Quảntrịtàinăng-TàiXếxebus
(Talent Managment-Thebusdriver)
CEO là người phải biết làm thế nào để lèo lái chiếc xebus về đích…
Nếu một công ty hay một tổ chức được ví như một chiếc xebus thì người
CEO phải biết làm thế nào để lèo lái chiếc xebus đó về đích. CEO phải có khả
năng đón đúng người cần thiết lên xe và phải biết bỏ những người không phù hợp
xuống xe và là người họach địch con đường đi đúng nhất cho tất cả hành khách
trên xe.
Đón đúng người lên xe bus. Tôi nghĩ đây là một quan điểm quan trọng mà
hầu hết các công ty hay doanh nghiệp làm chưa tốt. Làm sao bạn có thể thành
công nếu như bạn có một Team tồi - “Tồi” ở đây có nghĩa là bạn chọn sai người.
Một trong những sai lầm của hầu hết các doanh nghiệp là khi tuyển dụng thì họ chỉ
chọn những ứng viên dựa trên bằng cấp và kỹ năng nghiệp vụ. Điều này quả thật
là quan trọng, nhưng tôi đưa ra đề nghị tốt hơn nếu chúng ta tuyển dụng những
ứng viên có thái độ tốt hơn là kỹ năng chuyên môn. Nói như Tiếng Việt bình dân
là “được người” là yếu tố đầu tiên và sau đó xét đến yếu tố “được việc”. Tôi thích
tuyển một người với trình độ chuyên môn tạm chấp nhận được nhưng có thái độ
tuyệt vời hơn là tuyển một người rất giỏi về chuyên môn nhưng với thái độ tệ.
Làm việc trong một doanh nghiệp không chỉ làm tốt công việc của bạn mà quan
trong hơn là tầm ảnh hưởng và tác động đến những người khác, đến đồng nghiệp
để họ cũng làm tốt công việc được giao. Nói tóm lại, chọn đúng người là chọn
những ứng viên có đúng kỹ năng, năng lực, thái độ, tinh thần làm việc nhóm và có
tầm ảnh hưởng, những người này sẽ đưa công ty của bạn phát triển lên một cấp độ
cao hơn. Trong quá trình tuyển chọn, bạn phải chắc chắn rằng khi bạn chọn đúng
người vào công ty của bạn thì họ phải được đặt vào đúng chỗ. Cuối cùng, bạn phải
chắc chắn là bạn đã có đúng người cầm lái; nếu không người tài của bạn sẽ rời
khỏi chỗ khi xebus đến chạm dừng kế tiếp.
Loại bỏ những người không thích hợp khỏi xe bus. Làm thế nào để loại
bỏ những ứng viên liên tục thể hiện dưới sức mình hoặc như những khúc gỗ chết
trong công ty của bạn? Tôi đề nghị bạn có thể mượn ý tưởng của Jack Welch khi
ông còn làm CEO của tập đoàn GE. Ông phân loại nhân viên thành ba loại khác
nhau: Loại A là những người thể hiện hiệu quả công việc cao; loại B là những
người có tiềm năng nhưng thiếu kỹ năng, kinh nghiệm; Loại C là người luôn luôn
thể hiện kết quả làm việc kém. Hàng năm, các quản lý phải có bản tóm tắt cho
quản lý cấp cao hơn về những hành động thực tế đối với những nhóm người thuộc
loại C. Chấm dứt (sa thải) luôn luôn là một lựa chọn cần được xem xét bởi vì “một
con sâu làm rầu nồi canh” và thường là tai hại khi càng để lâu. Marcus
Buckingham trong cuốn sách của ông có tựa “First break all the rules”, đã nói rằng
tất cả các quản lý sẽ có thời gian làm việc kém hiệu quả nhưng sau đó thì họ làm
việc rất hiệu quả, lúc họ trở lại là một điều vĩ đại. Quả thật tôi hoàn toàn đồng ý vì
trên thực tế thì sa thải nhân viên là một điều khó. Nếu nhìn ở góc độ của người
làm nhân sự thì mỗi nhân viên nộp đơn xin nghỉ việc thôi cũng đã có cảm giác
buồn rồi huống hồ chi là cắt giảm. Nhưng cũng cần phải nhớ rằng chấm dứt đối
với những người này thì sẽ dễ dàng hơn đối với việc bạn phải đương đầu với kết
quả tệ hại trong công ty của bạn về nhiều mặt khác nhau. Và bạn cũng cần phải
nhớ rằng thậm chí bạn có một chiến lược và đích đến rất tuyệt vời nhưng với
những con người không thích hợp trên xebus thì bạn sẽ chỉ tiếp tục đạt được
những kết quả tầm thường mà thôi.
Thiết lập đích đến. Trên xebus bạn luôn luôn muốn biết đích đến là nơi
nào. Nếu như bạn không biết mình sẽ về đâu thì chắc chắn bạn sẽ cảm thấy không
thoải mái chút nào. Người lái xe phải luôn luôn thông tin cho hành khách của
mình biết về nơi cần đến. Thậm chí nhiều khi bạn có thể thay đổi hướng đi nhưng
không hề ảnh hưởng gì đến hành khách vì họ biết chắc đích đến là ở đâu và tại sao
phải thay đổi hướng đi cho phù hợp với tình hình thực tế. Thậm chí khi họ được
cập nhật thông tin về hướng đi mới, chắc chắn họ sẽ cùng chí hướng với người lái
xe đưa ra những đóng góp tích cực để về đích. Tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược
của công ty phải được truyền đạt đến mọi người từ vị trí thấp nhất cho đến vị trí
cao nhất. Tôi thấy nhiều thực tế trong các công ty, tầm nhìn và sứ mệnh được sử
dụng như một công cụ tiếp thị hữu hiệu vì mọi người cùng làm, tốt hơn nhiều các
công cụ quản lý khác. Bạn thử hỏi đội ngũ quản lý của bạn xem tầm nhìn và sứ
mệnh của công ty là gì? Tôi đảm bảo 90% câu trả lời là không biết hoặc trả lời
một cách không rõ ràng. Hãy suy nghĩ về điều này. Nếu như bạn không biết bạn
đang đi đâu thì làm sao bạn có thể đến được.
