1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tài liệu Xuất khẩu giá CIF, Nhập khẩu giá FOB ppt

6 838 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Xuất khẩu giá CIF, Nhập khẩu giá FOB

Nội dung

Xuất khẩu giá CIF, Nhập khẩu giá FOB FRIDAY, 28. DECEMBER 2007, 02:04:01 XU Ấ T NH Ậ P KH Ẩ U Xuất khẩu giá CIF, Nhập khẩu giá FOB:Lời giải cho bài toán nhập siêu Làm thế nào để giảm nhập siêu? Đó là một trong những câu hỏi luôn được đặt ra trong các kỳ họp Quốc hội, không chỉ dành cho Bộ Công Thương, mà còn dành cho tất cả các doanh nghiệp và những người làm công tác quản lý xuất nhập khẩu trong toàn quốc. Ông Hoàng Tuấn Việt - Tham tán Thương Mại Việt Nam tại Chi Lê đã cung cấp thông tin về vấn đề này. Theo báo cáo của Bộ Thương mại (nay là B ộ Công Th ươ ng) tại hội nghị Thương mại toàn quốc ngày 1/2/2007 tại Hà Nội, trong năm 2006, cả nước xuất khẩu 39,6 tỷ USD (trị giá FOB), nhập khẩu 44,4 tỷ USD (trị giá CIF). Cán cân thương mại nghiêng về nhập khẩu, ta nhập siêu 4,8 tỷ USD. Tuy nhiên, cần phải phân tích rõ về cơ cấu hàng nhập khẩu của nước ta như sau: - Hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất để tái xuất khẩu và sản xuất trong nước, bao gồm các mặt hàng: gỗ nguyên liệu, bột giấy, bột cá, đồng nguyên liệu, bông và sợi các loại, phân bón, sắt thép, da nguyên liệu, máy móc thiết bị v.v…chiếm khoảng 70%. Các mặt hàng tiêu dùng khác chiếm khoảng 30% trên cơ cấu hàng nhập khẩu. Như vậy, để giảm nhập siêu, chúng ta không thể giảm nhập các mặt hàng trong nhóm hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước, chỉ có thể giảm nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng. Theo lý thuyết “cung cầu”, ở đâu có cung, thì ở đó có cầu. Đơn cử một mặt hàng đồ chơi trẻ em “đèn ông sao”, xem lại bức ảnh chụp các em thiếu nhi năm 1945 cầm đèn ông sao làm bằng que gỗ có dán nilon xanh đỏ. Đến nay đã trên 60 năm, các nhà sản xuất trong nước vẫn không thay đổi mẫu mã, vẫ “giữ nguyên” như cha ông ta ngày xưa. Trong khi đó các nhà sản xuất sản xuất đồ chơi của Trung quốc mỗi năm thay đổi mẫu mã một lần, hàng hoá rất phong phú, khiến các nhà nhập khẩu Việt nam không thể không nhập khẩu mặt hàng hấp dẫn này, phục vụ cho người tiêu dùng trong nước. Do đó, để giảm nhập siêu hàng tiêu dùng, cần phải có sự đầu tư của các nhà sản xuất trong nước, sao cho hàng hoá của ta có thể cạnh tranh được hàng hoá của nước ngoài. Ngoài các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu do Bộ Công Thương đề ra như: Chủ động khai thác thị trường mới, mặt hàng mới, tăng số lượng hàng, nâng cao chất lượng để tăng giá trị gia tăng của hàng hoá xuất khẩu v.v…Thương vụ Việt nam tại Chi Lê xin đề xuất một giải pháp hoàn toàn mang tính nghiệp vụ: “Xuất khẩu giá CIF - Nhập khẩu giá FOB”, nếu thực hiện tốt có thể góp phần làm thay đổi cán cân giữa xuất và