Phát triển nhận thức:- Trẻ biết tên gọi, nơi hoạt động của một số phương tiện giao thông đường bộ: đường hang không, đường thủy.. - Nhận biết một số luật giao thông đơn giản dành cho ngư
Trang 1CHỦ ĐỀ: Luât lệ và phương tiện giao thông
Trang 21 Phát triển nhận thức:
- Trẻ biết tên gọi, nơi hoạt động của một số phương tiện giao thông( đường bộ: đường hang không, đường thủy)
- Nhận biết các đặc điểm nổi bật cảu các loại phương tiện giao thông
- Nhận biết một số luật giao thông đơn giản dành cho người đi bộ và phương tiện giao thông đường bộ
- Có khả năng so sánh, phân loại các phương tiện giao thông theo nơi hoạt động và theo tốc độ di chuyển
2 Phát triển ngôn ngữ:
- Trẻ biết gọi đúng tên các phương tiện giao thông: ô tô, xe buýt, xe đạp, xe xích lô, tàu thủy, ghe, máy bay, khinh khí cầu
- Có khả năng diễn đạt kinh nghiệm, hiểu biết của mình về các phương tiện giao thong, các giao tiếp trên các phương tiện giao thông công cộng
Trang 3- Có thể kẻ tên nơi đỗ của các phương tiện giao thông: bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng.
- Có thể hiểu và nói được các động từ: lao vun vút, chạy như tên bay, lượn trên bầu trời, chạy lướt song
3 Phát triển thẩm mỹ:
- Có thể tọa hình các phương tiện giao thông từ những nguyên vật liệu mở
- Biết các kỹ năgn vẽ, nặn, xé dán để tạo ra các phương tiện giao thông
- Thích vận động kết hợp khi nghe các bài hát về giao thông
- Có khả năng đọc thơ, kể chuyện diễn cảm, đóng kịch về các tác phẩm văn học nói đến giao thông
4 Phát triển vận động:
- Vận động cơ bản: + có khả năng thực hiện một số các vận động: bò, chạy, trèo lên xuống ghế… một cách
thành thạo
+ có khả năng định hướng khi thực hiện các vận động
- Vận động tinh: biết cách sử dụng kéo để cắt một số vật bằng giấy, biết sử dụng hồ dán, băng keo, băng keo
Trang 4hai mặt khi chơi tạo hình.
- Dinh dưỡng: biết kể tên một số món ăn có nguồn gốc từ tinh bột: hủ tiếu, bánh phở.
5 Phát triển tình cảm - xã hội:
- Yêu thích, tôn trọng luật lệ giao thông và những người điều khiển các phương tiện giao thông
- Biết giao tiếp có văn hóa khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng như: nhường chỗ cho người già, không chen lấn xô đẩy khi lên xe…
- Biết yêu quý và bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm bởi khói xe…
- Biết được ý nghĩa của ngày 20-11
- Biết giúp cô trực nhật: bàn ăn, xếp gối, lao động tự phục vụ( xếp dép, cất cặp, tự thay đồ)
Trang 5MẠNG NỘI DUNG
TUẦN 1: Phương tiện giao thông đường bộ
- Trẻ biết tên gọi của các phương tiện giao thông đường bộ: xe đạp, xe máy, taxi, xe tải, xe cứu thương, xe cứu hỏa.
- Biết cách sử dụng phương tiện( xe dạp dung sức chân để đạp, xe máy, xe hơi chạy bằng xăng).
- Biết công dụng của xe: xe buýt, taxi chở người, xe tải chở hang hóa, xe cứu thương chở người bệnh.
- Biết nơi đaauj xe gọi là bến xe, người lái xe gọi là tài xế.
TUẦN 2 Tìm hiểu luật giao thông đường bộ
- Trẻ biết một số luật giao thông đường bộ đơn giản dành cho xe và người đi bộ: xe lưu thông trên đường phải chú ý đèn giao thông, biển báo, biết lằn đường dành cho từng loại xe, người đi bộ phải đi trên vỉa hè, đi bên tay phải, băng qua đường trên vạch trắng.
- Biết người hướng dẫn giao thông trên đường là chú cảnh sát giao thông.
- Giáo dục trẻ ý thức chấp hành luật giao thông nơi công cộng.