- Nguyên tắt thứ nhất:"Dùng là tin, không tin không dùng". Nếu họ đã
lên tuyến xe của anh. Hãy nói cho họ biết, chúng ta sẽ cùng về đến đích. Có những
con người nhìn thì không ra gì. Rất nghi ngờ năng lực của họ. Không biết có nên
out họ ra khỏi tuyến xe này không? Thật là không may mắn nếu như hành khách
đón được ý định này.Tình hình càng tồi tệ hơn. Chính sách đặt niềm tin là rất quan
trọng trong việc quản lý con người. Bác Hồ chúng ta đã thực hiện khá tốt việc này.
Có lần Bác giao cho người cấp dưới một công việc rất khó. Người này đến và trình
bày với Bác là không làm nổi. Bác bình tĩnh nói "Bác biết việc này khó, nhưng vì
khó nên mới giao cho Chú.Bởi vì Bác tin Chú có khả năng làm được". Chính yếu
tố niềm tin này không những giúp người đó làm được mà còn làm rất tốt nữa.
- Nguyên tắc thứ hai:"Lấy nhân-nghĩa để thu nhân tâm". Lương cao,
hậu đãi, nhưng thiếu Đắc nhân tâm thì không bao giờ thu được lòng người. Họ
có thể tạm thời trên chuyến xeBus của anh nhưng sẽ xuống trạm bất cứ lúc nào
hoặc khi anh rất cần ở họ. Người lãnh đạo hay quản lý là người không có tài,
nhưng họ nhìn thấy tài người khác và đặt họ đúng chổ.Chính vì thế mà đừng nghĩ
mình cái gì cũng biết, cũng giỏi,cũng làm được.Xin đừng quá lạm dụng chữ Tài(
đồng nghĩa với chữ Tai họa) mà phục chúng.
- Nguyên tắc thứ ba:" Hãy tập thói quen đi chợ". Khi đi chợ buổi sáng
ta có thể mua được nhiều thực phẩm tốt, tươi ngon, phù hợp với túi tiền vì ta có
nhiều sự lựa chọn. Buổi trưa thì không được như buổi sáng. Buổi chiều tối thì còn
hàng dạt, ế. Muốn mua thực phẩm tốt thì chi tiền nhiều hơn. Tuyển dụng cũng
vậy. Hãy hoạch định chiến lược phát triển lâu dài và dự trù bao nhiêu chi phí nhân
lực. Đừng để khi hành khách lên xebus rồi mới tính đến chuyện chổ ngồi. Rất
nhiều công ty thường tìm được dự án rồi hoặc dự án đang làm mới tính đến
chuyện tuyển dụng gấp, vội, vá chổ trống. Sẽ có hai yếu tố phát sinh. Thứ nhất là
chiều tối phải ăn cơm, nên ra chợ chiều có cái gì mua cái nấy. Gấp vội và tuyển sai
người hoặc đặt sai vị trí là chuyện thường tình. Thứ hai nhằm lẫn giữa đi chợ mua
thực phẩm. Mua con gà con vịt khác với mua cái rau, củ cải. Con gà con vịt nếu
không làm thịt được ngay thì nuôi vài ngày cũng ko sao, đôi khi vỗ béo rồi mới
làm thịt. Nhưng rau cải sẽ hư. Tức là tính chất của từng vật chất cụ thể sẽ khác
nhau. Tuyển gấp, tuyển vội mà không có thời gian thích nghi, traning, áp lực công
việc, hậu quả đôi khi hủy đi những tài năng.
- Nguyên tắc thứ tư: “Lượng đổi, chất đổi”. Hiểu một cách nôm na thì
khi một người tích lũy đủ lượng kiến thức (có thể không tỉ lệ thuận với thời gian)
nào đó thì sẽ được gọi là người giỏi người tài. Một công ty danh tiếng là Chất,
nhưng cần có thời gian đạt đến một số tiêu chuẩn như doanh thu, lợi nhuận,
marketing, nhân viên,…đây là Lượng. Không thể ham nhanh khó tới, không thể
tính chuyện trước mắt mà bỏ đi lợi ích lâu dài, không có người dỡ, mà chỉ có
người không nổ lực phấn đấu. Chỉ có những kiến thức "chưa" biết chứ không có
kiến thức "không" biết.
- Nguyên tắc thứ năm: " Không có nguyên tắc nào hết !" Khi đó bạn sẽ
là CEO của mọi CEO.
. Quản trị tài năng - Tài Xế xe bus
(Talent Managment - The bus driver)
CEO là người phải biết làm thế nào để lèo lái chiếc xe bus về đích…. một chiếc xe bus thì người
CEO phải biết làm thế nào để lèo lái chiếc xe bus đó về đích. CEO phải có khả
năng đón đúng người cần thiết lên xe và phải