nhập. Những quy tắc chính thức của Phòng Thương mại quốc tế giải thích các điều kiện thương mại năm 2000 (gọi tắt là INCOTERMS 2000) là gì ? - Giao hàng theo điều kiện CIF (C – cost: Tiền hàng; I – insurance: Bảo hiểm; F – freight: Cước phí). Theo điều kiện này, người bán phải giao hàng qua lan can tầu tại cảng gửi hàng, phải mua bảo hiểm cho hàng hoá và thuê tầu (hoặc container) vận chuyển hàng hoá đến cảng dỡ hàng. - Giao hàng theo điều kiện FOB (Free On Board – Giao hàng lên tầu”. Theo điều kiện này người bán chỉ cần giao hàng lên tầu tại cảng bốc hàng. Qua các giao dịch trong thời gian vừa qua, phần lớn các doanh nghiệp trong nước chỉ thực hiện xuất khẩu theo điều kiện FOB, nhập khẩu theo điều kiện CIF. Có 2 nguyên nhân dẫn đến thói quen này của các doanh nghiệp ta: - Thiếu thông tin về bảo hiểm và giá cước tầu hoặc container. - Tâm lý cán bộ nghiệp vụ ngại chào hàng theo điều kiện CIF, vì phải tính toán tỷ lệ phí mua bảo hiểm và cước tầu (hoặc container), do đó các doanh nghiệp của ta chỉ chào hàng theo điều kiện FOB, vì giao hàng lên tầu là hết trách nhiệm. Nếu nhập khẩu, thường đề nghị khách nước ngoài chào hàng theo điều kiện CIF, hoặc CFR (giá hàng và cước phí) Phương thức và cách thức Giao hàng theo điều kiện CIF đem lại lợi ích gì cho Quốc gia và cho cộng đồng Doanh nghiệp? + Lợi ích đối với quốc gia: Theo bảng minh hoạ dưới đây, nếu trong năm 2007, giả sử tất cả các doanh nghiệp trong toàn quốc đều xuất khẩu theo điều kiện CIF, chúng ta sẽ xuất khẩu được 50,86 tỷ USD, thay vì chỉ xuất khẩu được 47,54 tỷ USD theo điều kiện FOB, như kế hoạch của Bộ Công Thương. Phần ngoại tệ tăng thêm 3,32 tỷ USD cho quốc gia là do thu được tiền bảo hiểm và cước tầu. Bảng phân tích số liệu XK theo điều kiện CIF - NK theo điều kiện FOB Điều kiện F.O.B http://cnqtdn.googlepages.com/xuat-khau-gia-cif-nhap-khau-gia-fob (Tỷ USD) Bảo hiểm (I) + Cước vận tải (F) (Tỷ USD) Điều kiện CIF (Tỷ USD) Cán cân xuất siêu dự kiến (Tỷ USD) (A. Cost + Insurance + Freight), điều kiện mua bán quốc tế, theo đó giá hàng gồm tiền hàng cộng phí bảo hiểm cộng cước phí. Đây là một điều kiện được Phòng Thương mại Quốc tế đặt ra trên cơ sở những tập quán về đưa hàng trong thương mại quốc tế (1953 - 80). Theo điều kiện CIF, người bán phải kí kết hợp đồng chuyên chở hàng đến đích cho người mua: đưa hàng lên tàu; xin giấy phép xuất khẩu; nộp thuế và lệ phí xuất khẩu (nếu có); kí hợp đồng bảo hiểm đối với hàng hoá theo điều kiện bảo hiểm FPA (miễn tổn thất riêng) với giá trị bảo hiểm bằng giá CIF + 10%; cung cấp cho người mua hoá đơn, vận đơn hoàn chỉnh và giấy chứng nhận bảo hiểm, trả tiền bốc hàng lên tàu tại cảng xếp; trả tiền dỡ hàng xuống tàu (nếu chi phí này đã tính gộp trong tiền cước). Người mua phải nhận hàng khi nhận được hoá đơn, vận đơn hoàn chỉnh và giấy chứng nhận bảo hiểm; trả tiền dỡ hàng nếu chi phí này chưa được tính gộp trong tiền cước; chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hoá kể từ khi hàng thực sự qua khỏi lan can tàu tại cảng xếp hàng. Ngày nay, trong mua bán quốc tế, điều kiện CIF cũng được bổ sung và thay đổi thành nhiều loại CIF khác nhau, chẳng hạn: 1) CIF hàng nổi (CIF at float), nghĩa là hợp đồng mua bán hàng đã được xếp trên tàu biển hoặc đang trên đường vận chuyển. 