- Biết cách bảo vệ đôi mắt trước các mối nguy hiểm xung quanh: ánh nắng chói, vật nhọn, va đập.v.v… - Biết cách giữ vệ sinh đôi mắt và phát hiện, phòng ngừa một số bệnh về mắt.. Chuẩn bị
Trang 1Chủ đề: Tôi và chúng ta
Đề tài: Giữ đôi mắt sáng
Nhóm lớp: Lá
Trang 2I Mục đích yêu cầu:
- Nhận biết chức năng và tầm quan trọng của đôi mắt đối với cơ thể
bé
- Biết cách bảo vệ đôi mắt trước các mối nguy hiểm xung quanh: ánh nắng chói, vật nhọn, va đập.v.v…
- Biết cách giữ vệ sinh đôi mắt và phát hiện, phòng ngừa một số bệnh
về mắt
- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ
- Phát triển khả năng tự tin thuyết trình trước lớp
- Biết sử dụng các đồ dùng bảo vệ mắt
II Chuẩn bị:
- Một số hình ảnh các tật về mắt
- Một số hình ảnh đồ dùng bảo vệ mắt: kiếng mát, nón che nắng
- Các hình vẽ các hành động đúng và hành động sai trong việc bảo vệ đôi mắt
III Tiến Hành:
1 Hoạt động 1: Đôi mắt nằm ở đâu?
Trang 3TRò chơi: vẽ thêm bộ phận còn thiếu:
Cô có một tờ giấy lớn, trên tờ giấy có vẽ khuôn mặt của trẻ còn thiếu một số bộ phận: tóc, tai, mắt, miệng (Hình nào cũng thiếu mắt và một bộ phận khác)
Cho một số trẻ lên vẽ thêm các hình còn thiếu Trong khi các bạn vẽ, các bạn ở dưới đọc bài thơ: đôi mắt để làm gì? Trong thời gian đọc một bài thơ, các bạn ở trên phải hoàn thành khuôn mặt mà trẻ vẽ thêm
Trò chuyện: các con vừa vẽ thêm bộ phận nào?
Trò chuyện về đôi mắt: vị trí, chức năng, tầm quan trọng và cách giữ
vệ sinh, bảo vệ đôi mắt
2 Hoạt động 2: Ai đúng, ai sai:
Trò chuyện và giới thiệu với trẻ về một số biện pháp nhằm bảo vệ đôi mắt trước: nắng, gió, ánh sáng
Khi ra nắng phải làm gì?
Khi đi ngoài gió phải làm gì để bảo vệ mắt?
Khi thiếu ánh sáng có nên đọc sách và làm những công việc tỉ mỉ đòi hỏi phải có ánh sáng không? Nếu đọc sách thiếu ánh sáng có tốt cho mắt không?
Trang 4Khi xem ti vi, phải ngồi cách xa bao nhiêu để bảo vệ đôi mắt
Trò chơi: Ai đúng, ai sai
Chia trẻ làm hai nhóm, mỗi nhóm đứng trước vạch xuất phát
Trẻ đầu tiên của mỗi hàng sẽ chọn một bức tranh, sau đó vượt qua chướng ngại vật, đi trên băng ghế thể dục, đi hết băng ghế, chạy tới bảng, trên bảng có chia 2 phần cho 2 đội, mỗi phần có một mặt cười và một mặt khóc Hình chỉ hành động đúng để bên mặt cười, hình chỉ hành động sai để bên mặt khóc Sau đó chạy về đứng cuối hàng và trẻ tiếp theo thực hiện cho đến hết
Cô nhận xét và công bố kết quả mỗi đội
3 Hoạt động 3: Ai có kiếng đẹp
Trẻ lấy tấm bìa mẫu, in hình các chiếc kính, mũ, nón trên giấy bìa để
vẽ, cắt, dán tạo thành kính đeo mắt, mũ, nón che nắng Sau đó trang trí bằng các nguyên vật liệu cho đẹp mắt
4 Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời: tham qua siêu thị nón, kính
Cô tổ chức khoảng 5 gian hàng, có trưng bày các mẫu nón, mũ, kính mát.v.v được làm bằng nguyên vật liệu mở, cô phát giấy cho các bạn và quy định giá trị tiền trên giấy với giá trị của từng thứ Trẻ trả tiền để mua đồ
Trang 55 Hoạt động 5: Hoạt động vui chơi trong lớp:
Góc tạo hình: làm tiếp thiết kế mũ, nón, kính mát mà trong giờ học làm chưa xong
Tạo ra một số đồ dùng từ nguyên vật liệu mở
Góc âm nhạc: hát múa bài: năm ngón tay ngoan, khuôn mặt cười Góc xây dựng: Xây dựng khu vui chơi trẻ em
Góc bán hàng: phân vai: gian hàng thời trang
Góc học tập: sao chép chữ o, đồ chữ o, điền chữ o vào chỗ trống trong
từ
Điền chữ o, ô, ơ vào chỗ trống
6 Hoạt động 6: Hoạt động chiều