Tài sảntàichínhvàcảicáchcơcấusở
hữu trongnềnkinhtếTâyBanNha
Tây BanNha là một trong những nềnkinhtế lớn, có trình độ phát triển cao và là thành
viên của Liên Minh Châu Âu với nhiều đóng góp và ảnh hưởng quan trọng tới đường lối
phát triển chung của khối liên kết kinhtế lớn nhất thế giới này. Tuy là một nềnkinhtế
phát triển nhưng quá trình cảicách doanh nghiệp nhà nước và phát triển thị trường tài
chính quốc gia tạiTâyBanNha diễn ra chưa lâu và quá trình này cho thấy những diễn
biến rất lý thú với nhiều bài học Việt Nam có thể học tập.
* Quá trình cảicáchcơcấusởhữutrong các doanh nghiệp nhà nước của TâyBan
Nha đã được khởi động từ rất sớm nhưng chỉ cho tới thời kỳ từ năm 2000 trở lại đây mới
đem lại những kết quả thực sự mang tính bước ngoặt. Những kết quả này đạt được trong
điều kiện cụ thể của thời kỳ phát triển mới khi TâyBanNha thúc đẩy cảicáchkinh tế,
mở cửa thị trường, quy mô dân số tăng mạnh,
hệ thống tàichính quốc gia được điều
chỉnh lại theo các tiêu chuẩn mới của EU và quan trọng nhất là EU đã mở rộng về phía
Đông, đưa tổng số thành viên EU lên con số 27 quốc gia kể từ năm 2007. Các động thái
cải cách của TâyBanNha chủ yếu diễn ra trong hai thời kỳ với những đặc điểm khác
nhau liên quan tới trong tâm cảicách của chính phủ. Cảicách thời kỳ từ 1982 đến 1996
mang đặc trưng là sự tăng cường vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong hệ thống kinh tế.
Những kết quả của thời kỳ này còn hạn chế và chỉ cho tới thời kỳ từ 1997 đến 2004 thì
quá trình cảicáchcơcấusởhữu mới đặt trọng tâm vào tư nhân hoá toàn phần đối với
hàng loạt các tập đoàn, công ty cỡ lớn của nhà nước hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác
nhau. Kết quả đạt được từ quá trình tư nhân hoá rất rõ ràng: Số lượng doanh nghiệp nhà
nước giảm hẳn và tỷ trọng của các doanh nghiệp này trong GDP đã giảm từ 3% năm
1995 xuống chỉ còn khoảng 1% vào năm 2005 khi kế hoạch tư nhân hoá được hoàn tất
(số liệu của OECD, 2006). Đồng thời vời giảm tỷ trọng thì thời kỳ tư nhân hoá thứ hai đã
đem lại nguồn thu khổng lồ lên tới 38,4 tỷ USD cho Ngân sách TâyBan Nha. Kết quả
này đã đưa TâyBanNha lên xếp vị trí thứ 4 trong những nước tiến hành tư nhân hoá
mạnh nhất của EU. Những thành tựu đạt được trong quá trình cảicáchcơcấusởhữu nói
trên là rất ấn tượng và công cuộc cảicách đã được thực hiện tuần tự theo các bước bao
gồm (a) Xây dựng và thực hiện Chương trình hiện đại hoá doanh nghiệp nhà nước; (b)
Cải cáchcơcấusởhữuvà phát triển thị trường tài chính. Trong khuôn khổ của Chương
trình hiện đại hoá doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ TâyBanNha đã cho thành lập một
“Hội đồng Tư vấn Tư nhân hoá” (CCP) đảm trách các công tác liên quan tới tư vấn và
bán bớt phần sởhữu của nhà nước trong các doanh nghiệp. Đồng thời với Hội đồng Tư
vấn là việc thành lập “Tập đoàn Quản lý TàisảnNhà nước” (SEPPA). Siêu doanh nghiệp
SEPPA sẽ chịu trách nhiệm nắm giữ, quản lý vàkinh doanh cổ phần của nhà nước còn lại
trong các doanh nghiệp được tư nhân hoá. Ngoài ra, SEPPA cũng thay mặt cho Chính
phủ đứng ra tiếp nhận các nguồn tàichính thu hồi được thông qua quá trình táicơcấusở
hữu của các doanh nghiệp liên quan . Một nội dung đáng chú ý khác khi cảicáchcơcấu
sở hữu là các doanh nghiệp nhà nước truớc khi tư nhân hoá đã phải qua quá trình chọn
lọc và phân loại tương đối kỹ càng. Chương trình Hiện đại hoá doanh nghiệp đặt ra yêu
cầu phải phân loại các doanh nghiệp nhà nước dựa theo tiêu chí hiệu quả hoạt động và sẽ
có các ưu tiên khác nhau về tiến độ thực hiện tư nhân hoá với lộ trình cụ thể. Các doanh
nghiệp hoạt động hiệu quả nhất được đem tư nhân hoá trước tiên. Các doanh nghiệp có
hiệu quả kinh doanh thấp hơn sẽ được xem xét đầu tư để cải thiện hiệu quả kinh doanh.