2) CIF lên bờ (CIF landed), nghĩa là ngoài những chi phí phải trả theo CIF thông thường, người bán còn phải chịu chi phí dỡ hàng lên bờ, chi phí tại cảng dỡ hàng. 3) CIF cộng lệ phí và cộng lãi (CIF + C + I), nghĩa là giá hàng bao gồm cả giá CIF cộng thêm lệ phí ngân hàng và lãi ước tính cho việc chiết khấu hối phiếu. 4) CIF cộng hoa hồng (CIF + C) nghĩa là tiền hàng còn tính thêm khoản hoa hồng phải trả cho thương nhân trung gian ở nước người xuất khẩu trong trường hợp người mua thoả thuận để người bán thông qua trung gian của họ mua hàng hộ mình. 5) CIF cộng hối đoái (CIF + E) trong đó E là khoản tiền liên quan đến việc chuyển đổi đồng tiền của nước người nhập khẩu thành đồng tiền của nước người xuất khẩu. 6) CIF cộng bảo hiểm chiến tranh (CIF + W) trong đó W là chi phí bảo hiểm chiến tranh do người bán hàng chi trả theo yêu cầu của người mua (người bán mua bảo hiểm này). 7) CIF cộng bảo hiểm có tổn thất riêng (CIF + WA) trong đó WA là tổn thất riêng mà người bán mua hộ theo yêu cầu của người mua, 8) CIF tàu chợ (CIF liner terms) là điều kiện trong đó chi phí đổ hàng tại cảng xếp đã được tính gộp vào cước nên người mua không phải trả nữa. Vì vậy, mua hàng theo điều kiện CIF bao giờ cũng đắt hơn hình thức khác nên nó chỉ thông dụng ở những nước không có phương tiện vận tải Số lượt truy cập: 21.643.124 - Số người online: 761 GIẤY PHÉP CỦA BỘ VĂN HÓA - THÔNG TIN Số: 176/GP - BC Tổng biên tập: PGS. TS. Phạm Hùng Việt Email: contact@bachkhoatoanthu.gov.vn - Điện thoại: (04) 37347937; (04) 37340627, Fax: (04) 37337360 Địa chỉ: Tầng 3 - 109 - Quán Thánh - Quận Ba Đình - Hà Nội - Việt Nam © Bản quyền 2005 thuộc Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam - Phát triển bởi: 3CSoft CIF (COST, INSURANCE AND FREIGHT) named port of destination = Giá thành, bảo hiểm và cước phí cảng đến quy định Khi giá cả được nêu là CIF, nó có nghĩa là giá của bên bán hàng đã bao gồm giá thành của sản phẩm, cước phí vận chuyển và phí bảo hiểm. CIF là một thuật ngữ thương mại quốc tế (xem bài Incoterm). Điều khoản này thường nằm trong điều khoản Giá cả trong hợp đồng ngoại thương (UNIT PRICE). ví dụ: USD 2000/MT , CIF Ho Chi Minh City port, incoterms 2000 CIF, ngoại trừ phần bảo hiểm, là đồng nhất với Giá thành và cước (CFR) trong mọi khía cạnh, và các dẫn giải như vậy được áp dụng, bao gồm cả khả năng áp dụng được của nó đối với hàng hải theo tập quán. Bổ sung thêm