tín dụng nhân dân cho vay bằng đồng Việt Nam theo quy định của pháp luật

về việc cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và chịu trách nhiệm về quyết địnhcủa mình Quỹ tín dụng nhân dân không được cho vay bảo đảm bằng Sổ góp vốn của thànhviên

3 Quỹ tín dụng nhân dân cho vay đối với khách hàng là pháp nhân, cá nhân khôngphải là thành viên, có tiền gửi tại quỹ tín dụng nhân dân trên cơ sở bảo đảm bằng số tiền gửi

do chính quỹ tín dụng nhân dân phát hành

4 Quỹ tín dụng nhân dân cho vay thành viên của hộ nghèo có đãng ký thường trú trênđịa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân trong trường hợp hộ nghèo không phải là thànhviên của quỹ tín dụng nhân dân Trường hợp nhiều thành viên của hộ nghèo cùng vay vốn thìcác thành viên của hộ nghèo cùng ký hoặc ủy quyền cho một thành viên của hộ nghèo đạidiện ký thỏa thuận cho vay với quỹ tín dụng nhân dân Hộ nghèo phải được Ủy ban nhân dâncấp huyện phê duyệt Quy trình, thủ tục, hồ sơ cho vay các thành viên hộ nghèo thực hiệntheo chế độ tín dụng hiện hành áp dụng đối với thành viên

5 Cùng với ngân hàng hợp tác xã cho vay hợp vốn đối với thành viên của quỹ tíndụng nhân dân theo quy định của pháp luật.”

22 Khoản 4 Điều 38 được sửa đổi như sau:

“4 Quy định cụ thể về việc cho vay hợp vốn theo quy định tại khoản 5 Điều 37Thông tư này.”

23 Bổ sung khoản 10a vào Điều 41 như sau:

“10a Chịu sự kiểm tra, giám sát của ngân hàng hợp tác xã trong việc thực hiện quyđịnh của pháp luật khi Ngân hàng Nhà nước yêu cầu.”

24 Điều 45 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 45 Quy định chung

1 Đối với các hợp đồng cho vay, nhận tiền gửi đã được ký kết trước ngày 01/01/2020phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết, quỹ tín dụng nhân dân và kháchhàng được tiếp tục thực hiện theo các thỏa thuận đã ký kết cho đến hết thời hạn của hợp đồnghoặc sửa đổi, bổ sung phù hợp với quy định tại Thông tư này

2 Kể từ ngày 01/01/2020, việc bầu, bổ nhiệm hoặc bổ sung, thay thế thành viên Hộiđồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân phải thực hiện theoquy định tại các Điều 17, 20, 21, 23, 24 và 25 Thông tư này, trừ trường hợp quy định tạikhoản 3 Điều này

Trang 17

3 Kể từ ngày 01/01/2020, thành viên đang đảm nhiệm chức vụ thành viên Hội đồngquản trị, thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân chưa đáp ứng điều kiện

về bằng cấp, chứng chỉ theo quy định tại Điều 20, 23 và 24 Thông tư này được tiếp tục đảmnhiệm chức vụ và được xem xét bầu, bổ nhiệm tại nhiệm kỳ tiếp theo nhưng phải đảm bảotrong vòng 24 tháng kể từ ngày 01/01/2020 phải đáp ứng điều kiện về bằng cấp, chứng chỉtheo quy định tại Điều 20, 23 và 24 Thông tư này

4 Đối với quỹ tín dụng nhân dân không đảm bảo các quy định về địa bàn, quy môhoạt động; số lượng thành viên của Ban kiểm soát; tỷ lệ vốn góp tối đa của một thành viên;tổng mức nhận tiền gửi; nhận tiền gửi từ thành viên, việc chuyển tiếp thực hiện theo quy địnhtại các Điều 47, 47a, 48 và 50 Thông tư này

5 Thành viên được chuyển vốn góp thường niên thành vốn góp bổ sung, chuyểnnhượng cho thành viên khác hoặc được hoàn trả vốn góp thường niên theo quy định tạiThông tư này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày 01/01/2020

6 Sổ tiết kiệm do quỹ tín dụng nhân dân đã phát hành cho khách hàng được tiếp tục

sử dụng đến khi hết thời hạn gửi tiền hoặc đổi mới nếu khách hàng có yêu cầu Khi hết hạngửi tiền, nếu khách hàng có nhu cầu gửi tiếp, quỹ tín dụng nhân dân phải thu hồi sổ tiết kiệmtheo mẫu cũ và sử dụng sổ tiết kiệm theo mẫu do ngân hàng hợp tác xã ban hành, cung cấp

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày 01/01/2020, quỹ tín dụng nhân dân phải thống kê,báo cáo tình hình sử dụng sổ tiết kiệm theo mẫu cũ cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (baogồm tổng số sổ tiết kiệm đã in, số lượng sổ tiết kiệm đã sử dụng, số lượng sổ tiết kiệm chưa

sử dụng, số lượng sổ tiết kiệm mất, hỏng) và phải chuyển toàn bộ sổ tiết kiệm theo mẫu cũchưa được sử dụng về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh để thực hiện tiêu hủy.”

25 Điều 46 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“ Điều 46 Trách nhiệm của quỹ tín dụng nhân dân

1 Tại thời điểm 01/01/2020, quỹ tín dụng nhân dân chưa đảm bảo các quy định về địabàn hoạt động, quy mô hoạt động, tổ chức của Ban kiểm soát, tỷ lệ góp vốn của một thànhviên, tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên tại Thông tư này phải xây dựng các phương án xử

lý và chủ động tổ chức thực hiện các biện pháp xử lý để tuân thủ đúng quy định

2 Trong thời hạn tối đa 60 ngày kể từ ngày 01/01/2020 hoặc 60 ngày kể từ ngày vănbản điều chỉnh địa giới hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thihành, quỹ tín dụng nhân dân phải gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện đến Ngân hàngNhà nước chi nhánh phương án xử lý theo quy định tại khoản 4, khoản 6 Điều 47, Điều 47a,Điều 48 và Điều 50 Thông tư này Trong thời hạn tối đa 60 ngày sau thời hạn xử lý tối đa tạiđiểm c khoản 4 Điều 47, quỹ tín dụng nhân dân phải gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điệnđến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phương án xử lý quy định tại khoản 5 Điều 47 Thông tưnày

Trong thời hạn tối đa 20 ngày, kể từ ngày nhận được phương án xử lý của quỹ tíndụng nhân dân, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản yêu cầu quỹ tín dụng nhân dânsửa đổi, bổ sung phương án xử lý nếu chưa đạt yêu cầu Trường hợp Ngân hàng Nhà nước chinhánh yêu cầu sửa đổi, bổ sung phương án xử lý, trong thời hạn tối đa 30 ngày kế từ ngàyNgân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung, quỹ tín dụng nhân dânphải hoàn thiện, gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện phương án xử lý đã được sửa đổi, bổsung đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Trong thời hạn tối đa 20 ngày, kể từ ngày nhậnđược phương án xử lý (bao gồm cả trường hợp sửa đổi, bổ sung), Ngân hàng Nhà nước chinhánh có văn bản phê duyệt phương án xử lý của quỹ tín dụng nhân dân

3 Định kỳ hằng quý, trước ngày 10 tháng đầu tiên quý tiếp theo, quỹ tín dụng nhân

Ngày đăng: 09/03/2022, 18:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w