Việc tư nhân hoá và chào báncổ phần của các doanh nghiệp này chỉ đuợc thực hiện khi
hiệu quả hoạt động đã được nâng cao, doanh nghiệp làm ăn có lãi. Những doanh nghiệp
đặc biệt hoặc doanh nghiệp đang ở trong tình trạng đặc biệt khó khăn thì tiến trình tư
nhân hoá sẽ đuợc xem xét thêm vàcó thể hoãn tư nhân hoá nếu ban điều hành Chương
trình Hiện đại hoá thấy rằng các khó khăn đó là chưa giải quyết được trong ngắn hạn. Sau
khi các doanh nghiệp được hiện đại hoá, Chính phủ TâyBanNha bắt đầu thúc đẩy việc
chuyển đổi cơcấusởhữuvà phát triển thị trường tàichính quốc gia. Các hoạt động chính
liên quan tới việc cảicáchcơcấusởhữu đều nhằm thúc đẩy tư nhân hoá các doanh
nghiệp lớn của nhà nước và cung cấp nguồn hàng là cổ phần của các doanh nghiệp này ra
thị trường tàichính với các cách thực hiện phổ biến nhất là bán trực tiếp (direct sale) cho
những người muốn mua và chào bán doanh nghiệp rộng rãi ra công chúng (public
offering). Kể từ năm 2003 trở đi, hầu hết các doanh nghiệp đã được tư nhân hoá xong và
tính đến đầu năm 2008, phần lớn đã được điều chỉnhcơcấu quản trị doanh nghiệp, áp
dụng các hệ thống quản lý rủi ro tiên tiến và các hoạt động này đã góp phần quan trọng
vào việc nâng cao chất lượng cổ phiếu của doanh nghiệp khi đưa vào giao dịch tại thị
trường chứng khoán. Trong danh sách tư nhân hoá toàn bộ đã có tên hàng loạt các tập
đoàn hàng đầu của TâyBanNha như Repsol, Endesa, Telefonica, Tabacalera…vv. Sự
biến động trongcơcấusởhữu của nềnkinhtếTâyBanNha đã cho thấy nhiều đặc
điểm rất thú vị. Những nội dung nổi bật nhất của quá trình này có thể kể tới: - Các
doanh nghiệp được tư nhân hoá đã tạo ra nguồn hàng quan trọng cho thị trường chứng
khoán TâyBan Nha. Cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn, có chất lượng cao được cung
cấp cho thị trường và nguồn cung chất lượng cao này đã tạo tác động tích cực tới sự phát
triển của thị trường tài chính. Sốliệu thống kê cho thấy tổng giá trị vốn hoá của thị
trường chứng khoán TâyBanNha đã tăng mạnh từ 189,794 tỷ euro (quy đổi) năm 1996
lên tới con số khổng lồ hơn 500 tỷ euro năm 2007. Tỷ lệ sởhữu của nhà nước trong tổng
giá trị vốn hoá thị trường cũng đã có thay đổi đáng kể khi công cuộc cảicáchcơcấusở
hữu được thúc đẩy với mức giảm mạnh 16,64% năm 1992 xuống còn 10,87% năm 1996
và 0,21% vào năm 2002. Kể từ 2002 đến 2009, tỷ lệ này được giữ ổn định và không có
biến động nào đáng kể. Bảng 1. Tỷ lệ sởhữu của nhà nước trong tổng giá trị vốn hoá
thị trường
Năm Tỷ lệ
1992
1996
2002 - 2009
16,64%
10,87%
0,2%
Nguồn: Oficina Economica del Presidente. - Một đặc điểm đáng chú ý khác của quá trình
phát triển thị trường chứng khoán TâyBanNha là sự tham giam mạnh mẽ của các hộ gia
đình vào việc nắm giữ cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết. Xét theo giá trị vốn hoá
thị trường thì tỷ lệ sởhữu của các hộ gia đình đã có nhiều biến động: từ mức 24,44% năm
1992 giảm xuống còn 23,59% năm 1996 và tăng mạnh lên tỷ lệ 27,96% vào năm 2002.