các trách nhiệm của CFR, bên bán hàng theo các điều kiện giá CIF cần phải có bảo hiểm đơn có thể chuyển nhượng được để bảo chứng (tiền đảm bảo) cho các rủi ro trong quá trình vận chuyển từ các nhà bảo hiểm. Giá trị của bảo hiểm đơn cần bảo chứng cho giá CIF cộng 10 phần trăm và khi có thể cần phải là loại hình tiền tệ đã được ghi trong hợp đồng mua bán. Lưu ý rằng chỉ có bảo chứng cơ bản nhất được yêu cầu tương đương với các khoản mục của điều khoản "C", và bên mua hàng thông thường hay đòi hỏi bảo hiểm đơn dạng bảo chứng cho "mọi rủi ro" ("all risks") phù hợp với các khoản mục trong điều khoản "A". Trách nhiệm của bên bán hàng đối với hàng hóa kết thúc khi hàng hóa được giao cho nhà vận tải hàng hải hoặc khi được giao lên boong tàu vận tải tại điểm đi, phụ thuộc vào các thuật ngữ trong hợp đồng bảo hiểm. Thuật ngữ này chỉ thích hợp cho vận tải hàng hải tập quán, không phải là ro/ro hay vận chuyển container quốc tế. CIF : (A. Cost + Insurance + Freight), điều kiện mua bán quốc tế, theo đó giá hàng gồm tiền hàng cộng phí bảo hiểm cộng cước phí. Đây là một điều kiện được Phòng Thương mại Quốc tế đặt ra trên cơ sở những tập quán về đưa hàng trong thương mại quốc tế (1953 - 80). Theo điều kiện CIF, người bán phải kí kết hợp đồng chuyên chở hàng đến đích cho người mua: đưa hàng lên tàu; xin giấy phép xuất khẩu; nộp thuế và lệ phí xuất khẩu (nếu có); kí hợp đồng bảo hiểm đối với hàng hoá theo điều kiện bảo hiểm FPA (miễn tổn thất riêng) với giá trị bảo hiểm bằng giá CIF + 10%; cung cấp cho người mua hoá đơn, vận đơn hoàn chỉnh và giấy chứng nhận bảo hiểm, trả tiền bốc hàng lên tàu tại cảng xếp; trả tiền dỡ hàng xuống tàu (nếu chi phí này đã tính gộp trong tiền cước). Người mua phải nhận hàng khi nhận được hoá đơn, vận đơn hoàn chỉnh và giấy chứng nhận bảo hiểm; trả tiền dỡ hàng nếu chi phí này chưa được tính gộp trong tiền cước; chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hoá kể từ khi hàng thực sự qua khỏi lan can tàu tại cảng xếp hàng. Ngày nay, trong mua bán quốc tế, điều kiện CIF cũng được bổ sung và thay đổi thành nhiều loại CIF khác nhau, chẳng hạn: 1) CIF hàng nổi (CIF at float), nghĩa là hợp đồng mua bán hàng đã được xếp trên tàu biển hoặc đang trên đường vận chuyển. 2) CIF lên bờ (CIF landed), nghĩa là ngoài những chi phí phải trả theo CIF thông thường, người bán còn phải chịu chi phí dỡ hàng lên bờ, chi phí tại cảng dỡ hàng. 3) CIF cộng lệ phí và cộng lãi (CIF + C + I), nghĩa là giá hàng bao gồm cả giá CIF cộng thêm lệ phí ngân hàng và lãi ước tính cho việc chiết khấu hối phiếu. 