TUẦN 3: Phương tiện giao thông đường thủy – Ngày 20-11
Trang 6- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của các loại phương tiện giao thông chạy trên sông, biển: tàu thủy, thuyền buồm, ghe, ca-nô.
- Phân biệt tên gọi của chúng, công dụng, cấu tạo: ghe dung sức người, thuyền buồm nhờ sức gió, tàu thủy nhờ sức máy…
- Biết nơi đậu của tàu thuyền gọi là bến cảng.
- Hiểu ý nghĩa ngày 20-11.
TUẦN 4: Phương tiện giao thông đường hang không
- Trẻ biết tên gọi của một số phương tiện giao thông đường hàng không.
- Biết nơi hoạt động của các phương tiện này là trên bầu trời, khác với các phương tiện giao thông khác là trên mặt đất.
- Biết một số đặc điểm, cấu tạo bên ngoài: thân, cánh, bánh xe nhỏ phía trwocs, chở được nhiều người và hàng hóa.
- Trẻ biết sân đậu của máy bay gọi là sân bay Nơi hành khách đến mua vé để đi gọi là phi trường.
- Người lái máy bay gọi là chú phi công.
MẠNG HOẠT ĐỘNG
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
THỂ DỤC
- Tuần 1: Chạy nhanh 10M
Trò chơi: Ô tô vào bến.
- Tuần 2: Trèo lên xuống ghế thể dục
Trò chơi: Tín hiệu đèn giao thông.
- Tuần 3: Bò thấp chui qua cổng
Trang 7- Tuần 4: Bò cao chui qua cổng
Trò chơi : Lái máy bay.
PHÁT TRIỂN TC - XH
- Hoạt động góc:
+ gócxây dựng: trẻ xây dựng các công trình san ga, sân bay, bến cảng, bến xe cho các loại phương tiện giao thông + đóng vai: đóng vai bác tài xế lái xe, phi công lái máy bay, hành khách đi du lịch, người bán xăng.
- Hoạt động ngoài trời:
chơi các trò thơi vận đọng tập thể: dích dích, dắc dắc, đèn xanh đèn đỏ, tôi đi đường nào, bánh xe quay…
- Biết hằng ngày trực nhâqtj bàn ăn.
- Biết cùng bạn trải nệm xếp gối.
- Biét chúc mừng cô 20-11.
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Làm quen với Toán
- Tuần 1: thêm bớt số lượng phương tiện giao thông đường bộ để tạo sự bằng nhau trong phạm vi 3.
- Tuần 2: so sánh chiều dài của 2 con đường.
- Tuần 3: so sánh nhiều hơn, ít hơn giữa 2 số lượng trong phạm vi 3
- Tuần 4: so sánh chiều cao của 2 đối tượng.
Môi trường xung quanh
- Tuần 1: Tìm hiểu phương tiện giao thông đường bộ.
- Tuần 2: Tìm hiểu luật giao thông đường bộ.
- Tuần 3: Tìm hiểu ý nghĩa ngày 20-11, tìm hiểu phương tiện giao thông đường thủy.
- Tuần 4: Tìm hiểu phương tiện giao thông hàng không.
Trang 8PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Làm quen văn học
- Tuần 1: Câu đó về xe đạp, xe gắn máy - Tuần 3: Đồng dao: Dích dích, dắc dắc.
- Tuần 2: Truyện đọc: Kiến con đi ô tô - Tuần 4: Dạy thơ: EM MUỐN LÁI MÁY BAY.
Dạy thơ: MẸ ĐỐ BÉ.
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Tạo hình
- Tuần 1: Cắt dán trang trí xe ô tô, xe buýt…
- Tuần 2: Vẽ ngã tư đường phố.
- Tuần 3: Dán thiệp tặng cô Nặn hoặc xé dán thuyền trên biển.
- Tuần 4: Tô màu, vẽ chiếc máy bay Cắt dán các loại phương tiện đường hàng không.
Âm nhạc
- Tuần 1: Em đi qua ngã tư đường phố
Nghe hát: Những lá thuyền ước mơ.
Vận động: Vỗ tay theo tiết tấu chậm.
- Tuần 2: Chiếc thuyền nan.
Nghe hát: Bé thích ô tô.
Trò chơi: Tai ai thính.
- Tuần 3: Máy bay của tôi – Cô giáo em.
Nghe hát: Anh phi công ơi.
Trang 9- Tuần 4: Ôn lại các bài đã học.