Đây là những diễn biến cho thấy sự hình thành của một loại “chủ nghĩa tư bản toàn dân”
và là hướng phát triển tất yếu của nềnkinhtế hiện đại khi tàisảntàichính (cổ phiếu, trái
phiếu, các giấy tờ có giá…) sẽ trở thành những tàisản quan trọng nhất của các hộ gia
đình. Bảng 2. Cơcấutàisản của các hộ gia đình TâyBan Nha.
Loại tàisản Tỷ lệ
- Bất động sản
- Tàisảntàichính
-
Tiền mặt
- Các loại tàisản khác
70%
20%
6%
4%
Nguồn: Tổng hợp từ sốliệu của Bộ KinhtếvàTàiChínhTâyBan Nha, 2007. - Sau khi
cải cáchcơcấusở hữu, nhà nước vẫn giữ được quyền kiểm soát đối với doanh nghiệp
cho dù đã bán gần như toàn bộ cổ phần của mình tại doanh nghiệp đó. phần lớn được
đảm bảo tốt cho dù. Quyền kiểm soát này được đảm bảo bởi việc nhà nước chỉ nắm giữ
một lượng cổ phiếu rất nhỏ nhưng đó đều là những cổ phiếu được quy định là “cổ phiếu
vàng – golden share”. Đây là cách làm mà các nước đi sau như Việt Nam hoàn toàn có
thể học tập khi nhà nước thu được lợi ích tối đa từ việc tư nhân hoá, bán gần như toàn bộ
doanh nghiệp cho tư nhân nhưng bằng cách nắm giữ một số ít cổ phiếu vàng nên vẫn có
quyền quyết định về các chiến lược quan trọng của doanh nghiệp. Ngoài ra, nhà nước
thường chỉ định những nhân vật có quan hệ thân cận với chính phủ nắm giữ các vị trí
quản lý chủ chốt của doanh nghiệp sau khi tư nhân hoá và qua đó gián tiếp duy trì ảnh
hưởng của chính phủ tại doanh nghiệp cũng như tại thị trường hàng hoá, dịch vụ liên
quan. - Trong quan hệ với nhà đầu tư nước ngoài, Chính phủ TâyBanNha cũng tìm cách
bảo vệ lợi ích quốc gia tại doanh nghiệp tư nhân hoá. Một ví dụ của việc này là Luật
Ngân sách 14/2000 ban hành năm 2000 với quy định cho phép Chính phủ hạn chế quyền
bỏ phiếu của các cổ đông nước ngoài nắm giữ cổ phiếu của các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực năng lượng của TâyBan Nha. Điều này thể hiện định hướng chính sách về
việc duy trì ảnh hưởng của nhà nước tại các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực
mang tính chiến lược như năng lượng, viễn thông, quốc phòng…vv. Như vậy, quá trình
cải cáchcơcấusởhữu của TâyBanNha đã đặt trọng tâm chủ yếu vào tư nhân hoá toàn
diện các doanh nghiệp nhà nước. Quá trình này đến nay đã cơbản hoàn tất vànhà nước
chỉ sởhữu tỷ lệ cổ phiếu không đáng kể trong các doanh nghiệp hậu tư nhân hoá. Tuy
nhiên, đã có nhiều biện pháp được áp dụng để nhà nước vẫn duy trì được ảnh hưởng
trong doanh nghiệp cũng như bảo vệ lợi ích quốc gia trong quan hệ với nhà đầu tư nước
ngoài. Cách làm này là sự gợi mở thú vị và là bài học kinh nghiệp rất đáng quan tâm cho
Việt Nam.
. Tài sản tài chính và cải cách cơ cấu sở
hữu trong nền kinh tế Tây Ban Nha
Tây Ban Nha là một trong những nền kinh tế lớn, có trình độ. Bảng 2. Cơ cấu tài sản của các hộ gia đình Tây Ban Nha.
Loại tài sản Tỷ lệ
- Bất động sản
- Tài sản tài chính
-
Tiền mặt
- Các loại tài sản khác