4) CIF cộng hoa hồng (CIF + C) nghĩa là tiền hàng còn tính thêm khoản hoa hồng phải trả cho thương nhân trung gian ở nước người xuất khẩu trong trường hợp người mua thoả thuận để người bán thông qua trung gian của họ mua hàng hộ mình. 5) CIF cộng hối đoái (CIF + E) trong đó E là khoản tiền liên quan đến việc chuyển đổi đồng tiền của nước người nhập khẩu thành đồng tiền của nước người xuất khẩu. 6) CIF cộng bảo hiểm chiến tranh (CIF + W) trong đó W là chi phí bảo hiểm chiến tranh do người bán hàng chi trả theo yêu cầu của người mua (người bán mua bảo hiểm này). 7) CIF cộng bảo hiểm có tổn thất riêng (CIF + WA) trong đó WA là tổn thất riêng mà người bán mua hộ theo yêu cầu của người mua, 8) CIF tàu chợ (CIF liner terms) là điều kiện trong đó chi phí đổ hàng tại cảng xếp đã được tính gộp vào cước nên người mua không phải trả nữa. Vì vậy, mua hàng theo điều kiện CIF bao giờ cũng đắt hơn hình thức khác nên nó chỉ thông dụng ở những nước không có phương tiện vận tải riêng Xuất FOBnhập CIF là thói quen của DNVN, còn ở những nước phát triển, họ làm ngược lại. Thói quen này cũng có một vài điểm lợi nhưng có rất nhiều điểm ko lợi. Ý kiến của mình là thế này: Về lợi: - Bán FOB và mua CIF các doanh nghiệp VN không phải thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa nên có thể tránh được những rủi ro trong việc thuê tàu và mua bảo hiểm như giá cước tăng , phí bảo hiểm tăng , không thuê được tàu, tàu không phù hợp Nếu ko giỏi về nghiệp vụ đàm phán ngoại thương, tốt nhất ta cứ mua CIF và bán FOB. - Bán FOB giải quyết được tình trạng vốn thấp của các DNVN (không đủ vốn để trả trước cho cước phí vận tải và bảo hiểm). - Bán FOB ít rủi ro hơn về mặt thanh toán so với bán CIF: nếu ta phải bán giá CIF, lô hàng có chi phí cao, một khi bạn hàng mất khả năng thanh toán, mất mát của ta sẽ lớn hơn. (Phân biệt với "Điểm chuyển giao rủi ro" theo INCOTERMS - "Điểm chuyển giao rủi ro" là như nhau các điều kiện nhóm C và nhóm F) Về hại: - Bán FOB thu về lượng ngoại tệ thấp hơn cho đất nước so với bán CIF - Thường thì exporters sẽ thuê tàu và mua bảo hiểm ở các công ty thuộc nước họ. Vậy nếu mua CIF, bán FOB DNVN nhường quyền này cho bạn hàng, vô tình khiến các DN bảo hiểm và hãng tàu trong nước mất đi việc làm - Nếu trực tiếp giao dịch với các công ty bảo hiểm hàng hải và hãng tàu, người thuê sẽ được hưởng 1 khoản commission. Ta ko giao dịch thì mất đi khoản này vào tay bạn hàng - Khi mua CIF và xảy ra tổn thất với hàng hóa, DNVN sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải đàm phán trực tiếp với hãng tàu và bảo hiểm nước ngoài. nguyen pham Bài viết: 42 Ngày tham gia: 05 Tháng 12 2008, 13:43 Đến từ: TPHCM Tuổi: 23 Gender: Female • Gửi email • Website • Tài khoản Yahoo . Xuất khẩu giá CIF, Nhập khẩu giá FOB FRIDAY, 28. DECEMBER 2007, 02:04:01 XU Ấ T NH Ậ P KH Ẩ U Xuất khẩu giá CIF, Nhập khẩu giá FOB: Lời giải. năm 2006, cả nước xuất khẩu 39,6 tỷ USD (trị giá FOB) , nhập khẩu 44,4 tỷ USD (trị giá CIF). Cán cân thương mại nghiêng về nhập khẩu, ta nhập siêu 4,8 tỷ

Ngày đăng: 25/01/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w